Hôm nay,  

Giải Pháp Công Bằng Hợp Lòng Dân

13/03/201300:00:00(Xem: 7933)

Bùi Tín
Bộ Chính trị đã buộc phải nhân nhượng yêu cầu của một số trí thức là kéo dài việc lấy ý kiến về Dự thảo Hiến pháp đến cuối tháng 9 năm nay, nhưng vẫn ấn định việc thông qua bản Hiến pháp sẽ được tiến hành trong phiên họp Quốc hội trong tháng 10 tới.
Tuy một nhân nhượng nhỏ cuối cùng đã diễn ra, nhưng sự ngang ngược vẫn còn nguyên đó.
Trong văn thư thông báo việc kéo dài lấy ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lên giọng đe dọa “cần kịp thời đấu tranh, ngăn chặn lợi dụng góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để truyền bá những quan điểm sai trái, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chống phá đảng, nhà nước và chế độ ta”. Rõ ràng là kiểu “lịch sự võ biền”, miệng mởi chào, tay dơ dùi cui hăm dọa. Đây không thể là giải pháp công bằng đúng đắn cho việc góp ý kiến vào Dự thảo Hiến pháp mới.
Trước đó Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn nói rõ 4 điều cấm kỵ - cấm đòi bỏ Điều 4, cấm đòi đa nguyên đa đảng, cấm đòi tam quyền phân lập, cấm đòi phi chính trị hóa quân đội - coi đó là những biểu hiện của suy thoái chính trị, tư tưởng và đạo đức, cần có biện pháp “xử lý”. Cả 4 điều cấm kỵ trên đều nằm trong Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp do 72 trí thức đề xướng, được hơn 6 ngàn người lập tức tán đồng. Làm sao “xử lý” một số người đông đảo đến thế? Hơn 3 phần tư là người trong nước, chừng hơn 2 ngàn là viên chức nhà nước và đảng viên Cộng sản, có cả nguyên phó thủ tướng, nguyên bộ trưởng, thứ trưởng, vụ trưởng, giáo sư, viện sỹ, tiến sỹ, tướng lĩnh quân đội và công an, cán bộ lão thành, và cũng có không ít đảng viên trẻ và đoàn viên thanh niên Cộng sản.
Chính quyền rất muốn thực hiện xử lý kiểu trừng phạt năm xưa, như cúp hết lương, phụ cấp của Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường, cho nhà văn Hà Minh Tuân đi chăn bò ở chân núi Tam Đảo, bắt nhà văn Phùng Quán đi vác giấy in cho nhà in Nhân Dân, cho tướng Đặng Kim Giang và tướng Chu Văn Tấn lên trại cải tạo ở Vĩnh Phú để nhân dân “quản lý và giáo dục”. Họ rất muốn làm điều đó với các nhà đấu tranh đòi dân chủ thứ thiệt hiện nay, những người có tâm và có tầm, tự tin, đang cố kết với nhau, số lượng tăng theo cấp số nhân trước thái độ trịch thượng, dạy đời, đạo đức giả của 14 vị vua tập thể đuối lý, chỉ còn cãi chày cãi cối, nghĩ sai rằng kẻ nắm quyền luôn luôn có lý! Nếu cấm kỵ không cho nói khác dự thảo chính thức thì bày chuyện lấy ý kiến nhân dân làm gì?
Họ không muốn đối thoại, tranh luận bình đẳng với người đối lập, chỉ muốn ra tay đàn áp, bịt mồm, trừng trị đối lập, nhưng tình hình đã khác trước nhiều. Dân đã không còn sợ cường quyền. Càng đàn áp sự chống đối càng đông hơn, mạnh hơn.
Gần đây lại có ông Phó Thủ tướng Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Phước vào cuộc, lên giọng kêu gọi “phải phản bác những nội dung góp ý kiến sai trái với đường lối của đảng Cộng sản”. Nhưng phản bác bằng cách nào? Ở đâu? Với ai thay mặt cho đảng đây? Hay là vẫn những giáo sư, tiến sỹ dỏm như Trần Đăng Thanh, Nguyễn Duy Chiến, Nguyễn Viết Thông, Hồ Quang Lợi với 900 dư luận viên và các nhóm chuyên gia đấu tranh trên internet, chính kiến không rõ, lập luận không vững, lý luận suông không có dẫn chứng thực tế, chỉ đưa ra một chồng mũ tự chế mang nhãn hiệu “cơ hội chính trị, bị giật dây bởi các thế lực phản động thù địch” để chụp lên đầu đối phương thay cho lý lẽ?

