Hôm nay,  

New Year, New You

01/03/201400:00:00(Xem: 5476)
“Năm mới tôi ước mình thực hiện được lời hứa, thở và cười nhiều hơn. Mỗi khi bước, bước những bước vững chãi và thảnh thơi, không để cuộc sống lôi tôi theo, không để điều xấu dìm tôi xuống, không để lòng tham kéo tôi lại và nhất là không quên nói những lời ái ngữ.”

Đó là tất cả ước nguyện của tôi khi sư cô hướng dẫn Pháp Đàm hỏi tôi và mọi người dự tính sẽ thực hiện điều gì tốt đẹp trong đầu năm 2014. Chúng tôi ngồi vòng tròn cùng nhau Pháp Đàm.

Buổi chiều cuối năm hôm ấy, bóng tối đổ xuống miền núi rất mau. Cái lạnh bắt đầu giăng nhè nhẹ và thấm vai áo tôi. Những chiếc lá xanh của hoa Súng lắc lư theo làn gió gợn lăn tăn trên mặt hồ Tu Viện, nhắc nhở tôi đêm Giao Thừa sắp về. Ánh trăng non khuyết vành mọc sớm phả xuống không gian một ánh sáng dịu ngọt, khiến mọi người như cảm thấy phút thiêng liêng gần kề. Sao đêm lấp lánh như những con đom đóm tranh nhau loé sáng.

Có bao giờ bạn bước đi thanh thản trong một khu vườn vào một đêm trăng sáng chưa? Cái cảm giác được ánh trăng soi sáng từng bước chân nó kỳ diệu lắm bạn ạ. Ánh trăng dìu dịu nhưng thật sáng rọi xuống người bạn, chỉ một màu trong suốt, dường như thứ ánh sáng ấy phát ra từ chính lòng bạn. Trăng gieo hạt vào bạn, bạn với trăng là một. Cũng cảm giác ấy tôi may mắn có được mỗi khi dự những buổi Pháp Đàm có sự chia sẻ quý báu của các tăng thân. Ý kiến của từng người được hỏi han, những kinh nghiệm tu tập quý báu cùng trao đổi. Đạo Phật được giảng dạy và tóm tắt lại, là những ánh trăng mát rượi, mới tinh, choàng vào người tôi, ôm ấp như vòng tay một người mẹ hiền.

Đêm đó tôi có cơ duyên nhìn trăng non đang lên nhưng ánh trăng Pháp Đàm thì ràn rụa tràn đầy.

Tôi lên Tu Viện dự một khoá tu học 5 ngày được tổ chức nhân những ngày nghỉ lễ cuối năm. Lợi dụng thời gian nghỉ dài tôi ghi danh, khăn gói đường xa về California tu học. Khoá tu này phần lớn dành cho người ngoại quốc và gia đình nên được giảng dạy bằng tiếng Anh. Ngay khi tôi ghi danh, chỗ ở trong dorm đã hết, tôi may mắn đi được, nhờ giờ cuối có người bỏ cuộc. Con số người ngoại quốc từ khắp nơi về tu học làm tôi ngạc nhiên. Nhìn những người thuộc đủ mọi sắc tộc, nói đủ mọi thứ tiếng nhưng biết đọc và viết tiếng Anh làm chính, về tụ hội chật kín thiền đường Thái Bình Dương khiến tôi thán phục biết bao nhiêu. Có cả những người từ Ấn Độ, Israel, Canada, Mexico và những quốc gia khác mà tôi chưa có dịp hỏi đến. Chưa kể họ ở các tiểu bang xa của nước Mỹ như New York, Chicago, Washington DC, Okalahoma hay bất cứ nơi nào đó, bay, lái xe về trong một quyết tâm tu học và sửa mình mãnh liệt.

