Hôm nay,  

Nước Mỹ Chuyển Hướng?

05/02/201300:00:00(Xem: 6467)
Thật ra, cả hai đảng, chẳng có đảng nào dám nghĩ đến chuyện cắt trợ cấp gì hết...

Trong chính trị Mỹ, có hai khuynh hướng rõ rệt, thường được gọi là cấp tiến và bảo thủ. Bài này sẽ bàn về hướng đi của Mỹ trong những năm tháng tới dưới khiá cạnh này. Để sáng tỏ vấn đề, trước hết phải định nghiã cấp tiến và bảo thủ theo quan điểm của người viết để người đọc khỏi hiểu lầm.

Đây là hai khái niệm cực kỳ phức tạp, có thể cần đến cả chục cuốn sách chỉ để định nghiã cho chính xác thôi, chưa bàn tới phần lợi hại, tốt xấu. Trong khuôn khổ bài báo này, ta chỉ có thể đưa ra một định nghiã có tính hết sức tổng quát và ngắn gọn, đủ để độc giả hình dung được vấn đề thôi.

Trên căn bản, khuynh hướng cấp tiến đặt nền tảng trên công bằng xã hội, với chủ trương Nhà Nước đóng một vai trò quan trọng để bảo đảm xã hội không có những bất công quá lớn. Chẳng hạn như cách biệt giàu nghèo cần được giảm thiểu tối đa bằng cách ép buộc những người có phương tiện, tức là có tiền, chia sẻ với người nghèo nhiều hơn, vừa để giảm bớt những khó khăn cho họ, vừa giúp họ có cơ hội tiến thân nhiều hơn. Tiêu biểu là đóng thuế cho Nhà Nước nhiều hơn để Nhà Nước có phương tiện lo cho người nghèo nhiều hơn qua việc cung cấp trợ cấp xã hội, như bảo hiểm và dịch vụ y tế, trợ cấp thất nghiệp, phiếu thực phẩm, v.v…

Vai trò của Nhà Nước cũng nặng nề hơn trên phương diện kinh tế. Theo quan điểm cấp tiến, Nhà Nước lãnh vai trò điều hành guồng máy kinh tế, tuy gián tiếp nhưng rất tích cực qua

- chính sách thuế khoá dưới hình thức thuế lũy tiến: lợi tức càng cao càng đóng thuế nhiều, trong khi lợi tức dưới mức tối thiểu thì được miễn thuế;

- chính sách tiền tệ: bơm tiền mạnh vào kinh tế qua các chi tiêu có tính củng cố hạ tầng cơ sở như xây đường xá, trường học, nhà thương, hay trợ cấp cho từng ngành nghề hay khu vực (kỹ nghệ hay canh nông).

Đi đến tận cùng của quan điểm cấp tiến là các chế độ xã hội chủ nghiã và cộng sản khi Nhà nước gần như là tịch thu hết lợi tức và sản phẩm để chia lại đồng đều cho mọi người, hay gần hơn, là các chế độ xã hội của Âu Châu hiện thời, với Nhà Nước thu thuế khoảng một nửa lợi tức của thiên hạ để có phương tiện đáp ứng những nhu cầu căn bản về giáo dục, y tế, ... của toàn dân một cách hoàn toàn miễn phí.

Trong khi đó, khuynh hướng bảo thủ đặt trọng tâm vào tự do cá nhân. Khuynh hướng này tin rằng sáng kiến cá nhân, dựa trên mưu lợi cá nhân, luôn luôn là đầu tầu kéo theo phát triển kinh tế, đưa đến giàu sang sung túc cho tất cả mọi người, một sự giàu sang tập thể.

Dĩ nhiên là Nhà Nước có vai trò quan trọng, nhưng chỉ là một vai trò tối thiểu, để bảo đảm một sự phát triển trong trật tự và trong vòng luật pháp, không có chuyện cá lớn nuốt cá bé quá đáng. Đối với khối người thiếu may mắn, không có thể có đủ phương tiện để tự túc thì vai trò của Nhà Nước là phải thiết lập một thứ lưới an toàn tối thiểu. Dưới một mức lợi tức nào đó thì Nhà Nước có bổn phận phải lo, nhưng lo ở mức tối thiểu và tìm cách khuyến khích họ tự phát triển, tự làm giàu để ra khỏi mức tối thiểu. Khác với quan điểm cấp tiến là chu cấp tối đa, biến thành một hình thức khuyến khích họ tự giam mình trong mức tối thiểu và vĩnh viễn lệ thuộc vào trợ cấp Nhà Nước.

