Hôm nay,  

Tôn Sư Trọng Đạo

9/6/201400:00:00(View: 4541)
Hôm nay Thuận được GS Cao Văn Hở mời đi nhà hàng Sefood Paracel dự tiệc tiễn đưa GS Lê Đức Cửu về lại VN sau khi sang Hoa Kỳ tham dự Đại Hội Trùng Phùng Thế Giới của trường Võ Trường Toản vào cuối tháng 6/2014, và ngày mai trở về Việt Nam.

Trong buổi tiệc có: Giáo Sư Tiến Sĩ Cao Văn Hở, Giáo sư Hiệu Trưởng Nguyễn Trung Quân, Giáo Sư Nguyễn Trí Thành và Cô Nguyễn Ngọc Dung, Giáo Sư Phạm Thị Hồng Liên, Giáo Sư Lê Đức Cửu, Giáo Sư Lý An Lộc, Anh chị Bùi Văn Thưởng & Thủy, chị Lương Thị Hằng, Hội Trưởng Mindy Hà, chị Trần Thanh Dung, Nguyễn Ninh Thuận, chị Trần Thanh Duyên, chị Trương Thị Phi, chị Trần Thanh Hải, anh Trần Bình Chánh, anh Hà Chí Dzũng, anh Trần Kim Chánh, anh Uông Chí Thiệp, anh Lê văn Giàu, anh Lê Ngọc Xán, anh Phạm Văn Phú, anh Trần Văn Hữu, anh Trang Trịnh Trọng, và chị Trang Thúy, anh Đoàn Minh Trí và vợ chồng Đỗ Minh Phúc. Trong khi ngồi dự tiệc, kỷ niệm thời học sinh hiện về trong tâm trí Ninh Thuận với câu thơ đã được phổ nhạc…

“Khi thầy viết bảng bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng….”

Thật vậy con người Việt Nam ta từ ngày xưa đã có truyền thống “ Tôn Sư Trọng Đạo ” ham học hỏi nên địa vị của người thầy bấy giờ rất được tôn vinh. Bởi vậy người ta mới xếp thứ bậc trong xã hội: “Quân, sư, phụ”. Qua đó cho chúng thấy tinh thần “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta không bao giờ phai nhòa trong tâm trí học sinh....

Tư tưởng “Tôn sư trọng đạo” là một trong những đạo lý quý báu mà ông cha ta đã đúc kết và gìn giữ cho đến ngày nay. Nó cho ta thấy công lao giáo dục to lớn của người thầy. Người không những chỉ dạy chữ, dạy kiến thức mà còn dạy ta những bài học làm người sâu sắc giúp ta hoàn thiện bản thân hơn. Từ đó có thể thấy vị trí của người Thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ. Bổn phận của đạo làm trò phải biết khiêm nhường, tôn kính người thầy của mình. Ngày xưa, mỗi khi Tết đến xuân về, cha mẹ người học trò thường mua gà, trái cây đem biếu thầy cô giáo. Ngày nay, tinh thần ấy vẫn được phát huy tốt: học sinh khi gặp thầy cô đều lễ phép bỏ nón cúi đầu chào; luôn chăm chú nghe thầy cô giảng bài, hăng hái đóng góp ý kiến xây dựng bài vở ở lớp và ngạc nhiên hơn là có những người đã gần đến tuổi nghỉ hưu mà vẫn giành thời gian để đến thăm các giáo sư cũ. Hành động ấy càng giúp ta hiểu sâu hơn lòng biết ơn thầy là vô bờ bến, nó không phân biệt tuổi tác.

Việc kính trọng thầy cô vừa là quan niệm đạo đức vừa là trách nhiệm của mỗi học sinh. Xã hội bây giờ ngày một phát triển, nên vai trò của người thầy cũng có phần thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Tuy có thay đổi ít nhiều, nhưng vai trò của người Thầy đối với học trò cũng không hề suy giảm, trò vẫn luôn kính trọng Thầy và Thầy cũng vẫn luôn thương yêu học trò như những đứa con thân yêu. Họ mong muốn những “đứa con” của mình sẽ không phụ công dưỡng dục mà lấy đó làm nền tảng đi đến thành công. Không phải chỉ nói suông mà ở nước ta còn giữ lại nhiều di tích cổ xưa cho thấy lòng tôn kính ấy như Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội-nơi lưu giữ tài liệu, những bài thơ quý giá của những người thầy xưa. Qua đó nói lên sự thành kính của dân tộc ta đối với người Thầy khả kính của con em mình!

