Hôm nay,  

Trần Lãng Minh, Nga Mi: Tìm Hồn Nhạc Trong Sử Việt

12/3/201300:00:00(View: 7708)
Mỗi chuyến đi là một góc trời khám phá mới -- và cuộc đời của cặp vợ chồng nhạc sĩ Trần Lãng Minh và ca sĩ Nga Mi là những chuyến đi không ngừng nghỉ.

Cặp tình nhân nghệ sĩ họ Trần này nhiều năm nay nổi tiếng tới với các chương trình nghệ thuật Phong Châu Mở Hội, và các hoạt động bảo tồn và phát triển âm nhạc truyền thông qua tổ chức bất vụ lợi có tên là Trung Tâm Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam. Từ các chuyến đi thu thập tài liệu và âm điệu dân gian đang trên đường bị quên lãng, hai người đã bước qua kiêm nhiệm thêm lĩnh vực mới: quay phim về văn hóa cổ Việt.

Trong chuyến đi 4 tháng vừa qua tại Việt Nam, trong khi đi tìm hiểu về các điệu nhạc cổ miền núi rừng Tây Bắc, những nơi xuất phát tộc người Việt cổ, hai nghệ sĩ Trần Lãng Minh và Nga Mi đã có cơ duyên gặp nhiều nguồn tài liệu mới.

Tiếp chuyện tại nhà riêng ở Santa Ana, nhạc sĩ Trần Lãng Minh và ca sĩ Nga Mi đã đứng trải dài tấm tranh Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ (tranh vẽ Trúc Lâm Đại Sĩ xuất núi), một ấn bản mà anh chị thỉnh được qua sự giới thiệu của Trần Quang Đức -- một chuyên gia Hán Nôm ở Hà Nội, và là tác giả cuốn sách nghiên cứu “Áo Mũ Ngàn Năm.” Tấm tranh trải dài cả gần 10 mét, vẽ từ đời nhà Trần, là họa phẩm tranh thủy mặc kết hợp với thư pháp, tả cảnh Trúc Lâm đại sĩ (tức Trần Nhân Tông) từ động Vũ Lâm xuất du. Bức trang gốc đã đấu giá ở Hồng Kông, bán tới 1,8 triệu Mỹ Kim.
tran-lang-minh-1-resized
Cặp vợ chồng nhạc sĩ Trần Lãng Minh và ca sĩ Nga Mi trải tấm trang dài gần 10 mét để phóng viên chụp ảnh. (Photo PTH)

Có một chi tiết rất ít người biết, mà trong giao tình nhiều thập niên tôi đã có cơ duyên biết được: Nhạc sĩ Trần Lãng Minh là hậu duệ hoàng tộc nhà Trần. Nhưng chuyến đi này, không thuần túy đi tìm sử liệu nhà Trần; hai người đã được tiếp cận với, không chỉ về âm nhạc truyền thống mà cả những nét văn hóa cổ. Như chiếc áo của người quyền chức cổ trên vùng Cao Bằng. Hay một tấm mộc bản xưa cổ nhiều thế kỷ. Và đặc biệt, một lá cờ theo mô hình lập quốc của Nùng Trí Cao (1025-1055), người được thờ ở Cao Bằng và đã từng tổ chức một cuộc nổi dậy ở vùng biên cương giữa Đại Việt và nhà Tống giữa thế kỷ 11, thời vua Lý Thái Tông và Tống Nhân Tông.

Nhạc sĩ Trần Lãng Minh chỉ vào hai chữ Hán trên lá cờ và nói, đó là hai chữ “Đại Nam” do chuyên gia cổ học Trần Quang Đức viết lên cho anh chị, làm lưu niệm về lá cờ; đó là cờ khởi nghĩa của Nùng Trí Cao khi xưng vương, lập quốc là Đạị Nam. Bên Trung Quốc gọi họ Nùng là phiến loạn của người TQ, vì Nùng đã đưa quân đánh Trung Quốc và chiếm được 8 châu của TQ. Bên Việt Nam gọi Nùng là phiến loạn của Việt Nam vì đất Cao Bằng là của Việt Nam.

Trần Lãng Minh nói, hiển nhiên họ Nùng là người Việt mình, vì lấy tên quốc gia là “Đại Nam,” là phân biệt hẳn với phương Bắc. Thêm nữa, nhạc sĩ nói, họ Nùng từng được một cựu tướng nhà Trần hướng dẫn về nghi lễ phép tắc, và nhà vua Việt Nam lúc đó đã gả một công chúa cho họ Nùng.

