Hôm nay,  

Chế Độ Phản Dân Tộc Hay LM Lý Phản Phé?

4/1/201400:00:00(View: 6269)

Thứ Trưởng Ngoại Giao CSVN Nguyễn Thanh Sơn vừa đi Canada hôm 12/3/2014, rồi sau đó đi Houston, Bắc và Nam California. Khi ghé Nam Cali, ông đã trả lời phỏng vấn Phố Bolsa tivi mạng.

Qua cuộc phỏng vấn, có những điểm đáng để ý sau đây:

Ông Sơn luôn nhắc là ông đi để thể hiện chính sách HOÀ HỢP HOÀ GIẢI. Chúng tôi biết là hoà hợp hoà giải (HHHG) hoàn toàn khác với hoà giải hoà hợp (HGHH). Khác ở chổ thứ tự trước sau, nếu CS phía ông Sơn và Việt Kiều (VK) là hai đối tượng thì HHHG đòi hỏi VK phải HỢP với CS trước, tức là chấp nhận chế độ CS, hợp tác với chế độ rồi mới GIẢI, tức là đối thoại - hợp tác trước, đối thoại sau. Trong khi HGHH đòi hỏi đối thoại ngang hàng trước, rồi mới xem là có nên hợp tác hay không nên hợp tác. Chủ điểm của ông Sơn là hải ngoại phải theo phía ông, ủng hộ phía ông để có thể được về nước thoải mái.

Ông rất kiêu căng luôn coi phía ông ở thế trên trước, thế ban phát khi ông luôn nói "vị thế vững vàng, uy tín rất tốt", ông hàm ý có thể phía ông không cần đến chúng tôi, nhưng vì không muốn chúng tôi trách là tại sao phía ông không nhớ đến chúng tôi - ông rất sấc.

Kiều hối cũng vậy, ông hàm ý là người Việt tỵ nạn chỉ là một trong rất nhiều nguồn kiều hối mà trong đó có xuất khẩu lao động và người thân cộng v.v.. và nó vận hành đều đặn để phục vụ chế độ ông, không bị ảnh hưởng bởi những người yêu dân chủ.

Ông cho rằng chuyến đi của ông rất thành công, Nghị Quyết 36 mà ông đang thực hiện rất thành công, những người ông gặp gỡ đều chấp nhận quan điểm của ông, từ ông nghị sĩ Ngô Thanh Hải ở đến những người nổi tiếng trong cộng đồng ở Canada, họ đều nhất trí đồng thuận với ông. Nhưng ngoài NS Hải, ông không cho biết họ là ai.

Ông cho rằng những nhà tranh đấu cho dân chủ ở trong nước đều là những tội phạm hình sự, Linh Mục Lý là người phản phé, và NS Hải nhất trí với ông về những đánh giá này của ông đối với những nhà tranh đấu trong nước. NS Hải hoàn toàn không có đề cập gì với ông về vấn đề đa nguyên đa đảng. Ông gặp NS Hải 2 lần, một lần chung với phía chính quyền Canada mà chính yếu là Bộ Ngoại Giao Canada, trên cơ sở đồng ngành/đồng cấp, và một lần gặp riêng và được hiểu là kín với tư cách chính quyền CSVN gặp gỡ cộng đồng VN và được NS Hải đồng thuận trong hầu hết các vấn đề, rất vui vẽ chấp nhận là hợp tình hợp lý và có cơ sở trong việc hình sự hoá các tù nhân lương tâm. Ông còn nói là có bàn nhiều vấn đề riêng tư - ông thâm thật!

Ông tuyên truyền về việc tổ chức đi thăm Trường Sa có Việt Kiều tham dự để cho thấy rằng chính quyền không có để mất biển đảo. Chúng tôi thấy rằng việc tổ chức du ngoạn thì dễ quá, việc dám lên tiếng, dám đẩy lùi sự gặm nhấm của TQ, hay kiện TQ ra tòa án quốc tế về đường lưỡi bò như Phi Luật Tân mới là điều đáng nói.

Ông lấy thế đang nắm chính quyền, đang khống chế đất nước để nhắc chúng tôi rằng nếu còn nhớ nhà, còn tình tự quê hương, còn muốn về VN thì nên quy hàng để được về nước. Ông vừa khai thác lòng yêu nước vừa hàm ý là yêu nước thì phải yêu chế độ của ông. Đối với Hoa Kỳ ông bắt dân VN làm con tin (tù nhân lương tâm) để mua bán. Đối với Việt Kiều ông sử dụng tình yêu quê hương làm con tin để áp đặt và khuất phục họ.


Ông nhìn những người yêu dân chủ ở hải ngoại như một lũ người già sắp chết đến nơi, nếu không quy hàng theo chế độ CS của ông thì không có cơ hội về nước, ông coi thường các thế hệ trẻ đang tranh đấu ở hải ngoại, đánh đồng việc đòi thay đổi dân chủ là do những người già của chế độ VNCH cũ.

