Hôm nay,  

Hư Thực Về Đảng Cộng Hoà – Phần II

6/4/201300:00:00(View: 18391)
...Obama đắc cử nhờ phiếu của 98% dân da đen, 75% gốc Nam Mỹ, 70% da vàng...

Trên số báo này, như đã thưa cùng quý độc giả, kẻ viết này bàn tiếp tục về một vài “tội” mà một độc giả của Việt Báo đã nêu lên về đảng Cộng Hoà.

1. “CH chống đối mọi chính sách bảo vệ nhân quyền từ ngàn xưa, kể cả bảo vệ nhân quyền của người Mỹ da đen.

“Từ ngàn xưa” nghe hơi quá xa khi đảng CH chỉ mới được thành lập có hơn 100 năm nay. Chỉ cần đi ngược dòng lịch sử hơn một trăm năm thì cũng thấy ông CH Lincoln là người đã phá xích nô lệ cho dân da đen, và chấp nhận nội chiến để bảo vệ chính sách của mình cũng như bảo vệ Liên Bang.

Đi xuống một bực để nhìn vào các tiểu bang, những thống đốc kỳ thị da đen nặng nhất cho mãi đến thập niên 70 chính là các thống đốc DC của các tiểu bang Alabama, Mississippi, Louisiana, Georgia và South Carolina. Năm 1972, Thống Đốc Dân Chủ George Wallace của Alabama ra tranh cử tổng thống hoàn toàn dựa trên chương trình chống dân da đen, không có gì khác. Ông kiếm được gần 20% phiếu, tuyệt đại đa số là cử tri DC, chia phiếu DC khiến ứng viên DC, PTT Hubert Humphrey thua ứng viên CH Richard Nixon.

Gần chúng ta hơn, dưới thời TT Bush cha, thẩm phán da đen Clarence Thomas được bổ nhiệm vào Tối Cao Pháp Viện trong sự chống đối bôi bác tàn tệ nhất của khối DC. Thời TT Reagan, quân lực Mỹ lần đầu tiên có một đại tướng bốn sao da đen, được bổ nhiệm Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân, tướng Colin Powell. Dưới thời TT Bush con, lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, cả hai ngoại trưởng Colin Powell và Condoleezza Rice đều là dân da màu.

CH chủ trương tự túc tự cường, giảm thiểu tối đa những trợ cấp an sinh. DC chủ trương Nhà Nước vú em, trợ cấp tối đa. Trước hai chính sách đó, việc dân da màu gia nhập vào đảng DC nhiều hơn không có gì lạ, mà cũng không phản ánh đảng CH kỳ thị da màu. CH thật sự có thành kiến với dân da đen nói chung, nhưng không đóng cửa đuổi dân da đen có khả năng thật sự. Nhưng DC lại nhân danh bình đẳng màu da nâng đỡ quá nhiều dân da đen không có khả năng. Bắt các đại học phải nhận đủ túc số sinh viên đen, nếu cần thì phải hạn chế dân da khác, là kỳ thị ngược chiều chống những người có khả năng nhưng không phải da đen. Thẩm phán TCPV Thomas cho rằng luật bình đẳng này là sự sỉ nhục cho dân da đen vì coi như họ không đủ khả năng, cần phải có túc số bắt buộc để được nhận vào các trường.

2. “CH thúc đẩy cho các hãng bảo hiểm tụ lại từng tiểu bang, không cho dân của tiểu bang này mua bán bảo hiểm với các hãng bảo hiểm thuộc tiểu bang khác dù rằng các hãng bảo hiểm đó tốt và rẽ hơn…”
Nước Mỹ là một liên hiệp của 50 tiểu bang, mỗi tiểu bang đều có rất nhiều quyền hành trong các vấn đề tự trị nội bộ, như chính trị, xã hội, y tế, giáo dục, văn hóa,... Chỉ có hai khu vực mà quyền hành của tiểu bang bị giới hạn là ngoại giao và quốc phòng.

Chuyện các công ty bảo hiểm hành nghề tại các tiểu bang hoàn toàn tùy thuộc vào luật lệ riêng biệt của mỗi tiểu bang. Các công ty muốn bán bảo hiểm y tế tại tiểu bang nào thì phải được tiểu bang đó chấp nhận, tức là phải tuân thủ luật bảo hiểm của tiểu bang đó, có thể rất khác xa từ tiểu bang này qua tiểu bang nọ.