Nhạc sĩ Trần Lãng Minh và ca sĩ Nga Mi dự định đầu năm tới sẽ có một chuyến đi sưu khaỏ nữa, nhưng không chỉ riêng về vùng Cao Bằng mà sẽ tới tận Yên Tử, nơi các vua nhà Trần sau khi rời ngôi vua là lên núi ẩn tu.
tran-lang-minh-2-py-resized
Hàng trên, Trần Lãng Minh và tấm mộc bản cổ, và tấm đaị kỳ khởi nghĩa của Nùng Trí cao; Hàng dưới: áo danh gia vọng tộc của người Nùng. Thư pháp do Trần Lãng Minh tự vẽ. (Photo PTH)

Anh nói, tất cả hình ảnh sẽ quay phim lại, để làm tài liệu, và khi ra hải ngoại, có thể sẽ soạn lại thành một kịch bản mới về nhân vật Nùng Trí Cao, cũng như về một số sự kiện thời nhà Lý, nhà Trần.

Nhạc sĩ Trần Lãng Minh nói, tìm được các ca khúc cổ, các điệu nhạc cổ là điều cực kỳ hứng thú. Nhưng để gắn tất cả các ca khúc cổ này vào một bối cảnh cổ, sẽ cần tới thể loại khác, như phim, hay nhạc kịch... mới nêu lên sức mạnh của âm nhạc được. Vì âm nhạc không chia cách với đời sống; nói là hồn người, là cái gắn bó không rời với ngôn ngữ và ước mơ của nhân loaị.

Có vẻ như Phong Châu Mở Hội sẽ bị vượt qua rất là xa, nếu ước mơ của cặp tình nhân Trần Lãng Minh-Nga Mi thực hiện được.

Khi tôi đứng lên và nói lời chúc lành, cặp nghệ sĩ Trần Lãng Minh và Nga Mi đã nhờ tôi cầm một chi phiếu 1,000 đôla để nhờ Việt Báo chuyển giùm cho cứu trợ bão lụt Philippines và lũ lụt Miền Trung VN.

