Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Lý Thường Kiệt

26/11/201300:00:00(Xem: 12041)
Nguyễn Lộc Yên
(Lời tâm tình: Bài viết chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của đề tài. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Sử Việt và Trang Đất Việt được đăng hằng tuần, luôn momg mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, quê hương).

.

LÝ THƯỜNG KIỆT
(1019 - 1105)

Lý Thường Kiệt, theo phả hệ của họ Ngô, ông tên thật là Ngô Tuấn, là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, cháu của Ngô Ích Vệ, chắt của Sứ quân Ngô Xương Xí (dòng dõi Ngô Quyền). Quê phường Thái Hòa, Thăng Long. Khi còn ít tuổi, được sung làm Hoàng môn chi hậu, cũng gọi là Thái giám theo hầu Lý Thái Tông vào năm 1041.

Năm 1061, người Mường ở biên giới quấy rối. Lý Thánh Tông cử Lý Thường Kiệt làm Kinh phỏng sứ vào thanh tra vùng Thanh Hóa, Nghệ An, được toàn quyền hành sự. Ông phủ dụ dân chúng, lấy được lòng người. Tất cả 5 châu 6 huyện, 24 động đều quy phục triều đình.

Năm 1069, ông theo vua Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành. Lý Thường Kiệt làm tiên phong đi đầu, truy bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Cuối cùng Chế Củ chịu hàng, dâng 3 châu (Bố chính, Ma Linh và Địa Lý) để được tha về nước.

Đời Tống Thần Tông (1068-1078), nhà Tống (Tàu) có Vương An Thạch là một chính trị gia có nhiều mưu chước và tham vọng, muốn cải tổ việc chính trị trong nước và mở rộng đất đai nhà Tống, cả phía bắc và phía nam. Họ Vương đã đặt ra: Phép “thanh miêu” là nhà nước cho nông dân vay khi lúa còn non, rồi trả vốn và lời khi lúa chín. Phép “bảo giáp” là bắt 10 nhà lập thành một bảo, mỗi bảo có hai người chỉ huy, tập luyện quân sự và phép “bảo mã” là giao ngựa cho các bảo nuôi, nếu ngựa chết thì bồi thường bằng tiền hay mua ngựa khác (tương đương) thay thế... Vì vậy dân Tàu ai oán. Khi Tống triều sai Binh bộ Thị lang Thẩm Khởi chuẩn bị xuất quân xâm lăng Đại Việt, Thẩm Khởi dụ dỗ các tù trưởng của Đại Việt ở gần biên giới theo Tống như: Lưu Kỷ ở Quảng Nguyên, Nùng Thiện Mỹ ở Bắc Cạn...

Để trừ cuộc xâm lăng ấy, Đại Việt phải đánh Tống trước, tránh tang tóc bởi chiến tranh trên quê hương. Trước khi phạt Tống, Lý Thường Kiệt cho người Tàu biết Vương An Thạch đã đặt ra chính sự khó khăn, Đại Việt của nhà Lý muốn xóa bỏ chính sách hà khắc của Tống triều, để giúp nhân dân Tống khỏi gian nan.

Lý Thường Kiệt cùng phó tướng Tôn Đản đem mười vạn quân Bắc phạt. Lý Thường Kiệt đem quân đánh Khâm Châu và Liêm Châu (Quảng Đông), ông chỉ huy công thành, chỉ 3 ngày thành vỡ và 8.000 quân Tống bị tiêu diệt. Tôn Đản đem quân đánh Ung Châu (Nam Ninh, Quảng Tây), Ung Châu bị quân đại Việt vây ngặt, tướng Tàu là Trương Thủ Tiết đem quân từ Quế Châu cứu viện, bị Lý Thường Kiệt chận đánh tan tác, chém Trương Thủ Tiết rơi đầu. Ung Châu bị vây 40 ngày thì thành thất thủ, Tô Đam tự tử. Cảnh cáo nhà Tống xong, ông cho rút quân về nước phòng giữ. Năm 1076, tướng Tống là Quách Quỳ và Triệu Tiết đem quân đánh nước ta, khi giặc tiến đến sông Như Nguyệt (sông Cầu, Bắc Ninh) thì ông đem quân đánh đuổi và giết cả ngàn quân giặc. Nhưng chúng ỷ đông và quyết chí báo thù nên rất hung hãn. Lý Thường Kiệt làm bài thơ cho người vào đền thờ Trương Hát (có tài liệu nói rằng Trương Hát hiển linh và đọc bài thơ này giúp Đại Việt) đọc vang dội như giọng thần linh:

“Nam quốc san hà nam đế cư
Tiệt nhiên định mệnh tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Nghĩa là:

Phương Nam là đất của vua Nam
Trời định rõ ràng, sách đã ban
Nếu giặc hung hăn sang xâm lấn
Lẹ làng đánh đuổi, chốc tiêu tan


Nghe xong, quân ta nức lòng đánh giặc và đem về chiến thắng vẻ vang, đây là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước ta. Mặc dù chiến thắng, nhưng xét rằng, nhà Tống vì thể diện, sẽ tiếp tục chiến tranh, nhân dân sẽ tang tóc, nên giải hòa với Tống. Đại Việt cử sứ thần Đào Tôn Nguyên đưa 5 con voi đã thuần sang Tống, để nối lại bang giao 2 nước và đòi lại những châu ở Cao Bằng. Khi quân Tống chiếm được đất này đổi tên Quảng Nguyên là Thuận Châu, đặt 3000 quân để giữ. Tống triều ưng thuận với điều kiện là Lý triều phải trả lại cho Tống những người dân các châu Khâm, Liêm, Ung, quân Đại Việt đã bắt vào năm 1075, tất cả 221 người. Trước khi cho bọn này về Tàu. Lý triều cho thích vào trán, con trai từ 15 tuổi trở lên ba chữ “Thiên tử binh”, đàn ông từ 20 tuổi trở lên thích chữ “Đầu Nam Triều” và vàocánh tay trái đàn bà con gái hai chữ “Quan Khách”.


Năm 1103, Lý Giác làm phản ở Diễn Châu (Nghệ An) Lý Thường Kiệt đem quân đánh tan. Năm 1104, vua Chiêm là Chế Ma Na đánh lấy Ma Linh, Bố Chính, ông đã trên 80 tuổi, vẫn xin vua đem quân trừ giặc. Sau khi thắng trận trở về thời gian, vào tháng sáu năm Ất dậu (1105) thì ông mất, hưởng thọ 86 tuổi. Vua Lý Nhân Tông truy tặng ông Nhập nội Đô Tri Kiểm, hiệu Thái úy Bình chương quân Quốc trọng sự, Việt quốc công. Ông mất, ai ai cũng ngậm ngùi tiếc thương.

Trong thời nhà Lý, cuốn “An Nam Hành Quân Pháp” của Lý Thường Kiệt, rất nổi tiếng, trong sách “Vân đài loại ngữ,” sử gia Lê Quí Đôn ghi: “Sử nhà Tống đã viết, vua Tống sai Thái Diên Khánh đang làm tri phủ ở Hoạt Châu, tìm cuốn An Nam hành quân pháp, để quân Tống sẽ phỏng theo binh chế của An Nam” (An Nam hành quân pháp, xem trang Binh thư và Võ thuật VN).

*- Thiết nghĩ: Nguyên nhân nào khiến cho Lý Thường Kiệt, khi còn trẻ đã trở thành Thái giám là một thắc cả cổ kim?!. Tương truyền, ông trở thành Thái giám có thể do 2 lý do.

- Thứ nhất: Năm 1041, “Vua Thái Tông thấy Lý Thường Kiệt khi còn trẻ dung mạo đẹp đẽ, tài năng xuất chúng, nên khuyên tự thiến để tiện việc gần gũi nhà vua trong cung cấm.