CH không hề “không cho dân của tiểu bang này mua bán bảo hiểm với các hãng bảo hiểm thuộc tiểu bang khác”, mà đó là quy luật từng tiểu bang mà Hiến Pháp quy định trong tinh thần tôn trọng tính tự trị của các tiểu bang. Chuyện này chẳng liên hệ gì đến CH hay DC hết.

3. “CH đòi hỏi dân chúng phải tự mua bảo hiểm lấy khi họ còn nắm lấy chính quyền nhưng khi thời DC lên thì họ lại đổi vị thế, nhất định chống và cho rằng Obamacare là chương trình ép buộc dân chúng trái phép như các nhà độc tài, đi ngược lại hiến pháp của HK. Tới khi TCPV phán quyết rằng Obamacare hợp hiến thì làm bằng mọi cách để ko thực thi luật Obamacare rất ư là hợp hiến này.”

Câu chuyện Obamacare hợp hiến hay không phức tạp hơn nhiều.

TT Obama đưa ra luật cải tổ y tế, trên căn bản, điều khoản quan trọng nhất là bắt tất cả mọi người phải mua bảo hiểm y tế, ai không mua sẽ bị phạt. Khối bảo thủ và CH phản đối, coi như đây là hành động vi phạm tự do cá nhân, đồng thời cũng đã đi quá quyền hạn của chính quyền Liên Bang. Phe CH cũng tố cáo tiền phạt thực tế là một hình thức thuế liên bang, và nếu là thuế thì sẽ có nhiều hệ quả quan trọng, chẳng hạn như không đóng thuế thì có thể đi tù, có thể bị IRS sai áp nhà, khấu trừ lương.

Nhiều tiểu bang đã thưa kiện, và do không bên nào chịu thua bên nào, nên nội vụ đã lên tới Tối Cao Pháp Viện.

Quyết định của TCPV, đặc biệt là của thẩm phán John Roberts, Chủ Tịch TCPV, đã là một tuyệt tác của nghệ thuật đi dây chính trị, chẳng nghiêng về phe nào. TCPV phán quyết là Obamacare, theo như diễn giải của TT Obama, không mua bảo hiểm thì phải đóng tiền phạt là bất hợp hiến và không áp dụng được. Tuy nhiên, vì tiền phạt thực sự là một hình thức thuế, nên Obamacare trở thành hợp hiến, vì Hiến Pháp quy định chính quyền Liên Bang có quyền ra luật thu thuế trên cả 50 tiểu bang. Mặt khác, TCPV cũng phán chính quyền Liên Bang không có quyền áp đặt Obamacare lên các tiểu bang. Do đó, những chuyện như thành lập các trung tâm phối hợp –exchanges- cũng như bành trướng Medicaid, là thuộc thẩm quyền tiểu bang, và tiểu bang có quyền từ chối không thi hành.

Vấn đề rất phức tạp, nhưng đại cương là như thế.

Trở lại vấn đề vị độc giả nêu lên, trước hết chuyện CH “đòi hỏi” mọi người phải mua bảo hiểm, và TT Obama “bắt buộc” mọi người phải mua bảo hiểm nếu không sẽ phải đóng thuế thay thế, là hai chuyện khác nhau một trời một vực, khác nhau ở điểm “bắt buộc nếu không sẽ bị đóng thuế”, rồi không đóng thuế là đi tù, là điều CH không bao giờ chủ trương.

Sau đó, chuyện Obamacare vi hiến hay hợp hiến chỉ là vấn đề định nghiã của “tiền phạt”. Ông Roberts đã hết sức sáng tạo tìm ra giải pháp thỏa mãn phần nào cả hai bên, nhưng cũng gây bất mãn cho cả hai bên. TT Obama được thoả mãn vì Obamacare không bị thu hồi, nhưng bất mãn vì mang tiếng là chế ra một thứ thuế mới. Phe CH thỏa mãn vì chứng minh được tiền phạt đúng là tiền thuế, nhưng thua nặng hơn vì Obamacare không bị thu hồi.