Một hình ảnh cụ thể để thấy rõ khác biệt giữa cấp tiến và bảo thủ: nếu có một chiếc bánh cho mọi người ăn chung thì cấp tiến đặt trọng tâm vào việc bảo đảm mọi người đều có phần, càng đồng đều càng tốt, trong khi bảo thủ cho rằng quan trọng là việc làm cho cái bánh ngày một lớn ra để phần của mỗi người đều tăng tuy không đồng đều.

Nhìn dưới khiá cạnh này, đảng Dân Chủ tranh đấu cho quan điểm cấp tiến, trong khi đảng Cộng Hòa giành thắng cho quan điểm bảo thủ.

Vấn đề đường hướng nào là tốt hơn đã được tranh cãi từ cả mấy trăm nay và sẽ còn được tranh cãi cả mấy trăm năm nữa. Nhưng không phải là đề tài của bài viết này.

Trở lại vấn đề hướng đi của nước Mỹ trong những năm tháng tới, điều nổi bật hiện nay là theo truyền thông dòng chính, với sự đắc thắng của TT Obama, phe bảo thủ hiển nhiên là đang đi vào tử lộ trong khi thanh thế của khối cấp tiến chưa bao giờ mạnh hơn.

Người ta đã thấy hàng loạt bài báo và bình luận bàn về tính thủ cựu của đảng Cộng Hòa, đã không theo kịp đà tiến hoá của nhân loại, vẫn khư khư ôm lấy những quan điểm cũ rích của mấy ông già nhà giàu da trắng như chống phá thai, chống hôn nhân đồng tính, chống tăng thuế, chống đồng đều nam nữ, chống dân da màu, chống Nhà Nước, chống kiểm soát súng đạn, chống di dân, … Nghiã là chống lung tung, chống đủ thứ. Điều đáng nói là những cái mà họ chống lại là những cái mà đa số dân chúng, tức là đa số cử tri, ngày càng ủng hộ mạnh, đưa đến sự ra đời của một liên minh chính trị mới đã hai lần mang thắng lợi lại cho TT Obama.

Nói trắng ra, đảng Cộng Hoà với quan điểm quá bảo thủ, chẳng những không theo kịp đà tiến hoá của văn hoá Mỹ, mà cũng không theo kịp sự chuyển hướng của dân số Mỹ, tức là cử tri Mỹ. Đưa đến hậu quả là đảng Cộng Hòa của mấy ông nhà giàu da trắng càng ngày bị cô lập trong biển tư tưởng cấp tiến, càng ngày càng khó thắng trong các cuộc bầu cử, nhất là bầu cử tổng thống. Chẳng mấy chốc sẽ biến thành một loại khủng long, sẽ biến khỏi chính trường Mỹ.

Cái nhìn này phản ánh nhận định của truyền thông dòng chính thường có cảm tình với phe cấp tiến, nhưng chưa chắc đã phản ánh đúng tiến trình lịch sử, cũng như đã không phù hợp với những biến cố thực tế. Điển hình là nhận định này đã hoàn toàn không lưu ý đến nhiều dữ kiện quan trọng:

- Khối bảo thủ Cộng Hòa vẫn chiếm được đa số tại Hạ Viện, 232 dân biểu, so với 200 thuộc đảng Dân Chủ và 3 độc lập;

- Đảng Cộng Hòa vẫn giữ ghế thống đốc tại 30 tiểu bang, so với 20 thuộc đảng Dân Chủ;

- Trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, thăm dò cho thấy so với cuộc bầu năm 2008, thì 2,4 triệu cử tri giới trẻ, 1,6 triệu cử tri phụ nữ, và 950.000 cử tri da đen đã bỏ TT Obama để bầu cho TĐ Romney, tuy chưa đủ để mang lại chiến thắng cho TĐ Romney, nhưng cũng cho thấy một chuyển hướng bất lợi cho khối cấp tiến, chứ không phản ánh chuyện đảng Cộng Hoà đang suy thoái;

- Gần 60% dân Mỹ vẫn chống lại Obamacare, đến độ TT Obama đã không dám mang Obamacare, tác phẩm để đời của mình, ra làm đề tài tranh cử;

- Theo thăm dò của Pew, hơn một nửa dân Mỹ (53%) cho rằng Nhà Nước ôm đồm quá nhiều, đe dọa tự do cá nhân, so với 43% cách đây 10 năm, và con số 53% là con số kỷ lục cao nhất lịch sử cận đại Mỹ;

- Phong Trào Tea Party với hàng triệu người tham gia trên tất cả 50 tiểu bang vẫn còn ảnh hưởng chính trị rất lớn, chẳng hạn như ứng viên thượng nghị sĩ của họ, ông Ted Cruz, đã thắng lớn tại Texas;

