Hôm nay,  

Từ Thượng Đỉnh ASEAN- Nhật Bản tới Ô. John Kerry

17/12/201300:00:00(Xem: 4053)
Chỉ trong tuần qua, người ta đã chứng kiến những diễn biến nổi bật trên sân khấu chính trị thế giới, đó là cuộc họp Thượng Đỉnh ASEAN-Nhật Bản tại Tokyo ngày 14-15 Tháng 12/2013, cuộc chạm trán giữa tàu chiến Trung Quốc- Hoa Kỳ trên Biển Đông và chuyến viếng thăm Việt Nam của Ô. John Kerry vào ngày 14/12/2013.

Cuộc họp Thượng Đình ASEAN- Nhật Bản do tình cờ đã diễn ra giữa lúc căng thẳng ở Biển Hoa Đông bước vào khúc quanh mới khi Hoa Lục đơn phương tuyên bố “ Vùng Nhận Dạng Phòng Không” trùng lấp lên không phận của Nhật Bản và Nam Hàn. Thật là cơ hội may cho Ô. Abe. Cứ qua hình ảnh và tường thuật của báo chí, ông nổi bật lên như là một “minh chủ” rất khà ái đối với tất cả các lãnh đạo của Đông Nam Á. Ông tuơi cười, thân mật, hòa nhã, khiêm cung và dĩ nhiên, lợi dụng cơ hội ngàn vàng, ông khéo léo thông báo cho giang hồ bốn phương biết về nguy cơ bất ổn cho Đông Nam Á và một tương lai đen tối có thể xảy ra nếu an toàn hàng không lẫn hàng hải quốc tế không được bảo đảm. Điều này ông đã cảnh báo Á Châu từ năm 2007 nhưng chẳng ai lắng nghe. Nhưng nay thì theo Ô. Jeff Kingston, giám đốc chương trình nghiên cứu Châu Á tại Đại Học Temple của Nhật Bản, “ Hiện ASEAN đang muốn lôi kéo Nhật trở thành đối trọng với Trung Quốc. Khi ông Abe tới thăm khu vực, ông quảng bá điều gọi là ‘Vòng cung Tự do và thịnh vượng’ dựa trên các giá trị chung. Và khái niệm này rõ ràng nhắm vào việc khống chế Trung Quốc. Và hồi năm 2007, khái niệm đó đã được đón nhận một cách khá lạnh nhạt. Giờ tôi nghĩ rằng Trung Quốc đã hảnh động đáng sợ hơn. Và chính vì thế tôi nghĩ rằng sự đón nhận đã nhiệt thành hơn và tôi nghĩ rằng các nước ASEAN đang ở trong một thế thủ." (thế phải chuẩn bị đối phó) (VOA tiếng Việt). Từ viễn ảnh không mấy tốt đẹp đó, ông đưa ra phương thuật chữa trị bằng hợp tác, tương kính, không can thiệp vào nội bộ của nhau mà chỉ vì sự ổn định và phát triển của Đông Nam Á với cam kết 19 tỷ đôla viện trợ và khoản vay cho khu vực cũng như tăng cường hợp tác quốc phòng. Thật là món quà từ trên trời rơi xuống. Các nước Đông Nam Á “từ huề đến ăn” dại gì không đón nhận? Cũng qua cuộc họp thượng đỉnh này, người ta thấy vai trò của Việt Nam nổi bật lên như là một nhân tố trội yếu của khối ASEAN. Từ việc Ô. Nguyễn Tấn Dũng ngồi cạnh ông trong các buổi họp cho tới việc hai vị thủ tướng có cuộc họp riêng trong đó Nhật Bản hứa cung cấp tuần dương hạm cho lực lượng duyên phòng/ cảnh sát biển của Việt Nam. “Thông Tấn Xã Kyodo của Nhật đưa tin tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam ở Tokyo, Thủ tướng Shinzo Abe nhấn mạnh sự hợp tác Việt-Nhật hết sức quan trọng đối với hòa bình-ổn định khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực duy trì trật tự hàng hải và hàng không quốc tế.” (VOA tiếng Việt). Hình ảnh này làm Hoa Lục giận điên người. Mình là một “đại môn phái” muốn trở thành “minh chủ” của Á Châu rồi từ đó trở thành lãnh đạo thế giới mà các “bang phái” mình muốn chinh phục lại tụ hội tại quốc gia sát nách nhà mình để cùng một “đại môn phái” khác hình thành kế họach chống lại mình…thì quả thật đây là “cú đấm vào mặt”. Theo tôi nghĩ những phản ứng nặng nề của Hoa Lục nhắm vào Nhật Bản không tác dụng gì. Cuộc khủng hoảng Á Châu chỉ được giải quyết khi Hoa Lục thay đổi sách lược ngọai giao, trong đó việc tôn trọng chủ quyền, sống chung hòa bình với Nhật Bản cùng các quốc gia Đông Nam Á là chìa khóa của vấn đề.