Nhưng rồi phe CH cũng đã thắng điểm trong vấn đề thi hành Obamacare tại các tiểu bang, đưa đến chuyện cho đến nay, hơn hai chục tiểu bang vẫn không thi hành việc thành lập các trung tâm phối hợp và nới rộng Medicaid, một quyết định được TCPV nhìn nhận là hợp hiến.

4. “CH chủ trương đánh thuế lên kẻ đi làm … nhưng lại cho những kẻ đầu tư đóng thuế thật ít.”

Chủ trương “đánh thuế lên kẻ đi làm” chính là chủ trương của DC trong khi CH luôn luôn chủ trương càng bớt thuế càng tốt. Do đó, nói CH “chủ trương đánh thuế lên kẻ đi làm” là nói ngược ngạo vớ vẩn. Mức thuế thấp mà hầu hết mọi người đang hưởng là nhờ TT Bush cắt năm 2003. TT Obama đòi tăng thuế tất cả những ai có lợi tức trên $200.000. Phe CH kịch liệt phản đối, cuối cùng thoả thuận tăng thuế cho mức lợi tức từ $400.000 trở lên, giúp cho những người có lợi tức giữa $200.000 và $400.000 khỏi bị tăng thuế. Ai đòi đóng thuế lên kẻ đi làm nhiều hơn? Ai tranh đấu để cắt bớt thuế cho kẻ đi làm?


Nói CH muốn đánh thuế “kẻ đầu tư”, tức là nhà giàu “thật ít” cũng chỉ là cố tình bóp méo. CH cũng như DC đều chấp nhận hệ thống thuế lũy tiến, càng giàu, mức thuế đóng càng cao. Những người giàu nhất bây giờ đóng thuế ở mức 35% lợi tức, trung lưu đóng trung bình 15%-20%, và 40% dân không đóng một xu thuế nào. CH chống lại chủ trương của DC đòi tăng mức thuế cao nhất từ 35% lên 39,5%, chỉ có vậy thôi, chưa bao giờ CH đòi cho nhà giàu “đóng thuế thật ít”.

5. “CH đem những thanh niên ưu tú của HK đi "nướng" cho các mục đích cá nhân như Iraq, nhưng dối trá với dân chúng, với quốc hội và thế giới, làm trò cười cho thiên hạ cả ngàn năm.”

Câu chuyện Iraq là chuyện “viết lại lịch sử” thô bạo nhất. Dưới thời TT Clinton, từ những năm 1997-98, tất cả các chính khách và các viên chức an ninh, từ TT Clinton đến nội các, FBI, CIA, các dân biểu, nghị sĩ của cả hai đảng, và cả truyền thông, dựa trên tin tức của Giám Đốc CIA George Tenet, đều tin như đinh đóng cột là Saddam Hussein có và đã sử dụng vũ khí giết người tập thể.

Dưới đây là trích dẫn vài quan điểm thời đó của các lãnh tụ DC:

- “Chúng tôi khẩn khoản kêu gọi tổng thống, sau khi tham khảo với Quốc Hội, Hiến Pháp và các luật lệ hiện hành, lấy những hành động cần thiết để trả lời một cách hữu hiệu mối đe đọa từ Iraq do việc họ không từ bỏ các chương trình phát triển vũ khí giết người tập thể”. Thư gửi TT Clinton, ký bởi nhiều thượng nghị sĩ DC, trong đó có Joe Lieberman (Connecticut, cựu ứng viên PTT của Al Gore), Dianne Feinstein (California, chủ tịch Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện), Tom Daschle (South Dakota, Chủ Tịch Khối Đa Số DC tại Thượng Viện) và John Kerry (Massachusetts, cựu ứng viên tổng thống, đương kim Ngoại Trưởng). 9-1998.

- “Với tư cách thành viên Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện, tôi biết rất rõ việc phát triển vũ khí hoá học và sinh học là một vấn đề hết sức quan trọng cho tất cả các quốc gia. Saddam Hussein đã tích cực phát triển kỹ thuật sản xuất vũ khí giết người tập thể, và đó là một mối đe dọa cho các nước trong vùng, và ông ta cũng đã coi thường mọi cuộc kiểm tra.” Nancy Pelosi (DB San Francisco, cựu chủ tịch Hạ Viện). 12-1998.

