Hôm nay,  

Trang Đất Việt: Thành phố Hà nội

25/07/201300:00:00(Xem: 7429)
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thành phố Hà Nội, sau khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội. Hà Nội có thể gọi là Hà Nội mới hay Hà Nội mở rộng. Năm 2007, khi chưa sát nhập Hà Tây thì Hà nội có 9 quận, 5 huyện, diện tích: 922 km vuông và dân số 3.4000.000 người. Hà Nội vào năm 2011 (Hà Nội mới): Diện tích: 3.345 km vuông. Dân số: 6.699.600 người, mật độ 2013 người/km vuông. Sắc dân ở Hà Nội đa số người Kinh (98,73 %), người Mường (0,76 %) và người Tày (0,23 %).

Hà Nội mới gồm có: 1 Thị xã: Sơn Tây. 10 quận: Hà Đông, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Thanh Xuân. 18 huyện: Từ Liêm, Sóc Sơn, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì, Mê Linh, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Thường Tín, Thanh Trì, Ứng Hoà, Phú Xuyên, Đông Anh, Hoài Đức, Gia Lâm.

Hà Nội ở vị trí từ 20 độ 53 phút đến 21 độ 23 phút vĩ độ Bắc và 105 độ 44 phút đến 106 độ 02 phút kinh độ Đông. Hà Nội ở phía tây bắc trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng Hà, bắc giáp Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; đông giáp Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên. Tây giáp Hoà Bình, Phú Thọ; phía nam và tây nam giáp Hà Nam, Hoà Bình. Hà Nội giao thông thuận tiện, phi trường Nội Bài là sân bay quốc tế.

Hà Nội có sông Hồng Hà, chạy san sát thành phố, nên từ đó gọi tên thành phố này là Hà Nội (Hà: sông Hồng Hà, Nội: phía trong của sông). Nhiệt độ trung bình của Hà Nội là 23 độ C.

Tỉnh Hà Tây cũ, có diện tích 2.190 km2. Dân số năm 2006 là 2.543.500 người, với sắc dân: Kinh, Mường, Dao, Tàu. Gồm có: Thành phố Hà Đông, thị xã Sơn Tây và 12 huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Hoài Đức, Ứng Hoà, Phú Xuyên, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Mỹ Đức. Kể từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, toàn bộ đất đai tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội; như vậy tỉnh Hà Tây kể từ ngày 1-8-2008, không còn tồn tại nữa.

Lịch sử thành phố Hà Nội: Năm 208 (TCN) An Dương Vương chọn Cổ Loa làm kinh đô. Thế kỷ thứ II đến thứ IV (TCN) thuộc quận Giao Chỉ. Năm 454 (SCN), lập huyện Tống Bình (gồm Hà Nội). Năm 544, Lý Nam Đế đóng đô ở Long Biên. Năm 866 Cao Biền xây thành Đại La.

Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư đến Đại La, đổi Đại La là thành Thăng Long. Năm 1397, Hồ Quí Ly đổi tên là Đông Đô. Nhưng nhà Hồ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, thì năm 1407, bị nhà Minh (Tàu) tiêu diệt, thành Thăng Long quân Minh đổi tên thành Đông Quan; cho tới năm 1428. Năm 1428, Lê Thái Tổ giành được độc lập, và đến năm 1430, thành phố này đổi tên thành Đông Kinh. Năm 1466, dưới thời Lê Thánh Tông, vào năm niên hiệu Quang Thuận (1460-1469) được gọi là phủ Trung Đô; Hoàng thành Thăng Long, dưới thời nhà Lê, thành Thăng Long được nới rộng lớn hơn.

Sau chiến thắng của vua Quang Trung, đánh tan tác 20 vạn quân Thanh tại Thăng Long. Nhà vua đóng đô ở Huế, Thăng Long trở thành thủ phủ Bắc Thành. Năm 1802, Gia Long lên ngôi, đóng đô ở Phú Xuân (Huế), đến năm 1831, vua Minh Mệnh của Triều Nguyễn thành lập tỉnh Hà Nội.

Ngày 19-7-1888, Tông thống Pháp là Sadi Carnot ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội. Với sự quy hoạch của người Pháp, thành phố Hà Nội trở thành bộ mặt mới. Lũy thành cũ dần dần triệt hạ, đến năm 1897, hầu như sang sửa hoàn toàn, chỉ còn lại Cột Cờ, Cửa Bắc, Cửa Đoan môn và lan can rồng đá ở trong hoàng thành cũ. Đến năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của toàn liên bang Đông Dương.

Kể từ năm 1946, Pháp và Việt Minh giằng co, nhưng Pháp vẫn còn kiểm soát thành Hà Nội, mãi đến năm 1954, sau khi Việt Minh chiến thắng trận Điện Biên Phủ, Hồ Chí Minh thực sự dùng Hà Nội làm thủ đô. Tháng 4-1961, một số xã của Hà Đông, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hưng Yên, sáp nhập vào thành phố Hà Nội, có tổng diện tích là 584 km vuông, dân số 91.000 người. Ngày 29-5-2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Ngày 11-12-2008, quận Hà Đông được thành lập từ thành phố Hà Đông của tỉnh Hà Tây trước đây và tành phố Sơn Tây cũng được đổi thành thị xã Sơn Tây thuộc tthành phố Hà Nội.

Cung cấm Thành Hà Nội: Hà Nội đã tồn tại 8 thế kỷ, với tên Thăng Long qua các triều đại: Lý, Trần, Lê, đến nhà Nguyễn thì kinh đô dời vào Huế (Phú Xuân), thành Hà Nội là Tổng Trấn Bắc. Thành cổ Hà Nội được kiến trúc ba vòng (tam trùng thành quách). Thành trong cùng gọi là Tử Cấm Thành (nhà Lý gọi là Cung Thành, nhà Trần gọi là Long Phượng thành, đến nhà Lê mới gọi là Cấm thành). Cấm thành chỉ để vua, hoàng hậu và con của vua ở. Vòng giữa gọi là Hoàng thành, để các quan văn võ ở và có chánh điện để hội họp việc nước. Vòng ngoài gọi là Kinh thành là nơi ở và sinh sống của nhân dân.

Thành Hà nội, các nơi thường được nhắc nhở:

- Bắc Môn, là cửa Bắc để giao thông giữa Hoàng thành và Kinh thành. Bắc Môn là cổng duy nhất còn lại của thành Hà Nội.

- Hậu Lâu là tòa nhà ở sau Hành cung, khi xưa Công chúa thường ở đó, nên gọi là Lầu Công chúa.

- Đoan Môn là cổng nối giữa Cung thành và Hoàng thành, cửa chính chỉ dành cho vua đi, người khác đi cửa hai bên.

- Cột Cờ xây năm 1872, vào thời vua Gia Long, đến nay còn nguyên vẹn, thân cột cờ hình lập lăng, có cầu thang xoáy trôn ốc, cao 20m. Chân cờ là 3 tầng bệ vuông vức.

- Thành Cổ Loa: Cổ Loa là thành cổ nhất Việt Nam, An Dương Vương xây vào thế kỷ thứ 3 (TCN), thành Cổ Loa ở huyện Đông Anh, nay còn dấu tích 3 vòng tường thành bằng đất, các nhà khảo cổ tìm nơi đây hàng vạn mũi tên đồng, lưỡi cày, rìu sắt của thời xưa.

(còn tiếp)

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.