Nhưng ! các cuộc gặp gỡ của ông ở các nơi đông người Việt như Nam California, Bắc California, Houston... vẫn là kín đáo, nếu không nói là bí mật và với một số rất ít người, truyền thông báo chí chính dòng chẳng thấy tham dự hay loan tin, tại sao ? - Nghị Quyết 36 của ông thành công là như thế sao ?

Kết:

Những tinh hoa ở trong nước, cái khúc ruột KHÔNG ngàn dặm thì bị đánh đập, trù dập, ngồi trong lao tù, bị xem là tội phạm hình sự. Việt kiều chúng tôi là những người không hy sinh hay can đảm bằng họ và chỉ có khả năng đi theo họ, đứng phía sau họ, chúng tôi có nên tin lời ông Sơn không? Chúng tôi nhận thấy là ông Sơn chỉ muốn dùng chúng tôi để làm cho êm ả việc tiến lên cấp độ "quan hệ chiến lược" với Hoa Kỳ (hiện giờ chỉ là "quan hệ toàn diện") và các quốc gia tây phương khác, như ông đại sứ David Shear đã từng nói là CS muốn có quan hệ cao hơn với HK thì không thể bất cần cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

Khi nào chế độ của ông Sơn (1) còn duy trì chủ nghĩa Mác-Lê, nghĩa là chuyên chính và không có chuyện đối lập hay đa nguyên đa đảng, và (2) còn đánh đập, bắt bớ, trù dập, giam cầm những nhân vật không khác gì chúng tôi nhưng chỉ vì họ đang ở trong nước, coi họ là những tội phạm hình sự, thì chúng tôi không thể "nghe những gì ông nói" mà chỉ muốn "nhìn những gì ông làm". Chuyện ông làm ở hải ngoại chỉ là bẫy rập để dụ dỗ chúng tôi nên "bó thân về dưới triều đình" của "hàng thần ngơ ngác".

Chính trị là tương quan quyền lực, tương quan sức mạnh, và sức mạnh của chúng tôi là dân chúng ở trong nước chứ không phải chính quyền HK, hay một vài cá nhân cộm cán, hay một vài hội đoàn nào đó, ông Sơn và chế độ của ông thừa biết điều này, nhưng ông cứ giả vờ và hứa hẹn. Một vài cá nhân hay một vài tổ chức có thể tin những lời hứa hão huyền của ông, muốn bắt tay với ông, hay nghĩ rằng mình đang thực hiện đường lối chính sách của đất nước thứ hai của mình. Chúng tôi muốn dân tộc Việt Nam được thoát ách độc tài, có khuôn chế độ dân chủ pháp trị, chúng tôi không phục vụ chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ hay muốn chia xẽ quyền lực trong chế độ mà ông đang tận lực duy trì và bảo vệ.

Ông và chế độ hãy thả Bùi Thị Minh Hằng, Lê Quốc Quân, Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ, Việt Khang, LM Lý và hàng trăm những tù nhân lương tâm khác, chính thức tuyên bố từ bỏ Mác-Lê trong Cương Lĩnh Đảng và Hiến Pháp của chế độ, trước khi nói chuyện yêu nước yêu dân tộc với chúng tôi.

