Hôm nay,  

Đem Quá Khứ, Gửi Tương Lai

12/04/201400:00:00(Xem: 6342)
Thả Bóng về trời

Khi những chiếc bóng bay bé nhỏ màu vàng bay lên trời San Jose tại History Park thì những giọt nước mắt đã chảy xuống.

Mỗi chiếc bóng như 1 linh hồn mang theo giải lụa có tên từng vị anh hùng. Có 2 bóng không bay đi mà còn vương vấn trên ngọn cây thật cao. Có người nói tướng Lê Nguyên Vỹ còn ở lại. Đó là hình ảnh trưa thứ bẩy 5 tháng 4-2014 khánh thành bức tường tưởng niệm 7 vị anh hùng tiêu biểu của Việt Nam Cộng Hòa đã tuẫn tiết tháng 4-1975.

Trước khi tấm màn phủ được mở ra thì lần lượt các bóng bay được thả về trời.

Từ phía trái qua phải, cô cháu gái của trung tá cảnh sát Nguyễn văn Long bắt đầu. Bàn tay xúc động mở ra, bóng bay lên trời. 39 năm trước vào trưa 30 tháng 4-75 ông Long giã biệt xứ Huế, nằm xuống vĩnh viễn ngay giữa công viên thành phố Sài Gòn.

Người kế tiếp là anh Trần Việt con trai thứ năm của chuẩn tướng Trần văn Hai, tư lệnh sư đoàn 7. Tướng Hai quê Cần Thơ, uống thuốc tự vẫn tại căn cứ Đồng Tâm, Mỹ Tho trong lúc anh Việt đang theo học tại Hoa Kỳ. Kỷ niệm 30 tháng tư của sinh viên Trần Việt là mất cha, mất quê hương, xa gia đình. Anh bỏ trường đi rửa chén qua ngày.

Gia đình chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ tư lệnh sư đoàn 5 không về kịp. Cô Kiều Trang nguyên ca sĩ của phòng chính huấn, góa phụ của thiếu tá SĐ 5 BB cùng với trung úy Bội Ngọc nguyên là tù binh trận Lộc Ninh 72 rồi lại thêm tù cải tạo năm 75. Hai người cùng thả bóng lên trời. Nhưng hồn thiêng lưu dấu của tướng Vỹ sao không bay về Bến Cát. Cũng không bay về sinh quán xứ Sơn Tây. Bóng vàng vẫn còn mãi trên ngọn cây ở công viên lịch sử San Jose. Hình ảnh số 4 là của tướng Nguyễn khoa Nam được cả đại gia đình Nguyễn Khoa hiện diện. Ông Nam là vị tướng độc thân nhưng không cô đơn vì thuộc giòng họ Nguyễn Khoa đông đảo đất Thừa Thiên. 

Qua bóng số 5 trong tay anh em tướng Lê văn Hưng. Thật lạ lùng là 1 trong 2 người anh em họ hàng của ông Hưng lại là bác Lê văn Phụng, chủ nhân Ánh Hồng của San Jose. Ông bà là thành viên kỳ cựu của cộng đồng Việt Nam tại San Jose.

Con trai của tướng Phạm văn Phú và tùy viên của vị tư lệnh quân đoàn II đều có mặt để đưa bóng số 6 lên trời. Cả hai đều cư ngụ tại Bắc CA. Vẫn nhớ mãi về cội nguồn Hà Đông của thân phụ. 

Sau cùng bà quả phụ Hồ ngọc Cẩn, con trai và 2 cháu nội bay từ San Diego về để đưa chồng, đưa cha và ông nội về trời. Đúng 39 năm sau. Ông Hồ Ngọc Cẩn sinh quán Rạch Giá, trung sĩ thiếu sinh quân Vũng Tầu, chuẩn úy Đồng Đế, Nha Trang, trung tá trung đoàn trưởng sư đoàn 9 Sa Đéc, đại tá tỉnh trưởng Chương Thiện, bị cộng sản xử bắn tại Cần Thơ.

blank
Hình ảnh lễ khánh thành.

Lá cờ vinh dự

Ngay sau lễ nghi khai mạc với dàn quân nhạc số 191 hùng tráng của lục quân Hoa Kỳ, các em nhỏ thế hệ thứ 3 của thầy Phạm Huy Khuê, trung tâm võ thuật Hùng Vương gấp lá đại kỳ VNCH và cúi đầu trao cho bà Hồ ngọc Cẩn nhận vinh dự đại diện chung tất cả các tang gia.