Càng đi sâu vào phân tích, ta càng nhận thấy tầm quan trọng của những người “bắc cầu nối” cho thế hệ đi sau trong việc tìm ra đích đến của ước mơ và hoài bão. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những trang thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là Thầy Cô Giáo. Vì vậy, ta còn có thể hiểu sâu xa hơn: "Tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, khát vọng văn minh, tiến bộ; "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người Thầy mà còn là vấn đề đạo đức xã hội. Gần đây xuất hiện những thanh niên có những lời nói, hành động vô giáo dục, vô lễ, xúc phạm Thầy Cô. Vì vậy, chúng ta phải có những hành động lên án gay gắt và nhắc nhở mọi người nhìn lại cách ứng xử, thái độ của mình đối với những người làm Thầy. Đôi khi chế độ trong một quốc gia góp phần sai lệch cho những cách ứng xử với Thầy Cô giáo- Những kỷ sư của tâm hồn… Tuy vậy chúng ta chỉ xét về mặt tích cực hơn là tiêu cực …

blank
Thuận mãi đắm chìm trong những lý thuyết qua sách vở, nhưng giọng nói sang sảng của các Thầy Cô đưa Ninh Thuận về hiện thực trước mắt….

Đầu tiên Bác Sĩ Mindy Hà rất thành công ở Mỹ, nay là Hội Trưởng các hội đoàn ở Nam Cali. như HT Ái Hữu Trường Phan Thanh Giản- Đoàn Thị Điểm. Hội Phó Nha Kỷ Thuật… cung kính đứng lên chào mừng & cám ơn các giáo sư ngồi cùng bàn nói chung & GS Lê Đức Cửu, vị Giáo Sư đáng kính của BS Midy Hà khi chị học dưới mái trường Trung học Đoàn Thị Điểm- Phan Thanh Giản. Chị đã nói lên những kỷ niệm thời tung tăng cắp sách đi học dưới sự dạy dỗ của quý Thầy Cô đã là nền móng cho chị được thành danh ngày hôm nay với công ơn trời biển khắc ghi mãi trong lòng…

Tiếp đến GS Tiến Sĩ Cao Văn Hở, nay đầu đã hai thứ tóc, mặc dầu Giáo Sư đã sang Mỹ Du học năm 72 trở về VN dạy ở các trường Đại Học: Minh Đức, Vạn Hạnh, Cần Thơ, Quốc Gia Hành Chánh… Rồi Giáo sư ra đi vào tháng Tư năm 75, nhưng cung cách vẫn là người học trò bé nhỏ của ngôi trường nhỏ Trịnh Hoài Đức, và sau theo học ở Phan Thanh Giản và Võ Trường Toản đã vái xá thầy cũ dạy các trường TH Trịnh Hoài Đức, Phan Thanh Giản và Võ Trường Toản một cách trịnh trọng và không quên Thầy cũ, trường xưa…