Tôi được ở chung với 4 người phụ nữ khác trong một phòng có giường tầng(nam, nữ ở riêng, ngoại trừ gia đình). Hai người đến từ Oakland và San Francisco, hai người còn lại đến từ Arizona. Người nào cũng tự lái xe 7,8 tiếng đường dài không nghỉ. Thời khoá biểu tu học, 5 ngày với những sinh hoạt khác nhau giữ chúng tôi suốt ngày bận rộn. Hầu như sáng nào chúng tôi cũng cùng nhau dậy từ lúc 5 giờ. Đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, chúng tôi có mặt ở thiền đường để cùng nhau học thiền như phút tỉnh thức đầu ngày. Chúng tôi tập thở, tập thiền “thở vào tĩnh lặng, thở ra mỉm cười”. Bài học đơn giản thế mà, mỗi lần thở vào, óc tôi lao xao, nghĩ hết chuyện này đến chuyện kia, không sao tĩnh lặng. Kế tới 7 giờ, tôi dự lớp thể dục bằng khúc côn (stick exercise) trong 30 phút. 7 giờ 30 chúng tôi dùng điểm tâm trong im lặng. Lâu lâu một tiếng chuông lại gióng lên giúp mọi người dừng lại dù đang làm bất cứ chuyện gì. Ai lên đây đều nhớ và mang về trong đầu âm vang của “tiếng chuông tỉnh thức”. 9 giờ là giờ cùng làm, cùng thiền. Mọi người được chia nhóm cùng nhau lau dọn, chùi rửa hay cùng các sư anh, sư chị, sư em, sửa soạn bữa trưa sắp tới. Khi làm chúng tôi nhắc nhở nhau cười, làm trong hoan lạc và buông thư. 10 giờ 15, chúng tôi đi thiền hành. Mỗi bước đi, chậm, chắc, vững chãi và thảnh thơi, bỏ lại lo âu, phiền muộn, trở về hơi thở, về thân thể chính mình như về ngôi nhà thân yêu của mình vậy. 11 giờ 30 mọi người cùng vào thiền đường nghe giảng pháp. 12 giờ, cơm trưa diễn ra trong im lặng. Chúng tôi ăn chay nhưng món nào cũng được nấu với hết tấm lòng tươi nở nên ăn vào rất ngon. Chúng tôi ăn trong chánh niệm, chừng mực, nhai chậm, quay về hiện tại để tiếp xúc với thức ăn và tăng thân đang có mặt. Cố không để tâm ý bị lôi kéo bởi quá khứ, tương lai, những lo lắng, buồn giận và suy nghĩ vẩn vơ. 2 giờ 30 phút nghỉ ngơi, cùng nhau vào thiền đường nằm buông thư, ngủ hay nghỉ. 3 giờ rưỡi Pháp Đàm. 6 giờ chiều ăn tối. 7 giờ 30 truyền đạt 5 giới quý báu. 9 giờ 30 về dorm ngủ. Thời khoá biểu mỗi ngày đều diễn ra gần giống vậy ngoại trừ thêm hiking và đêm Giao Thừa có văn nghệ, thắp nến và nghi thức đón Giao Thừa vào nửa đêm. Các phật tử các nơi về dự lễ Giao Thừa và Năm Mới rất đông.


