Hôm nay,  

Quyết Định Cực Kì Phản Động Của Lãnh Đạo Chế Độ Toàn Trị

19/07/201300:00:00(Xem: 6260)
TỈNH SƠN LA

Tỉnh Sơn La có diện tích 14.150 km vuông, dân số năm 2011 là 1.119.400 người, mật độ 79 người/km vuông. Sắc dân: Thái, Kinh, H Mông, Thái, Mường, Dao. Gồm có: Thị xã Sơn La và 10 huyện: Quỳnh Nhai, Mường La, Thuận Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu, Mộc Châu, Sốp Cộp. Tỉnh lỵ ở thị xã Sơn La. Sơn La phía Bắc giáp Lào Cai, Yên Bái, Tây giáp Điện Biên, nam giáp nước Lào, đông giáp Phú Thọ, Hoà Bình, đông nam giáp Thanh Hoá. Nhiệt độ trung bình 21 độ. Tỉnh Sơn La ở miền thượng du Bắc Việt, nhiều rừng núi, lâm sản dồi dào, nghề nông và chăn nuôi phát đạt.

Lịch sử tỉnh Sơn La: Vùng đất Sơn La ngày nay, trước kia là lãnh thổ của vương quốc Bồn Man. Năm 1479, thời vua Lê Thánh Tông, vùng đất này chính thức sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt, thuộc xứ Hưng Hóa. Vùng đất Bồn Man ngày nay còn tồn tại ở các nơi: Tương Dương, Kỳ Sơn thuộc Nghệ An. Quan Hoa, Quan Sơn, Mường Lát thuộc Thanh Hóa. Tỉnh Hủa Phan thuộc Lào; còn phần lớn thuộc về Sơn La. Năm 1886: thành lập châu Sơn La. Ngày 27-2-1892, thành lập tiểu quân khu Vạn Bú. Ngày 10-10-1895, thành lập tỉnh Vạn Bú. Ngày 23-8-1904, đổi tên Vạn Bú thành tỉnh Sơn La.

Sơn La là tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số, nên lễ hội đa dạng, lễ hái Hoa Ban của dân tộc Thái vào khoảng tháng 2 âm lịch, hoa ban bắt đầu rộ nở, mọi nhà đi hái hoa để cầu mưa thuận gió hoà, đời sống bình yên. Trai gái tranh nhau hái hoa là dịp trao đổi tâm tình.

Trò chơi “Tung Còn” của dân tộc Tày tổ chức sau tết âm lịch, trái “còn” được khâu nhiều múi vải, màu sắc sặc sỡ, bên trong nhồi hạt bông và lúa, lựa chỗ đất rộng rãi, trồng một cây tre cao khoảng 5m đến 6m, trên ngọn tre có một vòng tròn bằng tre, đường kính độ 4 tấc, được quấn giấy đỏ, các cô thiếu nữ (khi xưa là các Mỵ nương, Công chúa) cầm rua quả còn thi nhau ném qua vòng, những rua ngũ sắc xập xoè, trông đẹp mắt, khán giả hò reo rộn ràng, các chàng trai hát tỏ tình, hát giao duyên thật nhộn nhịp.


Sơn La có nhiều đồng cỏ, lớn nhất là đồng cỏ ở cao nguyên Mộc Châu có chiều dài 80 km, rộng 25 km, diện tích của đồng cỏ trên 14.000 ha, trông rộng bát ngát, xanh tốt mượt mà. Sơn La trồng nhiều cây chè, nhà máy chè Mộc Châu, biến chế các loại chè nổi tiếng. Nơi đây có nhiều thứ cây ăn quả và đàn bò đông đúc mập mạp. Yên Châu có đủ các cây ăn quả: chuối, đào, mận, nhãn, mít...

Hang Thẩm Tét Toòng, thuộc thị xã Sơn La, hang đá sâu vào thân núi khoảng 150m, lòng hang có khe nước trong trẻo. Hang Thẩm Ké, thuộc thị xã Sơn La, trong hang có bia văn của Lê Thái Tông.

Sơn La còn nhiều nơi nổi tiếng như: Chùa Chiền Viện, suối nước nóng Bản Mòng rất nên thơ.
.
Sơn La rừng núi mênh mông
Trâu bò mập mạp, ruộng đồng tốt tươi
.
Cảm tác: Non nước Sơn La

Sơn La tây bắc giáp Lai Châu
Ranh giới tây nam, cận nước Lào
Khe suối rì rào, thung lũng thấp
Đá hoa chen chúc, núi đồi cao
.
Sơn La lâm sản, núi rừng nhiều
Cây gỗ ngút ngàn, đứng phẳng phiu
Đường sá khó khăn, chưa rộng rãi
Bán buôn rộn rịp, hết tiêu điều
.
Ruộng nương canh cải, khá nghề nông
Gia súc, chăn nuôi, bát ngát đồng
Thảm cỏ thênh thang, mềm mại lá
Trâu bò mập mạp, mịn màng lông
.
Thượng du lễ hội cũng như ai
Xúm xít trẻ già, đủ gái trai
Lễ hái hoa, xôn xao thử sức
Trò tung còn, náo nức so tài
.
Mộc Châu đồng cỏ mượt mà xanh
Đông đúc đàn bò, gặm quẩn quanh
Mướt mượt rừng chè, mầm nảy lộc
Tốt tươi cây cối, quả cong cành
.
Yên Châu hoa quả sởn sơ trông
Đào mận thanh thao, tươi tốt trồng
Xoài chín Yên Châu, ngon ngọt miệng
Sơn La non nước, thiết tha lòng


Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi còn tại chức, không ít lần, T.T Nguyễn Xuân Phúc đã khiến cho dân tình hoang mang hay bối rối khi nghe những câu chữ rất lạ kỳ: “Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Vĩnh Phúc sẽ vươn lên trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Long An phải trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Hải Phòng là đầu tàu quan trọng của cả nước’, ‘Bình Dương phải là đầu tàu phát triển kinh tế mạnh nhất của cả nước …”
Nhưng 64 năm sau (1960-2024), đảng đã thoái hóa, biến chất. Đảng viên thì tham nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống tự diễn biến và tự chuyển hóa, bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin và cả “tư tưởng Hồ Chí Minh” nữa...
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.