Hôm nay,  

Hãy khuyến khích con cháu chúng ta nói tiếng Việt trong gia đình

8/7/201415:29:00(View: 5361)

Thông điệp của một Giám Mục VN ở hải ngoại: Hãy khuyến khích con cháu chúng ta nói tiếng Việt trong gia đình


CHICAGO (31/07/2014) – Theo chương trình mục vụ tại Chicago vào cuối tháng 7 năm 2014, ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh đã đến chủ tế thánh lễ mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam vào ngày thứ Bảy tuần qua và thánh lễ mừng kính Đức Mẹ La Vang vào chiều Chúa nhật tại Cộng đoàn Công giáo Mân Côi Chicago. Sau thánh lễ, Đức Cha Micae đã được cộng đoàn mời chủ tọa nghi thức khai mạc chương trình văn nghệ Việt Nam với sự tham dự của hai nghệ sĩ tên tuổi hải ngoại là danh ca Như Quỳnh và Đan Nguyên cùng nhiều ca sĩ địa phương. Trong diễn từ khai mạc, ĐGM Micae đã gởi một thông điệp quan trọng đến các gia đình Việt Nam ở hải ngoại: “Hãy khuyến khích con cháu chúng ta nói tiếng Việt trong gia đình, bởi vì còn tiếng Việt, còn cộng đồng Việt; mất tiếng Việt, mất cộng đồng Việt.”


blank

Gần 3 ngàn người Việt lương giáo (gần 1 ngàn người vào tối thứ Bảy và trên 2 ngàn người vào tối Chúa nhật) đã trân trọng lắng nghe thông điệp của Đức Cha. Bà con đồng hương đã từ nhiều tiểu bang gần thành phố Chicago đến tham dự (như TB Indiana, Michigan, Wisconsin, Minnesota, Iowa, Missouri, Kentucky và Ohio).


blank

Diễn giải thông điệp của tường thuật viên


Tiếng Việt là thành trì của văn hóa Việt

Cách nay trên một thế kỷ, cụ Phạm Quỳnh (1892-1945) đã nói: “Tiếng ta còn, nước ta còn.”[1] Tiếng Việt còn thì người Việt còn vì ngôn ngữ của một dân tộc là thành trì văn hóa đầu tiên và cuối cùng của dân tộc ấy. Thuở xưa khi dân Do Thái bị đánh đuổi khỏi nước mình và phải lưu lạc khắp tứ phương. Nhưng đi tới đâu và ở nơi nào, các gia đình Do Thái vẫn tiếp tục học, viết và nói tiếng Do Thái. Nhờ vậy, trải qua nhiều thế hệ, các cộng đồng Do Thái vẫn hiện diện linh hoạt ở những quốc gia mà họ đã đến tỵ nạn, định cư trước đây.


Tiếng Việt là ngôn ngữ của yêu thương

Ngôn ngữ phản ánh những giá trị xã hội (social values) mà một dân tộc trân quý và bảo trọng. Những giá trị cao quý của văn hóa Việt Nam (như lịch sự, kín đáo, trang trọng, yêu thương) đã được chuyển tải sống động trong ngôn ngữ Việt. Văn hóa Việt thuộc nền văn hóa bảo cổ (past-oriented culture) nên chi Việt ngữ đã được dùng để chuyển tải những giá trị văn hóa nhân bản, lấy gia đình làm nền tảng để nương tựa và thăng tiến (như thảo kính cha mẹ, có tinh thần hiếu học, kính trọng người cao tuổi, bảo tồn những truyền thống hào hùng của tổ tiên để lại).


Tiếng Việt là ngôn ngữ của hàn gắn

Một trong những nguyên do làm cho một số gia đình người Việt ở hải ngoại không thành công là vì vấn đề ngôn ngữ, truyền thông. Tiếng Việt là một ngôn ngữ của tình cảm nên khi cha mẹ dùng tiếng Việt để dạy dỗ con cái thì có hiệu quả nhiều hơn là dùng tiếng Anh. Vì thế, khi bố mẹ nói mà con cái không chịu nghe lời; vợ chồng hiểu lầm nhau và dễ đưa đến tức giận, ly thân, ly dị. Ngoài ra, tiếng Việt còn là một ngôn ngữ của hàn gắn. Khi nghe, “Em xin lỗi anh!” hay “Em thông cảm cho anh nghe!” thì dễ được đón nhận, tha thứ và hàn gắn hơn là được diễn tả bằng Anh ngữ.


