Hôm nay,  

Tại Sao Không Liếc Liếc?

7/20/201300:00:00(View: 6426)
Trong bang giao quốc tế, các chính khách cũng như các nhà ngoại giao đều phải hết sức cẩn thận và tính toán trong ngôn ngữ cũng như cử chỉ của mình, vì cử chỉ của cơ thể cũng là một ngôn ngữ để bày tỏ.

Cách đây khá lâu, khi Trung Quốc (TQ) phát triển hoả tiển để bắn hạ vệ tinh ngoài không gian, các nhà ngoại giao của các nước khác nêu câu hỏi cho nhà ngoại giao TQ về mục đích của việc phát triển vũ khí tấn công này và được nhà ngoại giao TQ cho biết là để dùng vào việc bắn tan vẫn thạch từ ngoài không gian bay vào đụng quả địa cầu, cứu nhân loại không bị tiêu diệt. Các nhà ngoại giao tròn xoe đôi mắt trước lòng thương nhân loại của TQ. Chỉ cần tròn xoe đôi mắt thì cũng bằng hay hơn cả những câu nói phủ nhận là họ hoàn toàn không tin.

Hoa Kỳ là siêu cường số một của thế giới, cho nên ngôn ngữ cơ thể của lãnh đạo có ảnh hưởng to lớn hơn là bài phát biểu. Trong cuộc tranh cử năm 1992 giữa đương kim tổng thống George Bush (cha) và ứng cử viên tổng thống Bill Clinton, khi tranh luận với nhau, ông Bush nhìn đồng hồ đeo tay, ngôn ngữ cơ thể này đã vặn tắt cử tri, cho ông là người đã hết xăng và là một trong các yếu tố làm cho ông thất cử. Trong kỳ bầu cử tổng thống 2012 vừa qua, trong cuộc tranh luận đầu tiên giữa TT Obama và ông Mitt Romney, ngôn ngữ cơ thể của ông Obama qua sự thả hồn đi đâu đâu, vì đó cũng là ngày sinh nhật của bà Michelle Obama, đã làm cho ông thua trong cuộc tranh luận đó.

Truyền thống của nền dân chủ Hoa Kỳ là không ưa hoàng gia và các lễ nghi có tính cách phân biệt giai cấp của nó. Tổng thống Roosevelt có lần gầm gừ rằng "Nếu sắp tới mà tôi gặp vua, thì có thể là tôi sẽ cắn ông ta". Nhưng tháng Sáu năm 1994 TT Clinton tiếp Nhật Hoàng ở South Lawn của Toà Bạch Ốc, ông Clinton chỉ hơi cúi người (xem hình), tuy không sâu lắm, và Nhật Hoàng Akihito trong buổi tiệc sau đó đã nâng ly mời, phá lệ hoàng đế. Cả hai mỗi người đi nửa đoạn đường vì "tổng thống không cúi đầu và hoàng đế không nâng ly" của văn hoá hai nước. Vậy mà dư luận dậy lên sự phàn nàn là ông đã phá vỡ truyền thống 200 năm, để lại vết xấu.

Năm 1945, sau khi Nhật đầu hàng Hoa Kỳ, tướng Douglas MacArthur tiến vào Tokyo và đặt bản doanh ở khách sạn chờ Nhật Hoàng Hirohito đến để giải quyết việc chiếm đóng. Hoàng gia Nhật đưa ra hai yêu cầu là ông đến hoàng cung và tuy không cúi rạp đầu nhưng quỳ một đầu gối. Tướng MacArthur từ chối, nói rằng Nhật Hoàng muốn giải quyết thì phải đến gặp ông vì hai bên không ngang hàng, Nhật Hoàng là kẻ chiến bại. Nhật Hoàng đã đến khách sạn và ông MacArthur đứng thẳng người để tiếp ông (xem hình). Ông MacArthur xử treo cổ thủ tướng Hideki Tojo nhưng giữ hoàng gia như một định chế nghi lễ và thống nhất nhân dân, trong một nền dân chủ mới nẩy mầm. Ông tôn trọng Nhật Hoàng, nhưng qua ngôn ngữ cơ thể thì nhiều người cho là không phải vậy.

