Hôm nay,  

Nắng Khuya Đường Cũ

20/08/201300:00:00(Xem: 8441)
Có khi nắng khuya chưa lên mà một loài hoa chợt tím.(TCS)

Hẳn trong chúng ta ai cũng có những con đường đáng nhớ đầy hoài niệm. Những con đường dài ngắn, ngập nắng dãi mưa dầm trong suốt tháng năm cuộc lử. Những con đường chỉ một lần bước qua hay những con đường mòn gót giày hai buổi. Những con đường đất nhỏ nhắn giửa hàng cau hay những con đường rộng thênh thang tay với, mà bóng người yêu như xa lắm ở hai vỉa hè. Những con đường ngập hương hoa sữa hay đầy xác lá me. Những con đường có hàng cây phong thay lá vàng sang mùa hay những con đường bạch dương ngập tuyết trắng. Những con đường hai bên là phố với những hàng hiên rong rêu ngồi ngóng buồn chạy xuôi về cuối ngõ...

Với hắn con đường đẹp nhất là con đường nơi hắn từng sống những tháng năm học trò thơm thảo. Con đường nằm trong lòng thành nội Huế, đường Đoàn Thị Điểm. Đường phượng bay mù không lối vào./ Hàng cây lá xanh gần với nhau.(TCS) Dù không phải là đường phượng bay như bao người vẫn nghỉ. (Đường phượng bay là đường Trịnh Minh Thế, chạy dọc theo công viên xanh mát bờ bắc sông Hương, kéo dài từ cửa Ngăn cho đến cầu Bạch Hổ.) Hắn vẫn xem đó là đường phượng bay. Hắn tự hào đã từng sống trên con đường ngắn tuyệt đẹp đã đi vào thi ca, âm nhạc…

Con đường này bắt đầu từ đường Ngọ Môn giửa Cửa Thượng Tứ và Cửa Ngăn, đến cuối đường là Hồ Tịnh Tâm. Từ đoạn giửa của đường ở ngã ba Mai Thúc Loan đến Hồ Tịnh đã có nhà cửa hai bên nhấp nhô, nên đẹp nhất chỉ là đoạn từ Ngọ Môn đến Mai Thúc Loan. Một bên là bờ hồ dọc Đại Nội, một bên là hông của những công sở, trường học như Hàm Nghi, Tàng Cổ, Tôn Nhơn Phủ và các con đường nhỏ của các Bộ Thị (Nguyễn Biểu), Bộ Tham (Đặng Dung), Bộ Lục (Nguyễn Chí Diểu), Bộ Học (Hàn Thuyên). Có một con rãnh nhỏ thoát nước rồi đến hai hàng cây phượng và muối, đứng thẳng cao vươn những nhánh cây, chòm lá đan kết vào nhau trên cao. Vòm cây như hai bàn tay đan ngón, khum lại vào nhau để che kín một lối đi về lay lắt đẹp. Phượng và muối xen kẻ vào nhau, vai tựa vai, môi má cận kề để trên cao có những tán lá xanh mướt dày đặt che kín những mắc cở dấu yêu trai gái hẹn hò và những bước chân bối rối…

Mùa hè hoa phượng nở, cháy đỏ khát khao trong nắng vàng nám da. Trời xanh trong vắt. Hàng cây muối khiêm nhường trổ ra những chùm trái xanh tròn. Để làm nền xanh cho phượng rực rở khoe khoang. Khi cơn gió hè khô nóng đi qua hoàng thành lao xao những bông phượng đỏ lay bay. Chấp chới trong tiếng ve râm ran giửa lặng thinh sâu lắng của những đóa sen hồng trong bờ hồ Đại Nội trầm mặc rêu phong.

Những tháng hè dài rộng, hắn hay cùng bạn học hái trái phượng, mê say những hạt phượng ngòn ngọt, chát nhẹ. Những bông phượng chua chua, cánh nở thắm như lan đỏ. Bứt những cọng nhụy vàng như cọng giá non, móc vào nhau như móc ngoéo ngón tay thề thốt thủy chung. Tối mang về ép vào sổ lưu niệm ngày xanh để nhớ một mùa hè sắp qua. Những hàng cây muối cũng đi vào tuổi thơ với nhiều kỷ niệm. Trái muối tròn, nở thành chùm như những hòn bi nhỏ bằng đầu đũa. Nhét hai trái muối vào hai đầu vỏ nhựa cây viết Bic nguyên tử, dùng cây đủa tre vót tròn đút vào một đầu thụt, trái muối bị nén ép bung ra đầu kia, tiếng nổ bôm bốp giòn tan như tiếng cười tuổi thơ, chạy núp trốn tìm sau những thân cây già nua to hơn vòng tay ôm tuổi nhỏ.

