Hôm nay,  

Đỗ Thị Minh Hạnh lấy lại tự do – đôi lời cảm tạ của Lao Động Việt

6/28/201400:40:00(View: 6882)
Bản Tin LĐV 20140628 Đỗ Thị Minh Hạnh lấy lại tự do – đôi lời cảm tạ của Lao Động Việt

LĐV 28/6/2014 – Sau 4 năm 4 tháng bị hành hạ, cuối cùng cô Đỗ Thị Minh Hạnh đã tự do, sau khi mấy tuần nay nhà cầm quyền đòi cô ký giấy nhưng cô cương quyết không ký. Trong khi đó, anh Đoàn Huy Chương, và anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng – người chia sẻ lý tưởng cũng như tình yêu với Hạnh – thì còn trong ngục tù với án 7 năm và 9 năm.
blank

Hèn với giặc, ác với dân

Và vừa hèn vừa ác, suốt hơn 4 năm nay nhà cầm quyền CSVN cùng với tổ chức lao động, báo chí, quan tòa, công an, cai tù, và lực lượng côn đồ của họ, dùng bạo lực để đánh đập và bôi nhọ Chương-Hùng-Hạnh - như họ ác hại mọi người yêu nước khác.

Không những ác, không những hèn, nhà cầm quyền còn tưởng che mắt thế giới được bằng cách bắt người này thả người kia. Ngày nào những người yêu nước còn bị tù đày hoặc mất tích (như anh Lê Trí Tuệ), ngày đó còn tranh đấu. Ngày nào người lao động còn bị tước đoạt quyền nghiệp đoàn, ngày đó còn đấu tranh.

Lời cảm tạ của Lao Động Việt

Ngày 28-30/1/2010, 10.000 công nhân công ty giày Mỹ Phong đình công để chống bóc lột và phản đối đốc công người Hoa lăng mạ các nữ công nhân Việt là "đ…". Tháng 2/2010, Chương-Hùng-Hạnh bị bắt. Từ đó đến nay, rất nhiều người nhiều nhóm đã giúp đỡ, lên tiếng, tranh đấu - trong đó có nhiều ngàn đồng bào ngoài và trong nước, hơn 4 ngàn thành viên nghiệp đoàn khắp thế giới, và hàng chục cơ quan truyền thông và mạng xã hội.

Kính thưa quý vị nói trên mà Lao Động Việt chưa được biết tên, và những ai chúng tôi biết tên & liệt kê dưới đây theo thứ tự từng năm - Xin chân thành cảm ơn quý vị đã đồng hành, và xin quý vị tiếp tục hỗ trợ các nhóm thành viên trong liên minh Lao Động Việt tranh đấu cho Chương, Hùng, mọi tù nhân lương tâm, và cho quyền nghiệp đoàn của người Việt:

NĂM 2010

  • Chỉ trong vòng vài ngày sau khi Chương-Hùng-Hạnh bị bắt, các ông Tony Sheldon, Paul Howes, và Barry Tubner huy động các nghiệp đoàn của họ ở Úc (vận tải TWU, xưởng máy AWU, may mặc TCFUA) cũng như vận động với các liên đoàn thế giới ITF, IMF, v.v.. Từ đó đến nay, họ tiếp tục giúp đỡ các nhóm thành viên trong Lao Động Việt để tranh đấu cho Chương-Hùng-Hạnh. Họ cũng hỗ trợ LĐV để một số công nhân VN tại Mã Lai thành lập được vài nghiệp đoàn hoặc gia nhập nghiệp đoàn của Mã Lai - đó chính là một hoài bão của Hạnh khi cô ghé Mã Lai năm 2009
  • Ông Joe De Bruyn, TTK, huy động nghiệp đoàn SDA ở Úc của ông, vận động với liên đoàn thế giới ngành bán lẻ UNI, và lên tiếng với Ngoại Trưởng Úc
  • Đức Tổng Giám Mục George Pell ở Sydney lên tiếng với ngoại trưởng Úc sau khi ngài được thông báo bởi ông Paul Howes và ông Andrew Casey, viên chức AWU
  • Nhóm LabourStart tung ra chiến dịch online năm 2010, và trong đại hội ở Sydney của họ năm 2012 cũng nung lại trường hợp Chương-Hùng-Hạnh
  • Hưởng ứng chiến dịch online của LabourStart, 4.189 người ký tên trong thư chung, và 2.533 người ghi danh trên Facebook Cause của LS. Họ là thành viên hoặc viên chức các nghiệp đoàn khắp thế giới (New Zealand, Do Thái, Hong Kong, v.v.)
  • Human Rights WatchAmnesty International, mỗi tổ chức lên tiếng mấy lần bằng thông cáo, bản tường trình, hoặc khi vận động với QH
  • Tổng Liên Đoàn ACTU của Úc chính thức ra Nghị Quyết, vận động với chính quyền Úc, với ITUC, hỗ trợ chiến dịch của LS, và muốn gởi phái đoàn ACTU đến VN để thăm 3 gia đình, nhưng Hà Nội không cấp chiếu khán
  • Chính quyền Úc bắt đầu lên tiếng với Hà Nội. Năm 2013, sau khi đích thân lên tiếng trong cuộc họp riêng với CSVN, Ngoại Trưởng Bob Carr viết tweet trên Twitter để lên tiếng trên công luận, việc này rất hiếm khi xảy ra

