Hôm nay,  

Đốt Nhà và Chữa Lửa

7/12/201400:00:00(View: 5234)
...Putin hâm nóng hồ sơ Trung Đông để các nước Tây phương gọi nhau đi chữa lửa.

Những ai đang gây ra đám cháy tại Gaza?

Giữa những biến động dồn dập từ Tây qua Đông, và mới nhất là việc một ngân hàng Bồ Đào Nha bị nguy cơ vỡ nợ, vụ khủng hoảng trên Dải Gaza có thể chỉ là một phiền phức nhỏ nên ít được thế giới chú ý. Nhưng khi lực lượng Hamas của dân Palestine tại Gaza và chính quyền Israel của người Do Thái tới tấp bắn hỏa tiễn mù trời thì ta cũng nên tự hỏi là từ đâu mà ra?

Và ai có lợi khi nổi lửa giữa các thùng thuốc nổ của Trung Đông?

Mọi chuyện có thể khởi đầu cách nay đúng một tháng trước, vào ngày 12 Tháng Sáu, khi ba thiếu nhi Do Thái bị bắt cóc tại Hebron trong vùng Tây ngạn sông Jordan, khu vực vẫn được gọi tắt là "West Bank". Sau đó, nhà chức trách Israel tìm ra thi thể của ba em nhỏ, bị vùi nông sau khi bị hạ sát một cách vội vã. Một số người Do Thái quá khích lập tức trả đũa, bắt cóc và thiêu sống một em nhỏ Palestine tại miền Đông của thành phố Jerusalem cũng trong vùng West Bank.

Dù Chính quyền Israel công khai lên án hành động trả thù này và bắt được một số nghi can người Do Thái, sự thể đã vượt tầm tay mọi người.

Truyền thông cánh tả Tây phương lẫn Do Thái đều lên án việc đốt sống em nhỏ Mohammad Abu Khdair và việc Chính quyền của Thủ tướng Binyamin Netanyahu có phản ứng dữ dội với lực lượng Hamas trên Dải Gaza. Đây là lẽ thường của những người chỉ nhìn bằng một mắt.

Vấn đề là từ đâu lại có vụ bắt cóc và sát hại ba thiếu nhi Do Thái để khói lửa bỗng dưng bùng nổ?

Khi vụ bắt cóc và tàn sát xảy ra, có năm tổ chức Á Rập Hồi giáo nhận công trạng, rồi nhập nhằng chối bay trong các tuyên ngôn mâu thuẫn. Lực lượng thứ sáu là Hamas thì phủ nhận trách nhiệm nhưng kêu gọi nổi dậy lần nữa vào ngày 23 khi nhà chức trách Israel kết án Hamas và mở cuộc truy lùng thủ phạm tại vùng Hebron. Rồi chiến cuộc bùng nổ khi từ Dải Gaza Hamas phóng hỏa tiễn vào các khu dân cư Do Thái và bị Chính quyền Israel trả đũa bằng pháo binh, không quân và cả hải quân từ ngoài khơi Địa Trung Hải....

Năm tổ chức Á Rập Hồi giáo đó là 1) phân cục Dawlat al-Islam tại Hebron của lực lượng "Quốc gia Hồi giáo tại Iraq và Đông phương (Islamic State of Iraq and the Levant, ISIL); 2) một nhóm Palestine mới tinh tự xưng là Tiểu đoàn Giải phóng Hebron (Liberators' Battalion of Hebron); rồi 3) một nhóm xưng tên là Lữ đoàn Thánh chiến Toàn cầu (Brigades of Global Jihad); 4) lực lượng liên hệ đến tổ chức Fatah tại vùng Tây ngạn là Lữ đoàn Tuẫn đạo Al Aqsa (Al Aqsa Martyrs' Brigade) thì chối rồi nhận và lại chối; 5) sau cùng là Lữ đoàn Hezbollah (Hezbollah Brigades), một lực lượng võ trang Hồi giáo thoát thai từ tổ chức Hezbollah tại Lebanon do Iran và Syria yểm trợ.

Chi tiết lạ là ba em nhỏ Do Thái bị bắt cóc và hạ sát một cách hấp tấp vụng về, điện thoại di động còn mở, nên có cái vẻ thiếu chuyên nghiệp của tay mơ. Khi nội vụ bùng nổ thì năm tổ chức hư thực kể trên đều nhận thành tích mà thật ra chưa chắc. Lực lượng võ trang Hamas bèn ăn theo để khỏi lỡ chuyến tuyên truyền.

