Hôm nay,  

Góc Nhìn: Barack Obama: Sự Chọn Lựa Nào Cho Iraq Hôm Nay?

16/06/201421:54:00(Xem: 3343)

GÓC NHÌN: BARACK OBAMA: SỰ CHỌN LỰA NÀO CHO IRAQ HÔM NAY?


Đào Như

blank
Sáng nay lúc 9g30 sáng-Chicago-trang mạng News.yahoo.com vừa gửi đến tôi một website với tựa đề rất là lạ lẫm: Our Ocean 2014, mở ra thấy đây là buổi phỏng vấn Katie Couric với Ngoại trưởng John Kerry về một đột biến chính sách đối ngoại của Mỹ: Hoakỳ sẽ phải hợp tác với Iran để ngăn chận tổ chức quá khích-ISIS- tại Iraq-“Kerry: US open to working with Iran against extremist in Iraq ’.(1)

Trong lúc đó Thủ tướng Iraq, Nouri al-Maliki, xuất hiện trên mạng CNN- bày tỏ cùng thế giới nhất là với HoaKỳ tình trạng khẩn trương của Iraq hôm nay. Maliki kêu gọi trực tiếp Washington trở lại can thiệp quân sự giúp đỡ Baghdad, trước hết bằng không kích vào những vị quân sự quan trọng của phiến quân ISIS và al-Qaeda. Nouri al-Maliki thề nguyền cố giữ từng tấc đất, và sẽ tiêu diệt cho bằng được bọn phiến quân đang tàn sát xứ sở của ông và đang hâm dọa nghiêm trọng thủ đô Baghdad. Đồng thời trên mạng của kênh truyền thông CNN cũng hiện ra những video ngắn miêu tả loạn quân đang tiến chiếm những điểm chiến lược mới ngày càng gần Baghdad. Những video ngắn này cũng cho thấy phiến ISIS và al-Qaeda đanh hành quyết 1,700 người Iraq thuộc hệ phái Shiite và tên lãnh tụ của ISIS tay vung tiểu liên AK47 la lớn: “I’ll see You guys in New York-Hẹn gặp các người tại New York”. Như vậy mục tiêu cuối cùng của bọn này, của cuộc biến loạn này, rõ ràng là nước Mỹ của chúng ta.

Thú thật, tôi rất bàng hoàng trước thái độ quá khích táo tợn này của tên lãnh tụ ISIS. Kênh truyền thông CNN cũng cho hay Tòa Bạch Ốc đang cố gắng bảo vệ an ninh các thường dân Mỹ, nhân viên và toà đại sứ Mỹ tại Iraq. Rất có thể hải quân Mỹ sẽ đưa các chiến hạm đến bốc các công dân Mỹ, nhân viên các hãng thầu xây cất của Mỹ, nhân viên toà đại sứ, các lãnh sự quán ra khỏi Iraq. Trong lúc đó trên mạng truyền hình của Mỹ hiện ra hình ảnh Tàu sân bay-George-HW-Bush đang di chuyển qua vịnh Persian với nhiều chiến hạm với sự hiện diện của hơn 550 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ.

Chưa ai rõ sư chọn lựa của Tổng thống Obama như thế nào, ngoài sự quyết định của Ngoại trưởng John Kerry: Mỹ sẽ hợp tác với Iran để ngăn chận sư bành trướng của loạn quân ISIS và al-Qaeda. TNS Lindsey Graham (South Carolina) cũng đồng ý và đang cố thúc đẩy và cho rằng việc hợp tác này là cần thiết để ổn định vùng Trung Cận Đông. Vì nội tình của Iraq đã trở nên tồi tệ, giá dầu lửa đang bốc cao, có cơ nâng cao tầm khủng hoảng năng lương.

Đó là những gì đã diễn ra về tình hình Iraq trong buổi sáng hôm nay June-16-2014. Bây giờ là 11g45 giờ Chicago, trân đấu World Cup Brazil tại sân Salvador vừa xong hiệp đầu, Đức dẫn trước Portugal 3-0…Thế giới hao hức theo dõi World Cup, riêng người Mỹ chúng ta đang băn khoăn về câu nói táo tợn của tên lãnh tụ ISIS: “hẹn gặp lại các người tại New York- I’ll see you guys in New York”

