Hôm nay,  

Nếu – If

3/9/201300:00:00(View: 6311)
Này em! Lịch sử sẽ đổi thay nếu bắt đầu bằng chữ "nếu". Mà không hẳn trong lịch sử.! Trong tình yêu và đời mình cũng vậy. Bởi chúng mình như hai chiếc lá xanh trên rừng cây đời xinh tươi. Hay như hai chiếc lá vàng vật vờ theo mệnh đời trôi nổi. Chuyện chúng mình sẽ khác đi nhiều lắm với chữ “nếu”.

Nếu. Một con chữ ngắn gọn, lẻ loi, độc âm mà triền miên nhiều hệ lụy. Một con chữ khô khốc mà rớt rơi bao nuối tiếc, bao kinh nghiệm đắng cay, bao bài học không bao giờ thuộc. Một mệnh đề đơn chiếc để lại những dấu chấm lửng muộn màng...

Anh luôn mượn âm nhạc để phân trần. Anh luôn mượn những giaiđiệu thênh thang trong thi ca để biện hộ cho ngôn ngử chết tiệt của lòng. Bởi ngôn từ luôn keo kiệt và ngộ nhận trong khi âm nhạc và thi ca thì mênh mang đất trời. (Những vay mượn phù phiếm mà hào phóng cho em, như anh chưa bao giờ chật hẹp trong tình mình hiu hắt.) Phải đó! "Nếu ngày ấy mình đừng quen nhau. Thì ngày nay có đâu buồn đau."Thú đau thương mà nghe sao buồn quá. Sao em không chấp nhận “yêu là chết ở trong lòng một ít”? Vì yêu là cho chớ không là nhận, là hiến dâng với cả khối tình. Thì chết một ít hay nhiều cũng làm lòng chín nồng những hân hoan tình ái. Những niềm vui ít ỏi mà tình mình đem đến liệu có được dài lâu hơn trong tháng năm còn lại?

Nếu. Cũng là những giả định trong tương lai đầy khát khao hoặc lo âu hay nghi ngại bất toàn.

Nếu một mai em bước qua thềm
Nếu một mai em đốt pháo vui
Nếu về sau, quay gót cuốn mau
Nếu một mai em sẽ qua đời…

Thì “nếu ngày ấy” đầy trách móc hay “nếu về sau” đầy lo toan hay mộng ước cũng chỉ là một phận đời mong manh trong chữ Duyên hạnh ngộ. Mình hãy vui với những mất mát. Mình hãy buồn với những vẹn toàn của tình nhau bằng kỷ niệm, bằng những khúc hát lời ca.

Có lẻ vì vậy mà hôm nay anh hoài niệm hân hoan về một ca khúc thật hay và đẹp. Ca khúc If của ban nhạc Bread. Bài hát mà anh yêu thích vô cùng vào đầu năm 80 khi nghe ở quán cà phê Lan Anh nhỏ bé đầu hẻm ở đường phố Đà Nẳng. Một quán cà phê nhỏ nhắn, ấm cúng với những bản nhạc chọn lọc thật chậm và đẹp. Đẹp như cô chủ quán duyên dáng ít nói, có mái tóc dài mượt như đêm, ngồi lặng lẻ sau quầy như lẩn khuất trong giòng sông miên man của thanh âm dịu vợi.

If là một bản ballad nhẹ nhàng của David Gates viết vào năm 1971. Ban nhạc mang tên ổ bánh mì. Như David tâm sự thì trong lúc tìm tên để đặt cho ban nhạc, chiếc xe truck chở bánh mì đi ngang. Ban nhạc muốn cái tên bắt đầu bằng chữ B, vì hồi đó The Beatles và Beegees đã danh chấn giang hồ. Và cái tên Bread ngô nghê không hay có vẻ là lạ ra đời. Ca khúc If đứng thứ 4 trong Billboard Hot 100 của năm 1971 và đứng đầu bảng Easy Listerning Chart suốt 3 tuần lễ. Ở Mỹ, ca khúc này có tựa ngắn nhất trong số những bài hát hay trong lịch sử âm nhạc. Mãi đến khi Prince ra ca khúc “7” năm 1993 và Britney Spears với bản “3” năm 2009 thì “If” mới chịu nhường ngôi.

Em hãy cùng anh nghe lời tình tự:

If a picture paints a thousand words,
Then why cant I paint you?
The words will never show the you Ive come to know.
*
Nếu một bức tranh vẽlên ngàn lời
Thì tại sao anh không thể vẽ được em?
Những ngôn từ làm sao bày tỏ nổi
Nói về Em. Về em của tôi?

