Hôm nay,  

Đổ Bộ 1944 và Đổ Bể 2014

06/06/201400:00:00(Xem: 19939)

Mỗi lễ tưởng niệm quá khứ lại là một vở kịch chính trị cho hiện tại...

Ngày Thứ Sáu, mùng sáu Tháng Sáu, lãnh đạo các nước "đồng minh", trong ngoặc kép, tới Pháp dự lễ kỷ niệm cuộc đổ bộ tại Normandie cùng ngày hôm đó vào năm 1944 để mở đầu cho việc giải phóng Âu Châu đúng 70 năm về trước. Năm nay, ngần ấy vị nguyên thủ đều "có những niềm riêng"....

Cho nên chúng ta chứng kiến một hài kịch nhiều cảnh.

Normandie là lãnh thổ của Pháp, khi đó nằm dưới gót giày Đức quốc xã. Lãnh đạo Lực lượng Pháp Tự do (France Libre) khét nổi tiếng với lời kêu gọi "Toàn quốc kháng chiến" phát thanh từ thủ đô Luân Đôn của Anh vào ngày 18 Tháng Sáu năm 1940 là Tướng Charles de Gaulle. Ông bị gạt ra ngoài quyết định đổ bộ để tổng phản công của Anh và Mỹ, chỉ được Winston Churchill ái ngại cho biết có hai ngày trước!

* * *

Một chút bối cảnh gần xa:

Khi Thế chiến II bùng nổ vào đầu Tháng Chín 1939, de Gaulle mới là Đại tá. Ông tham gia kháng chiến chống Đức rất sớm và tới Tháng Năm 1940 được gắn một sao của Thiếu tướng, Trừ bị thôi, sau này miền Nam chúng ta gọi là Chuẩn tướng. Dù lon lá rất thấp so với nhiều thượng cấp lẫy lừng hơn trong quân đội Pháp, de Gaulle vẫn tự trao phó trách nhiệm lãnh đạo kháng chiến, tự cho mình là đại diện chân chính của nước Pháp, là nước Pháp, nên gặp khá nhiều trở ngại.

Một trong những trở ngại lớn nhất là Tổng thống Franklin D. Roosevelt của Hoa Kỳ.

Ông Roosevelt hâm mộ văn hoá Pháp nhưng dị ứng với chế độ thực dân và coi thường de Gaulle. Về sau còn chê nhân vật này là lãnh tụ độc tài con con. Trong hàng ngũ kháng chiến Pháp, Roosevelt tin vào loại người dễ nói chuyện hơn, như Đại tướng Henri Giraud hay Đô đốc François Darlan. Trong nội bộ công cuộc kháng chiến của Pháp, nhiều tướng lãnh khác đã từng muốn lật de Gaulle mà không thành, kể cả Giraud và Darlan với thế lực Mỹ ở đằng sau. Đấy là chuyện quá xa cho chúng ta ngày nay?

Qua năm sau, khi nước Pháp được giải phóng, cũng de Gaulle đã đòi là quân đội Pháp dẫn đầu đoàn binh tiến vào thủ đô Paris và quyết liệt từ chối việc Hoa Kỳ phát hành MPC (đô la đỏ) cho lính Mỹ tạm sử dụng trên thị trường Pháp. Phải chi miền Nam chúng ta nhớ được và làm được chuyện đó sau khi Thủy quân Lục chiến Mỹ bất ngờ đổ bộ vào Đà Nẵng, Tháng Ba 1965!

Tinh thần quốc gia của de Gaulle và thái độ trịch thượng của Roosevelt khiến quan hệ Pháp-Mỹ có mâu thuẫn nặng. Cho nên về sau cũng ảnh hưởng đến phản ứng của de Gaulle với cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam! Vậy mà Lyndon B. Johnson chọn thủ đô Paris đế tiến hành "hòa đàm" với Hà Nội năm 1968. Nhưng đấy là những chuyện về sau của một hài kịch khác.

Vì những lý do sâu xa nói trên, khi lên làm Thủ tướng (1944-1946) rồi Tổng thống Pháp (1959-1969) de Gaulle không hề dự lễ kỷ niệm ngày đổ bộ, ngày D-Day như Mỹ và Anh vẫn gọi.

* * *

Cuộc đổ bộ ấy cũng không có sự tham gia của quân đội Liên bang Xô viết.

Đây là một kế hoạch Anh-Mỹ.

Trong Thế chiến II, trên địa bàn Âu Châu, ba nước thực tế lãnh đạo phe "đồng minh" là Hoa Kỳ, Anh và Liên Xô. Biệt tài của lãnh đạo Liên Xô thời ấy là Stalin là... sát quân và giết dân. Việc đo đếm tổn thất là điều khó và khó chính xác, nhưng số tử thương của Liên Xô lên tới ít nhất là 22 triệu người (khoảng 14% dân số thời ấy), so với Hoa Kỳ (cỡ 420 ngàn, 0,4% dân số) và Anh (450 ngàn, gần 1% dân số) và Đức (gần sáu triệu, quãng 10% dân số) thì nặng gấp bội. Vì vậy, Stalin rất mừng khi Anh-Mỹ mở cuộc tổng phản công ở hướng Tây, để giảm áp lực cho Hồng quân Xô viết tại hướng Đông.

Nghĩa là Liên Xô không có tí lon nào trong vụ Normandie 1944. Mãi tới năm 2004, 15 năm sau khi Liên Xô bắt đầu tan rã và 13 năm sau khi Liên bang Nga ra đời, lãnh đạo nước Nga mới được mời dự lễ kỷ niệm 60 năm ngày đổ bộ.