Đến phiên các Thầy cũ chia sẻ cảm tưởng…

- GS Hiệu Trưởng Nguyễn Trung Quân nói về Cụ Phan Thanh Giản…Cụ Phan thuở thiếu thời nhà nghèo, nhưng là người con rất hiếu thảo và hiếu học, siêng năng cần mẫn. Cha của Phan Thanh Giản bị vu cáo và bị tù oan, PTG đã xin đi tù thay cha, hàng ngày thay cha làm những việc nặng nhọc, nhưng vẫn chịu khó chuyên cần học tập… Thấy cụ là người con hiếu để, quan Hiệp Trấn Vĩnh Long đã an ủi và hết lòng giúp đỡ…Năm 1826 cụ đỗ Tiến Sĩ đầu tiên của Nam Kỳ lục tỉnh. Ông ra làm quan trải qua ba triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và nổi tiếng cương tực, thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước…Khi cụ làm Kinh Lược Sứ Nam Kỳ, dù không phải là học trò của cụ Võ Trường Toản, nhưng cụ vẫn coi cụ Võ như bậc sư bá và hết lòng tôn kính. Trước khi nhắm mắt lìa đời, cụ dặn con cháu bỏ hết chức tước học vị, mà chỉ ghi trên minh tinh chin chữ “ Hải nhai lão thư sinh tính Phan chi cữu” nghĩa là “Quan tài của người học trò già họ Phan ở nơi góc biển” Cuối đời cụ Phan- vào năm 1867, thực dân Pháp quyết chiếm nốt ba tỉnh miền Tây. Tình hình đất nước cực kỳ khó khăn bi thảm. Chiến hòa, tiến thoái lưỡng nan cụ làm bài thơ: “Mệnh trời thế, đành không sao cải mệnh- Thấu cơ trời, thêm nát dạ trượng phu” “Gặp thời thế thế, thế thời phải thế” cụ đành để mất 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ: “Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên rồi cụ nhịn ăn, uống thuốc độc tự tử để đền ơn Vua nợ nước. Đó là bi kịch của đời cụ và cũng là bi kịch lịch sử mà chúng ta quyết noi theo…”

- GS Lê Đức Cửu, vừa là GS Phan Thanh Giản và là GS Võ Trường Toản nói vài lời tạm biệt, cám ơn học trò xưa, nay ở Hải ngoại vẫn nhớ đến thầy cũ “uống nước nhớ nguồn” đã làm tiệc đưa tiễn Thầy… GS chia sẻ với bạn hữu và học sinh cũ về thân thế sự nghiệp Võ Trường Toản, tên trường xưa để nhắc nhở học sinh noi gương theo bậc tiền nhân … “ Chúng tôi là một trong số cựu học sinh và sau là GS Trường Võ Trường Toản SG, tôi rất xúc động đã được về thăm lăng mộ của một bậc đại nho, một vị Sư tiêu biểu của Nam Kỳ cách đây hai thế kỷ. Đó là cụ Võ Trường Toản, xin cho phép tôi được ôn một số nét chủ yếu về cụ mà tôi hết lòng tôn kính, sung bái như người đời dành cho cụ trong suốt hơn hai trăm năm qua… cụ Võ, người huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, là người đạo đức chân thật, học thuật uyên thâm, đúng như cụ Phan Thanh Giản đã ghi lại Sở học của Tiên sinh thật rộng lớn và tinh vi vậy, dẫu học bật cứ ngàn muôn kinh sách nào cũng rõ nghĩa lý được, nhưng cụ không chịu ra làm quan mà ở ẩn và mở trường dạy học, học trò đến mấy trăm người, rất nhiều người thành đạt, đem tài đức ra giúp đời, lập nên công nghiệp rực rỡ, lưu danh trong sách sử…Cụ mất năm 1792, Chúa Nguyễn truy tặng cụ mỹ hiệu Gia Định Xứ Sĩ Sùng Đức Võ Tiên Sinh khắc vào chí mộ, củng với hai câu đối ca ngợi tài đức của cụ…Ngôi trường Phan Thanh Giản-Đoàn Thị Điểm nếu là ngôi trường thời thơ mộng của các em, thì cũng là ngôi trường đầu đời dạy học của tôi và dòng sông Hậu đối với các em là dòng sông tuổi thơ, thì nó cũng là dòng sông quê hương của tôi với bao nỗi niềm thương nhớ. Dòng Hậu Giang hiền hòa thơ mộng với Bến Ninh Kiều cảnh đẹp người xinh, mang nặng nghĩa tình và biết bao kỷ niệm…"

Cuối cùng anh Trần Bình Chánh, Trưởng BTC cám ơn các Thầy Cô & bạn hữu đã tham dự buổi tiệc tiễn đưa Thầy Lê Đức Cửu trở về Việt Nam. Tối đó GS Cao Văn Hở mời thầy Lê Đức Cửu tham dự show thi Hoa Hậu năm 2014 tại rạp hát Saigon Performing Art Center.

