Hôm nay,  

Câu Chuyện Nợ Tình

7/20/201300:00:00(View: 8716)
Cảm Nghĩ sau khi nghe bài giảng “Nợ Tình” của Thầy Hằng Trường.

Nước Mỹ ngụp lặn trong nợ nần. Âu châu vì công nợ cũng đang trên bờ vực thẳm.

Khi yêu nhau, hai người hứa hẹn một cuộc sống lứa đôi, ấy là “Nợ Tình”. Nợ tình trinh nguyên, nhẹ gánh lúc ban đầu nhưng khi ở chung một nhà, nằm chung một giường, cán cân tình yêu và trách nhiệm mất thăng bằng... Đợi đến lúc ngoài vòng kiểm soát thì nợ tình chồng chất, có thể không bao giờ trả nổi.

Nợ tiền, nếu biết thu vén việc chi tiêu mua bán sẽ hy vọng trả hết dù là chuyện cá nhân hay quốc gia. Nợ tình khó khăn hơn nhiều, theo Phật giáo có khi phải trả bằng cả đời mình từ kiếp này sang kiếp sau nếu không biết tu tập để sửa đổi (?).

Trong cộng đồng người Việt ở miền Tây nước Mỹ vào những năm gần đây, vài khuôn mặt ưu tú thuộc lãnh vực tâm linh mà tư tưởng thâm thuý đã tạo ảnh hưởng vào nếp sinh hoạt của xã hội. Họ và đạo hữu tập luyện bên nhau, trao đổi lối sống mới, tất cả đều là chúng sanh, trải rộng tình thương đến muôn loài từ gia đình sang cộng đồng để không còn chiếm hữu và áp bức. Một trong những vị đó là Thầy Hằng Trường.

Thầy là con trai út của Ông Bà bác sĩ Lê Khắc Quyến. Thầy có khuôn mặt khôi ngô tuấn tú, vóc dáng điển trai. Đôi mắt long lanh như chiếu thẳng vào tâm người đối diện. Ai gặp Thầy lần đầu cũng có những nhận xét sơ khởi ấy. Chẳng ai muốn khen Thầy nhưng vẫn vô tình hay tự nhiên nói lên những điều không thích hợp với cửa nhà Phật!

Thầy lớn lên trong một gia đình quyền quý ở miền Trung. Tốt nghiệp đại học Mỹ rồi thọ giới tỳ kheo theo truyền thống Trung Hoa. Thời Đệ Nhất Cộng Hoà, thân phụ Thầy đã được bổ nhiệm chức Khoa trưởng Đại Học Y Khoa Huế. Thầy cũng có thể nối nghiệp cha nhưng khi lớn lên, tự nghĩ Thầy thuốc chỉ chữa nghìn người (?) còn Thầy tu đắc đạo sẽ giúp được vạn người hay cả một thế hệ mai sau. u cũng là nghiệp dĩ nên Thầy đã chọn con đường tu hành khó khăn.

Chiều nay đến thăm người Bố già.

Bố ở với chị tôi vì đã trăm tuổi nên luôn cần sự chăm sóc.

Anh em chúng tôi thay phiên giúp Cụ sống những ngày chật vật cuối đời. Gặp lại nhau, chị khoe có bài giảng “Hiếu Dưỡng Cha Mẹ” của Thầy Hằng Trường và khuyên tôi nên để ý vào xem ở internet...

Đêm về khuya, Bố ngủ say, tôi yên lặng nghe Thầy thuyết giảng. Có nhiều đề tài khác nhau chẳng hạn: “Chướng Ngại Lúc Vãng Sanh”, “Thái Độ Ta Biết Rồi”, “Giáo Dục Ở Trường” và “Cha Mẹ Ở Nhà”...