- “Cộng đồng thế giới có thể sẽ thấy càng ngày càng nhiều những đe dọa kiểu Iraq ngày nay: một nước ngựa chứng –rogue- với vũ khí giết người tập thể, sẵn sàng sử dụng hay cung cấp cho các tổ chức khủng bố những vũ khí đó. Nếu chúng ta không có đáp ứng bây giờ, Saddam và tất cả những tên muốn theo bước chân của ông ta sẽ cảm thấy mạnh dạn hơn trong tương lai.” Bill Clinton (Tổng Thống). 11-1998.

Đó là những tuyên bố trước 9/11, hơn hai năm trước khi Bush vào Tòa Bạch Ốc để có dịp “dối trá” với dân. Trong bối cảnh hậu 9/11, không một chính khách nào, nhất là tổng thống, dám lơ là chuyện Iraq nữa. Chuyện Saddam cung cấp vũ khí hóa học hay bom bẩn (bom nguyên tử “bỏ túi”) cho khủng bố để tấn công Mỹ giống như vụ 9/11 không phải là chuyện hoang tưởng không thể xẩy ra.

Khi TT Bush quyết định đánh Iraq, xin phép quốc hội dựa trên những tin tình báo của ông Xịa Tenet (do TT Clinton bổ nhiệm) cung cấp, cả hai viện quốc hội biểu quyết chấp thuận, trong đó có bà Hillary, ông Kerry, và hầu hết các dân cử tai to mặt lớn của đảng DC. Đích thân cựu TT Clinton tuyên bố ủng hộ hoàn toàn. Cựu PTT Al Gore là người cay cú TT Bush con nhất, phát biểu: “Iraq quả là một đe dọa cho sự ổn định của Vịnh Ba Tư và chúng ta cần phải tổ chức một liên minh quốc tế để ngăn cản Saddam có thể tiếp cận vũ khí giết người tập thể”. Có thể hiểu nếu ông Gore đắc cử tổng thống, thì ông cũng đã vận động một liên minh quân sự và đánh Iraq như TT Bush thôi.

Sau khi TT Bush thất bại không mau chóng ổn định được tình hình, dân Mỹ sốt ruột, bắt đầu chống, thì các chính khách DC nhẩy rào, quay qua tố bị TT Bush “lừa” mặc dù họ đã lớn tiếng báo động chống Saddam từ khi Bush còn đang ở Texas.

6. “Con số theo đảng CH phần đông là vô học, chỉ có bằng Trung học trở xuống, vùng quê, xa thành thị và ở những nơi mà kỳ thị nhiều, trường học kém.”

Đây là một kết luận “mới lạ”. Thực tế ai cũng biết một số lớn cử tri của DC là dân da đen, dân gốc Nam Mỹ, dân nhập cư da vàng, dân lao động, thường tập trung tại trung tâm (downtown) các thành phố lớn, là những nơi có những vấn đề “trường học kém” nặng nề nhất. Khó ai có thể khẳng định đây là những thành phần học thức cao so với dân “CH vô học”.

Đại khái dân Mỹ chia ra như sau: 50% da trắng trung lưu tốt nghiệp trung học, 25% da trắng trí thức tốt nghiệp đại học, 25% dân thiểu số da đen, da nâu, da vàng. Thành phần đầu thiên về CH, hai thành phần sau thiên về DC. Hai bên nghiêng ngửa 50-50. Chính vì vậy mà tranh cử tổng thống luôn luôn nghiên ngửa khít khao mức 50-50. TT Obama đắc cử nhờ phiếu của 98% dân da đen, 75% dân gốc Nam Mỹ, 70% dân da vàng, 60% sinh viên. TĐ Romney thua vì chỉ có 40% dân da trắng trung lưu đi bầu. Phần lớn họ nằm nhà vì Romney không có gì hấp dẫn lắm, trong khi Obama thì không đến nỗi đáng ghét lắm. Thôi thì ... tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, nằm nhà cho xong.

Chính trị nội bộ Mỹ dưới chính quyền Obama đã trở thành phân hoá hơn bao giờ hết trong lịch sử cận đại Mỹ.

