Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Lê Đại Hành

03/09/201300:00:00(Xem: 6131)
(Lời tâm tình: "Sử Việt" chỉ khái quát các Nhân vật lịch sử, không đi sâu từng chi tiết của Nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần "Thiết nghĩ" nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung của đề tài đã biên soạn. "Sử Việt" đăng vào ngày thứ Ba 'Tuesday' mỗi tuần).

LÊ ĐẠI HÀNH HOÀNG ĐẾ: LÊ HOÀN (941 - 1005)

Lê Hoàn mồ côi từ bé, nhà nghèo, quê tỉnh Hà Nam, ông theo Nam Việt vương Đinh Liễn đi đánh dẹp khắp nơi. Đinh Bộ Lĩnh thấy Lê Hoàn có tài, nên cho chỉ huy 2.000 quân, sau khi thống nhất đất nước, được phong chức Thập Đạo tướng quân, Điện Tiền Đô chỉ huy sứ (chỉ huy cả cẩm vệ và quân đội).

Năm 980, nhà Tống thấy Đại Cồ Việt triều chính rối ren, cử binh xâm lược. Thái hậu Dương Vân Nga và tướng sĩ tôn Lê Hoàn lên ngôi. Lê Hoàn xưng Lê Đại Hành Hoàng đế. Tháng 3 năm 981 (Tân tỵ), vua Tống sai Hầu Nhân Bảo đem bộ binh đến Lạng Sơn, Lưu Trừng đem thủy quân đến Bạch Đằng giang, xâm lăng nước ta cả hai mặt thủy bộ. Lê Đại Hành bàn bạc việc ra binh phá giặc, Pháp Thuận thiền sư, dâng kế bằng 4 câu thơ "Vận Nước". Vạn Hạnh thiền sư nói: "Giặc từ xa đến, không thông thạo địa hình địa vật. Nếu quân ta quyết chiến, phục kích chận đánh giặc, thì 3 đến 7 ngày sẽ đuổi giặc ra khỏi nước".

Lê Đại Hành cho phục binh tại Chi Lăng (Lạng Sơn), giả thua, quân Tống đuổi theo đến chỗ hiểm, phục binh đổ ra tiêu diệt quá nửa quân Tống, giết được Hầu Nhân Bảo. Lưu Trừng lo sợ, rút quân về Tàu. Lê Đại Hành, sau khi thắng trận không muốn nhân dân tang tóc, nên sai sứ qua Tống trả lại hai tướng Tống bị bắt làm tù binh là: Triệu Phụng Huấn và Quách Quân Biện để cầu hòa, nhà Tống ưng thuận không gây chinh chiến nữa.

Lúc Lê Đại Hành lên ngôi, có sai Từ Mục làm sứ giả đem thông điệp qua Chiêm Thành. Vua Chiêm bắt sứ đem giam, nên khi phá Tống xong, Lê Đại Hành cử binh phạt Chiêm. Chiếm đất kinh đô của Chiêm, vua Chiêm xin thần phục, Lê Đại Hành rút quân về, hàng năm Chiêm Thành phải sang triều cống.

Lê Đại Hành là một vị vua rất giỏi về thao lược, mà việc trị quốc cũng khoan dung, anh minh. Vua quan tâm đến sức dân và chính sự trong nước, canh cải nghề nông, củng cố việc biên phòng, quy định pháp lệnh. Tập luyện quân ngũ... khéo léo việc bang giao, giữ thể diện cho quốc gia không bị nước lớn chèn ép, nước nhỏ tuân phục, dân giàu nước mạnh.

Năm 984, vua cho đúc tiền Thiên Phúc, để tiện trao đổi hàng hóa, dựng điện Bách Bảo Thiên tuế trong thành Hoa lư.

Năm 1005, Lê Đại Hành mất, thọ 64 tuổi, làm vua 24 năm.

*- Thiết nghĩ: Các nho gia thời xưa cho là có sai trái trong việc Lê Hoàn cướp ngôi nhà Đinh và lấy Hoàng hậu của tiền triều. Nhưng có người lại nghĩ rằng: Lê Hoàn đã bước ra nhận lãnh trách nhiệm với quốc dân và lịch sử, việc phải đến đã đến, đó là một nhu cầu của thời thế. Dương Thái hậu đã khoác hoàng bào cho Lê Hoàn, trước sự hoan hô nhiệt liệt của đông đảo triều thần và quân dân. Sau đó Lê Hoàn đã mang quân ra đọ tài, thử sức với quân xâm lược nhà Tống, lập nên một triều đại được Bắc phương kính nể, được quốc dân hoan nghênh. Chính việc chiến thắng hết sức vẻ vang này đã gỡ cho Lê Hoàn về cái tội cướp ngôi, lấy Hậu.

Việc Lê Hoàn cướp ngôi, lấy hậu của tiền triều. Nếu ông và Dương hậu là người đã âm mưu ám sát vua Đinh, chứ không phải Đỗ Thích là thủ phạm, thì rất đáng trách. Nếu không, thì ngày nay phải thấy rằng: Trên bình diện quốc gia, chính quyền không thể ở trong tay một người tuổi còn non nớt, chưa đủ khả năng lèo lái quốc gia. Mà ai có thể lèo lái quốc gia, thì cứ việc ra lãnh đạo việc nước, nếu đủ tài đủ sức. Vai trò nguyên thủ một quốc gia, chẳng là địa vị độc quyền của một dòng họ nào. Như vậy, cái án cướp ngôi, lấy Hậu, không đáng để quốc dân đương thời hay hậu thế thắc mắc, Dương hậu có mắt tinh đời, biết quyền biến trong lúc quốc gia bên trong nghiêng ngửa, bên ngoài giặc đang rình rập xâm lăng. Họ đã đưa nước nhà qua cơn nguy khốn, đáng khen!.

Cảm mộ: Lê Đại Hành

Lên ngôi giữa lúc cảnh đao binh
Phương Bắc rập rình gây chiến chinh
Đánh Tống, Tống thua, nao núng rút
Phạt Chiêm, Chiêm sợ, hãi hùng kinh
Trong ngoài chấn chỉnh dân no ấm
Trên dưới sửa sang nước thái bình
Lấp biển vá trời, công rạng rỡ
Nhân dân yên ổn, nước quang vinh

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.