Hôm nay,  

Đi Tù Cộng Sản, Đoạn 2

19/04/201400:00:00(Xem: 4507)
Nguyễn Ninh Thuận
(Trích Tập Truyện Dài "ĐỜI" của Nguyễn Ninh Thuận, chưa ấn hành.)

Đoạn 2

Thời gian chịu đựng của gia đình Đẹp lặng lẽ trôi qua trong túng thiếu. Nhưng có lẽ Hai còn vương mang cái nghiệp tù tội hay sao mà khi chú Ba, có ghe đánh cá miệt Hộ Phòng nhắn tin cho Hai và một đứa con đi tháp tùng trong chuyền vượt biên của chú sắp tổ chức.

Khi nghe chú Ba gợi ý, vợ chồng Hai mới bàn tính hơn thiệt với nhau.

- Anh đi may ra đến bến bờ tự do, cuộc sống không bị ai dòm ngó, hạch hỏi cho trí óc được thảnh thơi. Anh sẽ cố gắng làm lụng, dù vất vả để có cơ hội cho con đi học còn hơn ở đây để phải sống trong nghèo khổ triền miên, rồi chết chùm với nhau!

- Anh nói thế, em nghe cũng phải. Thôi anh thu xếp để cha con anh đi cùng chú, vì đây là cơ hội ngàn năm một thuở, mình không bao giờ nghĩ đến vì đâu có tiền để lo liệu đi vượt biên!

Thế rồi Hai và con mua vé xe xuống Hộ Phòng và đến điểm hẹn, nhưng rủi cho Hai, đoàn người đến chỗ hẹn " Bãi Hộ Phòng ", chưa kịp xuống tàu đã thấy mấy mươi công an bao vây, chĩa súng bảo đưa tay lên, bắt trọn. Hai lính quýnh không thủ tiêu được giấy tờ tùy thân nên không chối cãi được: " Ngụy, đi cải tạo, vừa được Cách Mạng khoan hồng cho về lại ngoan cố tìm cách vượt biên!" Thế là Hai chuốc lấy cái khổ thân thêm cho mình...

Cha con Hai bị đưa xuống trại Cây Dừa. Nghe hung tin, Đẹp chạy đôn chạy đáo tìm tin thăm nuôi chồng con. Ba tháng sau, vào dịp lễ, Đẹp nhận được giấy báo đến trại nhận lãnh con về. Mừng quá đúng ngày Đẹp vội vã đi đón con về. Đêm đó, Đẹp ngủ ở nhà trọ của trại, chờ ngày hôm sau đón con. Nằm ngủ chung với các chị đi thăm nuôi trong cái mùng to lớn chứa cả mấy chục mạng. Mọi người đều lo buồn cho số phận của người thân, thì còn tinh thần đâu mà ngủ cho được, lại thêm bị muỗi, rệp cứ đốt cắn hoài. Tiếng râm ran nói chuyện suốt đêm, nhờ đó, Đẹp được biết hết nỗi khổ cực của trại này...

...Các tù nhân trong trại phải đi đào đất, xén mương có chỉ tiêu đưa ra. Nếu tù nhân nào không làm đúng chỉ tiêu sẽ bị hành hạ như không cho tắm rửa sau giờ lao động, cắt xén bớt phần ẩm thực trong tháng. Hoặc bị làm tờ kiểm điểm, bị nguyền rủa chây lười lao động trước tập thể. Đúng là một bầy dã thú cấu xé những người sa cơ thất thế. Ngoài ra tù nhân còn phải đi lấy lá mía về thay tranh lợp nhà, tát ao, tát đìa, bắt cá cho cán bộ ăn.

Có một chuyện rất thương tâm xẩy ra, ông Nhân, một " tù cải tạo " vừa được thả, ông đã mua tàu, tổ chức vượt biên, mang theo gia đình và một số thân nhân bè bạn. Chẳng may bị bắt tại trận, không chạy tội được. Ông bị gán cho hàng chục thứ tội, nào là vượt biên trái phép, ngoan cố, không chấp hành chính sách khoan hồng của nhà nước, tội nặng nhứt là đầu não một tổ chức đưa người vượt biên. Ông bị cùm chân, bị biệt giam, vợ con bị làm khó dễ, tra hỏi liên miên. Tự nhận thấy mình không còn có ngày về nữa, lại làm khổ lây cho vợ con, nên ông ta đã thắt cổ tự tử chết rất thảm. Thật tội nghiệp cho kẻ đi, người ở. Đúng là đoạn trường ai có qua cầu mới hay.

