Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Trần Thị Dung

2/25/201400:00:00(View: 7100)
LINH TỪ QUỐC MẪU: TRẦN THỊ DUNG (? - ?)

Trần Thị Dung là con gái Trần Lý, em Trần Thừa, Khi Thái tử Sảm đến làng Tức Mặc, thấy có sắc đẹp, lấy làm vợ. Năm 121O, Trần Thị được lập làm Nguyên phi. Đàm thái hậu là mẹ Huệ Tông, thấy họ Trần nắm giữ quyền bính, nên lo ngại, hất hủi Trần Thị và mấy lần muốn hạ độc. Năm 1216, Trần Thị được sắc phong Hoàng hậu. Năm 1225, nhà Lý mất ngôi. Hoàng hậu Trần Thị Dung giáng xuống làm Thiên cực Công chúa, để gả cho Trần Thủ Độ (hai người là chị em họ). Những cung nhân nhà Lý, thì đem gả cho các tù trưởng các mường.

Tháng 8 năm Bính tuất (1226), tổ chức đám cưới Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung, sau đó bà được phong làm Linh từ Quốc mẫu. Giặc Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất (1258), bà đã trực tiếp chỉ huy giới hoàng tộc rút khỏi kinh thành. Sau đó bà chỉ huy thu nhặt sắt thép, khích lệ các hiệp thợ rèn, ngày đêm rèn luyện vũ khí, cung cấp cho quân sĩ nhà Trần. Như vậy bà cũng có công lớn trong việc đánh đuổi quân Nguyên.


Bà Trần Thị Dung, Việt Sử Tiêu Án, (trang 69) viết: “Thái hậu là người đàn bà góa của nhà Lý đương triều, được xem như là mẹ của Thủ Độ, sao lại nỡ muối mặt, táng tâm đến thế, cái ngày thầy tăng chùa Chân Giáo lên cõi niết bàn, lại là ngày Hoàng hậu bị hạ giá, tuy đã đổi tên gọi là công chúa, nhưng ở trong họ còn là anh em gần; vì con nhà chài lưới chả biết lễ nghĩa là gì, tập tục loạn luân như thế, từ đời Kinh, Hấp đã có thế rồi...”.

*- Thiết nghĩ: Việt Sử Tiêu Án viết: “Con nhà chài lưới chả biết lễ nghĩa là gì...”, e rằng quá khắt khe chăng?! Vì chỉ có Trần Thị Dung hợp sức với Thủ Độ, mới dựng lên được nhà Trần. Cũng nhờ nhà Trần vững mạnh, mới trừ được loạn lạc trong nước và đủ sức mạnh để diệt quân Nguyên xâm lược?!

Cảm khái: Linh từ Quốc mẫu

Nào ngờ dân dã, được vua yêu?!
Duyên nợ trăm năm, lủng củng nhiều!
Nguy biến nước nhà, cùng gánh vác
Chung lưng góp sức đỡ tường xiêu!!!