Một bài giảng mà tôi thấy thú vị đó là “Nợ Tình”*. Thầy kể lại chuyện thật của đôi vợ chồng có hai con. Chị vợ yêu thương gia đình trong khi anh chồng rượu chè say sưa, bỏ nhà theo bạn bè không tin tức. Đó là hình ảnh “chồng chúa vợ tôi” thường sẩy ra ở quê nhà. Người vợ vượt biên với các con đến nước Mỹ, tạo dựng lại cuộc đời nhưng vẫn ngóng tin chồng dù không có hồi âm. Chị quen người đàn ông khác, điểm đặc biệt của người này là “biết lắng nghe và thương yêu hai đứa con” nhưng chị vẫn giữ tiết chờ chồng, lửa gần rơm mà không cháy (?). Đợi đến khi xum họp, chị mới hiểu tính tình anh vẫn thế, chứng nào tật đó, lạnh nhạt và quen thói hà hiếp. Chuyện gì phải đến đã đến và chỉ ba tuần sau ngày đoàn tụ, chị xin ly dị để về với người yêu mới! Từ đó anh cô đơn lạc lõng nơi xứ lạ, căm thù hai người, nói xấu họ là kẻ dụ dỗ và người phản bội. Tình yêu cũ trở thành thù hận... “Nợ Tình” chồng chất từ đây.

Trước khi giảng bài, Thầy hỏi một nữ đệ tử nghĩ sao về thái độ của người vợ, bỏ chồng để kết hợp với người yêu mới? Cô trình bầy ngập ngừng kiểu hai hàng:

- If I were in her shoes con sẽ làm y như thế! (có tiếng Thầy và môn đệ tỏ sự ngạc nhiên hãi hùng) nhưng nếu chính bản thân con gặp trường hợp này thì sẽ khác vì khi xưa, bà ngoại không tái giá mà ở vậy nuôi mẹ và cậu của con vì thế người phụ nữ nên giữ nề nếp cũ không nên đi quá xa làm mất những nét đẹp của văn hoá Việt. (Thầy khen hay và xin mọi người vỗ tay)

Dù biết rằng, mỗi người một ý tưởng tùy theo hoàn cảnh gia đình và môi trường xã hội nhưng câu trả lời của một cô gái ở thời đại mới, ảnh hưởng giáo huấn cổ truyền, lại được Thầy tán đồng trong một bài giảng... Sự kiện ấy đã ghi lại trong tôi vài nhận định khách quan:

1. Mối quan hệ vợ chồng thường có sẵn sự tranh chấp vì lòng người ích kỷ, dùng thế áp đảo để chiếm đoạt. Khi ta lùi thì có kẻ tiến! Mỗi khi vì tình yêu ta sẵn sàng nhường nhịn lại là lúc bị lợi dụng vì hiểu lầm. Có ai bị hiếp đáp mà không cảm thấy tủi nhục? Phụ nữ giữ mãi tính hiền hòa vô điều kiện sẽ có lúc bị “nuốt chửng”, đó là cảnh “chồng chúa vợ tôi”.

Đời sống lứa đôi bây giờ đã khác xưa vì tình yêu và lý trí công minh, đúng sai rõ rệt. Chuyện đời là vô thường, thay đổi theo từng thời đại, lý thuyết thờ “một chồng một đời” không còn thích hợp vì thế quyết định bỏ chồng của người vợ đau khổ không thể trở thành đề tài chê trách. Tại sao người đàn bà phải chung tình với ông chồng coi mình như nô lệ? Cách đây hơn nửa thế kỷ, năm 1946 thi sĩ Jacques Prevert xuất bản tuyển tập “Paroles”. Bài “Pour toi, mon amour” từ lâu đã thức tỉnh nhân thế qua vần thơ: “Je suis allé au marché aux esclaves, et je tai cherchée mais je ne tai pas trouvée, mon amour” ( Anh đi chợ bán nô lệ để tìm em, người yêu dấu... nhưng không thấy em đâu ).

Tình yêu không thể thúc thủ vì tôn trọng một tập quán cổ hủ có tên gọi hoa mỹ là “nét đẹp văn hoá” để người đàn bà tiếp tục bị hà hiếp! Ngược lại nên nhìn mối tình trọn vẹn của bà ngoại chỉ là câu chuyện cũ kỹ năm xưa cần thay đổi. Thế giới ngày nay đòi hỏi công bằng lẽ phải... Tình yêu cũng sống trong tự do để khai mở và tiến hoá nên việc tái giá không thể hiểu là mất đi sự cao quý.