Sáng tinh sương hôm sau, Đẹp đứng bên hàng rào trông ngóng chồng con. Xa xa, thấp thoáng bóng mấy ông đang dang chân múa tay. Có lẽ vì nôn nóng muốn thấy vợ con, các ông viện cớ ra tập thể dục thật sớm chớ gì?

Đẹp ngóng mãi cũng không thấy bóng dáng chồng đâu cả! Có một tốp, mấy mươi anh em tù vác cuốc đi lao động. Đẹp cố nhón chân cao lên để nhìn cho rõ, may ra được thấy mặt chồng, nhưng nhìn hoài cũng không thấy. Lòng Đẹp nôn nóng như lửa đốt khi đã trưa rồi mà con của Đẹp cũng chưa được thả ra đúng như giấy báo. Nàng tự nhủ thầm " hay có trục trặc gì vào giờ chót, nên con gái Đẹp chưa được thả ra?... "

Trời bắt đầu mưa lâm râm, nhưng Đẹp vẫn đứng dưới cơn mưa để ngóng chồng, chờ con!

Trong trại, lố nhố một tốp người đang đứng nhìn theo đoàn người được thả ra mà thèm thuồng ao ước đến lượt mình. Có thể trong số người đứng lóng ngóng đó có Hai chăng ? Chàng cũng nôn nóng, mong cho con mình được tự do ra về với mẹ... Kìa! Một tốp vừa con nít, người lớn đang xếp hàng dài, lần lượt nhận giấy ra khỏi cổng trại. Con gái của Đẹp mãi đến chiều tối mới được thả ra. Mừng rỡ, mẹ con ôm chầm lấy nhau. Sau vài phút mừng rỡ, cảm động, mẹ con đều nhìn vào trại, lòng xót xa thương nhớ Hai vô cùng...

Nghe đâu sở dĩ có việc tù nhân được thả mà đi ra chậm trễ như vậy, là vì bọn cai tù tính toán có mưu đồ bất chính để trục lợi. Đồ đạc, vòng vàng của người bị bắt, phải được hoàn lại cho người được trả tự do, nhưng bọn chúng cố tình để chung một đống lộn xộn, không chịu để riêng theo thứ tự tên a,b,c. cho dễ tìm. Cứ một người tù đến nhận lại đồ vật của mình, khi đó chúng mới bới ra lục lạo tìm kiếm làm mất rất nhiều thì giờ. Đây là thâm ý của bọn cai ngục, nhằm làm nản lòng những người vừa được thả. " Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại ", họ không kiên nhẫn chờ đợi lấy lại tài sản của mình, nên đành " bỏ của chạy lấy thân "! dĩ nhiên bọn cai tù được hưởng.

Ở trại Cây Dừa được sáu tháng, cách vài ba tháng Đẹp mới đi thăm nuôi vì hoàn cảnh nàng quá khó khăn túng thiếu. Tuy vậy Đẹp cũng gắng dành dụm thăm nuôi dù lắm khổ cực gian nan. Nhưng không đau khổ bằng khi Hai bị đưa xuống trại Rạch Ruộng. Đẹp vẫn phải cơm đùm gạo bới đến thăm. Đi về bốn ngày đường mà chỉ được gặp mặt chồng chỉ có 15 hay 20 phút không hơn. Trại Rạch Ruộng hai tháng mới cho thăm nuôi một lần.

