Hôm nay,  

Lại Giáng Sinh!

23/11/201400:16:00(Xem: 3890)

LI  GIÁNG  SINH!

letamanh


Giáng Sinh thứ 40 lại về với những người con của mẹ Việt Nam đang lưu lạc trên khắp thế giới. Với một thời gian dài bốn mươi năm, đủ để cho người ta nhìn lại một quá khứ đầy gian truân, đầy mơ ước, đầy nghiệt ngã... Và nhìn về tương lai đầy hứa hẹn cho bản thân, gia đình và cho dân tộc Việt Nam! Tại sao ta lại nói đến một quá khứ đầy những đau thương trắc trở và nghịch lý để rồi nhìn vào tương lai đang có hướng phấn khởi mà không đề cập đến hiện tại?

Hiện tại, người Việt Nam lưu lạc trên khắp địa cầu, sau bốn mươi năm đã có một cuộc sống ổn định, con cháu thế hệ thứ hai, thứ ba đang dần dần vào giòng chính, nơi đang sinh sống. Có thể nói, Dân Tộc Việt Nam đi đến đâu đều thích hợp và hòa đồng với các quốc gia cưu mang, đã và đang trưởng thành từng bước về tất cả mọi lãnh vực, ngang bằng hay vượt trội người bản xứ! Nói như thế không có nghĩa là ta "mèo khen mèo dài đuôi", nhưng sự thật là như vậy.

Còn quá khứ, chúng ta thử thoáng nhìn lại, để có một ý niệm về thời gian, để tự nói với mình rằng: Không ngờ đã có thể vượt qua được một giai đoạn đầy gian truân ghê gớm, vì đã nhìn thấy bạn bè mình nằm xuống trong các trại tù tập trung như thế nào... Và không thể ngờ rằng mình vẫn còn hơi thở đến ngày nay trên một đất nước tự do, mà nơi đó lại không phải là quê hương chôn nhau cắt rốn của mình(?)

Tôi còn nhớ một kỷ niệm về Giáng Sinh và năm mới 1977, tại miền Bắc XHCN Việt Nam. Hồi ấy chúng tôi đang ở trong một thung lũng, bốn phía là núi cao. Chúng tôi đặt tên cho nơi nầy là: Tuyệt Tình Cốc! Nghe cái tên Tuyệt Tình Cốc, có lẽ quí vị độc giả có thể hình dung tâm trạng của những người đang ở trong đó. Đường vào Cốc là độc đạo, theo một con suối nhỏ chứ không có đường thật sự. chỉ đi theo dòng nước chảy, vượt qua các ghềnh đá mà đi. Khi vào Cốc thì bốn phía là vách núi làm trường thành bao bọc. Chim "Bắt cô trói cột" ngày đêm kêu những tiếng kêu mà người trong cuộc lúc ấy nghe như tim gan phèo phổi bị người ta đè ra tùng xẽo! Hôm đầu tiên đã có mấy tên uống thuốc tự tử...

Cái lạnh cắt da của Hoàng Liên Sơn buốt và không tài nào ngủ được với tiếng chim ngày đêm đòi "bắt và trói". Ở trại chúng tôi ở có ba con trâu tù. Gọi là trâu tù vì chúng sống với tù, làm việc dưới cây roi do tù chăn dắt "vắt, giật". Ở trong Nam người ta điều khiển trâu, cày khi qua phải qua trái bằng khẩu lệnh "thá, dí" khác với khẩu lệnh miền Bắc như trên. Không biết ba con trâu nầy ở đây từ hồi nào với tù hình sự, khi nó được bàn giao cho tù chính trị thì trông chúng đã quá thảm não, tiều tụy lắm rồi. Có lẽ chúng đói triền miên vì làm việc với tù mà không được tù dắt cho đi ăn. Làm việc theo kẻng gõ, tù nghe tiếng kẻng là bỏ trâu, mặc xác mầy trong chuồng đầy phân dơ bẩn, tao cũng đói như mầy!

Ba con trâu không biết ai đã đặt tên, khi chúng tôi được bàn giao thì tên của chúng là Nixson, Johnson, Kennedy! Khi ta gọi không đúng tên nó là nó không nghe lời, nhất định không kéo cày. Con Johnson gầy nhất và già nhất, có thể nói nó là một con vật nửa chết nửa sống đang cử động. Thân hình nó ốm tong teo. Tuy thế, nó vẫn phải làm việc hàng ngày là kéo cày!

Cuối tháng 12 năm ấy trời lạnh như cắt da, tù người mà còn muốn chết chì tù trâu vừa đói vừa không có áo quần, làm sao chịu nổi! Cho nên con Johnson chết khuya 23 tháng 12 năm 1977. Cái tin con Johnson chết làm nhiều anh em tù xúc động. Không phải xúc động vì thương nó mà là mừng rỡ quá! Có thể nói, với số tù xấp xỉ 500 mà thịt một con trâu già, Tổng Thống nước mỹ thời đó sao không vui?. Người ta đặt tên cho con trâu cày của tù bằng tên Tổng Thống nước Mỹ, mỗi khi bắt nó cày bừa, sai khiến nó , người ta đều phải gọi tên nó, ra roi vào đít nó, cằn nhằn với nó, chửi rủa nó, nếu nó không nghe lời... Ôi! Nếu các ngài Tổng Thống Hoa Kỳ thời đó mà biết mình bị ví thành con vật để hành hạ. đay nghiến, mắng mỏ nhỉ!