Nguyễn Lộc Yên

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tôi vừa mới nghe ông Trần Văn Chánh phàn nàn: “Cũng như các hội nghề nghiệp khác, chưa từng thấy Hội nhà giáo Việt Nam, giới giáo chức đại học có một lời tuyên bố hay kiến nghị tập thể gì liên quan những vấn đề quốc kế dân sinh hệ trọng; thậm chí nhiều lần Trung Quốc lấn hiếp Việt Nam ở Biển Đông trong khoảng chục năm gần đây cũng thấy họ im phăng phắc, thủ khẩu như bình…”
Thế giới chưa an toàn và sẽ không an toàn chừng nào các lực lượng khủng bố trên thế giới vẫn còn tồn tại, một nhà báo, cựu phóng viên đài VOA từ Washington D.C. nói với BBC News Tiếng Việt hôm thứ Năm. Sự kiện nước Mỹ bị tấn công vào ngày 11 tháng 09 năm 2001 đã thức tỉnh thế giới về một chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan đang tồn tại trong lòng các nước Trung Đông. Giờ đây, sau 20 năm, liệu người Mỹ có cảm thấy an toàn hơn hay họ vẫn lo sợ về một cuộc tấn công khủng bố khác trên đất nước Hoa Kỳ hay nhằm vào công dân Mỹ ở nước ngoài.
Vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, những kẻ khủng bố Hồi giáo thuộc tổ chức mạng lưới Al-Qaida đã dùng bốn phi cơ dân sự làm thành một loại vũ khí quân sự để tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York và Lầu Năm Góc ở Washington D.C. Các sự kiện không tặc loại này là lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh của nhân loại và đã có hậu quả nghiêm trọng nhất trong lịch sử cận đại.
Thứ Bảy, ngày 11/09/2021, nước Mỹ tưởng niệm 20 năm vụ tấn công khủng bố thảm khốc nhắm vào tòa tháp đôi World Trade Center ở New York, bộ Quốc Phòng Mỹ ở gần Washington và ở Shanksville tại Pennsylvania. Gần 3.000 người chết, hơn 6.000 người bị thương. Hai mươi năm đã trôi qua, vẫn còn hơn 1.000 người chết đã không thể nhận dạng. Chấn thương tinh thần vẫn còn đó. Mối họa khủng bố vẫn đeo dai dẳng. Lễ tưởng niệm 20 năm vụ khủng bố gây chấn động thế giới diễn ra như thế nào, nhất là trong bối cảnh Hoa Kỳ triệt thoái toàn bộ binh sĩ khỏi Afghanistan sau đúng 20 năm tham chiến ? Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn với nhà báo Phạm Trần từ Washington.
Những em bé tò mò, lần đầu tiên ngước mắt lên trời, thấy trăng sao, lập tức nảy sinh ước muốn thám hiểm cõi mênh mông ở cuối, ở xa hơn tầm mắt mình. Lớn lên, ý thức được kích thước Vũ Trụ và giới hạn của đời người, biết đường dài dẫn tới một tinh cầu có thể đòi hỏi sự nối tiếp của muôn triệu kiếp người. Tỉnh ra và thất vọng. Ước muốn chỉ còn là ước mơ vương vấn nơi những truyện khoa học giả tưởng huyền hoặc vẽ ra hình ảnh một con tàu kỳ diệu: một ngày kia khoa học tiến bộ, hành khách đáp phi thuyền du lịch tối tân sẽ lọt vào cõi thời gian ngừng trôi, có cuộc đời dài vô tận, tha hồ chu du khắp cùng vũ trụ.
Như vậy, Chủ nghĩa Xã hội Cộng sản là của riêng ông Hồ và đảng CSVN. Nhân dân chưa bao giờ có cơ hội bỏ phiếu hay đồng thuận dưới bất kỳ hình thức trưng cầu ý kiến nào về sự chọn lựa này. Do đó, không làm gì có chuyện nhận dân “đã lựa chọn” nó mà sự thật là đảng CSVN đã áp đặt và tròng vào cổ người dân thứ Chủ nghĩa ngoại lai này. Đó là lý do tại sao đã có chống đối về mối họa Cộng sản từ bên trong hàng ngũ đảng và của một bộ phận không nhỏ quần chúng thuộc mọi thành phần trong xã hội.
Tờ New York Times dẫn lời một giáo sư đại học Berkeley về giáo dục và chính sách công là Bruce Fuller phát biểu rằng, "Newsom đã làm trước tổng thống Biden ba năm nếu nói về chính sách giúp đỡ các gia đình. Bất cứ những phụ huynh hay người ông bà nào ủng hộ việc bãi nhiệm là đang bỏ phiếu chống lại quyền lợi của chính họ". Hay có thể nói thêm rằng, họ đang chống lại những chính sách an sinh và y tế mà họ đang được thụ hưởng, những sự đầu tư vào giáo dục, vào công ăn việc làm cho chính con cái họ.
Bỉnh bút Thái Thanh (Tạp Chí Luật Khoa) kết luận: “ Trong đại dịch lần này hay các đợt khủng hoảng không thể biết trước trong tương lai, tôn giáo có thể trở thành một bàn tay vững chắc để trợ giúp, nâng đỡ tinh thần của người dân. Và điều đó chỉ thành hiện thực khi nhà nước tháo bỏ các chính sách kiểm soát khắc nghiệt dành cho các tổ chức tôn giáo.” Tôi thì (trộm) nghĩ khác, bi quan hơn thế: “Điều đó chỉ thành hiện thực” khi chế độ hiện hành ngưng hiện hữu. Đảng tắt thở thì cuộc đời mới thở (NCT).
Sau khi các nước ngoài rút quân ra khỏi Afghanistan, lực lượng Hồi giáo cực đoan Taliban đã lên nắm quyền. Ngay trong lễ mừng chiến thắng, Taliban lo ráo riết chuẩn bị thành lập chính phủ và thành phần các nhân vật tham gia có thể được công bố trong thời gian tới. Nhưng có nhiều suy đoán cho là trong nội các mới nữ giời sẽ có ít và nắm giử các chức vụ khiêm nhường, điều chắc chắn đặc biệt nhất là những người đã phục vụ trong chế độ củ sẽ không còn được trọng dụng. Nhưng vụ đánh bom tại phi trường Kabul hôm 26/8 khiến cho ít nhất 180 người thiệt mạng, trong đó có 13 binh sĩ Mỹ cho thấy một sự thật khác hẳn: Tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) chủ động khủng bố và đã lên tiếng nhận trách nhiệm. Mỹ đã đáp trả bằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở tỉnh Nangarhar, miền đông Afghanistan, và kết quả là nhà lảnh đạo IS trong "Tỉnh Khorasan" (IS-K) đã bị giết.
TÓM TẮT Thị trường hữu hiệu vì tổng hợp mọi quyết định trong xã hội để đạt đến mức giá chung phù hợp nhất với các dữ kiện đang có (efficient market theory.) Ngược lại nếu giá cả do nhà nước đơn phương quyết định sẽ sai lệch. Giá cả trong thị trường, giống như bãi đấu thầu, không phải lúc nào cũng hợp lý do mỗi người dự đoán giá sẽ còn tăng hay giảm. Tâm lý hùa theo đám đông và tên khờ cuối cùng (Last Fool Theory) rất tai hại trong Kinh Tế Hành Vi (Behavioral Economics) Kinh Tế Phức Tạp (Complexity Economics) tìm hiểu những tác động từ bên ngoài như đại dịch, chiến tranh, phát minh…lên nền kinh tế.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.