Hôm nay,  

Mất Nước

26/04/201400:00:00(Xem: 4151)

Nguyễn Ninh Thuận
(Trích Truyện dài NỖI LÒNG & KHÁT VỌNG)

Hoa theo chồng sang Mỹ sinh sống chưa tới 5 năm mà hai lần khóc than cho nơi chôn nhau cắt rốn - Quảng Trị với thảm hoạ Mùa Hè Đỏ Lửa, và lần này cho đất nước VN thân yêu dần dần mất vào tay Cộng Sản …

Khi nghe tin tình hình chiến sự Việt Nam sôi động, hằng ngày từng giờ từng phút Hoa ôm chiếc radio mở lớn nghe tin tức quê nhà qua đài VOA, BBC… Hoa khóc vùi, khóc thương cho gia đình chưa nguôi ngoai năm 72, thì nay năm 75 lại khóc thêm nữa… Khóc cho quê hương Tổ quốc VN, khóc cho vận nước điêu linh, khóc cho gia đình ly tán…

- Ôi! Tiếng súng quân thù đã nổ vang rền khắp lãnh thổ đất nước tôi, gieo tang tóc cho gia đình, cho dân tộc tôi!…

Mở màn đau thương bi thảm là Ban Mê Thuột với các trận ác chiến khốc liệt… Không có ngôn từ để diễn tả hết nỗi thương tâm kinh hoàng của sinh ly tử biệt, của nước mất nhà tan. Lệnh rút quân được ban ra, chiến trường hỗn loạn, máu rơi thịt nát, xác dân xác lính chồng chất lên nhau sình thối… Tiếp theo tin thất trận từ các vùng 1,2,3 bay về dồn dập. Thảm thương thay cuộc rút quân hỗn loạn bi đát chưa từng có trong lịch sử và quân sử. Đài VOA và BBC đưa những tin thất bại nặng nề về phía QLVNCH khiến lòng quân dân hoang mang, khiếp đảm, bất lợi cho cuộc chiến một mất một còn với Cộng Sản… vì thế có nơi chưa đánh đã bỏ cho địch tràn vào. Hoa nhắm mắt tưởng tượng cảnh gia đình mình gồng gánh một tí tài sản theo chân người thân, xóm giềng lếch thếch rời Quảng Trị dưới làn mưa đạn của quân thù bắn xối xả vào đoàn người vô tội mà đau lòng… Những ngày tháng đó, Hoa không sao ăn no ngủ yên được! Những cơn ác mộng hiện về trong giấc ngủ chập chờn…

- Máu! Máu! Ba ơi, mạ ơi, em ơi! Sao máu đầy mình thế? Hoa thét lên liên hồi và ôm mặt khóc tức tưởi…

- Em, bình tĩnh lại…có gì mà em run rẩy, kêu gào khóc thế? Tony ôm vợ vào lòng ân cần chia sẻ…

- Em thấy ba già run rẫy chống gậy đi trong đoàn người di tản. Mạ em tay ôm gói đồ, một tay quệt mồ hôi nhuể nhoại trên mặt thất thần. Năm đứa em áo quần tả tơi, tay cầm gói áo quần, tay kia nối kết nhau níu áo mẹ với những khuôn mặt kinh sợ tột cùng… Bỗng một loạt súng nổ rền của địch lia vào đoàn người di tản trong đó có bóng dáng các người lính VNCH. Mọi người nằm rạp xuống và máu chảy ra lênh láng… Em thấy ba, mạ và các em nằm bất động và mình đầy máu… Em kinh hải ôm mặt khóc và thét lên tức tưởi…

- Em lo sợ cho gia đình quá nên nằm mơ thôi! Em đừng lo sợ quá đáng mà hại cho sức khỏe, anh tin tưởng gia đình em là những người tốt, nên sẽ có ơn trên che chở và tai qua nạn khỏi. Để tình hình ổn định, chúng mình sẽ nhờ bộ ngoại giao dò la tin tức gia đình. Cần nhất em phải giữ gìn sức khỏe để những ngày tới lo cho gia đình. Anh sẽ hổ trợ và bên em ngày đêm an ủi lo chung sức lo cho gia đình. Bây giờ trước mắt em cố dỗ giấc ngủ, vì nay mới 2 giờ sáng! Tony vỗ về ru Hoa ngủ…

Trong khi đó tại đất nước thân yêu của Hoa, mọi người tìm đường tháo chạy…một số các quan tai to mặt lớn va ly đầy ắp dollars, vòng vàng hột xoàn cùng gia đình vợ con trốn ra nước ngoài bằng máy bay và bằng mọi phương tiện tàu, xe, ghe… Người dân vội vã ra đi bỏ lại nhà cửa tài sản. Có kẻ mất hết niềm tin đeo vào cánh máy bay, bám vào khoang thuyền phó mặc cho tử thần chực sẵn. Nhưng cũng có những nơi quyết tử chiến đến cùng. Trong khi Sài Gòn bỏ ngỏ đầu hàng thì Cần Thơ vẫn an ninh. Kế hoạch hành quân đã thảo xong. Vũ khí lương thực đạn dược sẵn sàng, nhưng rồi kế hoạch bị vỡ đành chịu thua… Các Tướng tài như Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam… đã tuẩn tiết không để lọt vào tay giặc lưu lại danh thơm " Vị Quốc Vong Thân "…

Lòng luôn tưởng nhớ đến các anh,
Những chàng lính chiến quá liệt oanh.
Vì nước quên mình, nêu chính nghĩa,
Ngàn năm lưu dấu mãi sử xanh.
Thuở đó, có người danh sĩ quan,