Hôm trước từ quê lên Sài Gòn ở lại qua đêm. Sáng sớm khởi hành từ Sài Gòn, chiều tối mới xuống tới Cà Mau. Nếu xe chạy không có gì trục trặc thì đến sớm hơn chút đỉnh, đỡ vất vả cho Đẹp. Nàng có thể ngủ lại một đêm ở nhà trọ chờ sáng mai, lối 4, 5 giờ sáng, đón xe để lên tàu nhỏ qua sông Ông Đốc. Có hôm tới 10 giờ hay 11 giờ đêm xe mới đến Cà Mau, quá trễ. Vào nhà trọ không tiện và tốn kém, Đẹp đành ngồi ngủ gà ngủ gật ngay ở bến xe cho tiện việc di chuyển. Đêm đó, Đẹp ôm đống quà bánh, tài sản nàng ky cóp để dành thăm tiếp tế cho chồng. Nàng phủ cái mùng lên vì sợ muỗi Cà Mau đốt. Đẹp thao thức gần trắng đêm, phần vì sợ mất đồ, phần sợ thân phận đàn bà con gái. Nhớ cảnh thăm nuôi lúc đó, đến bây giờ Đẹp vẫn còn sợ... Khi leo lên tàu cao, Đẹp phải mướn người xách quà cáp lên tàu, phần nàng cầm đôi dép trên tay, bò bò trên tấm ván không dám đứng thẳng người đi như người ta, trông thật ngượng ngùng, nhưng Đẹp mặc kệ cho người cười gì đó thì cười. Đến sông Ông Đốc thì chạng vạng tối, Đẹp cùng các bạn thăm nuôi xin ở trọ nhà dân, sáng sớm hôm sau cùng nhau thuê ghe nhỏ chở vào Rạch Ruộng thăm tù.

Vất vả cả ngày đường, chỉ được thăm 15 hoặc 20 phút. Đẹp nghe đồn " có chị vì quá thương nhớ chồng, muốn ngủ với chồng một đêm thì phải đi đêm với cán bộ -một hình thức hối lộ thể xác, thật là nhục nhã! Nghĩ đến điều phải trao tấm thân ngọc ngà của mình cho kẻ thù cán bộ dày vò, Đẹp không thể làm được như vậy được!

Đẹp gặp chồng, mừng mừng tủi tủi, không sao tả xiết. Hai đó ư? Đâu là hình bóng của những ngày trước, với thân hình khỏe mạnh nói năng hoạt bác? Trước mắt Đẹp là một ông già với mái tóc đã gần bạc trắng, nước da rám nắng, khuôn mặt ủ rũ, dáng điệu bơ phờ, chậm chạp...Trong trại cũng có nhiều anh sĩ quan QLVNCH " học tập cải tạo " tù hình sự...

Với ánh mắt cú vọ của tên quản giáo quét khắp phòng thăm nuôi, với giọng hằn học, quan liêu, anh ta ra lệnh:

- Tất cả mọi người phải trật tự! Không được khóc lóc gây ồn ào làm ảnh hưởng đến việc học tập tốt của các học viên. Ai không tuân theo thì sẽ bị cắt thăm nuôi.

Đẹp cố nuốt nước mắt khi ngồi đối diện với chồng. Giọng run run, Đẹp lên tiếng trước…

- Anh có khỏe không? Bệnh bao tử, đau đầu ra sao? Em có đem đầy đủ thuốc men, áo quần, thức ăn cho anh đây!

Như sợ quên bao câu hỏi mà Đẹp đã học thuộc lòng trước khi gặp Hai, nàng liên tiếp hỏi.

- Sinh hoạt ăn uống ra sao hả anh? Chắc thiếu thốn lắm? Làm việc cực nhọc lắm phải không anh?

Đẹp hỏi dồn dập làm Hai không kịp trả lời. Nhưng Đẹp không cần Hai trả lời, chỉ nhìn vào hình hài kia, Đẹp đã có được câu trả lời cho những câu hỏi ngớ ngẩn của mình.

- Anh vẫn bình thường. Em đừng lo lắng nhiều. Hãy kể chuyện gia đình cho anh nghe đi! Các con ra sao? Cực nhọc cho em quá! Em độ này gầy lắm đó nhé! Nhớ ăn uống cho đầy đủ, đừng làm nhiều mà bệnh hoạn. Em là cột trụ của gia đình. Cám ơn em đã thay mặt anh đảm đương việc nhà, chăm sóc con cái.

