Hôm nay,  

Cây Hạnh Phúc

19/03/201300:00:00(Xem: 6674)
Cao Đắc Vinh
(Thân mến tặng Nguyễn Thụy Quang & Bình.)

Cây hạnh phúc có hoa là lòng trắc ẩn và trái là tình yêu.

“Love & Compassion” Tình yêu và lòng trắc ẩn... Khi sánh đôi, cùng phát triển trong tình cảm con người sẽ là đầu nguồn của bến bờ hạnh phúc.

Sự tồn tại của nhân loại cũng tùy thuộc vào hai tình cảm ấy vì “Chúng ta có thể sống ngoài tôn giáo và đạo thiền nhưng không thể sống sót nếu thiếu tình người” (We can live without religion and meditation, but we cannot survive without human affection) Dalai Lama XIV

Lúc còn trẻ, chúng ta say sưa phấn đấu với cuộc đời nên ít khi bình tâm mà nghĩ đến hai chữ hạnh phúc nhưng khi công việc đã ngừng nghỉ, mỗi ngày nhìn bóng chiều hoàng hôn lạnh lùng đổ xuống sân sau nhà, tôi mới chợt nhận ra hạnh phúc, một ý niệm vô hình, lúc ẩn lúc hiện nhưng lại là cứu cánh của con người. Qua tuổi đời, tương đối cũng dễ hiểu... vì nếu chúng ta thành đạt và có đầy đủ mọi thứ nhưng thiếu hạnh phúc thì cuộc sống cũng vô nghĩa.

Thực tế ở lãnh vực này, mỗi người có một định nghĩa riêng, rất ít khi trùng hợp. Từ lâu, tôi cũng cố gắng tìm hiểu hai chữ hạnh phúc “mơ hồ” nên trong những cuộc vui họp mặt của vài bạn thâm giao hay lúc rảnh rỗi thăm hỏi qua điện thoại, chúng tôi thường hay chia sẻ những kinh nghiệm vui buồn trong đời sống. Đa số mang tâm trạng khắc khoải, buồn nhiều hơn vui và ít ai nhìn thấy hướng đi đến bến bờ hạnh phúc. Một chiều cuối tuần, tôi may mắn được nghe tâm tình của người bạn cũ về “cây hạnh phúc” mà anh đang vun trồng trong khu vườn gia đình và gần đây cộng thêm những tư tưởng hấp thụ qua “best-seller” “The Art of Happiness” của Đức Dalai Lama. Hai sự việc trên đã gợi hứng để tôi tản mạn về hạnh phúc mà nội dung phản ảnh những trích dẫn của ngài và câu chuyện của bạn tôi.

Đề tài sẽ nằm trong khuôn khổ hạnh phúc vợ chồng, hai chữ “thương xót” viết tắt của động từ thương yêu và xót xa là định nghĩa trung thực nhất cho ý niệm hạnh phúc! Đó là điều kiện chung để hạnh phúc hiện hữu hay nói khác đi là tình yêu với lòng trắc ẩn luôn luôn phải sánh đôi.

Sống ở đời, không ai tránh khỏi sự sợ hãi đến từ khổ đau của tinh thần và thể xác. Những lúc ấy, chúng ta nên khảo sát vấn đề xem có thể tự lo liệu? Được thì lẽ dĩ nhiên, chẳng còn gì phải bận tâm vì đã biết phương cách nhưng ngược lại, không có giải pháp nào hơn để cải tiến thì âu lo cũng bằng thừa! Bởi thế trong mọi trường hợp, hãy quẳng cái bị lo lắng đi cho sự đời nhẹ gánh... Theo lẽ thường, sự bình an của nội tâm là quan trọng, nếu nó đã an lạc trong tinh thần rồi thì chúng ta luôn giữ được sự bình tâm bất chấp vấn đề chung quanh khó khăn cỡ nào... còn không thì dù đời sống vật chất có tiện nghi thoải mái, chúng ta vẫn thấy bối rối không lối thoát mỗi khi đối diện với hoàn cảnh.

Tinh thần bình an cần thiết vì chính sự ổn định ấy sẽ giúp cho tình yêu và lòng trắc ẩn phát triển... Hôm qua, vợ tôi trở về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi, vẻ mặt đăm chiêu u buồn không nói một lời... Nàng đã làm không khí bữa cơm chiều căng thẳng, niềm vui hội ngộ tan biến và tình yêu dành cho nhau trở nên tẻ nhạt. Bất an nên tôi thấy khó chịu trong lòng rồi không cần hiểu lý do nào dẫn đến hoàn cảnh ấy, tức khắc lên án người tôi yêu vì chính nàng đã gây nên tình huống bất hạnh này.

Chỉ dựa vào tình yêu và lý lẽ mà xét đoán, chắc chắn chúng tôi sẽ kê khai rất nhiều nguyên do để lý luận bào chữa nhưng nếu lòng trắc ẩn đã ở sẵn trong lòng thì một lý do thôi cũng chẳng thấy cần thiết. Khi tình yêu ví như sương khói, lúc hưng phấn bay cao, lúc xuống thấp vì giận hờn thì lòng trắc ẩn sẽ bổ túc bằng nỗi xót xa thông cảm. Sự kiện ấy chính là dòng suối nguyên thủy chẩy hạnh phúc vào giữa lòng người..