- Đài truyền hình bảo thủ Fox News có số lượng người coi lớn hơn số lượng người coi của tất cả năm đài cấp tiến ABC, CBS, NBC, MSNBC, và CNN cộng lại;

- Chỉ cần chưa tới 300.000 cử tri tại các tiểu bang xôi đậu bỏ phiếu cho TĐ Romney thay vì cho TT Obama thì ông Romney bây giờ đã làm tổng thống rồi. 300.000 người tức là chưa tới 1% dân Mỹ. Khó có thể dựa trên cái 1% đó để luận là dân Mỹ đã chuyển hướng, và khuynh hướng bảo thủ đã cáo chung tại Mỹ.

Nhận định khuynh hướng bảo thủ chống những tư tưởng gọi là “tiến bộ” của nhân loại như trên là nói chuyện một chiều. Khối bảo thủ chống những thứ đó, không sai. Nhưng khối bảo thủ cũng có những quan điểm tích cực như tôn trọng các giá trị luân lý gia đình, tôn trọng tự do cá nhân, nguyên tắc tự lực cánh sinh không ỷ lại vĩnh viễn vào trợ cấp bằng tiền thuế của người khác, tức là bằng công sức của người khác, chấp nhận người chịu khó đi làm vất vả có quyền hưởng thụ công khó của họ. Trên quan điểm kinh tế, khối bảo thủ tin tưởng ở một Nhà Nước có tinh thần trách nhiệm, không vung tay xài vung vít hay vay mượn tứ phiá, rồi đè cổ thiên hạ lấy thuế để bù đắp, hay chuyển nợ lại cho con cháu các đời sau gánh vác, không chấp nhận một Nhà Nước vú em can thiệp bằng đủ thứ luật lệ chỉ bảo mọi người trong đủ mọi sinh hoạt cá nhân, cũng như không chấp nhận tạo ra một cuộc đấu tranh giai cấp, huy động giới người gọi là nghèo chống lại khối người gọi là giàu trong một tinh thần mỵ dân nhất thời.

Một số không nhỏ dân thuộc các nhóm thiểu số, trong đó có không ít dân tỵ nạn Việt, cũng đã bị ảnh hưởng bởi lập luận mỵ dân của đảng Dân Chủ, luôn nghĩ rằng đây là đảng của dân nghèo, luôn luôn lo bảo vệ quyền lợi của dân nghèo, lo cung cấp đủ thứ tài trợ, trong khi đảng Cộng Hòa là đảng của mấy ông nhà giàu da trắng chỉ lo cắt trợ cấp dân nghèo.

Vấn đề trợ cấp an sinh thực sự là một vấn đề then chốt, nếu không muốn nói là sinh tử cho rất nhiều người. Chỉ vì lo sợ đảng Cộng Hòa cắt hết trợ cấp nên rất nhiều người trong giới cao niên và lợi tức thấp đã sợ đảng Cộng Hòa hơn ngáo ộp.

Thật ra, cả hai đảng, chẳng có đảng nào dám nghĩ đến chuyện cắt trợ cấp gì hết, nhưng trực diện với nguy cơ các quỹ tài trợ an sinh xập tiệm trong vòng hai ba chục năm nữa, đảng Dân Chủ chỉ biết rung chuông báo động mà không dám có bất cứ đề nghị cụ thể nào vì sợ mất phiếu, trong khi đảng Cộng Hoà ít ra cũng đã có can đảm đề nghị cải tổ không phải để chấm dứt các tài trợ, mà để bảo đảm những quỹ trợ cấp an sinh đó tồn tại lâu dài, đến đời con đời cháu chúng ta.

Đó là những quan điểm nền tảng của khối bảo thủ mà nếu nhìn cho kỹ, ta sẽ thấy không có gì sai trái, hủ lậu, đáng cho vào thùng rác lịch sử. Trái lại, đó là những quan điểm đã có từ khi có nhân loại trên trái đất và sẽ tồn tại đến khi nào nhân loại còn trên trái đất.

Trên thực tế, chính trị Mỹ không khác gì quả lắc đồng hồ, không bao giờ đứng yên một phiá, mà luôn chạy qua chạy lại từ phải qua trái, rồi từ trái qua phải.