Hắn thường trèo qua bức tường thành đổ nát sau bom đạn Mậu Thân vào Đại Nội xem tượng Cô Gái Hóng Trăng của anh đầu hắn để lại trong sân vườn Cao Đẳng Mỹ Thuật; vào trường Quốc Gia Âm Nhạc nghe thằng Hanh con thầy Ngô Ganh kéo vỹ cầm day dứt…Con đường trước trường Mỹ Thuật ra cửa Hiển Nhơn có hàng cây nhãn già nua thật mát, rễ bật trên mặt đất nhăn nheo hơn năm tháng vàng son thuở nào. Những trái nhãn lồng ngọn lịm thanh tao, những hạt nhãn đen nhánh, tròn to như đôi mắt cô bé Trưng Trắc hắn yêu đầu đời. Cô bé với mái tóc ngang vai như nét vẽ của ViVi trên tuần san Tuổi Ngọc. Những đêm bé đi học thêm, mượn cớ ghé nhà hắn hẹn hò trong vườn nhãn giửa hai hàng chè tàu. Rồi hắn đưa cô bé dạo bước về trên con đường phượng bay. Ánh trăng hè xuyên qua những kẽ lá làm nên những chùm hoa trăng loang loáng. Ánh trăng dọi vào bức tường thành cổ như những mảng nắng khuya soi bóng một cuộc tình thơ ngây. Và tà áo dài của cô bé lay bay theo gót chân quấn quít, trắng sáng trong đêm tối giửa vòm cây mù mịt một lối tình.

Ngang qua cửa Hiển Nhơn có hai con Lân linh hiển. Hắn hay cúi đầu khấn nguyện và ước mơ trở thành người vinh hiển. Hắn mơ ước được chấp cánh bay cao hơn những hàng cây thắp nến hai hàng, bay qua những hàng phượng vỹ và muối, vươn đôi cánh dài rộng như tường thành nội để trở thành họa sĩ. Hắn thi vào trường Cao Đẳng Mỹ Thuật một sáng tháng bảy. Cây viết chì 2B đen nhánh (cô bé tặng hắn đêm qua với lời chúc may mắn) chạy dài những đường nét đậm nhạt trên khung giấy vẽ. Ông già người mẫu lưng trần với chiếc quần cộc, gầy gò và kiên nhẫn ngồi yên bất động. Chỉ có khoé mắt ông nhấp nháy những ánh buồn xa xăm. Ánh sáng của ngày đổ dần bóng ông trên nền đất. Căn phòng yên ắng ngoài tiếng bút chì sột soạt. Nắng chiều oi bức, ngột ngạt và đầy hy vọng.

Hắn làm bài thi suôn sẻ. Hắn hài lòng và tự tin với những nét vẽ của mình. Ông anh kế hơn hắn một tuổi bỏ đi uống cà phê Nội Thành ở đường Ngô Sỹ Liên trong cùng ngày thi; bởi biết rằng lý lịch như gia đình hắn chẳng thể nào đậu. Riêng hắn vẫn thơ ngây và hy vọng. Hy vọng là cái hắn và gia đình còn lại sau những đổi dời dâu bể, tài sản nhà cửa bị mất trắng…Hắn nhiều hy vọng bởi hắn có chút nghệ sỹ tin tưởng ở những rung cảm vô tư của mình. Hắn hy vọng vì có một cô bé với đôi mắt đen như hột nhãn đang tin cậy, chờ mong ngày tình vừa chớm long lanh…

Một tháng sau mạ hắn gầy gò buông giỏ đi chợ về, ngồi rưng rưng: Ông chú họa sĩ của mi làm hiệu phó trong trường nói mi làm răng mà đậu được! người ta chia làm 15 thứ hạng ưu tiên, nhà mình thuộc hạng 13…Cần một cái quạt bàn khoảng năm chục ngàn thì may ra…Mà mạ thì nợ nần khắp nơi…Mà đó mới chỉ là bên trường, còn bên trên nữa con ơi! Họ không tin mình mô. Tao nghe họ nói hồng hơn chuyên…Mạ thở dài.

Hắn rớt đại học. Ước mơ làm họa sỹ của hắn như xác phượng đỏ nát nhàu trên lối về. Những tán cây cao trên đầu không che chở nổi một ước mơ xanh vừa nhú mầm đã héo ngọn. Nhiều đêm và nhiều năm sau đó hắn vẫn quẩn quanh vô ra thành nội qua con đường này. Hắn vẫn cùng đi với sương sớm mù đông hay cùng nắng khuya đêm trăng lên để làm công việc tay chân độ nhật. Con đường như già nua và tối tăm hơn về khuya. Những ánh đèn đường hắt hiu tội nghiệp. Gió như buồn thinh thôi rong đùa cùng lá. Hàng cây hai bên đường như bức tường thành kia lặng câm, vô cảm. Thăm thẳm một nổi cô đơn thật mù không lối vào. Thành nội dường như chật chội hơn mổi ngày...

Hắn ra đi một đêm không trăng. Chỉ có chén trà độc ẩm kia nơi sân ga đưa tiển. Hàng cây chỉ còn nghe vọng tiếng còi tàu u uất. Hắn đi - rồi đi xa lắc. Đến những nơi không có nắng khuya và phượng vỹ. Không có trái muối tròn và những hột nhãn đen nhánh như đôi mắt cô bé ngày xưa.

Hắn không trở thành họa sỹ như hắn thường ước mơ. Nhưng hắn đã vẽ thật nhiều. Những bức tranh nguệch ngoặc xấu xí nhưng đầy tự do phóng túng. Bức nào cũng có chút đỏ của phượng, chút xanh lá của trái muối, chút đen nhánh của hột nhãn và đầy lay lắt ánh nắng khuya trên con đường hoài niệm.

Những vệt màu nắng khuya hắn pha hoài một đời không ra. Dù với cả tấm lòng độ lượng với quá khứ hư hao.

Austin, 28 tháng 7, 2013
Sean Bảo

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.