Chúng tôi ra về với ý niệm: dù già hay trẻ, người Việt chúng ta dù ở nơi đâu, và bất cứ trong mọi hoàn cảnh giàu nghèo cùng địa vị xã hội… thì tinh thần Tôn Sư Trọng Đạo vẫn còn trong huyết quản mọi người…

Nguyễn Ninh Thuận

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Những người đấu tranh cho quyền hợp pháp của di dân có trong Tu chính án thứ Tư và thứ Năm của Hiến Pháp, vui mừng gọi phán quyết của chánh án liên bang hôm thứ Sáu 11/7 là “chiến thắng.” Chánh án Maame E. Frimpong ra phán quyết các cảnh sát di trú ở Nam California phải tạm dừng việc bắt giữ, tra hỏi di dân chỉ dựa vào chủng tộc hoặc ngôn ngữ Tây Ban Nha. Nhưng Jaime Alanís Garcia, 57 tuổi, người làm việc ở nông trại Glass House Farms, quận Ventura 10 năm, đã không có cơ hội vui với chiến thắng tạm thời này. Với ông, và gia đình ông, tất cả đã quá muộn. ICE đã thực hiện cuộc đột kích quy mô lớn ở nông trại Glass House Farms gần Camarillo, quận Ventura hôm thứ Năm 10/7. Đoạn video ghi lại cảnh những chiếc xe bọc thép có chữ Police rượt đuổi theo nhóm nông dân tháo chạy hoảng loạn. Càng chạy, xe càng lao tới, bất kể có người đang cố bám vào đầu xe để chặn bánh xe lăn. Súng hơi, đạn cay mù mịt trên cánh đồng từng rất yên ả với những cây cà chua, dưa leo, và cây cannabis có giấy phép.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đe dọa áp đặt mức thuế cao hơn nữa đối với hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là dược phẩm. Thông qua các vòng đàm phán mới, EU hiện đang nỗ lực tìm cách ngăn chặn nguy cơ này. Tuy nhiên, triển vọng đạt được thỏa thuận vẫn rất mong manh, trong khi mức thiệt hại kinh tế dự kiến đối với EU có thể lên đến khoảng 750 tỷ đô la, một con số khổng lồ.
Rạng sáng thứ Bảy, tại Rafah, một em bé 12 tuổi – chưa xác định tên – bị bắn chết ngay tại chỗ hôm 12 tháng 7, khi em đang cố len lỏi tiến lên rào sắt để nhận phần lương thực cho gia đình. Cùng hôm đó, hơn ba mươi người khác gục xuống giữa bụi cát và khói đạn, trong lúc chen chúc tại điểm phát thực phẩm của một tổ chức mang tên Gaza Humanitarian Foundation (GHF).Trước đó, tại trại Nuseirat, sáu trẻ em – có em chỉ độ sáu tuổi – trúng pháo kích thiệt mạng khi đang hứng nước vào ca. Trong tay các em không có đá, không có súng… chỉ có chiếc bình nhựa, vài mẩu bánh mì chưa kịp đem về nhà. Giữa cảnh Gaza bị phong toả hoàn toàn, dân chúng đói khát, bệnh tật, kiệt sức… thì chính phủ Hoa Kỳ chọn rót ba mươi triệu Mỹ kim cho GHF – một tổ chức tư nhân, lập ra vội vã, không kinh nghiệm, không kế hoạch, không kiểm toán, không ai giám sát.
Có một câu hỏi đã ám ảnh tôi suốt gần mười năm: Làm sao mà một nửa nước Mỹ nhìn Donald Trump mà không thấy ông ta đáng ghê tởm về mặt đạo đức? Một người luôn nói dối, gian lận, phản bội, tàn nhẫn và tham nhũng một cách công khai như vậy mà hơn 70 triệu người vẫn chấp nhận ông ta, thậm chí còn ngưỡng mộ. Việc gì đã khiến cả một xã hội trở nên chai lì về mặt đạo đức như vậy? Để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện. Câu chuyện này, phần lớn dựa trên tư tưởng của nhà triết gia đạo đức Alasdair MacIntyre, một người mới qua đời vào tháng Năm vừa rồi, thọ 94 tuổi. Ông là một trong những nhà trí thức lớn hiếm hoi dám đào tận gốc sự suy đồi đạo lý của thế giới Tây phương, và của nước Mỹ hiện nay.