Cũng như Đẹp, Hai tới tấp đưa ra không biết bao nhiêu câu hỏi. Họ hỏi nhau như chưa bao giờ được hỏi. Đẹp kể chuyện gia đình cho Hai nghe. Đã tạm ổn với những điều cần biết. Đẹp với tay ra muốn cầm tay Hai sau thời gian dài xa cách. Nhưng Hai vẫn dấu đôi tay dưới bàn. Giằng co mãi, Hai mới đưa bàn tay cho Đẹp cầm... Không ngăn được nước mắt, Đẹp khóc òa. May mà tên quản giáo mới được bao thuốc lá ba số 5 của ai đó cho. Hắn ta đang sung sướng thả hồn mơ màng theo khói thuốc phì phà ở góc phòng - hú hồn cho Đẹp!

Tay Hai đây! Đôi tay chai đá nổi lên nhiều đường gân và nhiều vết sẹo ngang dọc, móng tay dài, ghẻ lở chưa kịp lành. Chắc vì vậy Hai không muốn cho Đẹp thấy, cố nén tiếng nấc vừa trong cổ họng thoát ra, nàng nói…

- May quá, em có đem theo thuốc bôi ghẻ và trụ sinh, anh nhớ chữa trị đi nhé!

Theo lệnh cán bộ thăm nuôi. Hôm nay là ngày Tết, trại ưu đãi cho " học viên " được ăn chung với thân nhân bữa trưa này, nhưng thời gian chỉ một giờ thôi. Chúng nó cũng khôn, dễ dàng với " Ngụy " một chút thôi, thì tha hồ được biếu xén quà cáp!

Đẹp vội bày thức ăn ra bàn: một con vịt quay, bánh mì... những món ăn mà Hai vẫn thích. Nhìn thấy Hai ăn ngấu nghiến, ngon lành như kẻ sắp chết đói vừa được bữa. Đẹp thấy thương chồng quá, hồi trước mời mọc lắm Hai mới ăn. Đẹp khẽ mỉm cười trong nước mắt. Sau cơn thèm khát được tạm ổn. Hai mắc cỡ ngẩng mặt lên gắp thức ăn cho Đẹp...

- Sao em không ăn đi?

Vô tình, Hai đưa Đẹp ra khỏi ý nghĩ " Chúng cai trị dân bằng cái bao tử ". Chúng muốn khuất phục kẻ bại trận bằng mấy củ khoai, sắn, bắp, bobo... Bữa đói, bữa no, chúng tàn ác quá! Chúng bóp chết tất cả mọi tự do của người dân, mà miệng lúc nào cũng huênh hoang khoe " Người dân được hưởng mọi quyền tự do để lừa bịp dư luận thế giới bên ngoài. Mọi người dân đều được quyền tự do dân chủ nhưng Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý. Người dân được quyền tự do ngôn luận nhưng không cho tự do báo chí, sợ báo chí đăng tải tất cả sự thật, vì sự thật quá phũ phàng. Không cho phát biểu tư tưởng, vì sợ người dân lên tiếng phê bình, chỉ trích, chống đối, vì quá nhiều sai trái trong chính sách cai trị. Tự do đi lại, nhưng đi đâu cũng phải xin phép, vì sợ người dân nhóm họp biểu tình, chống đối. Tự do tín ngưỡng, nhưng không cho thờ Phật, Chúa hay các Đấng mà người dân có lòng tin tưởng. Chúng bắt buộc dân phải treo hình "cụ Hồ" trong nhà. Nhưng chúng đã lầm rồi! Tất cả chúng tôi một lòng sẽ khuất phục mọi khó khăn, chúng tôi đợi có cơ hội sẽ bùng lên như bão táp phong ba. Đừng dồn chúng tôi vào chân tường nữa. Bây giờ, vì bại trận nên đành phải chịu lép vế, nhưng đa số không bán rẻ lương tâm đâu! Lầm rồi! Lầm rồi! Các ông à!

- À, em đang ăn đây!...