Đi ngược dòng lịch sử, mỗi lần một tổng thống Cộng Hoà đắc cử là thiên hạ lại hô hoán cấp tiến đang chết, và ngược lại, mỗi lần một tổng thống Dân Chủ đắc cử là có tiếng la hoảng bảo thủ cáo chung. Thật ra, những cuộc bầu cử thường chỉ phản ánh những phản ứng nhất thời của cử tri. Điểm đặc biệt là tổng thống càng cấp tiến thì tổng thống kế vị lại càng bảo thủ, và ngược lại tổng thống càng bảo thủ thì vị kế nhiệm lại càng cấp tiến.

Một trong những tổng thống cấp tiến nhất lịch sử cận đại Mỹ là TT Johnson, được kế nhiệm bởi một diều hâu bảo thủ nặng là TT Nixon. Sau Nixon, dân Mỹ đã bầu cho TT Carter, là một trong những thống đốc cấp tiến nhất trong đảng Dân Chủ thời đó. Nhưng tiếp theo TT Carter lại là TT Reagan, một người đi vào lịch sử như hiện thân của phong trào bảo thủ, cũng là người đã giúp khối bảo thủ gần như là thống trị tư tưởng chính trị Mỹ trong suốt ba thập niên qua, từ TT Bush cha đến TT Clinton và TT Bush con. TT Clinton, tuy là Dân Chủ, nhưng cũng phải chấp nhận tư tưởng bảo thủ khi ông dõng dạc tuyên bố “thời đại của Nhà Nước bao đồng đã cáo chung” (… the era of big government has ended…). TT Clinton được coi như là một trong những tổng thống Dân Chủ có khuynh hướng ôn hòa nhất, có nghiã là cấp tiến nhưng gần với tư tưởng bảo thủ nhất. Và có lẽ cái ôn hòa đó đã là một trong những lý do ông cũng là một trong những tổng thống được hậu thuẫn mạnh nhất, giúp ông thoát được chuyện mất chức, rồi duy trì hậu thuẫn ngay cả cho đến bây giờ, hơn một thập niên sau khi ông đã mãn nhiệm.

Ba mươi năm thống trị của tư tưởng bảo thủ đã khiến cho tư tưởng cấp tiến trở thành một thứ ma quỷ hắc ám cho các chính khách của cả hai đảng trong mấy chục năm gần đây. Ai cũng sợ cái mà truyền thông Mỹ gọi là “the L word”, L tức là Liberal, hay cấp tiến. Sợ đến độ không dám nói đến nguyên danh từ, mà phải viết tắt.

Thế rồi đến hiện tượng Obama. Trong hai năm ngắn gọn làm thượng nghị sĩ liên bang, đại diện cho tiểu bang Chicago, thượng nghị sĩ Barack Obama đã được một tổ chức bảo thủ lượng giá như là thượng nghị sĩ cấp tiến nhất Thượng Viện, ngang hàng với các thượng nghị sĩ Ted Kennedy và John Kerry của tiểu bang cấp tiến nhất Mỹ, Massachusetts.

Nhưng khi ra tranh cử tổng thống, với sự giúp đỡ công khai của truyền thông dòng chính, ông đã dấu nhẹm cái thành tích cấp tiến đó.

TT Obama khi ra tranh cử lần đầu đã cố chứng minh mình là người tương đối ôn hòa trong đảng Dân Chủ. Khi đó, ông tìm mọi cách tố giác bà Hillary Clinton mới là người cấp tiến, gần như cực đoan, vì đã có chủ trương thiết lập một hệ thống bảo hiểm y tế toàn dân. Ứng viên Obama chẳng những chống cải tổ y tế của bà Hillary mà ông gọi là cực đoan, mà ông cũng ủng hộ vài quan điểm bảo thủ như chống hôn nhân đồng tính, chấp nhận việc sở hữu súng, chấp nhận tiếp tục chính sách chống khủng bố của ông cao bồi Bush,…

Đến lần tái tranh cử năm ngoái, cho dù ông đã thực hành cải tổ y tế bị tố “cực đoan” của bà Hillary và chấp nhận hôn nhân đồng tính, nhưng khi ra tranh cử, ông vẫn hô hào cân bằng ngân sách, cắt giảm chi tiêu, và cải tổ các chương trình trợ cấp an sinh, tất cả đều là quan điểm của khối bảo thủ. Nói cách khác, ông vẫn phải tôn trọng một số chủ trương và chính sách bảo thủ của đảng Cộng Hòa. Do đó khó ai có thể nói tư tưởng bảo thủ đã đến hồi cáo chung. Chỉ đến sau khi đã đắc cử an toàn, ông mới trình bày tư tưởng cấp tiến cực đoan của ông một cách rõ ràng hơn trong bài diễn văn nhậm chức lần thứ hai.