2. Tiếp tục bàn đến mối tình của người vợ với chàng trung niên. Theo lời Thầy giảng vì anh chàng này “có học nên biết lắng nghe”. Sự lắng nghe được coi như một nghệ thuật tâm lý nhưng nếu chỉ những người có học mới biết “văn hoá lắng nghe...” thì không hoàn toàn thuyết phục bởi lẽ trong xã hội, trí thức và bình dân, số người “biết lắng nghe” bao giờ cũng là thiểu số. Kẻ ít học thì hay đặt chuyện nổ như pháo, người có học thì độc thoại coi mình như đấng tiên sinh. Những người nắm vận mạng của cả một quốc gia đã từng có học và đậu những bằng cấp giá trị nhưng sao vẫn u mê mà không “biết lắng nghe” lòng dân đói khổ than khóc ở khắp năm châu? Đơn vị nhỏ bé như gia đình, nhiều ông chồng có trình độ đại học nhưng bản tính độc đoán thì cũng chỉ “biết lắng nghe” cõi lòng tham ô của riêng mình!


Gặp nhau buổi ban đầu, chiều ý trung nhân là khôn ngoan nên ai cũng sẵn sàng “biết lắng nghe” giống như anh chàng trung niên này. Khi lấy nhau, nằm chung giường rồi sẽ biết đêm dài và lòng người nông sâu... “Biết lắng nghe” phải chăng là cử chỉ trưởng thành trong mọi thành phần xã hội mà không phân biệt tuổi tác hay học vấn?

3. Khi nghe Thầy đề cao người tình trung niên đã “thương hai đứa con trước cả tình yêu đối với người mẹ” thì tôi bàng hoàng đến ngỡ ngàng! Người đàn ông từng trải “biết lắng nghe” hiểu rõ hơn ai hết con đường ngắn để “hớp hồn”, lấy điểm với phụ nữ đã có con là thoả mãn những gì nàng trân quý nhất: nôm na phải là những đứa con và hột soàn! Hột soàn quyến rũ đàn bà là chuyện thường tình, ta không bàn đến nhưng chiếm hữu được tình yêu của đám trẻ nhỏ thì coi như đã mở được cánh cửa bước vào trái tim người mẹ. Muốn yêu mẹ phải yêu con, nếu muốn sớm thấy kết quả! Mối tình đi từ con đến mẹ một cách “chân tình không mảy may tính toán” của người tình trung niên như Thầy giảng là không thực tế và trước khi đề cao, cần xét lại hành động cao thượng ngẫu nhiên ấy...

4. Câu chuyện được tiếp nối: vào lúc lên tầu vượt biên, người vợ để lại bức thư ướt đẫm nước mắt cho chồng nhưng chỉ một tuần sau thời gian đoàn tụ thì vỡ lẽ sự thật phũ phàng... Người cũ vẫn mang tật cũ và đúng ba tuần là “anh đường anh, tôi đường tôi, tình nghĩa đôi ta có thế thôi”. Tình cảnh này sẩy đến với nhiều gia đình di dân Việt Nam sang Mỹ gần đây. Vợ chồng bị phân tán sau một thời gian dài rồi lại kết hợp, người vợ sống ở xứ người thay đổi dễ dàng theo xã hội mới bởi vì thân phận phụ nữ được đề cao trong khi tâm hồn người chồng thì vẫn u mê chưa tỉnh.

Sự chịu đựng của người vợ dĩ nhiên không còn kiên nhẫn như lúc ở quê nhà...Trên tất cả, bây giờ nàng có thêm sự so sánh và chọn lựa vì dù có đón chồng về, người tình mới vẫn đang chờ đợi. Làm sao có thể thay đổi cá tính của chồng mình chỉ sau vài tuần? Thiết tưởng chị đã biết điều đó khi bảo lãnh chồng sang đoàn tụ với gia đình nhưng tại sao vài ngày chưa đủ ấm áp thì đã dứt tình đứt gánh chia tay?

Xét kỹ thì người chồng có phải là nạn nhân? Ngây ngô... lỗi phải cũng như xưa mà chẳng hiểu vì sao bây giờ lại ra nông nỗi này? Tối hậu thư vỏn vẹn chỉ ba tuần sau khi đến Mỹ là mất cả vợ lẫn con! Thời xưa, chồng nhẫn tâm, vợ cũng âm thầm chấp nhận, bây giờ sống ở quốc gia văn minh, đàn bà sớm thay đổi tính nết... vậy ai là người phản bội? Qua những gì sẩy đến, “Nợ Tình” lại càng chồng chất.

5. Nợ tình theo lời giảng của Thầy cũng có nhiều “cấp bực”. Thầy khuyên lễ cưới không nên thề thốt vì sự trói buộc ấy có thể dẫn nợ đến kiếp sau. Đây cũng chỉ là giả thuyết vì kiếp sau...? “Que sera, sera...” làm sao biết được ngọn nguồn!