Nhìn ca sĩ Nga Mi ký tên vào chi phiếu, tôi suy nghĩ, Âm nhạc là bay bổng trên mây, là đôi cánh nâng cao nhân loại -- nhưng chính lòng từ bi, yêu thương và giúp đời, như hành động cứu trợ lặng lẽ này, mới là cội nguồn sâu thẳm cho âm nhạc.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một người không có trí nhớ, hoặc mất trí nhớ, cuộc đời người ấy sẽ ra sao? Giả thiết người ấy là ta, cuộc đời ta sẽ như thế nào? Ai cũng có thể tự đặt câu hỏi như vậy và tự cảm nghiệm về ý nghĩa của câu hỏi ấy. Sinh hoạt của một người, trong từng giây phút, không thể không có trí nhớ. Cho đến một sinh vật hạ đẳng mà chúng ta có thể biết, cũng không thể tồn tại nếu nó không có trí nhớ. Trí nhớ, Sanskrit nói là smṛti, Pāli nói là sati, và từ Hán tương đương là niệm, cũng gọi là ức niệm, tùy niệm. Nói theo ngôn ngữ thường dùng hiện đại, niệm là ký ức. Đó là khả năng ghi nhớ những gì đã xảy ra, thậm chí trong thời gian ngắn nhất, một sát-na, mà ý thức thô phù của ta không thể đo được.
Ba mươi năm trước tôi là thành viên hội đồng quản trị của một cơ quan xã hội giúp người tị nạn trong khu vực phía đông Vịnh San Francisco (East Bay) nên khi đó đã có dịp tiếp xúc với người tị nạn Afghan. Nhiều người Afghan đã đến Mỹ theo diện tị nạn cộng sản sau khi Hồng quân Liên Xô xâm chiếm đất nước của họ và cũng có người tị nạn vì bị chính quyền Taliban đàn áp. Người Afghan là nạn nhân của hai chế độ khác nhau trên quê hương, chế độ cộng sản và chế độ Hồi giáo cực đoan.
Bà Merkel là một người đàn bà giản dị và khiêm tốn, nhưng nhiều đối thủ chính trị lại rất nể trọng bà, họ đã truyền cho nhau một kinh nghiệm quý báu là “Không bao giờ được đánh giá thấp bà Merkel”.
Hai cụm từ trọng cung (supply-side) và trọng cầu (demand-side) thường dùng cho chính sách kinh tế trong nước Mỹ (đảng Cộng Hòa trọng cung, Dân Chủ trọng cầu) nhưng đồng thời cũng thể hiện hai mô hình phát triển của Hoa Kỳ (trọng cầu) và Trung Quốc (trọng cung). Bài viết này sẽ tìm hiểu cả hai trường hợp. Trọng cung là chủ trương kinh tế của đảng Cộng Hoà từ thời Tổng Thống Ronald Reagan nhằm cắt giảm thuế má để khuyến khích người có tiền tăng gia đầu tư sản xuất. Mức cung tăng (sản xuất tăng) vừa hạ thấp giá cả hàng hóa và dịch vụ lại tạo thêm công ăn việc làm mới. Nhờ vậy mức cầu theo đó cũng tăng giúp cho kinh tế phát triển để mang lại lợi ích cho mọi thành phần trong xã hội. Giảm thuế lại thêm đồng nghĩa với hạn chế vai trò của nhà nước, tức là thu nhỏ khu vực công mà phát huy khu vực tư.
Gần đây, chỉ một tấm ảnh của nữ trung sĩ TQLC Hoa Kỳ – Nicole Gee – ôm em bé người Afghan với thái độ đầy thương cảm thì nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đều phổ biến và ca ngợi! Nhân loại chỉ tôn trọng sự thật, trân quý những tâm hồn cao thượng và những trái tim biết rung động vì tình người – như nữ trung sĩ TQLC Hoa Kỳ, Nicole Gee – chứ nhân loại không bao giờ thán phục hoặc ca ngợi sự tàn ác, dã man, như những gì người csVN đã và đang áp đặt lên thân phận người Việt Nam!
Tôi vừa mới nghe ông Trần Văn Chánh phàn nàn: “Cũng như các hội nghề nghiệp khác, chưa từng thấy Hội nhà giáo Việt Nam, giới giáo chức đại học có một lời tuyên bố hay kiến nghị tập thể gì liên quan những vấn đề quốc kế dân sinh hệ trọng; thậm chí nhiều lần Trung Quốc lấn hiếp Việt Nam ở Biển Đông trong khoảng chục năm gần đây cũng thấy họ im phăng phắc, thủ khẩu như bình…”
Thế giới chưa an toàn và sẽ không an toàn chừng nào các lực lượng khủng bố trên thế giới vẫn còn tồn tại, một nhà báo, cựu phóng viên đài VOA từ Washington D.C. nói với BBC News Tiếng Việt hôm thứ Năm. Sự kiện nước Mỹ bị tấn công vào ngày 11 tháng 09 năm 2001 đã thức tỉnh thế giới về một chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan đang tồn tại trong lòng các nước Trung Đông. Giờ đây, sau 20 năm, liệu người Mỹ có cảm thấy an toàn hơn hay họ vẫn lo sợ về một cuộc tấn công khủng bố khác trên đất nước Hoa Kỳ hay nhằm vào công dân Mỹ ở nước ngoài.
Vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, những kẻ khủng bố Hồi giáo thuộc tổ chức mạng lưới Al-Qaida đã dùng bốn phi cơ dân sự làm thành một loại vũ khí quân sự để tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York và Lầu Năm Góc ở Washington D.C. Các sự kiện không tặc loại này là lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh của nhân loại và đã có hậu quả nghiêm trọng nhất trong lịch sử cận đại.
Thứ Bảy, ngày 11/09/2021, nước Mỹ tưởng niệm 20 năm vụ tấn công khủng bố thảm khốc nhắm vào tòa tháp đôi World Trade Center ở New York, bộ Quốc Phòng Mỹ ở gần Washington và ở Shanksville tại Pennsylvania. Gần 3.000 người chết, hơn 6.000 người bị thương. Hai mươi năm đã trôi qua, vẫn còn hơn 1.000 người chết đã không thể nhận dạng. Chấn thương tinh thần vẫn còn đó. Mối họa khủng bố vẫn đeo dai dẳng. Lễ tưởng niệm 20 năm vụ khủng bố gây chấn động thế giới diễn ra như thế nào, nhất là trong bối cảnh Hoa Kỳ triệt thoái toàn bộ binh sĩ khỏi Afghanistan sau đúng 20 năm tham chiến ? Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn với nhà báo Phạm Trần từ Washington.
Những em bé tò mò, lần đầu tiên ngước mắt lên trời, thấy trăng sao, lập tức nảy sinh ước muốn thám hiểm cõi mênh mông ở cuối, ở xa hơn tầm mắt mình. Lớn lên, ý thức được kích thước Vũ Trụ và giới hạn của đời người, biết đường dài dẫn tới một tinh cầu có thể đòi hỏi sự nối tiếp của muôn triệu kiếp người. Tỉnh ra và thất vọng. Ước muốn chỉ còn là ước mơ vương vấn nơi những truyện khoa học giả tưởng huyền hoặc vẽ ra hình ảnh một con tàu kỳ diệu: một ngày kia khoa học tiến bộ, hành khách đáp phi thuyền du lịch tối tân sẽ lọt vào cõi thời gian ngừng trôi, có cuộc đời dài vô tận, tha hồ chu du khắp cùng vũ trụ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.