Thế là chúng tôi được một bữa có chất protéin. Nhưng khốn nạn cho chúng tôi là thịt của con Johnson không nuốt vào cổ họng được. Nó dai nhách, cứ nhai hoài, hít hết chất nước ngọt và mặn rồi nhai tiếp như nhai kẹo cao su. Mấy anh nhà bếp làm biếng chặt to hơn bình thường tính từng người, mỗi người một cục thịt. Tôi ngồi ăn chung với anh L. (qua Mỹ năm 1993 định cư tại Nam Cali, chết năm 2002 bệnh viêm gan). Khi tôi nhai hoài cục thịt Johnson mà không nuốt được, bèn nhả ra bỏ. Anh L. thấy thế cầm lên, bỏ vô miệng nuốt... nghẹn gần trợn trắng con mắt. May mà sau đó cục thịt cũng trôi xuống dạ dày...Đó là một kỷ niệm không thể nào quên phải không?

Noel trong tù, những ngày cùng tận ấy! Chúng tôi vẫn gõ soong muỗng, đàn hát những bài hát về Giáng sinh. Mặc dù bị cấm đoán và hăm dọa, nhưng số đông cùng đồng ca và lì ra thì chẳng có thằng "bò vàng" nào làm gì trong đêm ấy. Có chăng là những ngày sau đó chúng "mời" từng người lên "làm việc".

Mới đó mà đã bao nhiêu Giáng Sinh về. Bài hát Giáng sinh được hát đi hát lại nhiều lần cho một chu kỳ 365 ngày... Thế mà tôi lại không quên được đêm Giáng sinh ở trại Hồng Ca, Yên Bái. Giọng hát tha thiết của Trần Ngọc Phong (đang ở San Jose) với bài hát anh sáng tác. Đại khái là Chúa đã bỏ loài người, Chúa sao không đến thăm, người tù bị hành hạ đói rách như thế này... Bài ca trách móc than vãn kêu gào cả Chúa, Phật, các đấng... đã quên người tù, đã quên loài người!

Giáng Sinh 2014 và năm mới 2015 đã cận kề. Quê hương bên kia trời còn bao trăn trở. Thế kỷ 21 đã chào chúng ta đến năm thứ 15 rồi đó. Hồi chưa qua năm 2000, người ta cứ tin rằng đến năm 2000 là tận thế. Y2k với nhiều tranh cãi cũng đã qua đi, con người vẫn hiện diện và vẫn đấm đá nhau trên "từng cây số" về đủ các lãnh vực!

Thôi thì, chúng ta hãy nhìn nhau cho thật gần xem nhau có còn như ngày nào của quá khứ! Hay đã trở cờ đón gió, hay đã "có đó quên đăng, có lê quên lưu có trăng quên đèn..." Như lời thơ Nguyễn Đình Chiểu! Một năm nữa trôi qua, một năm mới "tiếp quản".

Hãy xin cho nhau những trân quí của tình quê hương, tình bạn bè và xin bỏ con dao găm đang cầm bên tay kia xuống đất!

 

 

lêanhdũng
 

  

 