Thầy kể lại câu chuyện tình của hai kẻ yêu nhau say đắm kiếp này. Khi chia ly, hai người thề sẽ gặp lại vào lúc tái sinh nên “ái ân triền miên mà trở thành ràng buộc”. Đến kiếp sau, người con gái trở thành đàn ông đã có vợ con, người con trai hoá thành cô gái trẻ. Một hôm, hai người tình cờ gặp nhau ở Rice University bên Texas. Cô sinh viên tức thì trở thành vợ bé của ông già mà chính họ ngỡ ngàng vì yêu mà không rõ từ đâu cơ duyên vướng mắc? Hậu quả là hạnh phúc của người đàn ông này tan vỡ, sự nghiệp tan tành chỉ vì một lời hẹn năm xưa mà không gỡ ra được!

Thầy bảo đảm “Love Story” ở đại học Rice là chuyện thật nhưng tôi thấy có mùi “kim chi” của Đại Hàn tuy nhiên dù thật hay giả, xét về mặt nội dung thì chuyện tình ấy thuộc loại giả tưởng... bởi vì cốt chuyện dựa vào hai kiếp người. Mối tình này có tính tội lỗi, phản đạo đức và nếu chúng ta tin vào lời thề thốt có mãnh lực truyền kiếp ấy thì cũng vô tình phủ nhận câu nói của Blaise Pascal: “Con người là cây sậy, thực thể yếu đuối nhất trong thiên nhiên, nhưng là cây sậy biết suy nghĩ”

Để kết luận, tôi rất thích phần cuối trong bài giảng của Thầy. Đó là những lời khuyên có ý nghĩa dựa trên công bằng lẽ phải. “Nợ Tình” có thể tránh được nếu vợ chồng giúp nhau khai mở để cùng tiến hoá. Sống bên nhau không chiếm đoạt và luôn biết lắng nghe để trải rộng tình thương: Phải mở mà không cột, phải giải chứ không buộc. Theo bài giảng, “Khi ta chiếm hữu một bông hoa thì ta là con nợ và bông hoa là chủ nợ” vì thế đừng chiếm giữ bất kỳ người hay vật để tránh tạo nợ nần.

Nghe hết bài thuyết giảng, thiết nghĩ đa số đàn ông Việt Nam đều mắc phải “Nợ Tình” vì họ đều reo rắc cảnh “chồng chúa vợ tôi” ảnh hưởng “cha truyền con nối” từ một xã hội quê nhà chậm tiến. Có một thiểu số sớm thức tỉnh, cải tiến mối quan hệ nhanh chóng, còn lại đa số vẫn giữ lề lối bất công, chiếm hữu không tu sửa nên nợ tình vẫn y nguyên.

Tôi cũng xin được thô thiển góp ý trong phần cuối của bài viết này: Tình yêu giống như mọi vật trên thế gian cần sự chăm sóc định kỳ. Để bổ túc những điều Thầy giảng ở trên, chúng ta nên giúp đỡ nhau thường xuyên, tạo điều kiện cho tình vợ chồng cùng khai mở và thăng hoa, con cái cảm nhận được lòng nhân ái vị tha... truyền đạt đến thế hệ mai sau. Một yếu tố sẽ giảm bớt “Nợ Tình” khi gia đình có niềm tin yêu hạnh phúc.

Nợ tình không thơ mộng êm ái như ba chữ “Anh yêu Em” theo lời Thầy. Đó là cả một triết lý sống đem lạc quan đến cho cuộc đời vô thường này! Hấp thụ được những tư tưởng hay trong bài thuyết giảng của Thầy: Công bằng, bác ái, từ bi được ứng dụng trong tình cảm con người để tránh hay bớt được món “Nợ Tình”.

Tôi vẫn nghĩ Thầy là Phật, tu hành đắc đạo đang reo giảng điều hay lẽ phải cho nhân thế còn tôi chỉ là kẻ lang thang đi sát cuộc đời với những kinh nghiệm thực tế “ba xu”. Đạo và đời là hai thái cực. Đạo đẹp bao nhiêu thì đời ô trọc bấy nhiêu nên ai khôn ngoan thì biết dung hoà để cuộc sống lứa đôi hạnh phúc và hy vọng trả được món “Nợ Tình”.