Trong khí diễn biến chính trị sôi động như thế thì Biển Đông lại dậy sóng. Báo chí thế giới đều đồng loạt loan tin vào ngày 05/12/2013 “Tàu chíến Mỹ và Trung Quốc suýt đụng nhau tại Biển Đông”. Phía Hoa Kỳ nói rằng tàu chiến Mỹ đang họat động trên vùng hải phận quốc tế thì tàu Trung Quốc tiến tới cho nên phải né qua một bên để tránh đụng chạm. Còn phía Trung Quốc nói rằng tàu chiến Mỹ đã tới gần để do thám tàu sân bay Liêu Ninh và gây cản trở, làm phiền (harassed) họat động của tàu này cho nên Trung Quốc phải phái tàu chiến tới ngăn cản. Chưa biết phải-trái thế nào nhưng sự kiện cho thấy đây là một diễn chưa từng thấy từ trước đến giờ. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử có sự “cọ sát trên biển” giữa tàu chiến Trung Quốc và Mỹ.

Chuyến thăm Việt Nam bất ngờ của Ô. John Kerry, trước dự định vào năm 2014 phản ảnh hai sự kiện quan trọng khiến Hoa Kỳ phải cấp tốc điều chỉnh lại kế họach “Tái Cân Bằng Lực Lượng”. Đó là việc Hoa Lục đơn phương tuyên bố “Vùng Nhận Dạng Phòng Không” khiến Hoa Kỳ phải đưa máy bay B-52 dù không vũ trang vào vùng này để trấn an Nhật Bản và sự kiện tàu chiến Mỹ và Hoa Lục “giáp mặt nhau” ở Biển Đông. Đây có thể là một khúc quanh (turning point) làm xoay chuyển tình hình thế giới. Từ trước tới giờ Hoa Kỳ vẫn ứng xử như một người đứng ngòai “không theo bên nào” giống như một trọng tài trên võ đài, chạy vòng quanh nhắc nhở các võ sĩ chớ đánh “sai luật”. Nhưng nay thì Hoa Kỳ không thể “giả vờ” đóng vai trò “trọng tài” nữa rồi mà phải vén tay áo lâm trận, dù đang ở mức độ “tự chế”. Cứ thử tưởng tượng nếu tình hình căng thẳng thêm nữa, Hoa Kỳ phải đưa hàng không mẫu hạm, tàu chiến vào đây, lúc đó tàu chiến của Hoa Lục không nổ súng nhưng cứ tiến đến gần ngăn cản, liệu Hoa Kỳ có dám nổ súng hay không? Đúng là chuyện dở khóc dở cười, đánh thì không được mà nhịn thì không xong! Do đó đúng như học giả Carl Thayer nhận định kế họach “tái cân bằng lực lượng” của Hoa Kỳ hiện “ có vấn đề” và phải “ cân bằng lại kế họach tái cân bằng lực lượng” bằng cách hối hả gửi Ô. John Kerry tới Việt Nam và Phi Luật Tân. Xin nhớ cho trên đời này dù mình là siêu cường hay “võ lâm chí tôn” nhưng có những chuyện một mình không làm được mà phải có đồng minh, người hợp tác (partner), bạn bè hay đàn em.