Trong bài trước về tình hình Iraq, tôi có cảnh báo “Chính Sách đổi mới nền goại giao Mỹ của Tổng thống Obama đang bị thử thách”.(2) Nếu Mỹ ngày càng dấn thân vào việc hỗ trợ quân sự cho chính phủ Baghdad vì những ràng buộc lịch sử trong quá khứ, đó là điều chính đáng: lịch sử chiến tranh luôn luôn có những cái nhìn ngoái lại để nhận diện những việc ta đã làm và cùng sửa chữa nếu có lỗi lầm với lịch sử. Nhưng ngặt một điều, trong hiện tình các đồng minh của ta, đã từng cùng tham chiến 8 năm tại mặt trận Iraq, hôm nay họ vẫn tiếp tục quay lưng lại với lời kêu gào của Thủ tướng Nouri al-Maliki. Điều này đã đưa Tổng thống Obama vào tình trạng lưỡng nan-dilemma. Chủ điểm của chính sách đổi mới nền ngoai giao Mỹ do ông đề xuất: Nước Mỹ sẽ hạn chế can thiệp quân ở ngoại quốc, và nhất định không gửi quân đội Mỹ chiến đấu ở nước ngoài, có thể hậu thuẫn tài chánh kinh tế, quân cụ quân trang, nhưng không đánh cho đồng minh.

James Jay Carafano trong bài bình luận đăng trên báo mạng Natinalinterest.org, hôm 15-6-2014 có kêu gọi hãy quên đi nội dung của bài diễn văn đọc tại viện Võ Bị Quốc Gia-West Point, những bài diễn văn đáng được ghi nhớ chỉ khi nào nó có thể xây dựng những hành động tích cực trong quan hệ. Bằng không, nó chỉ là khoa trương ngôn ngữ. Nguyên văn Anh ngữ: Forget about speeches---foreign policy crisis define a presidency. Memorable speeches because they are built on acts of real relationship. Conversely, failure washes away the most resounding rhetoric. (3)

Tôi xin trở lại với trang mạng buổi phóng vấn của Katie Couric với Ngoại trưởng Kerry tôi mới hay rằng: Cho tới hôm nay, vào thời đểm này, việc không kích tại Iraq và sự hợp tác với Iran vẫn còn là những lựa chọn, trong khi đó Iraq đang ở trong tình trạng dầu sôi lửa bỏng, loạn quân ISIS và al-Qaeda đang rầm rộ tiến về Baghdad. Iraq đi về đâu, nếu Mỹ cứ tiếp tục lượng định tình thế, chần chừ? Tôi nhớ lại trong chủ thuyết đổi mới nền ngoại giao Mỹ, Tổng thống Obama có nhắn nhủ thế hệ trẻ Mỹ: “Câu hỏi lớn nhất của thế hệ trẻ hôm nay không phải là: Liệu nước Mỹ của chúng ta hôm nay có còn là người lãnh đạo thế giới? Nhưng câu hỏi mà họ phải trả lời là: Chúng ta sẽ lãnh đạo thế giới với mô hình nào không chỉ để phù hợp với hòa bình, an ninh, thịnh vương cho ta và các đồng minh mà còn phải phù hợp với sự thúc đẩy phát triển an ninh hòa bình thịnh vượng trên toàn cầu..” (4) Với quan điểm này, tôi hy vọng rằng Tổng thống Obama sẽ sớm lấy quyết định hỗ trợ Iraq bằng không kích, hợp tác với Iran để thanh toán lưc lương phản loạn ISIS vì những quyết định này không đi ngược lại nguyên tắc cơ bản của Chủ thuyết đổi mới chính sách ngoại giao Mỹ của ông./.

ĐÀO NHƯ

Thetrongdao2000@ yahoo.com

Oak park,Illinois, USA

June-16-2014

Ghi chú về nguồn

1- US open to working with Iran against extremists in Iraq

http://news.yahoo.com/katie-couric--john-kerry-interview-213218299.html

2- Chính Sách Đổi Mới nền goại giao Mỹ của T.T.Obama đang bị thử thách

http://vietbao.com/a222803/chinh-sach-doi-moi-nen-ngoai-giao-my-cua-t-t-barack-obama-dang-bi-thu-thach

3-HAS OBAMA LOST IRAQ

http://nationalinterest.org/feature/has-obama-lost-iraq-10664

4- Obama và chủ thuyết đổi mới chính sách ngoại giao của Mỹ

http://vietbao.com/a222256/obama-va-chu-thuyet-doi-moi-chinh-sach-doi-ngoai-cua-my

.
.

Ý kiến bạn đọc
18/06/201400:51:58
Khách
Những nơi mà có quân đội Mỹ đó là tiền đồn bảo vệ nước Mỹ. Đây là điều mà ai cũng đã thấy. Obama hay toàn bộ ê kíp của ông ta đần nên không nhận ra điều nầy. Không có các tiền đồn thì nước Mỹ sẽ chẳng bao giờ được yên.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.