Tiếng Việt là ngôn ngữ của số lượng và chất lượng

Bàn về số lượng thì 2 phải hơn 1 – biết 2 ngôn ngữ thì tốt hơn là chỉ biết có 1 ngôn ngữ mà thôi. Ở Mỹ, càng biết nhiều ngôn ngữ lại càng có nhiều cơ hội về nghề nghiệp và tiến thân. Bàn về chất lượng, một người biết được nhiều ngôn ngữ thường sống bao dung hơn, thân thiện hơn, có tinh thần hợp tác hơn. Họ sẽ thành công khi làm việc chung với những người khác trong nhóm. Một số quốc gia trên thế giới như Thụy Sĩ, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển đã bắt buộc mỗi học sinh phải biết đọc, biết viết và biết nói được ít nhất là 3 ngôn ngữ. Những quốc gia mà công dân của họ nói được nhiều ngôn ngữ, cảm nhận được nhiều nền văn hóa thường sống trong hòa bình – ít khi gay gắt tranh cãi hơn thua với nhau.


Đừng lo tiếng Anh. Hãy lo con em mình không nói được tiếng Viêt

Mỗi ngày học trò trung, tiểu học phải có mặt ở trường ít nhất là 7 tiếng đồng hồ. Đó là thời giờ mà các em được học trong lớp Mỹ và phải nói tiếng Anh. Khi trở về nhà, các em cũng phải cần ít nhất là 2 giờ để học bài và làm bài, chưa kể một số giờ khác cho TV và iPhone. Nếu được nói tiếng Việt tại ở nhà 1 hay 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày thì thật là hữu ích cho các em về tâm lý, giáo dục và tình cảm gia đình. Một sự kiện hiển nhiên cho nhiều phụ huynh ở Hoa Kỳ từ năm sau 1975 đến nay là chỉ cần ở trong trường Mỹ một thời gian, con em chúng ta đã nói tiếng Anh giống như người bản xứ, nhất là những học sinh bắt đầu đi học từ bậc tiểu học. Vì vậy, đừng lo con em chúng ta không biết nói tiếng Anh, mà hãy lo rằng con em chúng ta không nói tiếng Viêt.


Gần 40 năm (1975-2014) trải nghiệm

Dù hiện thời chưa có một nghiên cứu khoa học nào về vấn đề nầy, nhưng qua gần 40 năm trải nghiệm tại Hoa Kỳ (1975-2014), đa số người Việt hải ngoại đã công nhận 2 đóng góp tích cực của Việt ngữ trong các gia đình người Việt ở hải ngoại[2] như sau:


  • Nếu cha mẹ và con cái nói tiếng Việt trong gia đình: con cái nên người.

  • Nếu vợ và chồng nói tiếng Việt trong gia đình: hôn nhân bền vững.


Xin cảm ơn ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh đã chuyển gởi thông điệp quý báu nầy đến cộng đồng người Việt hải ngoại.


- Paul Trần


Ghi chú:

[1] Để biết thêm về Phạm Quỳnh trong việc bảo tồn và phát huy tiếng Việt, xin vào link sau đây:
http://en.wikipedia.org/wiki/Phạm_Quỳnh

[2] Phát biểu của Giáo sư Nguyễn Trung Hiếu tại buổi hội thảo văn hóa Á Châu tổ chức ngày 26 tháng 2 năm 2005 tại Khách sạn Hyatt Regency O’Hare – Chicago.

[3] Hình ảnh dùng cho bài viết nầy được lấy từ link sau đây:
http://www.nghiasinh.org/?mode=pic_dsalbum&id_album=207