Nhìn thiền đường chật cứng Phật Tử, số người lên đến hàng ba bốn trăm người, lòng tôi bỗng xôn xao. Họ, những người ngoại quốc, mang gia đình, con cái, về cùng, im lặng tuyệt đối nghe pháp, ngồi thiền, ăn chay, chắp tay niệm Phật, hát tụng ca tiếng Anh, tiếng Phạn như đang hành lễ một thứ tôn giáo chính gốc của họ. Hầu như mỗi người tới đây đều có một hay nhiều nỗi khổ riêng. Đúng như câu người ta thường nói “Đạo Phật là đạo cứu khổ”. Những người bạn chung phòng, những người chia sẻ thắc mắc trong lúc Pháp Đàm, trong lúc truyền tụng Ngũ Giới, hầu hết đều gặp các vấn đề nan giải. Tất cả họ, nếu không mắc bệnh tâm thần, bệnh thể chất, vướng vào nghiện ngập hay gia đình ly tán, tan vỡ thì con cái họ, gia đình họ mắc phải. Họ tìm đến đạo như một cứu cánh giải thoát, họ tìm đến đạo như một môn học mở ra con đường hạnh phúc, giúp họ đổi đời. Nghe người phụ nữ da trắng bị ung thư ngực tâm sự với tôi “Bầu ngực của tôi bị cắt bỏ, giờ nó, không còn là của tôi nữa, nó chứa đầy silicone”. Tôi nghe mà rưng rưng muốn khóc. Họ chia sẻ và tự giới thiệu là bác sĩ, chuyên viên vật lý trị liệu, giáo sư, lập trình viên, dược sĩ, kỹ sư, công chức, v..v… nghĩa là những người có giáo dục với những tôn giáo khác nhau, không quản đường xa, không màng khác biệt ngôn ngữ, đến đây tìm đạo. Có người từng đến nhiều lần, nhiều năm, gặp gỡ người cùng chí hướng tại đây, lấy nhau, có con và cùng trở lại với con cái mình tu học. Họ lên chia sẻ cảm nghĩ, yên lặng nghe nhau nói, tôn kính và thương yêu nhau, tập luyện phương pháp thiền ôm, khiến ai xem cũng cảm động? Có lẽ điều thành công nhất ở đây là tổ chức có quy củ, phương pháp giảng dạy khoa học, đơn giản, dễ hiểu. Lý thuyết và thực hành luôn luôn đi đôi. Hơn nữa thực tập đòi hỏi sự chuyên cần thì kết quả mới thấy rõ.

Nhìn những đứa trẻ chạy nô tung tăng, cười giỡn dưới sự chăn dắt, dạy dỗ của các sư chị, sư anh, trong khi các bậc cha mẹ tóc vàng, da trắng áo bà ba nâu, nón lá đi thảnh thơi, nét mặt an nhiên tự tại, ai không bảo họ đang đi nghỉ hè chứ không phải đi tu học.

Sau 5 ngày tu dưỡng tinh thần, tôi trở về nhà như về từ một thế giới khác. Tôi đi làm lại, bương chải để kiếm cơm, chăm lo gia đình. Đời sống càng tất bật, kỹ thuật vi tính càng cao, con người càng chịu nhiều áp lực của công việc. Một người đôi khi phải làm việc của hai ba người khiến đầu óc rối bù, thời giờ cho gia đình và công việc bỗng trở nên thiếu thốn. Ai cũng lao vào dòng cuốn của cuộc sống, không biết dừng lại ngơi nghỉ. Khi nghỉ thì lại bận nghe nhạc, coi TV, phim bộ, chơi game online, bắt đầu óc lúc nào cũng làm việc, không bao giờ thư giãn. Mắt mỏi, trí mờ, chân tay bải hoải, sức khoẻ tâm thần cũng theo đó mà sút giảm.

Giờ không còn tiếng chuông tỉnh thức nhắc nhở tôi dừng lại mỗi khi đi, khi ăn, khi say sưa làm việc. Nhưng đã học được cách thực tập biết dừng lại, tôi cố gắng tự giác mỗi khi nóng giận. Ý thức được mình đang mất bình tĩnh tôi lập tức ngừng mọi hành động và trở về với hơi thở. Mỗi khi làm sai, ý thức được mình đang làm sai, biết dừng lại thì không còn tạo lỗi nữa. Năm giới luật quý giá mang về cho một năm mới, tôi nguyện làm lại con người mới. Tôi thở vào, thở ra, thở vào, thở ra, miệng mỉm cười an nhiên như một đứa bé đang ngủ.

Trịnh Thanh Thủy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.