NĂM 2011

NĂM 2012

  • Nhóm Freedom Now nộp hồ sơ đến WGAD (Working Group on Arbitrary Detention – Nhóm Đặc Trách về Giam Vô Cớ của LHQ), FN cũng ráo riết vận động với Quốc Hội và hành pháp Hoa Kỳ.
  • Khối 1706 và đài Việt Nam Sydney Radio cấp tốc tổ chức cuộc biểu tình ngay khi biết tin phái đoàn CSVN đến xin ACTU viện trợ, trưng hình của 3 người này, và qua đó đã thông tin cho nhiều viên chức nghiệp đoàn ở Sydney về Chương-Hùng-Hạnh

NĂM 2013

NĂM 2014

  • 11 DB Mỹ - Frank Wolf, James McGovern, Michael Honda, Randall Hultgren, Zoe Lofgren, Loretta Sanchez, Christopher Smith, Sheila Jackson Lee, Chris Van Hollen, Alan Lowenthal, George Miller - ký thư chung. Bản tin của Freedom Now nói 11 DB đã nêu đích danh Chương-Hùng-Hạnh, đòi CSVN trả tự do
  • BPSOS vận động với lập pháp và hành pháp Mỹ, tạo ra nhiều kết quả, trong đó có DB Chris Van Hollen đã đỡ đầu cho Hạnh
  • Khối 8406 ở Úc tổ chức chuyến đi vòng quanh luc địa Úc cho bà Nguyễn Thị Ngọc Minh, mẹ của Hạnh. Cả ngàn đồng hương đã tham dự và hỗ trợ
  • Dân Biểu Luke Donnellan cùng 6 DB khảc thuộc Nghị Viện Victoria của Úc viết thư chung đến Hà Nội
  • VP Melbourne của Ân Xá Quốc Tế cho hay rằng VP trung ương tại Luân Đôn đang chuẩn bị để tung ra chiến dịch tranh đấu

GHI CHÚ: Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do (gọi tắt: Lao Động Việt, web: laodongViet.org) là liên minh của một số tổ chức lao động trong và ngoài nước gồm: Phong Trào Lao Động Việt, Công Đoàn Độc Lập, và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam.

- Hết-
(Nguồn: http://laodongviet.org/)

.
.

Reader's Comment
6/28/201416:33:15
Guest
Cho Đỗ Thị Minh Hạnh Về Với Gia Đình !

Chúc em chân cứng đá mềm
Chúc em tuổi trẻ , có thêm kiên cường
Chúc em khắp mọi nẻo đường
Đường em đi đến , tình thương chan hoà !
Em như ánh đuốc chói loà
Xoá đi tăm tối , đêm đen da vàng
Quê hương , vẫn kiếp lầm than !
Dân ta vẫn sống hàm oan từng ngày !
Em mong đất nước đổi thay
Nông dân có đất , công nhân vui đời
Nào đâu giấc mộng vá trời ?
Chỉ mong dân sống , kiếp đời tự do
Tuổi em , đâu phải buồn lo
Đời em đâu phải hoả lò , nhà giam !
Hạnh ơi , em quyết chẳng cam,
Em không cần ký , tha thì tha ngay
Em ơi , đời sẽ đổi thay
Đời em từng bước , từng ngày sang trang
Mừng vui , lệ ứa hai hàng
Cho ngày xum họp, quê em Lâm Đồng
Chúc em , lời chúc ấm nồng !
Quê Hương Bừng Sáng , Cho Em Yêu Đời !