.
,

Reader's Comment
8/8/201417:50:37
Guest
Nói tiếng Việt...vậy xin hỏi..."Nói tiếng Việt" nào.??? Tiếng Việt việt cộng...hay tiếng Việt thuần-thuý cả ngàn năm qua.Người Việt chỉ thích nói,thích làm lảnh tụ...hơn là với tấm lòng nhiệt quyết chân-thành và có tổ chức.
Nói mà không có "tổ-chức",không có "phương pháp" đó chỉ là lời nó suông mua vui cùng mọi người xung-quanh và cũng là hình thức đi tìm danh-vọng.
Những "tổ chức","hội đoàn" của người Việt tị-nạn quá đại tài...nên hôm nay tay-sai vgcs đầy vẩy khắc nơi...ngôn từ vgcs vung vảy khắp mổi gốc phố...đặt biệt trong lỉnh vực truyền thông...tràn đầy mùi hôi thúi của bọn vgcs.
Vậy mấy người hô hào nói tiếng Việt với dụng ý gì...?? Tốt hơn cho trẻ con nói tiếng Mỹ để chúng không bị nhiễm bệnh vgcs vào tâm-não chúng hơn là làm tay sai cho vgcs trong tương lai.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Dù không còn giữ chức vụ gì trong Đảng, nhưng ảnh hưởng của Đỗ Mười, Cựu Tổng Bí thứ khoá VII vẫn còn nguyên đó. Mười được coi là tiếng nói đại biểu cho phe bảo thủ, giáo điều, sơ cứng đang ra sức kìm giữ đảng trong qũy đạo Chủ nghĩa Mác-Lênin và chống lại những ai có tư tưởng
Tính đến hôm nay là tròn 3 tuần tôi bị bắt. Cho đến giờ phút này cái gọi là cơ quan an ninh Việt Nam vẫn không có ý định dừng mọi sự thẩm vấn điều tra lại, cho dù không thể buộc cho tôi bất cứ tội gì, vì càng buộc án, gán tội càng lòi ra cái bản mặt phản dân hại nước của chúng, càng khiến số người theo
...Hoa Kỳ đòi hỏi Ngân hàng Thế giới phải quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề liên hệ tới nạn tham nhũng và chế độ cai trị của các nước đi vay... Hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và Ngân hàng Thế giới World Bank đã bế mạc tại Singapore hôm 20 với một thông cáo đáng chú ý ở việc cải cách
Cuộc nói chuyện của Ông Achim Burchart - Tùy viên kinh tế tại Sứ quán Đức Hà Nội với hai người bạn của mình là Markus Vorpahl - nhà dân tộc học và Việt Nam học, Gerd Mutz, giám đốc viện nghiên cứu xã hội tại Muenchen, đã được phiên dịch viên dịch lại. Bài viết này chỉ tập hợp một phần nhỏ những nhận định quan trọng của ông cùng bạn bè
Nói cho đẹp theo phép nõn nường Hà Nội: "Không nhất thiết phải vào WTO trước hội nghị APEC"; hoặc nói hùng dũng cho đúng quan điểm lập trường: "Chúng ta không gia nhập bằng bất cứ giá nào"; nói ví von theo kiểu đỏng đảnh: "Cả nước gia nhập WTO chậm một năm cũng giống như một người đàn ông chậm lấy vợ một năm
Theo tin tức báo chí trong nước, vào ngày 22 tháng 6 vừa qua tại Sài Gòn, Bộ trưởng nông nghiệp, tài nguyên các nước thành viên Hội đồng Ủy hội Mekong đã ký một thỏa thuận nhằm duy trì dòng chảy trong lưu vực sông Mekong. Theo đó, các nước Thái Lan, Lào, Kampuchia, và Việt Nam
Báo cáo của WB về Đông Á nói đến khía cạnh thiếu lạc quan là Đông Á bị tụt hậu trong nỗ lực diệt trừ tham nhũng. Và VN đứng hạng thấp trong nỗ lực ấy nếu ta đối chiếu với báo cáo về chế độ cai trị vừa công bố... Trong hai ngày 19 và 20 tại Singapore, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và Ngân hàng Thế giới có hội nghị thường niên với sự tham dự
Bỏ cả tháng trời theo dõi, vây bắt tôi, đêm 2-9, công an đã thành công mỹ mãn, đó chính là kết quả phối hợp vô cùng nhịp nhàng ăn cánh giữa công an bộ và công an cấp cơ sở - phường Đức Giang. Theo chính lời ông trưởng đồn Nguyễn Bỉnh Khiêm kể lại: Phải huy động hết lực lượng của đồn, từ trẻ đến già, gần cả tháng trời đeo bám
Điều không thể ngờ là sau hơn 30 năm quê hương ngừng tiếng súng, vẫn còn những thanh niên Việt Nam bỏ lại sau lưng mọi hạnh phúc cá nhân để đứng lên đáp lời sông núi. Càng không thể ngờ hơn nữa là sau hơn 30 năm chấm dứt chiến tranh lại có rất nhiều Cựu Chiến binh của hai bờ chiến tuyến
Đức Giáo hoàng bị khoá vào ngoặc kép khi ngoặc kép trong lời trích dẫn của ngài bị xoá... Người viết thường tránh đề cập tới đề tài tôn giáo vì với một số người, tôn giáo có những lý lẽ vượt ra ngoài lý trí. Người viết cũng không theo đạo Công giáo và nói chung vẫn cho rằng mọi tôn giáo đều bình đẳng. Nhưng lần này thì xin
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.