Thật ra chuyện phân hoá không có gì lạ. TT Clinton dù là người có lập trường tương đối ôn hoà, đã bị đối lập đánh phá tàn bạo. Vụ Monica đã bị khai thác, đến độ quá đáng bị phản ứng ngược, dân chúng thấy tội nghiệp cho ông Clinton, đâm ra ủng hộ ông mạnh hơn. Đến thời TT Bush thì tuy ông không bị đàn hạch, nhưng sự chống đối của đối lập cấp tiến còn tệ hơn vậy. Ông bị thoá mạ đủ chuyện (thằng ngốc của làng, con khỉ, Hitler,... bây giờ đố anh nào dám bôi bác Obama như vậy?). Đến cái ông tổng thống Carter mà cũng còn dám tuyên bố Bush con là tổng thống dở nhất lịch sử Mỹ, quên mất là mình chỉ có một nhiệm kỳ đã bị mời về hưu non.

Chinh trị phe nhóm đã thống trị cả nước, phần lớn dựa trên guồng máy tuyên truyền, bên nào tuyên truyền giỏi, bên đó thắng, bất kể sự thật. Cho đến bây giờ, coi như đảng DC thắng lớn.

TT Obama, là người ra tranh cử năm 2007-08 với chiêu bài đoàn kết toàn dân, lại là người tạo phân hoá nhiều nhất. Phương thức tranh cử của ông trong kỳ bầu cử vừa qua đã dựa phần lớn trên những lập luận có tính cách xuyên tạc, hù dọa, tô vẽ TĐ Romney như một ác qủy đối với dân nghèo, dân da màu, và dân lao động. Chẳng phải cá nhân TĐ Romney, mà cả đảng CH đã được tô vẽ như một thứ đảng phát-xít tái sinh, bóp méo đủ chuyện, như đã bàn trong hai bài viết này.

Hy vọng hai bài này đã giúp độc giả thấy được một khiá cạnh khác của CH, khác với hình ảnh mà truyền thông dòng chính cấp tiến đã phổ biến từ bao lâu nay, khiến không ít người tin là sự thật tuyệt đối.