Muốn vừa lòng Hai, Đẹp nuốt vội miếng thịt, nhưng cổ họng như nghẹn không sao nuốt được... Miếng thịt sao mà nhạt nhẽo trước bao thống khổ mà các anh phải gánh chịu! Bữa ăn kéo dài với lời ân cần, thăm hỏi, dặn dò của các cặp vợ chồng tù nhân. Họ cố tranh thủ với thời gian để nói và nói. Bỗng giọng hằn học của tên quản giáo vang lên…

- Đã hết giờ thăm nuôi, các anh thu xếp vào trại.

Mọi người lục đục đứng lên, nét mặt rầu rĩ, thở dài. Đẹp lăng xăng kiểm lại đồ thăm nuôi trao cho Hai. Đẹp không quên dúi vào tay Hai một ít tiền và dặn dò:

- Anh cứ ăn uống thức ăn, đồ dùng... Em sẽ cố gắng đi thăm nuôi anh. Hẹn sẽ gặp nhau lần kế tiếp, anh cần món gì cứ viết thư cho em biết.

Đẹp hấp tấp nói vì sợ không còn giờ nữa. Hai lên tiếng cám ơn vợ với ý nghĩ " Nàng chu toàn quá! Tấm lòng của nàng sao to lớn quá, trước kia mình quá ích kỷ, chỉ biết sống cho mình và lời dị nghị người xung quanh mà đối xử với con riêng của nàng quá tệ bạc, không nhìn nhận chúng! Chắc vợ mình vì yêu thương mình mà câm nín chịu đựng, thật tội nghiệp cho nàng quá! Nay biết được thì mình quá hối hận vì đã sa vào cảnh ' chim lồng, cá chậu '! chắc nàng đã vất vả buôn bán tần tảo dành dụm, mẹ con nàng không dám ăn để lo cho mình ! "

Vợ chồng bịn rịn chia tay, Đẹp cố dấu nước mắt trong chiếc khăn tay để Hai yên tâm vào trại chờ đợi ngày gặp mặt tới...

Nhớ có lần Đẹp đưa tấm hình màu mà bạn nàng có dịp từ Mỹ về thăm quê chụp cho mẹ con nàng trong dịp Tết vừa qua để cán bộ duyệt xét chuyển cho Hai. Tên cán bộ trừng mắt nạt lớn…

- Hình ở ngoại quốc gởi về, không cho xem! Mấy tên Ngụy này có tư tưởng vọng ngoại!

Cố nén sự khinh bỉ cái quá ngu dốt của tên cán bộ, Đẹp vừa đưa tay chỉ vào hình mình trong tấm ảnh đó, vừa gượng cười nói:

- Cán bộ nhìn xem, có hình tôi ở trong tấm ảnh đây này, thì làm sao ở ngoại quốc gởi về hả cán bộ ? Vừa nói, Đẹp đưa tay chỉ vào tấm ảnh!

Để khỏa lấp sự quê mùa dốt nát của mình, tên cán bộ vội nạt lớn:

- Tôi đã bảo không được cho anh ấy xem hình nước ngoài. Hãy cất vào ngay đi!

Vì sợ tên cán bộ quê độ, phát cáu đuổi về, nên Đẹp đành riu ríu cất vào theo lệnh chúng.

Nói đến sự quê mùa, dốt nát của đám cán bộ cầm quyền thì không sao nói hết được. Trong trại có một nhà giáo vượt biên, anh ta luôn mang kính cận dày cộm, nếu mở kính ra, anh ta sẽ không thấy gì cả. Một hôm, tên cán bộ gặp anh nhà giáo đang đi băng ngang qua cái ao. Không biết vì tức bực chuyện gì hay vì tự ti mặc cảm. Tên cán bộ hung hãn nầy, đưa tay giựt lấy cái kiếng cận thị của anh nhà giáo kia vứt xuống ao, còn lên giọng…

- Khi nào cũng thấy anh mang kính. Lên mặt trí thức hả?

Anh nhà giáo gặp ngày xui, mất kính, không thấy đường về, may nhờ bạn bè tốt bụng, xuống ao mò lấy lên hộ anh.

Mấy bạn tù, khi nào thấy cán bộ từ xa đi tới phải tìm cách tránh né, nếu chạm mặt thì phải đứng nghiêm, xuôi tay, lên tiếng:

- Kính chào anh cán bộ ạ!