* Quý độc giả có thể nghe bài giảng “Nợ Tình” phần 1 & 2 ở links:

www.youtube.com/watch?v=AZBciiIonwU
www.youtube.com/watch?v=yoTBvVqTDZ8

Cao Đắc Vinh

Reader's Comment
7/24/201318:40:31
Guest
Thưa anh Vinh, Phật là bậc đã giác ngộ viên mãn. Người phàm so với thánh còn chưa tới vì một phẩm phiền não còn chưa đoạn. Cho nên xin anh hãy cẩn thận khi dùng chữ, vì bài đăng trên báo online có nhiều người đọc, sẽ gây ra nhiều việc hiểu lầm rất đáng lo ngại.
7/21/201305:22:32
Guest
Phật thì có tam thân, tứ trí, ngũ nhãn luc thông, không vọng ngữ, âm thầmgiu1p ngưới, vô ngã hoàn toàn và mọi người đều cảm nhận được từ bi lưc của Phật. Không nên tuỳ tiện cho người khác là Phật khi chưa biết rõ. Hồi trước Thầy này dạy mờ luân xa, không biết có ai mở chưa? Tôi chưa nghe Phật nào dạy mờ luân xa. Có vị nào biết xin cho biết nhé!
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tôi vừa mới nghe ông Trần Văn Chánh phàn nàn: “Cũng như các hội nghề nghiệp khác, chưa từng thấy Hội nhà giáo Việt Nam, giới giáo chức đại học có một lời tuyên bố hay kiến nghị tập thể gì liên quan những vấn đề quốc kế dân sinh hệ trọng; thậm chí nhiều lần Trung Quốc lấn hiếp Việt Nam ở Biển Đông trong khoảng chục năm gần đây cũng thấy họ im phăng phắc, thủ khẩu như bình…”
Thế giới chưa an toàn và sẽ không an toàn chừng nào các lực lượng khủng bố trên thế giới vẫn còn tồn tại, một nhà báo, cựu phóng viên đài VOA từ Washington D.C. nói với BBC News Tiếng Việt hôm thứ Năm. Sự kiện nước Mỹ bị tấn công vào ngày 11 tháng 09 năm 2001 đã thức tỉnh thế giới về một chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan đang tồn tại trong lòng các nước Trung Đông. Giờ đây, sau 20 năm, liệu người Mỹ có cảm thấy an toàn hơn hay họ vẫn lo sợ về một cuộc tấn công khủng bố khác trên đất nước Hoa Kỳ hay nhằm vào công dân Mỹ ở nước ngoài.
Vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, những kẻ khủng bố Hồi giáo thuộc tổ chức mạng lưới Al-Qaida đã dùng bốn phi cơ dân sự làm thành một loại vũ khí quân sự để tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York và Lầu Năm Góc ở Washington D.C. Các sự kiện không tặc loại này là lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh của nhân loại và đã có hậu quả nghiêm trọng nhất trong lịch sử cận đại.
Thứ Bảy, ngày 11/09/2021, nước Mỹ tưởng niệm 20 năm vụ tấn công khủng bố thảm khốc nhắm vào tòa tháp đôi World Trade Center ở New York, bộ Quốc Phòng Mỹ ở gần Washington và ở Shanksville tại Pennsylvania. Gần 3.000 người chết, hơn 6.000 người bị thương. Hai mươi năm đã trôi qua, vẫn còn hơn 1.000 người chết đã không thể nhận dạng. Chấn thương tinh thần vẫn còn đó. Mối họa khủng bố vẫn đeo dai dẳng. Lễ tưởng niệm 20 năm vụ khủng bố gây chấn động thế giới diễn ra như thế nào, nhất là trong bối cảnh Hoa Kỳ triệt thoái toàn bộ binh sĩ khỏi Afghanistan sau đúng 20 năm tham chiến ? Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn với nhà báo Phạm Trần từ Washington.
Những em bé tò mò, lần đầu tiên ngước mắt lên trời, thấy trăng sao, lập tức nảy sinh ước muốn thám hiểm cõi mênh mông ở cuối, ở xa hơn tầm mắt mình. Lớn lên, ý thức được kích thước Vũ Trụ và giới hạn của đời người, biết đường dài dẫn tới một tinh cầu có thể đòi hỏi sự nối tiếp của muôn triệu kiếp người. Tỉnh ra và thất vọng. Ước muốn chỉ còn là ước mơ vương vấn nơi những truyện khoa học giả tưởng huyền hoặc vẽ ra hình ảnh một con tàu kỳ diệu: một ngày kia khoa học tiến bộ, hành khách đáp phi thuyền du lịch tối tân sẽ lọt vào cõi thời gian ngừng trôi, có cuộc đời dài vô tận, tha hồ chu du khắp cùng vũ trụ.
