Hôm nay,  

Chạm Đáy!

26/11/201300:00:00(Xem: 5421)
Chạm đáy, là danh từ thường thấy gần đây trên các bài bình luận về Việt Nam, trên báo chí lề phải cũng như lề trái, trong cả các phiên họp quốc hội. Báo động về những nguy cơ lớn.

Khủng hoảng tài chính đang gần đạt mức nguy hiểm là chạm đáy khi nợ quốc gia và của doanh nghiệp nhà nước đã vượt quá mốc 72 tỷ đôla, chiếm đến một nửa thu nhập quốc dân trong một năm.

Nền kinh tế Nhà nước bao gồm các đại công ty quốc doanh thuộc các ngành mũi nhọn như Điện lực, Khai khóang, Cơ khí, Hoá chất, Vận tải đường biển, hàng Không… đều lỗ lớn, nguy cơ «chìm tàu» vỡ nợ lớn đã chạm đáy, theo gót của Vinashin, Vinalines, những quả đấm thép kinh tế chìm sâu dưới đáy biển.

Đạo đức xã hội cũng sa sút, tha hóa đến mức tận cùng khi «thành tích tìm hài cốt của hàng chục ngàn liệt sỹ của các nhà ngoại cảm» được nhà nước khen thưởng bỗng lộ nguyên hình là trò bịp lớn, với những răng lợn rừng, xương khỉ, mảnh sành, cuộc gọi hồn ông Hồ Chí Minh, việc tìm ra di hài ông Phùng Chí Kiên đều là trò bịp; đạo đức xã hội suy đồi tận đáy vực khi bác sỹ ném xác nạn nhân hắn gây nên xuống sông, cũng như khi tên tỉnh trưởng cộng sản Nguyễn Trường Tô dùng một tốp nữ sinh làm nô lệ tình dục, hay bí thư tỉnh ủy Thừa thiên - Huế Hồ Xuân Mãn khai gian thành tích dỏm (từng đánh 100 trận, diệt 150 tên địch, hạ 1 máy bay, 27 xe tăng Mỹ) không hề có vậy mà vẫn được phong Anh hùng quân đội -, khi lộ mặt, 2 kẻ tội phạm này vẫn cứ nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Nền đảng trị phi pháp quả đã sa sút, chạm đáy mức bênh che, tòng phạm với Tội Ác.

Ý chí quyết liệt chống tham nhũng của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ «quyết liệt chống nạn nội xâm này» cũng như lời hứa «quyết mạnh tay với những vụ tham nhũng lớn» với 7 đoàn thanh tra của ông tổng bí thư … cũng đã chạm đáy của sự lừa dối khổng lồ dai dẳng. Cả xã hội đang đặt câu hỏi bao giờ vụ án «In giấy bạc Polymere ở Úc» đã được công khai xét xử ở bên Úc với những chứng cứ rõ ràng, liên quan đến các quan chức Việt Nam là đại tá công an Lương Ngọc Anh và nguyên thống đôc ngân hàng nhà nước Lê Đức Thúy với hơn 10 triệu đô la lót tay, sẽ được công khai xét xử ? Sư tê liệt của ngành tư pháp- đảng trị quả thật chạm đáy từ lâu. Một số đại biểu quốc hội tiết lộ là họ bị răn đe chớ có nói đến chống tham nhũng. Niềm tin ở việc chống tham nhũng đã tiêu tan, cũng chạm đáy từ rất lâu rồi.

Có những mặt chạm đáy khác đụng đến danh dự quốc gia, mỗi công dân lương thiện không khỏi xấu hổ khi nghĩ đến. Đó là khi ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong 1 chuyến xuất ngoại hiếm hoi đã đăng đàn ở Cu Ba nói ba hoa chích chòe tâng bốc về học thuyết Mác – Lénin, về chủ nghĩa xã hội, về tương lai cộng sản chủ nghĩa của toàn thế giới, về kinh tế nhà nước quốc doanh ưu việt … nội dung phản khoa học, phi thực tế đến mức Cu Ba không hề đưa mảy may nội dung điên loạn ấy trên báo, và nước Bradil phải vội vã đóng cửa từ chối đoàn «tệ khách» này đặt chân lên nước mình. Thể diện quốc gia chạm đáy của ô uế.