Ban tổ chức đã có sự lựa chọn thích đáng vì bà Cẩn là người vợ duy nhất của một trong các vị anh hùng có mặt. Sau khi đại tá Cẩn bị xử bắn, bà đã trốn tránh kín đáo nuôi con, vượt biên rồi sau cùng tiếp tục âm thầm làm đủ mọi nghề tại Hoa Kỳ để nuôi con. Khởi sự cuộc sống gia binh với người chồng trung sĩ, cho đến năm 1975 bà vẫn sống đời vợ lính như hoàn cảnh 1 hạ sĩ quan. Không hề có tác phong của bà đại tá tỉnh trưởng.

Nếu gọi thế hệ của các chiến sĩ anh hùng là thế hệ thứ nhất thì đoàn viên Lam Sơn thuộc thế hệ thứ hai tuổi trung bình 40 và 50. Các em võ sinh võ đường Hùng Vương là thế hệ thứ ba. Đây là cơ hội cho 3 thế hệ họp mặt. Em võ sinh đã cúi đầu thật thấp dâng 2 tay lá đại kỳ cho người vợ lính, quê Thủ Đức. Bà Cẩn vốn là phụ nữ quê mùa bình dị nhận lá cờ, tay run run. Những đứa cháu nội của bà chia xẻ niềm xúc động, chợt thấy cả 1 thế giới mới lạ hiện về. Các cháu hơn 10 tuổi, sinh ra tại Mỹ làm sao biết được cái chết bi hùng của ông nội lại hiện ra dưới hình thức lạ lùng như vậy. Từ chiếc bóng vàng nhỏ bé đến lá cờ vàng vĩ đại. Những câu chuyện kể như trong truyền hình nay đã thành sự thực.

Lễ nghi quân cách

Chiếc xe bus rất dài màu xanh biếc, mới tinh đưa đoàn quân nhạc 191 của lục quân Hoa Kỳ từ bên kia cầu Golden Gate tiến vào San Jose History Park. Những anh chị lính kèn trẻ trung và nghiêm trang trong bộ đồng phục xanh thẫm áo khuy đồng. Đoàn diễn hành hùng dũng tiến vào lễ đài. Toán hầu kỳ hai cờ Mỹ Việt làm cho quan khách đồng hương cảm thấy dâng lên niềm hãnh diện. Khi đoàn quân chuẩn bị diễn hành, dàn trống đi trước, mạnh mẽ và sống động. Từ hàng 3 chuyển qua hàng 1, đội quân nhạc đi quanh tượng đài để tiến vào vị trí.


Tiếp theo là quốc kỳ VNCH. Phần truy điệu là điệu kèn TAP nổi danh từ thời Nam Bắc chiến tranh tại Mỹ. Cô hạ sĩ độc tấu bản nhạc nghe như vang vọng tiếng than van của thời lửa đạn giữa bầu trời nắng vàng và mây xanh trong mảnh vườn u tịch tại công viên Kelley vào đầu tháng 4. Người Việt tham dự ai nấy cũng xúc động.

Quan khách chính quyền

Trong hàng ghế danh dự, quan khách chính quyền gồm đủ mặt. Bà dân biểu Zoe Lofgren lên diễn đàn cho biết vừa từ thủ đô bay về. Bà sẽ đem hình ảnh của bức tường lịch sử này trở lên DC vào thứ hai tuần sau. Bà Lofgren vốn là nhà tranh đấu số 1 cho nhân quyền tại Việt Nam. Quan khách từ Santa Clara County đến San Jose city tham dự đủ mặt. Đặc biệt nhất là cả 5 vị ứng cử viên thị trưởng San Jose đều có mặt và cùng lên nói những lời tốt đẹp dành cho công trình bức tường Tưởng Niệm và Việt Museum.

Hai vị ứng cử viên Việt Nam tranh cử ghế số 7 thay thế cô Madison Nguyễn đều có mặt. Luật sư Nguyễn Tâm và cô Cẩm Vân.

Bà Alida, giám đốc công viên lịch sử San Jose nhìn bức tường tưởng niệm đã không nén được xúc động riêng tư khi nhớ đến kỷ niệm cũ về chiến tranh Việt Nam.

Năm 1969 bà có bạn trai 21 tuổi viết là thư từ Xuân Lộc về hỏi thăm em gái hậu phương. Lá thư giấy vàng nhầu nát bà còn giữ đến ngày nay. Người chiến binh 21 tuổi đã chết tại Long Khánh ngày 12 tháng 2-1970. Bà lên thủ đô, in dấu tên của người anh tiền tuyến từ bức tường với 58 ngàn danh tính tử sĩ Hoa Kỳ.