Hoàng Hạc
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
- Mình lúc này không muốn theo dõi tin tức nữa. Mệt lắm. - Mình cũng vậy, không đọc báo, chỉ xem phim hoặc nghe thuyết pháp, tránh nhức đầu. - Đời người ngắn ngủi, sao phải tốn thì giờ… - Ở tuổi này, chuyện gì không vui xin miễn, tội gì phải đọc tin tức rồi tự mình làm khổ mình. Trong những năm gần đây, những phát biểu đại loại như trên từ bạn bè khiến những người trong ngành chúng tôi đôi lúc không khỏi ngán ngẫm về công việc báo chí của mình, một việc làm nếu đã không được tưởng thưởng tài chánh tương xứng, thì phần thưởng tinh thần từ ý nghĩa tự nó cũng không đủ bù đắp. Đọc báo hay không đọc báo?
Hồi đầu thế kỷ, có bữa, tôi nhận được thư của Vũ Thư Hiên. Ông hớn hở cho hay “Anh Tấn sắp sang Pháp chơi với anh vài tuần”. Thuở ấy, hai ông còn khá trẻ trung (và còn sung lắm) nên chắc chắn là đôi bạn già sẽ đi lung tung khắp Âu Châu, chứ dễ gì mà chịu quanh quẩn ở Paris. Mãi cả chục năm sau, sau khi nhà văn Bùi Ngọc Tấn lâm trọng bệnh, tôi mới nghe ông nhắc đến chuyến du hành thú vị này (với ít nhiều tiếc nuối) trong một cuộc phỏng vấn dành cho BBC – vào hôm 14 tháng 11 năm 2014: “Sang châu Âu, tôi quan sát dáng người đi, nét mặt của họ khác dân mình lắm… Đi thì mới biết mình bị mất những gì.”
Chủ tịch nước Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư đảng CSVN, thay ông Nguyễn Phú Trọng từ trần ngày 19/07/2024, nhưng ông Tô Lâm chỉ dám hứa sẽ tiếp tục đi theo con đường ông Trọng đã đề ra...
Lúc trẻ, tôi thích Võ Hồng. Khi già, tôi ưa Võ Phiến. Ông viết không nhiều (lắm) nên tác phẩm nào tôi cũng đọc đi/đọc lại đôi lần. Xem xong là quên ngay cái tựa nhưng tên tuổi các nhân vật trong chuyện của Võ Phiến thì cứ nhớ hoài. Họ để lại những ấn tượng rất sâu trong lòng độc giả
Dali_-_The_Sacrament_of_the_Last_Supper_-_lowres Tấm tranh Bí Tích Tiệc Ly vẽ các phụ nữ bên trên là một trong những tác phẩm giá trị nhất của Dali, cũng như tại bảo tàng nghệ thuật quốc gia của Mỹ tại Washington D.C. Bao năm qua người thưởng ngoạn lẫn người Ky-tô hữu vẫn lũ lượt ghé thưởng ngoạn tấm tranh của người họa sĩ cận đại nổi tiếng người Tây Ban Nha Salvador Dali này mỗi khi có dịp đến bảo tàng. Nó như một tác phẩm nghệ thuật của nhân loại, tương tự bức tranh Bữa Tiệc Ly tưởng tượng của Leonardo da Vinci, không thuộc sở hữu hay thẩm quyền của riêng tôn giáo nào. Vậy tại sao ban tổ chức Olympic tại Paris bị chỉ trích, lên án nặng nề khi ý tưởng của họ bị diễn giải là nhại theo bức tranh Bữa Tiệc Ly và màn trình diễn là báng bổ Ky-tô giáo?
Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, Chủ tịch nước Tô Lâm nổi lên là ứng viên hàng đầu thay ông Trọng. Nhưng Việt Nam dưới thời Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ như thế nào? Thắc mắc này không khó trả lời vì tập quán của CSVN là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.
Mùa Hè năm ngoái, cũng vào khoảng này đây, gần như mọi cơ quan truyền thông (trên toàn thế giới) đều hớn hở loan tin: đã tìm thấy bốn em bé biệt tăm, sau khi khiến chiếc phi cơ Cessna 206 bất ngờ bị hỏng máy và rơi xuống rừng sâu núi sâu.
Thời đại Nguyễn Phú Trọng đã khép lại sau 57 năm chuyên chính vô sản và tiếp tục độc tài Cộng sản. Ông Trong qua đời ngày 19/07/2024, thọ 80 tuổi, đã để lại một gia sản dở dang “chống tham nhũng” và “xây dựng, chỉnh đốn Đảng”...
Làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc tiến hành một cuộc xâm lược quân sự toàn diện nhằm chiếm Đài Loan bằng vũ lực? Sau đây là một số suy nghĩ cá nhân về vấn đề quan trọng này, tôi trình bày với tư cách là một học giả về Trung Quốc và không phải là đại diện chính thức của chính phủ Úc...
Tôi không thân thiết, và cũng chả quen biết chi nhiều với Trương Văn Dũng (TVD). Thản hoặc, mới có chút chuyện cần – cần phải trao đổi đôi ba câu ngăn ngắn – thế thôi. Tuy thế, tôi hoàn toàn không ngạc nhiên khi nghe ông bị “túm”, và bị kết án tù. Dù rất ngại làm mất lòng thiên hạ (và cũng rất sợ gạch đá tán loạn, từ khắp bốn phương) nhưng tôi vẫn phải khách quan mà nhìn nhận rằng ông Tô Lâm chưa hề bắt “lộn” một nhân vật bất đồng chính kiến nào (ráo trọi) nhất là trường hợp của TVD!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.