Cũng không kém bẽ bàng khi ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Pháp tháng 9 vừa qua, không một tờ báo hay truyền hình nào đưa tin dù một hàng, chỉ có mạng «Canal plus» trong buổi giải trí khôi hài đưa ông Dũng ra diễu cợt, gọi ông là Mister Bean VN – Bean là anh trùm hài hước trên tivi Anh quốc, chê ông không đọc nổi cho đúng tên ông thủ tướng Pháp (Jean Marc Ayrault - đọc là Giăng Mác Kêy-rô, thì ông Dũng ấp úng nói là Giăng.. Mạc.. Ê-rô, - người Pháp không ai gọi như thế), cho đến chuyện lặt vặt như khi chào bắt tay xã giao ông cũng phải nhờ lời cô phiên dịch … Thật tận cùng của sự làm trò cho thiên hạ cười và khinh miệt về mức vô văn hóa bất lịch thiệp của một vị thủ tướng.


Chính do thể diện quốc gia đã sa sút, chạm đáy như thế nên đảng viên coi lãnh đạo không ra gì. Trung tướng Đặng Quốc Bảo nhắc đến sự dốt nát mê muội của tổng bí thư trong chuyến đi Cuba đã gọi ông Trọng bằng «hắn». «Hắn tưởng rằng thế là hay, nhưng không ngờ phơi bày ra cả thế giới sự ngu muội của mình» (xem mạng Dân Trí, tháng 3/2013).

Những ngày này có một số sự kiện chứng minh thêm tình hình chính trị đất nước ta đang ngày thêm nghiêm trọng, cực kỳ nghiêm trọng, tưởng như không thể nghiêm trọng hơn.

Phiên họp thứ 6 quốc hội khóa XIII đang bị ép phải bỏ phiếu thông qua bản hiến pháp mới năm 2013, với những nội dung cũ kỹ, sáo mòn, đã bị cuộc sống chứng minh là sai lầm lớn.

Bộ chính trị vẫn một mực kiên trì giữ học thuyết Mác – Lénin, mục tiêu Chủ nghĩa Cộng sản, kiên trì Chủ nghĩa Xã hội, kiên trì lấy kinh tế Nhà nước là chủ đạo, vẫn kiên trì tài nguyên đất đai là thuộc Sở hữu Toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý.

Đó là 5 cột trụ đã gãy nát, 5 xiềng xích tinh thần buộc vào cổ xã hội ta, chứng minh tài kinh bang tế thế của bộ chính trị và trung ương đảng đã sa sút, lạc hậu, giáo điều, tụt xuống tận đáy của sự tối tăm và liều lĩnh, quay hẳn lưng lại nhân dân và lẽ phải.

Tư duy lãnh đạo cũng sa sút đến tận đáy của đạo lý cầm quyền. Ngày thứ bảy 9/11 cơn bão Hải Yến vừa quét qua Philippin với sự tàn phá khủng khiếp, trên 10 ngàn người chết, cả thế giới bàng hoàng, từ tổng thống Mỹ, quốc hội Pháp, chính phủ Nhật, các tổ chức từ thiện quốc tế ngừng mọi vui chơi, huy động máy bay, tàu biển quyên góp gưỉ gấp cứu trợ đến Phi lip pin, trong khi dân suốt giải miền Trung và đồng bằng Bắc bộ lo căng mình ra chống bão chống lụt, thì trên báo Nhân dân và đài phát thanh, đăng tin và ảnh ông Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cùng bà Nguyễn Thị Doan, ông Trần Đức Lương ăn mặc chỉnh tề, ôm những bó hoa bự, dự liên hoan Hội Festival Trà Thái Nguyên, thưởng thức trà và bánh kẹo trong tiếng nhạc, bài hát, điệu múa, cả tiếng pháo cực kỳ xa hoa lạc lõng. Trong khi ấy ông Nguyễn Tấn Dũng cũng về Hưng Yên, cờ rong, trống chiêng ầm ỹ, pháo nổ để gặp cử tri quảng cáo cho bản hiến pháp mới! Ông bịt tai không cần biết yêu cầu khẩn cấp của ông Nguyễn Quang A thay mặt 15 ngàn trí thức yêu cầu hoãn ngay cuộc bỏ phiếu dự định.

Không một lời tỏ tình chia sẻ với bà con láng giềng Philippin, với bà con ruột thịt ngay quanh đó từ quảng Ngãi, Quảng Nam ra Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nam Định… đang khẩn cấp đối phó với cơn bão Hải Yến cực mạnh lăm le đổ bộ vào đất liền Bắc bộ nước ta.

Nguy cơ của đất nước về mọi mặt như vậy thực sự là chạm đáy.