Năm đó, Tổng thống Vladimir Putin mới chỉ là thợ vịn đóng vai phụ diễn trong vở Normandie. Khi ấy, Tổng thống George W. Bush mới gây chấn động sau chiến dịch Iraq năm trước. Lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ công khai phê phán sự sai lầm - và bày tỏ nỗi ân hận - của Hoa Kỳ là hy sinh tự do của phân nửa Âu Châu, để Đông Âu rơi vào quỹ đạo Xô viết.

Bài diễn văn đó khiến ta nhớ lại lễ kỷ niệm 40 năm ngày đổ bộ Normandie.

Năm 1984, Tổng thống Ronald Reagan tới Normandie đọc diễn văn, hào hiệp tỏ lòng thương tiếc cái giá rất đắt mà thường dân Nga đã phải hứng chịu trong Thế chiến II, rồi hào hùng đả kích việc Hồng quân Liên Xô chiếm đóng các nước Đông Âu. Lễ kỷ niệm ngày đổ bộ là một dịp phê phán về đạo lý, hoàn toàn phù hợp với lý luận Reagan, rằng Liên Xô là "Đế quốc độc ác".

Chúng ta nhảy tới năm nay, lễ kỷ niệm thứ 70.

* * *

Vladimir Putin vẫn được Tổng thống François Hollande của Pháp mời qua để hiên ngang có mặt và phóng hình tuyên truyền về nhà, dù đã có vụ thôn tính Crimea và uy hiếp Ukraine. Vì vậy, vở kịch "Normandie 70" trở thành hài kịch.

Hãy nhắc tới bi kịch đã: 20 năm trước, vào năm 1994, ba nước "đồng minh năm xưa" thời Thế chiến II là Anh, Mỹ, Nga có một thỏa thuận tại Budapest về cách xử lý kho võ khí hạch tâm của Ukraine. Nước Ukraine độc lập từ 1991 sẽ trao lại toàn bộ số võ khí tàn sát này cho Liên bang Nga.

Dưới thời Liên Xô, một phần ba võ khí hạch tâm Xô viết nằm tại Cộng hoà Liên bang Ukraine trong Liên bang Xô viết. Khi Liên Xô tan rã, kho võ khí ấy đứng hàng thứ ba thế giới về số lượng. Ukraine xin trả lại cho Liên bang Nga với lời cam kết là được giữ nền độc lập. Sự cam kết đó của Nga có Anh và Mỹ bảo trợ. Pháp và Trung Quốc có được mời vào nhưng lảng xa để khỏi bị trách nhiệm gì trong trò bảo lãnh đó.

Bây giờ, nền độc lập của Ukraine bị uy hiếp! Các nước bảo trợ nghĩ sao?

Lãnh đạo Anh, Pháp, Mỹ đều vui lòng trao giải an ủi cho Ukraine khi gặp Tổng thống tân cử của xứ này là Petro poroshenko. Nhưng chuyện chính thì chưa ai dám nhắc. Nhiều người nhẹ dạ còn mong là qua lễ kỷ niệm buổi sáng và dạ tiệc khoản đãi buổi tối, các lãnh tụ Anh, Đức, Mỹ, Pháp sẽ có dịp nói chuyện phải quấy với Putin về Đông Âu.

Trong một bi kịch lớn của nhân loại thường có nhiều hài kịch chính trị.

Cho dù Liên Âu dõng dạc phản đối Putin về chuyện Ukraine thì Pháp vẫn bán chiến hạm Mistral cho Nga và tháng này sẽ huấn luyện Hải quân Nga sử dụng món hàng của mình. Nước Đức thì tiếp tục duy trì quan hệ kinh tế với Nga. Hoa Kỳ thì lâm nạn với vụ trao đổi đặc công khủng bố của Taliban lấy một tù binh đào ngũ về để rồi chẳng biết giấu đi đâu!

Công trình sư của trò hề này là Barack Obama thì cố trấn an Liên Âu với một tỷ đô la quân viện. Một tỷ Mỹ kim là lớn lắm, bằng tổng số chi phí của nước Mỹ trong một năm tranh cử như 2014 chứ không ít. Nhìn từ cách khác, đấy là tiền dân Mỹ bỏ ra trong một năm để... nhai kẹo cao su, chewing gum.

Trong bi kịch Thế chiến, người ta cũng thường quên nhiều thảm kịch quốc gia.

Liên Xô hy sinh nhiều nhất trong cuộc chiến này, với số tử vong và thương vong khổng lồ, cả quân và dân. Nhưng Liên bang Xô viết khi đó bao gồm nhiều nước Cộng hoà về sau đã giành lại độc lập. Các quốc gia này có lúc nằm trong hệ thống Liên Xô và phải góp phần xương máu, như Ukraine, Armenia, Georgia, Belarus, Uzbekistan, hay Kazakhstan, v.v... Tự nguyện hay không là tùy hoàn cảnh, nhưng hy sinh thì có.

Nước Pháp tràn đầy văn hóa nhân bản đã quên chuyện đó. Lãnh đạo của nhiều nước độc lập trong Liên bang đã tan hoang của Nga lại không được mời tham dự lễ kỷ niệm Normandie!

Một kỳ thủ xuất sắc của Nga và trở thành nhân vật đấu tranh dân chủ nổi tiếng là Garry Kasparov có một nhận xét đầy mỉa mai: khi mời Putin qua Pháp dự lễ kỷ niệm, có lẽ người ta muốn có một chuyên gia về nghệ thuật xâm lược!

Chuyện đổ bộ mới đổ đốn ra đổ bể!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.