Hôm nay,  

Là Mây Cao Là Tiếng Hát

25/08/201401:05:00(Xem: 3450)

“Là mây cao là tiếng hát”

.

Nguyệt Quỳnh

.

Em là lá biếc là mây cao là tiếng hát
Sáng mai khua thức nhiều nhớ thương

(Bài ngợi ca tình yêu – Thanh Tâm Tuyền)

Thi sĩ Bắc Phong đã có lần mơ thấy ánh mắt bà Trưng Nhị nhìn ông đằm thắm, để rồi trong giấc mơ của cuộc hạnh ngộ đó ông từ một viên lính quản tượng bỗng được “cất nhắc” để trở thành quan chép sử cho hai Bà. Tôi không lãng mạn và mơ mộng như Bắc Phong nhưng tôi cảm được những rung động của thi sĩ, vì thực lòng cũng như ông tôi thấy người phụ nữ VN đẹp lạ lùng. Nếu bạn được nghe Đỗ Thị Minh Hạnh hát trong những buổi trò chuyện với anh Phùng Mai thuộc Quỹ Tù Nhân Lương Tâm hay cô Trà Mi của đài VOA bạn sẽ thấy như tôi. Họ là tứ thơ của Thanh Tâm Tuyền, họ dịu dàng tươi mát như lá biếc như mây cao như tiếng hát, nhưng suốt trong chặng đường gian khó của tổ quốc, đối với quân xâm lược họ là những địch thủ đáng gờm. Đôi lúc họ xuất hiện dữ dội như hình ảnh nữ tướng Bùi Thị Xuân, mình mặc áo chẽn đỏ, cỡi voi trận xông pha trong lửa khói của đồn Ngọc Hồi, có lúc lại đằm thắm vững chãi như bà Linh Từ Trần Thị Dung vợ Thái sư Trần Thủ Độ. Điểm đáng nói ở những người phụ nữ này là họ có mặt khi đất nước cần, rồi thầm lặng đi vào đời thường. Khiến ta cứ ngỡ như họ hiện diện ở mọi thời khắc khó khăn nhất rồi biến mất. Thật ra họ vẫn luôn có mặt, miên viễn nối tiếp nhau từ đời này qua đời khác.

Xin cùng đọc câu chuyện về phu nhân của danh tướng Nguyễn Chích, vị tướng được xem là một khai quốc công thần của nhà Lê. Dưới thời nhà Minh đô hộ nước ta, danh tướng Nguyễn Chích phụng mạng Lê Lợi chiêu mộ thêm nghĩa quân ở Nông Cống – Thanh Hoá. Một buổi sáng đẹp trời có một tráng sĩ mặt đẹp như trăng rằm đến xin đầu quân. Trông dáng dấp anh ta nhỏ nhắn Nguyễn Chích có ý muốn đưa anh ta vào đội tuần cảnh, nhưng thấy người tráng sĩ tỏ thái độ không bằng lòng ông liền cho mở cuộc thi võ nghệ để phân tài cao thấp. Trong cuộc thi này, nhiều tướng giỏi của Lam Sơn đã bị người tráng sĩ này hạ gục. Tướng quân Nguyễn Chích rất hài lòng bèn phong cho anh ta làm phó tướng. Sau này viên phó tướng ấy đánh ngã luôn trái tim của danh tướng Nguyễn Chích, anh ta chính là một thiếu nữ giả trai để về đầu quân dưới trướng của Lam Sơn. Sau này hai người kết hôn với nhau, bà là người giúp chồng chiêu mộ quân sĩ, tích trữ lương thảo, rèn luyện nghĩa quân. Gặp lúc quân Minh vây hãm Lê Lợi ở Lam Sơn, cũng chính bà đã chỉ huy một đội quân góp phần giải vây cho chủ tướng. Khi đất nước ca khúc khải hoàn, có lẽ bà lui về giữ tròn vai trò hiền phụ trong gia đình, không thấy sử sách nhắc đến tên của bà sau này nữa.

Khi đất nước suy vong người phụ nữ Việt Nam ngày nay đã không còn coi trách nhiệm cứu nước là bổn phận riêng của nam giới nữa. Thiên chức của một người vợ, người mẹ, đã khiến các chị cảm được sâu xa nhất về nỗi nhục của dân tộc và về những tai hoạ trước mắt. Số phụ nữ tham gia đấu tranh ở giai đoạn này đã lên đến con số đáng kể, cả những người trực tiếp hoặc gián tiếp. Sống sát cạnh những oan trái, khổ đau hàng ngày đã khiến các chị phải lên tiếng, không nhất thiết vì bản thân mình mà vì những uất ức, những bất công mà nhiều người chung quanh đang phải gánh chịu. Những phụ nữ này đến từ mọi ngõ ngách của cuộc đời, từ tiến sĩ kinh tế Phạm Chi Lan, đến nhà văn Võ Thị Hảo, luật sư Lê Thị Công Nhân, nghệ sĩ ưu tú Kim Chi, công nhân Trần thị Thuý Nga, cựu đại úy công an Tạ Phong Tần, …

Họ góp mặt trong hầu hết mọi lãnh vực, từ đấu tranh cho tự do tôn giáo như chị Mai Thị Dung, chị Trần thị Hồng vợ Mục sư Nguyễn Công Chính, đến đấu tranh cho dân oan như chị Trần thị Thuý, bà Lê thị Ngọc Đa, chị Hồ thị Bích Khương. Đặc biệt trong cuộc đấu tranh cho tiền đồ đất nước, chống lại bước chân xâm lược của Trung Quốc. Tên của họ có thể ghép thành một bản trường ca đẹp nhất nối tiếp bản trường ca của lịch sử dân tộc. Những Trần thị Hài, Bùi thị Minh Hằng, Phương Bích, Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Lê thị Phương Anh, Nguyễn Phương Uyên, Phạm Thanh Nghiên… Những phụ nữ này xuống đường bất kể thái độ hung hãn trấn áp của công an, bất kể họ có thể bị ném vào các trại tù, trại "phục hồi nhân phẩm". Và khi ở trại giam, dù bị đánh đập, bị hành hạ nhưng dũng cảm lạ lùng, ba chữ HS.TS.VN lại ngạo nghễ xuất hiện, lại vẫn lấp lánh trong nắng, trên những nón lá của những người nữ tù nhân này.