.
,

Ý kiến bạn đọc
24/11/201402:27:20
Khách
Tựa đề của tác giả mang ý nghĩa thiếu tôn trọng.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi buồn tận huyệt của những đầu óc cải cách lớn nhất của dân tộc cũng giống như nỗi lòng của người mẹ khi thấy đàn con ngày càng suy kiệt. Mà những thách thức họ từng đối phó cũng chính là chướng ngại của người mẹ vì sự nhỏ nhen, ghen tuông của những thứ “cha/dượng” nhỏ nhen, thậm chí chỉ đơn thuần là thứ tiểu nhân mơ làm cha, làm dượng.
Nhà báo thạo tin nội bộ đảng CSVN. Huy Đức (Trương Huy San, Osin Huy Đức) và Luật sư Trần Đình Triển, chuyên bênh vực Dân oan bị bắt tạm giam, theo tin chính thức của nhà nước CSVN ngày 07/06/2024...
Quý vị nghĩ sao nếu có người nói với quý vị rằng chính phủ và giới truyền thông Hoa Kỳ đang bị kiểm soát bởi một băng nhóm bí mật, nhóm người này tôn thờ ma quỷ và đứng sau hàng loạt các vụ bắt cóc trẻ em? Theo một cuộc khảo sát gần đây, 17% người dân Hoa Kỳ tin rằng thuyết âm mưu này là có thật.
Ngày 30 tháng 5, một bồi thẩm đoàn ở New York kết luận, cựu Tống thống Donald Trump phạm tất cả 34 tội danh. Đây là một sự kiện chưa từng xảy ra trong lịch sử nước Mỹ, khi lần đầu tiên một cựu tổng thống bị tuyên án nhiều tội đại hình trong một vụ án hình sự. Ông Trump bị kết tội làm làm giả hồ sơ kinh doanh để che giấu các khoản khoản thanh toán tiền bịt miệng cho cựu ngôi sao phim khiêu dâm Stormy Daniels, nhằm mục đích ém nhẹm các thông tin bất lợi trước cuộc bầu cử năm 2016, để cử tri bỏ phiếu cho ông ta.
Hôm rồi, cháu Út hỏi: Người mình hay nói “phải sống đàng hoàng tử tế”. Thế nào là “đàng hoàng”, hả bố ? Tôi lúng túng không biết trả lời sao cho gọn gàng và dễ hiểu nên đành phải kể lại cho con nghe mẩu chuyện ngăn ngắn, của một nhà báo lẫy lừng (Anh Ba Sàm) đọc được qua Thông Tấn Xã Vỉa Hè: “Sau 1975, có những thứ mà Sài Gòn, miền Nam làm cho hắn rất lạ và không thể quên. Một đêm, chạy xe máy về nhà (ông cậu), tới ngã tư đèn đỏ, ngó hai bên đường vắng hoe, hắn rồ ga tính vọt thẳng. Bất ngờ nghe bên tai tiếng thắng xe cái rẹc, liếc qua thấy ông lão với chiếc xích lô trống không. Quê quá, phải dừng theo!”
Nếu cái gì cũng có bước khởi đầu của nó thì -- ngoài công việc thường ngày là quan sát hành động của từng con người để có một phán xét cuối cùng vào thời điểm thích hợp -- đâu là việc làm đầu tiên của Thượng Đế? Câu trả lời, theo một câu chuyện chỉ để cười chơi, rất thích hợp với bộ máy chuyên tạo nên cảnh rối ren hỗn loạn trên đất nước chúng ta. Cái câu chuyện về một cảnh trà dư tửu hậu khi những nhà chức nghiệp cãi nhau rằng nghề của ai có trước, dựa trên những tín lý từ bộ kinh Cựu Uớc, đặc biệt là chương Sáng Thế Ký.
Đảng CSVN có nhiều chứng bệnh lây nhiễm trong thời kỳ “đổi mới” như tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm và chia rẽ, nhưng 3 chứng “nhận vơ”, “lười lao động” và “lười làm việc” của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên đã khiến Đảng lo sợ.
Bất ngờ sáng 30/05/24, TT Biden tuyên bố bỏ giới hạn sử dụng võ khí của Huê Kỳ cung cấp cho Ukraine đánh Nga. Đồng thời, Âu châu đã thỏa thuận một quyết định mới quan trọng là bỏ giới hạn đỏ, gởi huấn luyện viên quân sự qua Ukraine giúp quân đội Ukraine, cho phép Ukraine sử dụng các loại võ khí mạnh và có tầm hoạt động xa tới lãnh thổ Nga nhằm những mục tiêu quân sự. Riêng Anh đã bước tới trước, một số quân đội Anh đang hoạt động tại Ukraine.
“Que Sera Sera,” ca khúc này luôn gắn bó với tâm tư của cậu bé bảy tuổi. Đi xem xi-nê với mẹ, sau này mới biết là phim The Man Who Knew Too Much, về nhà tôi nhớ mãi cái giai điệu vui tươi và đôi môi nhảy múa, khi nữ diễn viên hát đoạn que sera sera. “Chuyện gì đến sẽ đến,” một câu nói đầy thơ mộng đối với cậu bé, rồi dần dần lớn lên biến thành câu nói chấp nhận chuyện ngày mai ‘Life is a crazy ride, and nothing is guaranteed. (Đời là chuyến đi điên rồ, không có gì bảo đảm. ‘Eminem’.) Dường như, có một chút bất cần, không quan tâm chuyện gì sẽ xảy đến. Tưởng chỉ là như vậy, ai ngờ, câu nói bỗng đứng dựng lên, lớn tiếng hỏi: “Chuyện gì đến sẽ đến là sao?” Đúng, “sẽ đến” thuộc về tương lai, thuộc về bí mật, nhưng “chuyện gì đến,” một phần đã bị khám phá, tìm thấy, công bố. Chúng ta, con người hiện tại, thế kỷ 21, may mắn có một khoa học khá trung thực và năng nổ, mở ra cho sự hiểu biết còn kém cỏi, nhiều nơi quá khứ còn tối tăm và nhiều nơi chờ ánh sánh rọi tới.
Người Việt rất hay buồn. Họ buồn đủ chuyện, đủ thứ, đủ cách, đủ kiểu, đủ loại và buồn dài dài: buồn chồng, buồn vợ, buồn con, buồn chuyện gia đình, buồn chuyện nước non, buồn chuyện tình duyên, buồn trong kỷ niệm, buồn tình đời, buồn nhân tình thế thái, buồn thế sự đảo điên, buồn tàn thu, buồn tàn canh gió lạnh … Đó là chưa kể những nỗi buồn buồn lãng xẹt: buồn trông con nhện giăng tơ, buồn trông cửa bể chiều hôm, buồn trông nội cỏ rầu rầu, buồn trông con nước mới sa …
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.