Donald Trump không giống như các vị tổng thống tiền nhiệm. Ông từng úp mở chuyện tái tranh cử nhiệm kỳ thứ ba, khiến không ít đối thủ phải giật mình. Nhưng trước mắt, Trump đang phải đối mặt với một quy luật lịch sử đã từng làm khó các vị Tổng thống khác: lời nguyền nhiệm kỳ hai. Từ trước đến nay, có đến 21 Tổng thống Mỹ bước vào nhiệm kỳ hai, nhưng không một ai đạt được thành tựu tương đương như giai đoạn đầu tiên. Thành tích nhiệm kỳ hai thường tụt dốc – từ thiếu sức sống, mờ nhạt cho đến những giai đoạn đầy biến động hoặc thậm chí thảm khốc. Người dân không còn hài lòng, tổng thống bắt đầu mệt mỏi, và không còn hướng đi rõ ràng cho tương lai.
Trong bài viết “Thế thời không phải thế” đăng trên Việt Báo ngày 4 tháng 4 về sau 100 ngày hành xử của tổng thống Trump (*), tôi có dự đoán rằng bên Dân Chủ sẽ giữ thế im lặng nhiều hơn lên tiếng ồn ào chống những việc làm của ông Trump và đảng Cộng Hòa vì muốn ông Trump tự sa lầy dẫn đến hậu quả đảng Cộng Hòa sẽ bị mất ghế, mất chủ quyền đa số trong lưỡng viện quốc hội quốc gia. Cho đến nay gần sáu tháng tổng thống, ông Trump vẫn tiếp tục gây hấn với thế giới và một số lớn thành phần dân chúng Mỹ và đảng đối lập vẫn giữ sự im lặng, thỉnh thoảng vài người lên tiếng một cách yếu ớt, kiểu Tôn Tẩn đối phó với Bàng Quyên.
Ngày 12/6/2025, từ văn phòng làm việc tại gia của mình ở Washington DC, ký giả, xướng ngôn viên kỳ cựu gần 28 năm của ABC News, Terry Moran loan báo đơn giản: “Có lẽ các bạn đã biết, tôi không thuộc về nơi đó nữa. Tôi sẽ ở đây, tại nền tảng Substack này. Có rất nhiều việc mà tất cả chúng ta cần phải làm trong thời gian đất nước quá nhiều vết nứt. Tôi sẽ tiếp tục tường thuật, phỏng vấn, để gửi đến các bạn sự thật, với tư cách là một nhà báo độc lập. Tôi là một ký giả độc lập.” Từ hôm đó, Terry Moran chính thức bước ra khỏi “luật chơi” của truyền thông dòng chính. Và cũng ngay ngày hôm đó, Terry Moran là danh khoản xếp thứ hạng đầu tiên (#1) về số người theo dõi (follower), số “subscriber” trả phí theo tháng và năm.
Ngày 2/7/2025 Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo ngắn gọn trên mạng xã hội Truth rằng Việt-Mỹ đã thỏa thuận để Hoa Kỳ áp thuế 20% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và 40% trên hàng hóa trung chuyển qua Việt Nam; ngược lại Việt Nam đánh thuế 0% vào hàng hóa mua của Mỹ...
Ngài tự nhận trọn đời ngài chỉ là một nhà sư đơn giản, nhưng sóng gió tiền định đã đưa ngài vào ngôi vị Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 để gánh vác chức lãnh đạo cả đạo và đời cho dân tộc Tây Tạng từ khi ngài còn thơ ấu. Ngài từ những ngày mới lớn, miệt mài tu học theo lời Đức Phật dạy về hạnh từ bi và trí tuệ, nhưng từ khi chưa đủ tuổi thành niên đã chứng kiến khắp trời khói lửa chinh chiến để tới lúc phải đào thoát, vượt nhiều rặng núi Hy Mã Lạp Sơn để xin tỵ nạn tại Ấn Độ.
Zohran Mamdani tuyên bố tranh cử thị trưởng New York vào tháng 10/2024. Khi đó, phần lớn New York vẫn không biết đến vị lập pháp tiểu bang 33 tuổi này là ai. Ngày 1/7/2025, Zohran Mamdani chính thức đánh bại cựu Thống đốc Andrew Cuomo, chiến thắng vòng bầu cử sơ bộ cuộc tranh cử thị trưởng New York vào tháng 11/2025.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.