Giặc tít mù xa đã chạy làng.
Hỏi còn xứng đáng quan không nhỉ?!
Xấu hổ làm sao danh sĩ quan!
Cảm phục đời đời những sĩ quan,
Giặc về cương quyết chẳng đầu hàng.
Dẩu rằng nát xác cam nát xác,
Thà chết còn hơn sống nhục hàng!
Khoa Nam, Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai,
Phạm Phú, Lê Hưng, năm tướng tài.
Danh thơm bất khuất, gương muôn thuở,
Vị Quốc Vong Thân được mấy ai?
Ngời sáng cháu con Trần Bình Trọng,
Vì dân trừ bạo, giữ non sông.
Lỡ thời nước mất, theo nước mất!
Bảo vệ Tự Do vẫn một lòng

Khi Tổng Thống Thiệu từ chức, trao quyền lại cho Cụ Trần Văn Hương. Rồi vì hoàn cảnh đắm chìm của vận mệnh đất nước và chịu nhiều áp lực nên Cụ Hương đành phải trao quyền lại cho Tướng Dương Văn Minh để rồi ông ta đầu hàng Việt Cộng. Hơn nữa đất nước VN đã được định sẵn trong ván bài quốc tế nên lịch sử phải sang trang…

Hoa không còn nước mắt để khóc than cho số phận gia đình giờ này phiêu bạc nơi đâu, sống chết ra sao?

Hoa như ngồi trên lò lửa, ăn ngủ không yên. Nàng đâu có ngờ giờ đây đất nước đổi thay, đời sống cơ cực…

Non nước đâu rồi, non nước ơi!
Gợi bao tâm sự thuở nào vơi.
U ơ tiếng mẹ vang đâu đó...
Yên giấc ngàn năm vẫn nhớ đời...
Em vẫn là em của thuở nào,
Nỗi niềm riêng ấy gởi trăng sao.
Nhớ năm tháng đó ta thua cuộc,
Im lặng thương đau quá nghẹn ngào...
Nhớ nước non nhà tít mù khơi,
Hoàng hôn bảng lảng cuối chân trời.
Tim ai thổn thức thương ai đó!
Hương lửa trăm năm có vẹn lời?!...

Nếu có cơ hội, có phương tiện tiền bạc, mọi người sẽ liều chết tìm đường vượt biên trên những chiếc thuyền mong manh. Tính mạng họ phó mặc cho phong ba bão táp, làm mồi cho đàn cá hung hãn. Họ cũng có thể bỏ mạng trên rừng thâm núi thẳm làm mồi cho thú rừng phanh thây. Bệnh tật đói khát không làm nản lòng chỉ vì hai tiếng "Tự Do..." Tiếng oan than ngất trời, khổ đau ngập đất, quê hương đoạ đày, xót thương nhà tan cửa nát gia đình ly tán, con xa cha, vợ xa chồng…

Trại học tập được dựng lên khắp nơi. Quân dân cán chính ngây thơ, ngoan ngoãn trình diện " học tập " dưới chính sách mị dân. Để rồi thân tàn ma dại đói khổ triền miên với chiêu bài " lao động là vinh quang". Người tù không bản án, không biết ngày về và hàng ngày phải lên núi xuống đồi, chặt tre đốn gỗ. Thân bị lưu đày nơi rừng thiên nước độc, cơm ăn không no, ăn độn ngô khoai, bo bo… áo không đủ mặc. Hàng ngày thân tù còm cõi phải lao động cật lực làm ra của cải cho bọn cầm quyền hưởng thụ. Đau ốm bệnh tật không có thuốc men. Họ phải xa vợ nhớ con, trí óc phải nhồi nhét những bài học chính trị khuôn rập khát máu. Tinh thần người tù sa sút trong giá rét căm căm hay phơi mình dưới ánh nắng như thiêu đốt. Kỷ luật sắt đá trên đe dưới búa của ban quản giáo, sơ hở một lời nói là bị chúng qui kết đủ tội hoặc cùm tay cùm chân, bỏ đói, khủng bố tinh thần…

Đời sống người dân bấp bênh, hoang mang lo sợ đủ điều về cơm ăn áo mặc. Chế độ tàn ác cai trị dân qua cái bao tử bắt bớ giam cầm, chúng bảo vì có nợ máu với nhân dân nên nay phải trả.

Người giàu thành nghèo vì đánh tư sản mại bản, phút chốc tiền bạc của cải không cánh mà bay vào nhà nước để cho chúng đục khoét đem về làm của riêng. Người dân bị đưa đi kinh tế mới, phải sống trong cảnh đói khổ và kềm kẹp, bệnh tật triền miên, chết dần chết mòn trong hoàn cảnh cơ cực nơi chốn hoang vu, xương tàn cốt nhục. Vạn vạn dân ra nông trường đào sông vét rạch, nhà nhà hóa nông thôn, thi hành chính sách bần cùng hóa để dễ cai trị. Đất nước lầm than khốn khổ, xóm làng tiêu điều, người dân âm thầm ta thán… Họp hành kiểm thảo, gây nghi kỵ cho nhau để dễ bề khống chế, cai trị…

Hoà bình rồi sao đầy dẫy thảm khốc?!...
Người với người cùng dân tộc giết nhau?!
Vì dẫu sao cũng chung một máu đào,
Sao lại nỡ xem nhau hơn nước lã?!
Quê hương ơi! Ta thấy lòng nhớ quá!
Biết làm sao tìm lại nghĩa tình xưa?!
Dẫu cuộc đời phải rau cháo muối dưa,
Nhưng được ấm trọn nghĩa tình dân tộc!

NGUYỄN NINH THUẬN

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.