Từ nền tảng, học thuyết, ý thức hệ làm hạ tầng cơ sở đã thối nát, mọt ruỗng đến thượng tầng kiến trúc là bộ máy nhà nước, quốc hội, tòa án, bệnh viện, trường học, quan hệ xã hội rữa nát, đạo đức cầm quyền sa đọa đến tận đáy vực.

Lực lượng trí thức dân tộc kêu gọi một cuộc thay đổi toàn hệ thống từ độc quyền đảng trị sang hệ thống dân chủ - pháp trị, liên minh với mọi thế lực dân chủ quốc tế, coi khối Đông Nam Á là bạn bè thân thiết đặc biệt, nhằm ngăn chặn có hiệu quả sự bành trướng của bá quyền phương Bắc; con đường này đang được ngày càng nhiều công dân Việt Nam coi là lối thoát cần thiết cho đất nước hiện nay.

Bùi Tín, VOA’s Blog

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
Đến đây thì như nước vỡ bờ, hầu như tất cả chúng tôi cùng lao mình vào cuộc. Kẻ bênh cũng sôi nổi không kém người chỉ trích. Buổi gặp mặt của chúng tôi hôm ấy, đương nhiên, đã không tránh được nhiều căng thẳng. Riêng tôi, cho đến giờ vẫn khá ngạc nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ mà ông Biden phải gặp phải trong quyết định ân xá con trai Hunter Biden. Điều gì đã khiến mọi người có phản ứng mãnh liệt như vậy? Tôi đi tìm câu trả lời...
Kể từ năm 2011 nội chiến đã bắt đầu bộc phát tại Syria và kết quả cuối cùng là chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad đã bị Liên minh Hồi giáo do Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) lãnh đạo lật đổ vào ngày 8/12...
Vài giờ sau khi Donald Trump dành chiến thắng cuộc bầu cử 2024, các tìm kiếm trên Google liên quan đến 4B – một “phong trào nữ quyền” ở Hàn Quốc nổi tiếng vào giữa đến cuối những năm 2010 – tăng vọt tại Hoa Kỳ. “B” là cách viết tắt của từ “No (비)” nghĩa là “Không,” theo tiếng Hàn Quốc. Phong trào 4B là một phong trào gồm bốn “Không”: Không tình dục (No sex); Không hẹn hò (No dating); Không cưới đàn ông (No marrying men); Không con (No children). Thành viên chính của phong trào 4B là các phụ nữ trẻ trên Instagram và TikTok.
Cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang tiếp tục leo thang. Trong nhiều tháng, tình hình chiến sự diễn ra theo chiều hướng không mấy thuận lợi cho Ukraine. Khoảng cuối tháng 11/2024, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng hệ thống phi đạn chiến thuật tầm xa Atacms do Hoa Kỳ cung cấp. Đây là lần đầu tiên Kyiv được phép sử dụng loại phi đạn này để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Theo mục đích ban đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ, các tổng thống chỉ đóng vai trò là người thi hành pháp luật chứ không phải là hoàng đế có thể tự ý ra quyết định trong mọi việc. Nhưng theo thời gian, Quốc hội dần trao quyền lực cho nhánh hành pháp (tức là cho Tổng thống) nhiều hơn; và các tòa án, với tư cách là nhánh quyền lực thứ ba của chính phủ, cũng chấp nhận điều đó. Sự thay đổi thể hiện rõ nhất trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
Về địa danh ở Việt Nam, thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe thiên hạ than phiền. Nhà báo Nguyễn Thông càm ràm: “Khi người Pháp vào xứ này, họ đem theo nền văn minh phương tây ‘khai hóa” bản địa, trong đó có văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ. Điều không thể phủ nhận là họ đã tổ chức cực tốt bộ máy hành chính, quản lý rất rành mạch, hợp lý các vùng miền, tỉnh thành, địa phương trên cả nước. Việc phân chia một cách có hệ thống khoa học các đơn vị hành chính, tên gọi các cấp độ từng đơn vị là ví dụ rõ nhất.
Trung Quốc, Mexico và Việt Nam hiện dẫn đầu thâm thủng mậu dịch với Hoa Kỳ với con số ấn tượng của mỗi nước vào năm 2023 là $279, $152, và $105 tỷ USD. Mexico và Việt Nam là hai nước hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nhờ làm trạm trung chuyển cho Trung Quốc đầu tư sản xuất hay dán nhãn rồi xuất cảng sang Hoa Kỳ để tránh thuế Trump 1.0.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.