Nhưng chính là tính chất tài tử của vụ bắt cóc và giết người mới khiến người ta tự hỏi là thế lực mờ ám nào đã giở trò khiêu khích mà lại khéo giấu tay sau khi cố tình ném đá rất vụng?

Cộng đồng Palestine có hai tổ chức đấu tranh là Fatah tại vùng Tây ngạn và Hamas tại Dải Gaza. Tổ chức Fatah có chính danh hơn vì lập ra chính quyền được quốc tế công nhận do ông Mahmoud Abbas lãnh đạo, nhưng bị Hamas đả kích là đầu hàng kẻ thù Do Thái vì có lập trường tương đối ôn hòa. Từ hai năm nay, hai tổ chức này đang xúc tiến hợp tác để có tiếng nói chung.

Vụ bắt cóc xảy ra tại Hebron trên vùng Tây ngạn, mà không nhất thiết đã do tổ chức Fatah thực hiện. Khi năm sáu tổ chức Á Rập Hồi giáo đều nhận công trạng, họ tạo ra nhiễu âm khiến thiên hạ khó biết ai là kẻ châm lửa để gây ra đám cháy. Phong trào Thánh chiến Hồi giáo? Hay lực lượng dân quân Palestine chống dân Do Thái? Hay các nhóm khủng bố lẻ tẻ đang muốn nổi danh bằng cách tấn công Chính quyền Israel?

Ba Chính quyền ở xa có thể biết được câu trả lời.

Chính quyền Israel muốn phân hóa đối thủ trong liên minh Fatah-Hamas và tập trung nỗ lực vào lực lượng quá khích nhất là Hamas. Y như tổ chức Hezbollah, Hamas được Iran yểm trợ qua ngả Syria, và chính Iran có thể đưa người vào vùng Tây ngạn để quậy phá nội tình Israel và giải vây cho Hamas. Ngoài Israel và Inran, quốc gia thứ ba chính là Liên bang Nga.

Có lẽ Israel thấy ra điều ấy nên hôm 21 Tháng Sáu đã lục soát trụ sở của một cơ quan truyền thông Nga tại thị trấn Ramallah trong vùng Tây ngạn. Liên bang Nga của Vladimir Putin hâm nóng hồ sơ Trung Đông để các nước Tây phương gọi nhau đi chữa lửa. Putin nói những gì với Chủ tịch Mahmoud Abbas của Palestine vào ngày 26 vừa qua tại Moscow? Người ta khó biết chuyện này và có nơi biết được thì lại làm thinh: Chính quyền Mỹ.

Bây giờ, khi mọi chuyện bùng nổ thì thế giới mới kinh ngạc về hỏa lực của Hamas qua trận đấu pháo trên dải Gaza.

Lực lượng Hamas dùng hai loại hỏa tiễn có khả năng từ Dải Gaza bắn vào các thành phố lớn nhất của Israel, kể cả Haifa ở cực Bắc, Jerusalem tại hướng Đông và thủ đô Tel Aviv của Do Thái ở ven bờ Địa Trung Hải. Trong dân số tám triệu người Do Thái của quốc gia Israel, có năm triệu người đang nằm dưới tầm pháo kích của Hamas, với hỏa tiễn Fajr5 có tầm xa là 75 cây số và hỏa tiễn Khaibar-1 có tầm xa gấp đôi, tới 160 cây số. Nghĩa là trong các lực lượng cứ gọi là khủng bố Hồi giáo, Hamas được trang bị loại võ khí bắn xa nhất, những hoả tiễn dài hơn sáu thước, nặng cả tấn, với đầu đạn gần một tạ!

May là loại võ khí này ít chính xác và khó lọt qua lá chắn phòng thủ của Israel nên có mức sát thương rất thấp. Nhưng tác động tâm lý – định nghĩa của khủng bố - thì rất cao. Khi truy nguyên xuất xứ của loại võ khí khủng bố, như hỏa tiễn Khaibar-1 được Hamas sử dụng lần đầu vào hôm mùng sáu vừa qua, người ta thấy ra một chuỗi ma quỷ.