.

Và không chỉ ở VN, không chỉ ở những cuộc biểu tình rầm rộ nhiều người biết đến. Ở Tháp đôi Kuala Lumpur tại Mã Lai, một phụ nữ Việt nhỏ bé đã đứng một mình ở nhà ga với một biểu ngữ trên tay. Biểu ngữ có hình ảnh một giàn khoan bị gạch chéo cùng hàng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Chị đứng đó giữa một đất nước xa lạ, trước những ánh mắt tò mò, và đặc biệt giữa một cộng đồng đông đảo người Hoa sinh sống tại đây. Tại nhà ga, một người đàn ông lạ, tỏ vẻ kính phục đã đến hỏi chị rằng chị có thấy ngượng nghịu và sợ hãi không khi đứng một mình như vậy? Người phụ nữ có tên Liberty đó đã chia sẻ với ông rằng chính những gì đang xảy ra cho tổ quốc của chị đã giúp chị vượt qua mọi nỗi sợ hãi và ngượng ngùng.

.

Ôi! Những Liberty và Lê Thị Tuyết Mai, họ chỉ là những người phụ nữ bình thường, vô danh không ai biết đến, nhưng họ tiêu biểu cho người phụ nữ ngàn đời của đất nước tôi. Một người biểu tình đơn độc ở Tháp đôi Kuala Lumpur, một người tự thiêu trước cổng trụ sở quan quyền. Cả hai đã nói những lời mạnh mẽ, tha thiết nhất với tổ quốc của mình. Ai đó, có thể ái ngại nhìn họ như những người đàn bà bé nhỏ và cô đơn, thực ra họ không hề cô đơn. Khi chọn đồng hành với vận mệnh của đất nước, họ nhìn thấy bên cạnh mình có rất nhiều người, dù không hiện diện, cả những người đã khuất. Điều đó giải thích tại sao những nữ tù nhân lương tâm hiện nay dù yếu đuối về thể chất lại có thể trở thành những quặng thép trong các trại tù. Dù cho công an dùng đủ loại thủ thuật để đàn áp, đặc biệt là trò ép tù đánh tù, nhưng sau cùng, sự dũng cảm của các chị đã làm cho cả trại giam phải tâm phục. Và sau đó, khi vừa bước ra khỏi trại giam, đa số còn mang đầy tật bệnh trong người, nhưng họ lại tiếp tục nhập dòng đấu tranh. Đặc biệt là đấu tranh cho những nữ tù chính trị còn trong trại giam.

Con đường giải nạn cho cả dân tộc còn dài. Trên con đường đó, có rất nhiều người phụ nữ đã bước qua tù ngục trong quá khứ, đang trả giá tù ngục hiện nay và còn chấp nhận tù ngục trong tương lai. Những lời ngợi khen, những mỹ từ như “liệt nữ” “anh thư” bỗng trở thành nhỏ bé trước tâm hồn dung dị của những người phụ nữ Việt Nam này. Tôi tự hỏi vào những ngày trước khi tự thiêu bà Lê Thị Tuyết Mai đã nghĩ gì? Có lẽ bà không hề nghĩ đến mình, đến cái gia đình nhỏ bé của bà, và chắc chắn bà không hề nghĩ đến những lời ngợi khen hay ca tụng về hành động của bà. Điều duy nhất mà bà nghĩ đến chỉ có thể là niềm ước mong cả dân tộc đang khiếp nhược của bà sẽ cùng nhau vượt qua nỗi sợ hãi, cùng nhau đoàn kết đứng lên thì mới mong bảo vệ được tổ quốc, mới mong có ngày đóng hẳn những đau thương cho cả dân tộc. Chỉ chừng ấy thôi đã khiến người phụ nữ bình thường đó sẵn sàng khép lại cuộc đời mình bằng một lời tâm sự được viết bằng tay trên một tấm biểu ngữ : “Đốt ánh sáng soi đường cho những người yêu nước”.

Trong cuộc chiến sống còn để bảo vệ sự trường tồn của dân tộc, người phụ nữ luôn luôn hiện diện. Họ góp mặt trọn vẹn, bằng tất cả nét tươi đẹp và đức tính hiếm quý của người phụ nữ Việt. Tôi tự hỏi trong mười năm Lam Sơn gian khổ nếu Tướng Quân Nguyễn Chích không gặp được phu nhân của ông, nếu Phó Tướng Trần Quang Diệu không tình cờ được cô thiếu nữ Bùi Thị Xuân đánh cọp cứu thoát, nếu người anh hùng Hùm thiêng Yên Thế Hoàng Hoa Thám không bất ngờ gặp được cô Nhu nơi bìa rừng nọ, thì có lẽ chúng ta, chứ không ai khác sẽ rưng rưng nuối tiếc như thi sĩ Phạm Thiên Thư – “leo lên cành bưởi tiếc người rưng rưng.


---oOo---


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.