Dĩ nhiên Ô. John Kerry khi gặp các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng sẽ phải đề cập tới vấn đề nhân quyền bởi vì nếu ông không nói gì cả, khi ông quay trở về nước, ông sẽ “điêu đứng” với các ông bà dân biểu, thượng nghị sĩ vốn sống nhờ phiếu của cử tri. Nhưng đúng như nhận định của các nhà quan sát thế giới” kinh tế và an ninh Biển Đông” là hai trọng điểm của chuyến đi này và cũng là chíến lược ngọai giao lâu dài của Hoa Kỳ như nhận xét của học giả Carl Thayer, “Các nghị trình kinh tế và an ninh thực tiễn đã chiếm ưu tiên so với nhân quyền trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Việt Nam.” (VOA) Bằng cớ là sau khi “giảng giải”về lợi ích của việc tôn trọng nhân quyền, lợi dụng dịp này ông công kích Hoa Lục về khu vực phòng không mới bên trên các hòn đảo đang có tranh chấp với Nhật Bản trong biển Hoa Ðông. Ông cảnh báo Bắc Kinh không nên tính tới việc có các biện pháp song phương tương tự ở những nơi khác, kể cả Biển Hoa Nam, mà Việt Nam gọi là Biển Ðông.” Sau đó ông đưa ra “củ cà-rốt” khá tuơi tắn, đó là “Hoa Kỳ sẽ cung cấp thêm 32.5 triệu USD để giúp các nước Đông Nam Á bảo vệ vùng lãnh hải của họ và bảo đảm tự do hàng hải. Riêng Việt Nam sẽ nhận tới 18 triệu USD, trong đó gồm 5 tàu tuần tra cao tốc sẽ được trao cho ngành cảnh sát biển”. (BBC trích dẫn nguồn tin AP) và những lời lẽ rất cảm động về việc bảo vệ báu vật của thế giới là Sông Mekong khi ông đứng trên bờ kênh ấp Kiến Vàng, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau: “Không một nước nào có quyền tước bỏ nguồn sống, hệ sinh thái của nước khác. Sông Mekong là tài sản toàn cầu, là báu vật của cả khu vực.” Khi tuyên bố như vậy ông ám chỉ Hoa Lục đang có kế họach xây một số đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho dời sông và môi trường của 60 triệu dân ở hạ lưu.

Nhận định:

Qua tuyên bố của Ô. Abe trong cuộc họp Thượng Đỉnh ASEAN-Nhật Bản tại Tokyo ngày 15/12/2013, “Sự hợp tác Việt-Nhật hết sức quan trọng đối với hòa bình-ổn định khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực duy trì trật tự hàng hải và hàng không quốc tế.” (VOA tiếng Việt) và nhận định của Ô. John Kerry trong chuyến thăm bất ngờ tới Việt Nam, “ Hòa bình và ổn định tại Biển Đông là ưu tiên hàng đầu đối với Washington cũng như các nước trong khu vực và Hoa Kỳ phản đối các chiến thuật uy hiếp, gây hấn trong các tuyên bố chủ quyền. “ cho thấy sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế và tăng cường khả năng phòng thủ của Việt Nam là “chìa khóa” tạo ổn định cho Đông Nam Á và Biển Đông. Sự hiện diện của Hoa Kỳ và sự mở rộng tầm ảnh hưởng của Nhật Bản trong khu vực là “điều kiện cần” nhưng chưa đủ. Các chiến lược gia Hoa Kỳ, Nhật Bản và có thể cả thế giới đều nhận thấy điều này. Chính vì thế mà Việt Nam bỗng nhiên trở thành trọng điểm chiến lược và là cái phao cứu hộ, đúng ra là cái “lá chắn” cho Đông Nam Á trong khi Phi Luật Tân có chung nguy cơ nhưng vì yếu quá cho nên không cáng đáng nổi trong trách. Việc Ô. John Kerry cảnh cáo Hoa Lục không nên áp đặt “Vùng Nhận Dạng Phòng Không” mới tại Biển Đông sẽ trùm phủ lên Đường Lưỡi Bò cũng là lời tiên tri về việc Hoa Lục có thể sẽ làm chuyện phiêu lưu đó. Hoa Lục hiện giờ không có đường lui mà chỉ có tiến và đây có thể là chiến lược mở đường cho tàu chiến Trung Quốc ngang nhiên tiến vào Biển Đông để bảo vệ không phận của mình. Nếu sự kiện đó xảy ra và xác xuất lớn là có thể xảy ra, lúc đó người chịu áp lực nặng nề nhất là Việt Nam. Để giữ vững vị trí siêu cường và an ninh lâu dài của chính mình, Hoa Kỳ phải hành động mạnh mẽ. Như thế một cuộc chiến có tầm vóc thế giới có thể nổ ra, không phải trên đất liền mà là trên biển Việt Nam. Một “Vietnam War “ thứ hai tái diễn trên Biển Đông chăng?

Đào Văn Bình
(California ngày 16/12/2013)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.