Hôm nay,  

Ăn Trông Nồi, Ngồi Trông Hướng

10/9/201400:00:00(View: 8831)

Từ xa xưa, cha ông chúng ta thường hay nhắc nhở con cháu về cách cư xử thế nào cho thuận thảo với bà con ruột thịt trong thân tộc, cũng như với những người cùng sinh sống chung trong một xóm làng. Các cụ hay dùng những câu văn ngắn ngủi đọc lên có vần có điệu - để cho ai cũng có thể hiểu rõ ý nghĩa và nhớ một cách dễ dàng được. Điển hình như câu này chỉ gồm có 6 chữ: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”.

1 – Ăn trông nồi.

Ở làng quê thời xưa, thì mọi người trong một gia đình đều ngồi ăn chung với nhau với một nồi cơm được đặt ở một đầu của chiếc chiếu và thường do người mẹ hay chị lớn trong nhà lo việc xới cơm tiếp cho mọi người. Nhưng phần đông các gia đình đều bị thiếu gạo ăn. Do đó mỗi khi có khách đến thăm viếng bất thình lình, thì con cái trong nhà phải nhịn ăn ít đi – để còn dành phần cho người khách ăn cho đủ. Vì thế, mà có câu nhắc nhở con cái là: “Khi ngồi ăn chung với mọi người, thì phải để ‎mắt trông xem nồi cơm còn nhiều hay ít – để mà liệu không ăn thêm nữa.”

Mẹ tôi thường kể chuyện này với anh chị em chúng tôi rằng: “Bà nội của chúng con rất khôn khéo trong việc hướng dẫn cho các cô chú là em của bố con đó. Mỗi lần có khách từ phương xa tới thăm nhà mà được mời ăn cơm chung với gia đình, thì bà chỉ việc ra dấu hiệu bằng con mắt – chứ không phải dùng lời nói – là các cô chú hiểu ngay để mà ngưng không lấy thêm cơm cho mình ăn nữa. Và dĩ nhiên là phần cơm còn lại ở trong nồi thì chủ y dành riêng để người khách có thể ăn cho thỏai mái…”


2 – Ngồi trông hướng.

Câu này cũng thật rõ nghĩa nhằm nhắc nhở cho con cháu nhớ rằng: “Khi ngồi ở chỗ nào, thì đều phải chú ‎ý đến vị trí thích hợp của mình nơi chỗ đông người. Cụ thể như nếu có những vị lớn tuổi đáng bậc cha bác của mình hay có vị là những nhân vật có địa vị có danh tiếng trong xã hội, thì mình phải biết chọn chỗ ngồi ở hàng ghế phía dưới cách xa hàng ghế danh dự ở phía trên thường được ưu tiên dành cho các bậc huynh trưởng có danh vọng trong cộng đồng xã hội địa phương.”

Suy rộng ra, ta cũng có thể hiểu được rằng: “Mỗi người nên chú y đến việc xác định lập trường của mình giữa chỗ đông người một cách thận trọng – cốt y để tránh làm mất lòng hay gây ra sự hiểu lầm đối với những người khác. Ngay trong tiếng Pháp, người ta cũng có câu nói rằng: “Người có văn hóa là người biết xác định đúng vị trí của mình.” (nguyên văn: Lhomme cultive est celui qui sait se situer).

Qua câu văn tiếng Pháp này, ta có thể thấy được rằng: “ Sự khôn ngoan minh triết trong xã hội, thì tại nhiều nơi cũng đại để giống nhau – vì đều là do sự sàng lọc tích lũy những kinh nghiệm cụ thể, thiết thực từ nhiều thế hệ con người sinh sống trước đây mà thôi vậy.”

San Clemente California, Tháng Mười 2014

Đoàn Thanh Liêm

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Mục sư Hồng Trung là một người chiến sĩ dân chủ trẻ đã âm thầm dấn thân trong suốt thời gian qua, và hiện đang bị giam cầm trong vòng lao tù Cộng sản.
Đó là lời của Kỹ sư Đỗ nam Hải đã nói trước mặt rất đông chiến sĩ và cán bộ Công An, trong đó có rất nhiều những sĩ quan cao cấp thuộc Bộ Công An, Sở CA Thành Phố Saigon
Mục sư Hồng Trung sinh năm 1964 tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Cha là ông Hồng Hoa, sinh năm 1938, quê ở tỉnh Quảng Nam. Ông vốn là một cựu quân nhân VNCH.
Những tiếng nói dũng cảm và thắng thắn của nhiều người dân chủ và cả những đảng viên còn biết giữ tự trọng đang công khai lên tiếng chống bầu cử
Những người dân chủ cũng như đại đa số dân chúng Việt Nam đều mong muốn có một cuộc bầu cử công bằng
Chuyến đi dọn đường của Bộ trưởng Bộ ngoại giao kiêm Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã được tính toán rất kỷ
Con Trai Lê Duẩn: Mình chỉ có một cửa duy nhất, là tự ứng cử. Và những người có trách nhiệm nói: “Khi cậu tự ứng cử, gần như cậu là bước đệm
Chúng ta chưa biết là họ sẽ xoay theo hướng nào, nhưng chắc chắn là họ có cái thế rất mạnh và thế giới cần tự chuẩn bị cho việc đó...
Tôi hân hạnh được gặp LS Nguyễn Văn Đài 2 lần; lần thứ nhất tại tư gia BS Phạm Hồng Sơn vào chiều ngày 23 tháng 10
Họ kỷ niệm ngày nổi dậy của dân Tây Tạng tại thủ đô Lhasa - mùng 10 tháng Ba năm 1959 - khi Trung Quốc đưa quân từ các tỉnh miền Đông
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.