http://phobolsatv.com/featured-video/httpyoutu-b::4ô6::tgoagr3ig/

Lê Minh Nguyên

30/3/2014

Reader's Comment
4/1/201421:01:19
Guest
Cac Ong cac Ba VK muon hop tac voi CSVN nen tim xem bo phim < 108 vi anh hung Luong Son Bac > roi hay quyet dinh co nen hop tac hay khong .
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Từ lâu, cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã được công luận cũng như giới sử gia coi là phải cam chịu nhiều thất bại trên chính trường. Bằng chứng hiển nhiên nhất là sau một nhiệm kỳ tại chức, năm 1980, ông không được tái đắc cử, chuyện hiếm có trong lịch sử tranh cử tổng thống Mỹ...
Người xưa vẫn thường dùng câu “Nam Kha nhất mộng” hay “Giấc mộng Nam Kha” câu chuyện Thuần Vu Phần ngủ mơ dưới gốc cây, để chỉ về những thứ vô thực, hư ảo, vượt xa tầm tay với của con người. Thời nay, có vị tổng thống đắc cử, chưa chính thức lên ngôi, nhưng đang ôm mộng bành trướng diện tích quốc gia, bằng đô-la thay vì đánh trận. Tổng thống đắc cử Donald Trump bước vào mùa lễ lớn cuối cùng trong năm 2024 với quả quyết sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama (Panama Canal); đòi mua Đan Mạch và gợi ý Canada có thể trở thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ.
Trong lúc ông Tô Lâm đang ồn ào “giống trống lệnh” (phòng chống lãng phí) thì nhà báo & nhà văn Lưu Trọng Văn nhỏ nhẹ tâm sự: “Nhà lý luận Nhị Lê nói với gã … cái mà chúng ta đang lãng phí gây ra tổn thất lớn nhất chính là lãng phí niềm tin.” Bộ thiệt vậy sao? Sao các nhà (nhà báo, nhà lý luận, nhà văn .. ) lại cứ cố nói vớt vát (và nói lấy được) như vậy cà? Có còn ai tin tưởng tí gì vào cái chế độ hiện hành đâu mà lại đặt vấn đề lãng nhách và lãng xẹt, vậy Trời ?
Cuối năm là lúc con người nhìn lại về giá trị cuộc sống. Một bài viết trên trang mạng The Conversation nêu vấn đề về những vực thẳm chính trị, các cuộc chiến tranh, áp bức… và con người vì thế cảm thấy vô vọng và bất lực khi chứng kiến những thế lực đen tối diễn ra khắp nơi trên thế giới. Liệu chúng ta có thể làm được điều gì đem lại thay đổi trước những bi hoại này hay không?
Danh hiệu “Nhân Vật Của Năm” do TIME bắt đầu từ năm 1927 – theo truyền thống được trao cho những người có ảnh hưởng đáng kể trong các sự kiện toàn cầu, từ chính trị đến văn hóa, môi trường, nghệ thuật. Những người được chọn đóng vai trò như một “thước đo phong vũ” về sức lan tỏa trong xã hội đương đại. Ảnh hưởng đó, theo tiêu chuẩn do chính TIME đề ra, có thể là “for better or for worse – làm cho thế giới tốt đẹp hơn hoặc tệ hại hơn.”
Tiễn 2024, thế giới sẽ chào đón một năm mới 2025 mang theo cả bóng tối lẫn ánh sáng. Các cuộc xung đột, sự phân cực chính trị và những rủi ro khôn lường là lời nhắc nhở về sự bất ổn của thời đại. Nhưng đồng thời, khả năng phục hồi kinh tế, sự phát triển công nghệ, tinh thần hợp tác quốc tế, hơi thở và sự sống còn bất khuất của từng người mẹ, từng đứa trẻ vực dậy và vươn lên từ những đống gạch vụn đổ nát ở Ukraine, ở Gaza, ở Syria… cũng là cảm hứng và hy vọng cho tương lai nhân loại. Nhà văn Albert Camus đã viết: “Giữa mùa đông lạnh giá nhất, tôi tìm thấy, trong mình, một mùa hè bất khả chiến bại.”* Thế giới năm 2025, với tất cả những hỗn loạn, vẫn mang đến cơ hội để con người vượt qua và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, tử tế hơn. Đó cũng là lời chúc chân thành cuối năm của toàn ban biên tập Việt Báo gửi đến quý độc giả: một năm 2025 tràn trề cơ hội và hy vọng.
Trong ba năm học gần đây, PEN America đã ghi nhận hàng loạt trường hợp cấm sách xảy ra trên toàn nước Mỹ, đặc biệt trong các trường công lập. Những nỗ lực xóa bỏ một số câu chuyện và bản sắc khỏi thư viện trường học không chỉ gia tăng mà còn trở thành dấu hiệu của một sự chuyển đổi lớn hơn, đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về tương lai của giáo dục công lập. Việc kiểm duyệt này phản ánh một xu hướng đáng lo ngại: sự tập trung vào việc kiểm soát nội dung văn hóa và giáo dục, thay vì khuyến khích học sinh tiếp cận kiến thức đa chiều.
Syria đang sống trong một bước ngoặt lịch sử sau khi chế độ độc tài sụp đổ nhanh chóng và Bashar al-Assad trốn sang Nga để tị nạn. Các nhóm nổi dậy chiến thắng đang cố gắng duy trì trật tự công cộng và thảo luận về các kịch bản cho tương lai. Lòng dân hân hoan về một khởi đầu mới đầy hứa hẹn pha trộn với những lo âu vì tương lai đất nước còn đầy bất trắc. Trong 54 năm qua, chế độ Assad đã cai trị đất nước như một tài sản riêng của gia đình và bảo vệ cho chế độ trường tồn là khẩu hiệu chung của giới thân cận.
Các số liệu gần đây cho thấy những thách thức mà nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt để phục hồi kinh tế cho năm 2025, khi quan hệ thương mại với thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc có thể xấu đi cùng lúc mức tiêu thụ trong nước vẫn sụt giảm. Và thật sự thì nền kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào? Việc đặt câu hỏi này ngày càng trở nên hợp lý khi Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng sản xuất trì trễ và tiền tệ mất giá kéo dài trong những năm gần đây. Đặc biệt, chính quyền Bắc Kinh dường như không muốn công khai toàn bộ thực trạng.
Chiều ngày Thứ Ba 17/12, tòa án New York kết án Luigi Mangione 11 tội danh, bao gồm tội giết người cấp độ 1, hai tội giết người cấp độ 2 cùng các tội danh khác về vũ khí và làm giả danh tính. Theo bản cáo trạng, một bồi thẩm đoàn ở Manhattan đã truy tố Mangione về tội giết người cấp độ hai là tội khủng bố. Tòa đã kết tội hành động của Luigi Mangione – một hành động nổi loạn khó có thể bào chữa dù đó là tiếng kêu cuối cùng của tuyệt vọng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.