Vô phước anh tù nào đi qua khúc quanh này, không thấy cán bộ để tránh, với chùm chìa khóa trên tay mà anh cán bộ thường hay khua tròn xoe ra, bạn tù không sướt mặt, mũi, tay chân, cũng lở đầu u trán. Họ coi mạng sống con người thua gì con vật. Không chút nghĩ đến tình đồng bào, tình dân tộc.

Có những chuyến đi thăm nuôi, để rút ngắn thời gian trở về với con cái, Đẹp đã cùng các bạn mướn một ghe nhỏ chạy về Cà Mau sớm, để kịp lên xe đò trở về Sài Gòn. Thuyền nhỏ tròng trành lướt đi ven cửa biển. Thỉnh thoảng, có những tàu lớn đi qua, sóng ập đến thuyền nhỏ của Đẹp, chao đảo thấy mà sợ, mạn thuyền chỉ chừng gang tay là đến mặt nước sông. Đẹp không biết bơi mà cũng cả gan thử thách với biển cả, sông nước...

Những chuyến xe trở về Sài Gòn thường gặp trời mưa tầm tã. Bác tài xế già nua, mắt chèm nhèm thật là nguy hiểm. Có một lần Đẹp lên chiếc xe không có cái quạt nước. Mưa nặng hạt, mờ cả kiếng trước, chú lơ xe ngồi cạnh bên ngoài, thỉnh thoảng nhoài người ra, lấy khăn lau kiếng để bác tài thấy đường lái xe, mọi người ngồi trong xe -vì mệt mỏi, ngủ tỉnh bơ, không biết nguy hiểm là gì. Chỉ có Đẹp nhìn thấy, sợ quá, chỉ biết thầm cầu nguyện Trời Phật để được về an toàn với con cái. Nàng nghĩ thầm " nếu có chuyện bất trắc xảy ra, ai nuôi con đây!"

Ròng rã hơn ba năm trời Đẹp xuống Rạch Ruộng thăm nuôi Hai trong sức chịu đựng của nàng và con cái. Sau đó Hai được thả ra với thân tàn ma dại, đau ốm liên miên... Đẹp phải chạy vạy lo chạy chữa cho chồng thoát qua cơn bệnh tật với những phương thuốc gia truyền cây lá, vì khi đó kinh tế gia đình kiệt quệ. Sau đó tạm ổn với sức khỏe, Hai phụ vợ đi bán vé số, phụ Đẹp buôn bán đắp đổi qua ngày cho xong một kiếp người trong một đất nước không có ngày mai! Sau đó có chương trình HO cứu xét cho những người làm dưới guồng máy VNCH đi tù trên ba năm được định cư sang Mỹ. Nhưng Hai đi "học tập cải tạo" chỉ mới sáu tháng thì được thả ra vì đau ốm bệnh tật. Thật là "Tái Ông Mất Ngựa", trong cái may được về sớm, nhưng rủi là tù tội vượt biên không được tính vào- chỉ vì không có tiền để chạy tội này điền thế vào cái khác cho đủ số qui định như người lắm tiền nhiều bạc đã làm với tham nhũng của guồng máy Cộng Sản tràn lan. Nghèo đói, khổ lụy vươn mang cho Đẹp suốt một kiếp người " Hồng nhan phận bạc " Và rồi cuộc đời đứa con đầu của Đẹp là Thắm trãi ra....

Nỗi khổ nầy chung của cả quê,
Chồng đang "cải tạo" chốn sơn khê.
Hai vai gồng gánh quà nhân ngãi,
Thăm chồng cho vẹn nghĩa phu thê.
.
Ân nghĩa ba sinh phải có nhau,
Lên voi, xuống chó sá chi đâu!
Bảo táp phong ba, lòng chẳng ngại,
Nguyện thề ăn ở có trước sau…
.
Bao năm sống chết với chồng con,
Mong ước tơ duyên mãi vuông tròn
Nhưng tình có mãi đẹp như ý?!
Trọn đời còn giữ dạ sắc son?!!!

NGUYỄN NINH THUẬN

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.