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: [email protected]. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Reader's Comment
12/20/201504:45:39
Guest
Càng đọc càng thấy vị độc giả này ngây ngô và nhảm nhí quá.
Cứ bảo người VN trong nước lạc hậu, dốt nát. Sống ở xứ tự do dân chủ nhất TG mà còn thế này??
6/4/201317:07:09
Guest
Chỉ là hadcore dân chủ chuyên lên án thành phần đói lập với mình những điều nhảm nhí,phi logic . Cám ơn VL đã vạch mặt cái mâu thuẫn trong lý lẽ của họ.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
GHPGVNTN, từ ngày thành lập vào tháng 1 năm 1964 đến nay, năm 2022, đã tồn tại 58 năm. Dù trải qua bao thăng trầm lịch sử theo vận nước nổi trôi, mà có lúc tưởng chừng như sức tàn lực kiệt, vì những chướng duyên từ bên trong hay bên ngoài, GHPGVNTN vẫn còn đó với dân tộc này. Đã có biết bao nỗ lực, âm mưu, kế hoạch, chính sách nhằm triệt hạ, GHPGVNTN vẫn còn đó trong chí nguyện và hoài bão của lịch đại Tổ Sư. GHPGVNTN còn tồn tại vì đó là Giáo Hội dân lập đứng trên lập trường Dân tộc và Đạo pháp thuần khiết.
Trong thời đại kinh tế toàn cầu hoá dựa vào tri thức và thông tin, thì kiến thức trở thành sức mạnh và Internet là phương tiện kết nối. Các kiến thức mới đang được phổ biến tự do trên khắp thế giới và mọi người có thể truy cập được dễ dàng hơn. Trước các chuyển biến dông bão này, tình hình cạnh tranh giữa các cường quốc không chỉ còn nằm trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh mà còn canh tân kỹ thuật và nhiều quốc gia cảm thấy đang bị đe dọa bởi sự tụt hậu về kiến thức và trang bị kỹ thuật số...
Trước khi “tập kết ngược” (trở lại miền Nam) vào năm 1962, Nguyên Ngọc có thời gian lang thang ở cao nguyên Đồng Văn - Mèo Vạc. “Mùa Hoa Thuốc Phiện Cuối Cùng” là chuyện viết về người thật việc thật, nơi vùng giới tuyến (Việt/Hoa) này...
Tại Diễn đàn Kinh tế Á Châu ở Vladivostok hôm thứ tư 7/9/22, nói về « cơn sốt cấm vận của Tây phương» để cô lập Nga, Putin quả quyết « không thể » cô lập Nga được. Ông nói rõ hơn: « Có bao nhiêu người mặc kệ, có muốn cô lập Nga, điều có cũng không thể làm được »...
◉CNBC: Giám đốc cơ quan FBI báo cáo (2013) ông Trump ở lại Mosow 46 giờ nhưng phía ông Trump phủ nhận, ông ta nói không ở lại Moscow mà về Mỹ ngay... ◉BBC News: Trump đã bị camera quay lén khi đang ở cùng với một nhóm gái bán dâm tại phòng ngủ Tổng thống ở khách sạn Ritz-Carlton, Moscow (2013). Nội dung của một cuốn băng có thể được dùng để Nga uy hiếp Trump . ◉The Guardian: Vladimir Putin đã đích thân ủy quyền cho cơ quan gián điệp bí mật hoạt động để hỗ trợ Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 - Carnegie Moscow: Mối quan hệ Mỹ-Nga trong suốt lịch sử, logic rất đơn giản: Đảng Cộng hòa tốt cho Điện Kremlin - Đảng Dân chủ thì không...
Khi xua quân xâm lăng Ukraine, ai cũng biết Putin đã ném đất nước và dân tộc Nga vào một canh bạc khổng lồ chỉ vì “thấu cáy” Tây phương. Giờ đây, sau 6 tháng quần thảo trên chiến trường, Putin đang phải đối phó với một vấn nạn cực kỳ to lớn cho vận mệnh nước Nga tương lai, đó là Nga có thể thua trong trận chiến này...
Tờ “The Economist” tháng chín với tấm hình bìa tượng nữ thần tự do xoạc cẳng giữa hai cực đã không khỏi khiến nhiều người giật mình đặt câu hỏi “Liệu bà còn giữ được thăng bằng bao lâu nữa?” Tờ báo cũng đã thay chữ “The United States of America” bằng hàng chữ “The disunited State of America” phản ảnh tình hình chính trị phân cực, chia rẽ trong chính quyền và người dân Hoa Kỳ. 50 tiểu bang của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ từng là mô hình kiểu mẫu của nền dân chủ đã trở thành món ăn hàng ngày của đảng phái. Thay vì giải quyết các vấn đề địa phương, các chính trị gia tiểu bang đang chiến đấu trong một cuộc chiến văn hóa quốc gia về các vấn đề từ phá thai, quyền sở hữu súng, quyền đi bầu, cho tới vấn đề của người chuyển giới trong thể thao.
Nếu chưa đọc hồi ký Lời Ai Điếu thì e khó mà biết được nỗi niềm mà Nguyên Ngọc (N.N) đã tâm sự với tác giả Lê Phú Khải về cuộc cách vô sản ở VN: “Chúng ta sai từ thời đại hội Tours”!
Hàng ngũ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã bị biến chất khi đánh đồng “bảo vệ Tổ quốc” với “bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin”. Bằng chứng này đã xuất hiện nhan nhản trên các cơ quan báo chí chính thống của đảng từ giữa năm 2022...
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”--- và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới. Trong khi Thiền chánh niệm (Mindfulness meditation) lợi ích nhiều vô tận, vẫn có một số bất lợi sinh khởi. Có phải là vì thế gian chưa làm cho phù hợp? Do vậy, người viết đã tìm đọc nhiều hơn, để nhìn lại vấn đề theo nhiều khía cạnh. Và rồi dò theo con đường xưa, Đức Phật đã dạy thiền như thế nào? Kinh điển rất mực mênh mông, bài viết này chỉ là tổng hợp một phần nhỏ, chủ yếu là trích dẫn những lời dạy thực dụng của Đức Phật. Đối với các sai sót có thể có, người viết xin được sám hối.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.