- Thứ hai: Có tính thuyết phục hơn: Lý Thường Kiệt có một mối tình với Dương Hồng Hạc, Hồng Hạc cháu gọi Hoàng hậu Thiên Cảm (Hoàng hậu của vua Lý Thái Tông) bằng cô. Hoàng hậu Thiên Cảm muốn tạo thêm thế lực cho họ Dương, bà đem Hồng Hạc là cháu ruột gả cho Thái tử Lý Nhật Tôn, để sau này Hồng Hạc sẽ tiếp tục là Hoàng hậu của Lý triều.

Thái tử Nhật Tôn (sau này là Lý Thánh Tông) đã được cảnh giác là họ Dương đang lộng quyền, có thể sẽ soán ngôi, vì vậy Nhật Tôn luôn xa lánh Hồng Hạc. Trong khi ấy Nhật Tôn rất thân thiện với Thường Kiệt, còn nhận Thường Kiệt làm thiên tử nghĩa nam (con nuôi của vua). Hoàng hậu Thiên Cảm và Hồng Hạc lại nhờ Thường Kiệt khuyên Thái tử ở lại Đông cung, để gần gũi và “ban hồng ân” cho Hồng Hạc. Nhưng Thường Kiệt đã không nhận lời, nên bị họ đánh thuốc mê rồi bức hại trong một đợt tịnh thân các hoạn quan?! Có lẽ vì vậy, mà sau này ông đứng hẳn về phía bà Hoàng Thái phi (Ỷ Lan), chống lại bà Thượng Dương Hoàng hậu.

Lý Thường Kiệt, ai cũng biết là một nhà quân sự lỗi lạc, nhưng mấy ai biết ông còn là một chính trị gia xuất sắc. Khi biết nhà Tống manh nha xâm lăng Đại Việt. Tại Lý triều, ông khôi phục được hòa khí của nội bộ quý tộc. Bên ngoài, tạo sự đoàn kết với các tù trưởng của dân tộc thiểu số vùng Việt Bắc. Bình Chiêm nhanh chóng để ổn định mặt phía Nam. Kế đến, đang khi đem 10 vạn quân phạt Tống, ông cho bá cáo “lộ bố văn” (bài văn nói rõ lý do đánh Tống), cho dân Tống biết lý do phạt Tống lần này, là trừ chính sách sai lầm của Vương An Thạch, để giúp dân Tống. Vì vậy, quân Đại Việt viễn chinh lúc ấy, được sự ủng hộ của đồng bào Việt và dân Tống. Một chính trị gia xuất sắc nhự vậy, nếu Khổng Minh còn sống, chắc chắn phải bái phục Thường Kiệt, vì Khổng Minh chưa bao giờ biết mưu lược tài tình như thế.

Trong Việt sử tiêu án, sử gia Ngô Thì Sĩ đã cảm phục sách lược dụng binh của Lý thường Kiệt: “bày trận đường đường, kéo cờ chính chính, mười vạn thẳng sâu vào đất khách, phá quân ba châu như chẻ tre, lúc tới không ai dám địch, lúc rút quân không ai dám đuổi, dụng binh như thế, phải nói nước ta chưa từng có bao giờ”?. Đúng vậy, ông tiên liệu trước mỗi bước đi của quân thù; nên sau khi phạt Tống, rút quân về nước an toàn, liền củng cố phòng tuyến ở phía bắc sông Như Nguyệt, để phòng ngự giặc. Sau đấy, ông còn làm bài thơ “Nam quốc sơn hà” là một bài thơ bất hủ để cổ vũ tinh thần binh sĩ, đem về chiến thắng huy hoàng.

Cảm phục: Lý Thường Kiệt

Mưu lược, binh thư chất chứa lòng
Lý triều tin cậy, há thong dong?!
“Tuyên ngôn” sâu sắc đời ghi nhớ
“Binh pháp” cao thâm thế thủ công
.
Nhanh nhẹn bình Chiêm, rầm rộ tiến
Lẹ làng phạt Tống, lẫy lừng trông
Anh hùng hiển hách lưu kim cổ!
Gương sáng, muôn đời rạng núi sông!


Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.