Hôm nay đứng trước bức tường anh hùng Việt Nam, bà nhớ lại người xưa và bà bật khóc.

blank
Hình ảnh lễ khánh thành.

Bức tường

Khi bức tường được mở ra, quan khách và đồng hương ai nấy đều sững sờ. Thực vậy, bức tường tuy kích thước trung bình nhưng hết sức rực rỡ với vẻ đẹp nghiêm trang.

Xây trên nền cao, hình ảnh rất nghệ thuật và những lời lẽ dẫn giải đặc biệt. Bức tường chia làm 3 phần có góc cạnh hài hòa. Ánh sáng mặt trời rọi vào tạo thành các hình ảnh phản chiếu như hòa hợp giữa hai cõi âm dương..Hình ảnh 7 vị anh hùng được xếp đặt nghệ thuật với đoàn chiến sĩ vô danh sống động phía sau.

Đây quả thực là 1 tác phẩm giá trị kể cả vật chất lẫn tinh thần. Tại Việt Museum là nơi mang ý nghĩa hướng về 300 ngàn thuyền nhân chết nơi biển cả. Là nơi ghi dấu 16 ngàn tử sĩ nằm lại nghĩa trang Biên Hòa. Ngày nay có thêm 7 vị anh hùng trở thành các nhà lãnh đạo cho những chiến binh và đồng bào hy sinh cho tự do.

Chuyện ông Hai. 

Nói đến tiểu sử 7 vị anh hùng, cộng đồng người Việt đã từng biết đến và đã từng sáng tác về đề tài liên hệ.

Riêng chuyện chuẩn tướng Trần văn Hai ít người biết rõ ràng. Nhân gặp được anh Trần Việt là người con trai của vị tư lệnh sư đoàn 7 bộ binh tại Đồng Tâm, chúng tôi ghi lại một vài mẩu chuyện đáng nhớ.

Tháng 4-1975 gia đình chuẩn tướng Hai đã có 6 người con. Biến cố xảy ra khi 2 người con trai du học tại Mỹ. Anh Trần Việt cho biết mấy ngày sau 30 tháng tư-75 tại Hoa Kỳ cơ quan phụ trách báo tin thân phụ anh tự tử tại Việt Nam.

Sau này Việt cho biết sĩ quan tùy viên đi từ Mỹ Tho về Saigon báo tin. Hoàn cảnh gia đình thất lạc, bà nội phải tự mình thuê xe Lam đi lấy xác con. Hãy tưởng tượng bà già tìm cách nào mà vào căn cứ Đồng Tâm tìm được xác vị tư lệnh chở trên xe Lam ba bánh đưa về Sài Gòn vào đầu tháng 5-75.

Tại Hoa Kỳ, sau khi bỏ học, đi làm, rồi đi học trở lại, anh Trần Việt định cư tại San Jose. 10 năm sau, 1985 gửi chui về cho gia đình 10 ngàn mỹ kim. Món tiền khá lớn vào thời kỳ đó. Ở quê nhà, có tiền sửa nhà, xây mộ. Hai năm trước, Việt lại về Sài Gòn từ giã bà mẹ thân yêu ngày xưa kết duyên với chàng trai võ bị ở miền duyên hải. Bây giờ tất cả ông bà cha mẹ đều nằm tại nghĩa trang gia đình tại Gò Vấp. Việt nói rằng thời gian đã quá lâu, thương đau cũng đã nhạt dần, nhưng khi cầm chiếc bóng vàng trong tay chợt thấy lòng nao nức lạ lùng.

Lời cuối gửi chiến hữu.

Ban tổ chức Lam Sơn đã hoàn tất bức tường, lễ khánh thành cũng đã xong. Về hình thức đã có nhiều khiếm khuyết rất cần cả trăm lời cảm ơn và ngàn lời xin lỗi. Nhưng phần nội dung còn giữ mãi ý nghĩa lâu dài.

Đó chính là ĐEM QUÁ KHỨ, GỬI TƯƠNG LAI

Xin lưu ý: Bức tường và Việt Museum nằm trong San Jose History Park 1650 Senter Rd. San Jose CA 95112, góc đường PheLand. Đi trên Senter quẹo vào Pheland. Ngày thường đậu xe phía trước và đi bộ vào. Thăm đài tưởng niệm theo ngày giờ Park mở cửa thường lệ 9am-5pm. Trừ ngày lễ hội đặc biệt. Việt Museum mở cửa 10am/4pm.

Phái đoàn thăm viếng có thể thu xếp chương trình riêng. (408) 316 8393

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.