Đầu tháng Tư 2009 TT Obama cúi người chào ông vua Abdullah của Saudi Arabia (xem hình), ông Robert Gibbs, tuỳ viên báo chí Tòa Bạch Ốc nói rằng ông vì cao quá nên chỉ khom người chứ không cúi rạp, nhưng hình chụp không thể nói dối và dư luận Mỹ tỏ vẽ không hài lòng. Họ cho rằng ông đi vòng quanh thế giới để xin lỗi những lãnh tụ độc tài, nghĩ rằng nhờ vậy mà những ngày sắp tới có thể hoà thuận và ngồi chung với nhau để trở thành bạn bè, không còn thù nghịch Hoa Kỳ như đối với TT Bush tiền nhiệm.

Đến tháng Mười Một 2009, TT Obama khi viếng Nhật cũng đã cúi thấp đầu khi bắt tay Nhật Hoàng Akihito (xem hình), ngôn ngữ cơ thể này tuy chinh phục được lòng công dân Nhật, nhất là thế hệ người già, nhưng đã làm cho dân Mỹ chau mày bực mình, nói ông có xương sống dẽo, trong khi việc đứng thẳng người bắt tay thì trông hay hơn.

Dù phàn nàn như vậy nhưng dư luận cũng không quá bất mãn hay chống đối ông Obama vì hai lý do chính: Thứ nhất, tuy hình ảnh có xấu một chút nhưng Hoa Kỳ không có tương nhượng gì cả các quyền lợi quốc gia dân tộc, ngược lại còn chinh phục được tình cảm của thế giới, thêm bạn bớt thù, giúp cho HK trong việc chống khủng bố. Thứ Hai, dưới thời TT Bush tiền nhiệm, qua chủ trương "ai không theo ta tức là chống ta" cùng có những hành động vũ lực một mình trên sân khấu chính trị thế giới, nên đã đưa HK đến sự bị cô lập và khuynh hướng bao che khủng bố. Do đó, hành động hạ mình của TT Obama là để tái tạo vị thế mới phục vụ tốt cho quyền lợi của HK.

Bây giờ ta thử phân tích ngôn ngữ cơ thể của ông Chủ Tịch Nước CSVN trong chuyến đi Bắc Kinh ngày 19-21/6/2013 mà ông đã cúi thấp đầu chào lính Trung Quốc, trong khi ông Tập Cận Bình đứng thẳng. Ông Sang đại diện đất nước Việt Nam đang bị TQ lấn hiếp, thế giới ai cũng biết điều này và ai cũng biết VN là nhược tiểu so với TQ. Cho nên ông Sang không cần phải làm như vậy, vì thế giới không cần, vì dân TQ hả hê coi là đại diện Nam Man nên phải làm như vậy, vì dân VN đau buồn và cảm thấy bị nhục.

Ngôn ngữ trong hình ảnh cúi thấp đầu của ông Sang hoàn toàn tương phản với ngôn ngữ trong hình ảnh cúi thấp đầu của ông Obama. Một bên để tái xác định thân phận hèn mọn của dân tộc mình và một bên để tái tạo vị thế siêu cường của dân tộc mình. Ông Sang sẽ già và sẽ chết, nhưng những ngôn ngữ cơ thể của ông sẽ trường tồn cùng với Bản Tuyên Bố Chung và 10 thoả ước ông đã ký, để trở nên một thành phần của một giai đoạn u tối trong lịch sử Việt Nam.

Ban Lễ Tân của Bộ Ngoại Giao ở đâu sao không làm việc chặt chẽ với ông để tránh loại ngôn ngữ cơ thể này? hay đây là chủ trương của Đảng? hay đây là sự chấp nhận thân phận thấp hèn của cá nhân ông Sang?

Nếu tất cả những yếu tố trên đều không phải, thì tại sao ông Sang không giữ tư thế của dân tộc và của cá nhân mình? Có rất nhiều người VN, kể cả người viết bài này, không rành về chuyện lễ nghi, khi đi chùa hay đi tang giỗ không biết nên lạy hay nên xá và phải bao nhiêu lần. Trong những trường hợp như vậy thì cách hay nhất là liếc chừng người rành về việc này đang đứng gần bên và nhái theo các động tác của họ.

Đứng cạnh ông Tập Cận Bình, tại sao ông Sang không liếc liếc?

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.