Như vậy, Chủ nghĩa Xã hội Cộng sản là của riêng ông Hồ và đảng CSVN. Nhân dân chưa bao giờ có cơ hội bỏ phiếu hay đồng thuận dưới bất kỳ hình thức trưng cầu ý kiến nào về sự chọn lựa này. Do đó, không làm gì có chuyện nhận dân “đã lựa chọn” nó mà sự thật là đảng CSVN đã áp đặt và tròng vào cổ người dân thứ Chủ nghĩa ngoại lai này. Đó là lý do tại sao đã có chống đối về mối họa Cộng sản từ bên trong hàng ngũ đảng và của một bộ phận không nhỏ quần chúng thuộc mọi thành phần trong xã hội.
Tờ New York Times dẫn lời một giáo sư đại học Berkeley về giáo dục và chính sách công là Bruce Fuller phát biểu rằng, "Newsom đã làm trước tổng thống Biden ba năm nếu nói về chính sách giúp đỡ các gia đình. Bất cứ những phụ huynh hay người ông bà nào ủng hộ việc bãi nhiệm là đang bỏ phiếu chống lại quyền lợi của chính họ". Hay có thể nói thêm rằng, họ đang chống lại những chính sách an sinh và y tế mà họ đang được thụ hưởng, những sự đầu tư vào giáo dục, vào công ăn việc làm cho chính con cái họ.
Bỉnh bút Thái Thanh (Tạp Chí Luật Khoa) kết luận: “ Trong đại dịch lần này hay các đợt khủng hoảng không thể biết trước trong tương lai, tôn giáo có thể trở thành một bàn tay vững chắc để trợ giúp, nâng đỡ tinh thần của người dân. Và điều đó chỉ thành hiện thực khi nhà nước tháo bỏ các chính sách kiểm soát khắc nghiệt dành cho các tổ chức tôn giáo.” Tôi thì (trộm) nghĩ khác, bi quan hơn thế: “Điều đó chỉ thành hiện thực” khi chế độ hiện hành ngưng hiện hữu. Đảng tắt thở thì cuộc đời mới thở (NCT).
Sau khi các nước ngoài rút quân ra khỏi Afghanistan, lực lượng Hồi giáo cực đoan Taliban đã lên nắm quyền. Ngay trong lễ mừng chiến thắng, Taliban lo ráo riết chuẩn bị thành lập chính phủ và thành phần các nhân vật tham gia có thể được công bố trong thời gian tới. Nhưng có nhiều suy đoán cho là trong nội các mới nữ giời sẽ có ít và nắm giử các chức vụ khiêm nhường, điều chắc chắn đặc biệt nhất là những người đã phục vụ trong chế độ củ sẽ không còn được trọng dụng. Nhưng vụ đánh bom tại phi trường Kabul hôm 26/8 khiến cho ít nhất 180 người thiệt mạng, trong đó có 13 binh sĩ Mỹ cho thấy một sự thật khác hẳn: Tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) chủ động khủng bố và đã lên tiếng nhận trách nhiệm. Mỹ đã đáp trả bằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở tỉnh Nangarhar, miền đông Afghanistan, và kết quả là nhà lảnh đạo IS trong "Tỉnh Khorasan" (IS-K) đã bị giết.
TÓM TẮT Thị trường hữu hiệu vì tổng hợp mọi quyết định trong xã hội để đạt đến mức giá chung phù hợp nhất với các dữ kiện đang có (efficient market theory.) Ngược lại nếu giá cả do nhà nước đơn phương quyết định sẽ sai lệch. Giá cả trong thị trường, giống như bãi đấu thầu, không phải lúc nào cũng hợp lý do mỗi người dự đoán giá sẽ còn tăng hay giảm. Tâm lý hùa theo đám đông và tên khờ cuối cùng (Last Fool Theory) rất tai hại trong Kinh Tế Hành Vi (Behavioral Economics) Kinh Tế Phức Tạp (Complexity Economics) tìm hiểu những tác động từ bên ngoài như đại dịch, chiến tranh, phát minh…lên nền kinh tế.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.