Ngay trong Quốc hội hiện tại cũng có sẵn một giáo sư tài ba xuất chúng là Hoàng Hữu Phước. Ông này từng phản đối việc xây dựng Luật biểu tình được thủ tướng ủng hộ, bảo vệ sự lãnh đạo độc quyền của đảng Cộng sản, miệt thị nhân dân là dân trí quá thấp. Trong trang web của ông ta ra mắt một bài viết theo ngôn ngữ chợ búa, lăng mạ một đồng viện bằng những lời chửi rủa thô bỉ. Một bloger trong nước cho rằng chỗ ngồi của ông ta lẽ ra là ở ngoài chợ Đồng Xuân, chứ không phải tại cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước. Chính nhà chính trị con cưng của đảng Cộng sản này đã tuyên bố giữa Quốc hội rằng có Mặt trận Tổ quốc là đủ, không cần một tổ chức nào thêm nữa; ông ta còn bày tỏ cảm tình “cao quý” với tên sát nhân Sadam Hussein bằng cách xin được làm đại sứ lưu động để tạo thế chiến lược liên hoành Iraq - Iran - Bắc Triều Tiên, một việc làm ngu muội mất trí về chính trị mà lãnh đạo đảng và Quốc hội không mảy may xử lý.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phước còn nhân dịp này nhấn mạnh rằng “những nội dung góp ý trái với đường lối của đảng cần phải được phản bác lại trên cơ sở lý luận khoa học”. Đây mới thật là nhiệm vụ đội đá vá trời của nhóm lãnh đạo giáo điều toàn trị, vì cả 4 điều họ cấm kỵ đều mang bản chất phản dân chủ đậm đà, phản khoa học sâu sắc và đi ngược xu thế của thời đại.
Giải pháp duy nhất hợp lý hiện nay là tổ chức một cuộc tranh luận công khai, bình đẳng, khoa học giữa 2 đoàn đại biểu cho 2 bản dự thảo đối lập nhau, nên có mặt cả Bộ Chính trị, Ban Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia ở một bên, và bên đối lập là đại diện cho 72 trí thức đề xuất ra kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp. Cuộc thảo luận phải mở rộng cho giới báo chí trong và ngoài nước chứng kiến, truyền đi rộng rãi cho nhân dân tỏ tường. Sau đó nếu có được một cuộc trưng cầu dân ý để xem ý dân ra sao là hợp lý nhất.
Nếu coi giải pháp mẫu mực và đơn giản là dùng chính quyền xử lý thô bạo và độc ác bằng cách đuổi nhà báo dân chủ Nguyễn Đắc Kiên khỏi tòa soạn báo Gia đình và Xã hội, thì Bộ Chính trị đã lầm to, chẳng khác nào thú nhận rằng ông Tổng Bí thư không có lý lẽ để tranh luận với một nhà báo trẻ, đành phải giở cái lý rỗng tuyếch của kẻ mạnh.
Không có biện pháp nào đúng, hợp lý ngoài tổ chức đối thoại bình đẳng. Vận mệnh của đất nước đang được đặt ra khẩn trương và quyết định trong thời cơ cực hiếm về sửa đổi Hiến pháp này. Đảng Cộng sản và lực lượng đối lập anh em trong đại gia đình dân tộc hãy tương thân tương kính, tranh luận ngay thật thẳng thắn, đặt quyền lợi chung của đất nước lên cao nhất, lấy toàn dân làm trọng tài, vui vẻ chấp nhận ý kiến cuối cùng của toàn dân.
Tôi tin rằng phía nào yêu nước thật lòng, thương dân thật tình, có tinh thần dân chủ sâu sắc, chân thành đi theo những giá trị cơ bản của thời đại, phía đó sẽ được nhân dân tín nhiệm ở mức rất cao.
Bùi Tín
(nguồn VOA)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.