Đây là hỏa tiễn của Iran, chế tạo từ kỹ thuật do Trung Quốc cung cấp, để có thể chở qua Hồng hải vào xứ Sudan, rồi được Syria ráp chế và sản xuất. Từ đó mới qua biển hay bán đảo Sinai rồi từ các địa đạo trên Giải Gaza bắn vào Israel....

Người ta quen nghĩ rằng Hoa Kỳ là quốc gia xuất cảng võ khí nhiều nhất và vì vậy, Mỹ ưa gây loạn để bán võ khí cho ngần ấy phe tham chiến.

Thật ra, Hoa Kỳ là một xứ dân chủ có pháp quyền, chỉ bán võ khí cho các quốc gia với sự chấp thuận của Quốc hội. Và với khả năng kiểm soát việc chuyển giao và sử dụng. Tai nạn "trao súng cho giặc" là điều có thể xảy ra, nhưng hãn hữu và trước sau gì thì cũng bị Quốc hội đàn hặc hay báo chí phanh phui. Ngược lại, các chế độ hung đồ như Trung Quốc, Liên bang Nga hay Iran và Syria thì chẳng mấy bận tâm về chuyện pháp lý hay đạo lý như vậy. Họ phổ biến võ khí như bán xăng cho bọn khủng bố đốt nhà, dù đốt nhà vì lý do dân tộc hay tôn giáo.

Và họ ngồi xem đội chữa lửa quốc tế là Hoa Kỳ xoay trở ra sao.... Khốn nỗi, đội trưởng Barack Obama lại bận chuyện khác ở nhà, và nói chuyện hợp tác với Trung Quốc, Nga và Iran để tìm sự ổn định cho thế giới. Hèn gì, Israel ra đòn rất nặng - và có khi phải đào hầm vào Gaza đi tìm kẻ "túng hỏa". Anh ngữ gọi là "arsonist", những kẻ cố tình gây ra đám cháy, để trục lợi.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chưa bao giờ trong lịch sử của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã chứng minh  Đảng và Nhà nước sợ Dân chủ như trong kỳ họp APEC tại Hà Nội từ 15 đến 19
Có ai biết lập trường của thủ đô Mỹ về Iraq là gì hay không" Câu hỏi ấy có thể gây khó chịu. Sự hiểu biết thông thường đều cho thấy đảng Cộng hoà đã thất cử và Chính quyền Bush
Ngân Giang là bút hiệu của một chiến binh Mỹ gốc Việt, vừa từ chiến trường Iraq về lại tiểu bang nhà là Texas. Bài sau đây cho thấy tấm lòng tác giả, dù xông pha
Quân dịch (còn được gọi là “nghĩa vụ quân sự”) là tòng quân bắt buộc nên không ai muốn nghe nói đến hai chữ quân dịch sặc mùi chiến tranh. Nước Mỹ ban hành chế độ quân dịch trong thời gian
Kết quả của hội nghị APEC 2006 đang được báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng trong nước tuyên truyền rầm rĩ. Là người Việt Nam ai cũng vui mừng
Chợ Lớn, Việt Nam - Khi Tổng thống Bush tới Việt Nam vào thứ Sáu, ông sẽ thấy một quốc gia dang khao khát tự do. Cuộc thăm viếng của ông trong khuôn khổ tham dự Hội nghị thượng đỉnh
Phong trào đấu tranh cho dân chủ đang lớn mạnh tại VN và người Việt ở Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ như thế nào, đã là đề tài nóng bỏng được thảo luận trong chương trình hội luận hàng đêm trên đài TNT
Hôm 18, lãnh đạo 21 nền kinh tế trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái bình dương APEC ra tuyên bố đặc biệt tại Hà Nội về nỗ lực khai thông bế tắc của vòng đàm phán Doha của Tổ chức
Giới kinh tế thường dùng một ẩn dụ lấy từ kỹ nghệ hầm mỏ. Chim hoàng yến dưới hầm. Phương tiện kỹ thuật của loài người dù tinh vi đến mấy nhiều khi lại không nhạy bằng loài vật. Dưới các hầm sâu
Chúng tôi hân hạnh được thưa chuyện cùng Quý vị một đề tài luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi người trong chúng ta. Đó là vấn đề phát triển Việt Nam. Có lẽ Quý vị cũng như
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.