Nếu một bức tranh vẽ lên ngàn trùng ý, gởi gắm bao la tình. Thì những bức chân dung ngợi ca dáng hình em chỉ là thừa thải. Bởi vì da em trắng anh chẳng cần ánh sáng. Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa xuân. Trên đời này sẽ chẳng có giai nhân. Vì anh gọi tên em là nhan sắc (Nguyên Sa). Bứcảnh nói lên ngàn lời. Cũng như nhan sắc em vời vợi. Thì cần thiết gì những mảng màu ý tưởng thô thiển, những ánh sáng tình ái xô nghiêng, những mùa xuân mùa hạ vô duyên và những ngôn từ huyên thiên bất lực.!

If a face could launch a thousand ships,
Then where am I to go?
Theres no one home but you,
Youre all thats left me too.
*
Nếu khuôn mặt làm ngàn thuyền hạ thủy.
Thì đi đâu, anh sẽ biết đi đâu?
Không có ai ngoại trừ em cả,
Chỉ mình em sót lại với anh thôi

Nếu một khuôn mặt làm ngàn chiến thuyền hạ thủy chinh chiến. Khuôn mặt ấy chính là em. Nàng Helen của thành Troy. Một nhan sắc lộng lẫy hớp hồn, khiến 10 năm chinh chiến trên một vương quốc ở Tiểu Á. Một cuộc chiến tranh huyền thoại trong thiên anh hùng ca lliad của Homer. Kéo vào cuộc một truyền thuyết Con Ngựa Thành Troy bi tráng bất tử. Một Ulysses mưu trí gian nan. Một Achilles tưởng chừng như bất khả chiến bại ngoại trừ gót chân nhược điểm…

And when my love for life is running dry,
You come and pour yourself on me.
*
Và khi đời anh chừng như cằn cổi
Em đến, buông mình vào lòng anh xinh tươi
Chừng như khi nắng hạn trong đời. Em đã đến, cơn mưa tình ái. Em đã đến rót vào anh tươi mát. Những nồng nàn thân xác tinh khôi.
If a man could be two places at one time,
Id be with you.
Tomorrow and today, beside you all the way.
If the world should stop revolving spinning slowly down to die,
Id spend the end with you.
*
Nếu thân này được ở hai nơi trong một lúc
Anh sẽ ở cùng em hôm nay và ngày mai
Anh sẽ ở cạnh em mãi mãi
Nếu trái đất ngừng quay và chết lịm
Anh nguyện cùng em đến cuối đời
*
And when the world was through,
Then one by one the stars would all go out,
Then you and I would simply fly away
Và khi thế giới này tan biến
Từng vì sao lịm tắt trên trời
Anh và em sẽ đơn giản tung cánh
Bay về miền miên viễn ngàn khơi

Lời thật hay mà ý thật nồng. Có lời ngợi ca tình yêu, ngợi ca Em nào đẹp bằng những ví von bóng bẩy nọ. Một dung nhan mà ngàn lời không tả được. Một khuôn mặt làm nên cuộc chinh chiến 10 năm. Một đức hạnh níu chân giang hồ phải dừng bước. Một ngọt ngào tươi dáng rót vào đời trai khô héo. Một nguyện cầu mãi mãi bên nhau cho đến khi tận thế thiên thu.

Đẹp - Đức Hạnh - Thủy Chung. Có mơ ước nào hơn như thế cho tình yêu lứa đôi.? Một mơ ước bắt đầu bằng chữ “nếu” và trọn vẹn với chữ "thì". Anh và Em là "nếu" với "thì". Là If và Then. Là âm và dương, là một và không, là hạt muối mặn với miếng gừng cay. Ngọt bùi cho nhau hẹn ước sắc son "I Do".

Cũng như lời hát đẹp, đẹp như những lời chót lưởi đầu môi, đẹp như tháng ngày đầu tinh khôi, đẹp như tuổi xuân thì mơn mởn. Giai điệu của ca khúc cũng thật đẹp, thật chậm với tiếng đàn guitar trémolo âm dội vang vọng từng nốt nhạc như bản slow mùi mẫn cận kề môi má. Hơi thở thầm thì quyện vào nhau. Tay trong tay trong điệu nhảy đầu tiên của ngày cưới hân hoan. Ngập tràn ước mơ hạnh phúc trăm năm.

If a picture paints a thousand words, then this song paints a thousand precious memories of our youth.

If thật đẹp và hay phải không em?

SB. 3- 3-2013
NP Bảo Sinh

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi còn tại chức, không ít lần, T.T Nguyễn Xuân Phúc đã khiến cho dân tình hoang mang hay bối rối khi nghe những câu chữ rất lạ kỳ: “Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Vĩnh Phúc sẽ vươn lên trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Long An phải trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Hải Phòng là đầu tàu quan trọng của cả nước’, ‘Bình Dương phải là đầu tàu phát triển kinh tế mạnh nhất của cả nước …”
Nhưng 64 năm sau (1960-2024), đảng đã thoái hóa, biến chất. Đảng viên thì tham nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống tự diễn biến và tự chuyển hóa, bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin và cả “tư tưởng Hồ Chí Minh” nữa...
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.