“Tôi tin là trên cõi đời này rất ít điều giống như lòng trắc ẩn mà khi ứng dụng, chúng ta sẽ được hưởng ngay tức thì hạnh phúc lâu dài” (I believe compassion to be one of the few things we can practice that will bring immediate and long-term happiness to our lives...) Dalai Lama XIV. Câu chuyện của tôi ở trên sẩy ra rất thường trong liên hệ vợ chồng, chỉ một người vô ý không kiểm soát được tình cảnh của mình sẽ làm cả hai bất an mà mất một buổi chiều vàng đầm ấm bên nhau! Bởi thế mới có câu: “Một phút sân hận mất đi sáu mươi giây hạnh phúc”.

Ngoài ra, cốt truyện vừa kể tuy có vẻ bình dân giản dị, tôi cũng nghiệm được vài điều đáng ghi qua những lời trích dẫn thâm thúy của triết nhân, chẳng hạn: “Lòng trắc ẩn chân chính không thay đổi ngay cả lúc gặp hoàn cảnh tiêu cực” (A truly compassionate attitude toward others does not change even if they behave negatively or hurt you) “Hạnh phúc không làm sẵn được, nó đến sau hành động” (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions) hoặc là “Chuyển đổi lòng người bằng tình thương, không bằng sự tức giận” (The way to change others' minds is with affection, and not anger) và cuối cùng “Yêu là không phê bình xét đoán” (Love is the absence of judgment).

Người đời thường nói: “Tình bạn cũ như chai rượu ngon, để càng lâu càng quý!” tuy nhiên tôi đã gặp những người bạn mới có đầy đủ nhân cách giá trị chẳng khác gì rượu ủ kín lâu năm. Đôi khi, dù có trắc trở, chúng ta cũng không thể nào phủ nhận hạnh phúc cao quý của tình bạn. Tôi may mắn có những mối tình đẹp như thế trong đời! Mỗi lần gặp nhau trò chuyện, thân ái trao đổi những tiêu đề nan giải của cuộc sống do đó tôi nhận định hạnh phúc là mối ưu tư thầm kín khó diễn đạt nhất. “Bạn cũ mất đi, bạn mới lại đến khác gì ngày tháng qua... hết hoàng hôn rồi lại đến bình minh. Điều quan trọng là chúng ta có một tình bạn ý nghĩa giống như sống một ngày có nghĩa lý” (Old friends pass away, new friends appear. It is just like the days. An old day passes, a new day arrives. The important thing is to make it meaningful: a meaningful friend or a meaningful day).

Làm sao tôi quên được, có lần nghe kể... đời sống gia đình bạn thật giản dị và bạn không tìm cách thay đổi bởi vì càng ít tiếp xúc càng bớt muộn phiền tựa như tình người lối xóm. Buổi sáng đi sớm, vợ còn ngủ... Chiều về, ăn trước và vợ về trễ ăn sau. Tối đến, bạn ngồi trước “computer” như một thói quen, vợ hát “karaoké” nghe một mình. Hai vợ chồng chẳng còn dịp nào gần nhau từ lúc trở dậy đến khi đi ngủ nên tránh được mọi vấn đề phức tạp. Cảnh hạnh phúc gia đình mà lại giống cuộc đời độc thân!

Tôi cũng không quên chuyện người bạn được vợ yêu thương như thời son trẻ dù cả hai đã nhiều tuổi. Đời hưu trí, tình lại gắn bó như hình với bóng, đi đâu cũng không rời nửa bước, cặp kè từ sáng đến chiều nên tuổi già đôi khi thấy còn nặng nợ tù túng. Nhiều lần, nhìn thời tiết gió mưa, bạn lại ao ước có lúc bóng mình trở trời nằm xuống để hy vọng tận hưởng một ngày không như mọi ngày... Ngược lại, có bạn lại cảm thấy buồn đời vì tình vợ chồng phai nhạt. Ngày xưa, vợ dịu dàng tha thiết từ lời nói đến cử chỉ bây giờ tình già đổi thay, sống chung mà cô đơn nên bạn hay hồi tưởng và tiếc nuối hạnh phúc đầm ấm đã qua...

Phải chăng hạnh phúc bất thường chỉ vì tình yêu đã mất lòng trắc ẩn? Riêng chuyện của một người bạn cũ, đặc biệt coi hạnh phúc gia đình là một loài cây, chăm sóc để hoa lá tươi tốt và nụ bông ra trái. Bạn kể tôi nghe chuyện tình dù đã qua gần hết một đời nhưng vẫn còn âm ỉ chất lãng mạn. Vợ ngả đầu lên vai hay nằm gối đầu giữa lòng bạn để cùng xem một cuốn phim hay... và bên ngoài, trời chiều từ từ nhạt nắng! Bạn có thể đi “shopping” chung với vợ hết một buổi mà nhiều người không đủ can đảm nhưng hỏi kỹ thêm chi tiết thì mới hiểu những lúc tháp tùng vợ mua sắm, nàng cũng không bao giờ quên sự hiện diện của chồng và luôn luôn hỏi ý kiến trước khi quyết định. Dù mệt mỏi, bạn tôi hẳn vẫn thấy mình hữu dụng khi chọn được món quà ý nghĩa cho nàng mà lại chính là cho mình.

“Hạnh phúc nào bằng nếu trên đời có một người đồng hành hợp ý!” và “Con đường đạt tới hạnh phúc là làm cho người khác hạnh phúc”.

Cao Đắc Vinh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.