Do đó, nói sự đắc cử của TT Obama chứng tỏ quan điểm bảo thủ đã hết thời thì không đúng sự thật. Câu nói này thật ra nằm trong kế sách của TT Obama và khối cấp tiến, muốn trong nhiệm kỳ tới dùng mọi phương pháp để triệt hạ đảng đối lập bảo thủ Cộng Hòa, và bảo đảm khuynh hướng cấp tiến thống trị chính trường Mỹ vài chục năm tới, tương tự như khuynh hướng bảo thủ đã làm với TT Reagan. Ta hãy chờ xem TT Obama sẽ thành công trong mục tiêu này hay không. (3-2-13)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
05/02/201318:32:53
Khách
Would like to thanks the writer for a very informative piece.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với 2 người Chăm: Ông Thông Thanh Khánh (Khanh Pham), nhà nghiên cứu văn hóa Chăm. Sinh trưởng tại Ma Lâm huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận, hiện đang sống và làm việc tại Sài Gòn và Cambodia. Và Ông Lưu Quang Sáng (Amuchandra Luu), sinh tại Phan Rang, hiện sống và làm việc tại California, Thạc sĩ toán và có gần 20 năm giảng dạy ở trường đại học cộng đồng tại thủ phủ Sacramento, California, Hoa Kỳ. Tổng Thư Ký hội Bảo Tồn Văn Hóa Truyền Thống Champa USA, qua 7 nhiệm kỳ chủ tịch...
Để khẳng định đối trọng với các cường quốc phương Tây, khối BRICS đặc biệt tìm cách củng cố vị thế trong các cơ quan quốc tế và trọng lực của đồng Nhân dân tệ trong hệ thống tiền tệ. Tự thoát ra khỏi ảnh hưởng của các cường quốc phương Tây và tạo thành một lực lượng kinh tế và địa chính trị mới, đây là mong muốn được khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) bày tỏ tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 15, được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, từ ngày 22-24/8/2023. Đây cũng là những gì nổi lên tại Hội nghị G77 được kết thúc vào ngày 16/9 tại Havana.
Ông sinh 1979, quê Yên Bái, là một giáo viên dạy sinh, hóa tại Lào Cai. Sau đó, ông chuyển về Hà Nội tiếp tục dạy học tại một ngôi trường cấp 2 và học thêm ngành luật. Năm 2015, ông quyết định thôi việc sau khi lá đơn yêu cầu cải cách giáo dục, đòi hỏi những lợi ích chính đáng cho học sinh của ông bị từ chối. Năm 2017, Lê Trọng Hùng bắt đầu đưa tin với tư cách là một “nhà dân báo” trên Facebook và YouTube, bình luận về các vấn đề chính trị - xã hội và tư vấn cho dân oan cách kiến nghị, khiếu kiện lên các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. Ông tự bỏ tiền túi ra để mua hàng ngàn cuốn Hiến Pháp Việt Nam, tặng cho nhiều người và giảng giải cho họ về những điều quy định trong hiến pháp, pháp luật. Ông là một con người giàu lòng nhân ái, từng nhiều lần hiến máu nhân đạo để cứu người.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, một người quan tâm đến các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam, đặc biệt là người Hoa, người Chăm, người Thượng và người Khmer...
Từ năm 1949, người thành lập đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) Hồ Chí Minh đã khoe “Đảng ta là vĩ đại, là đạo đức, là văn minh”. Về sau Đảng tự phong lên “thật là vĩ đại”. Không những thế, các thế hệ nối tiếp lại còn đồng ca “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.” Nhưng đảng lại tự cho mình quyền lãnh đạo độc quyền; không cho tư nhân ra báo và kiểm soát các quyền tự do cơ bản của con người, kể cả quyền tự do tư tưởng và tự do tôn giáo khiến nhân dân nghi ngờ, đảng viên hoang mang...
Hôm thứ Ba, 26/9/2023, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố một văn kiện nhan đề “Một cộng đồng toàn cầu trong một tương lai chung” với nội dung có thể xem như là tầm nhìn mới của Trung Quốc về một trật tự thế giới do Trung Quốc lãnh đạo, thay thế trật tự hiện thời do Hoa Kỳ đứng đầu...
Trong một tập phim của chương trình truyền hình “Boston Legal” năm 2006, luật sư bảo thủ Denny Crane khẳng định rằng ông có quyền hiến định để mang theo một khẩu súng giấu kín: “Và Tối Cao Pháp Viện sẽ nói như vậy, ngay sau khi họ lật ngược án lệ Roe v. Wade.” Với một bộ phim được phát sóng cách đây 17 năm, đó là một trò đùa, một sự việc không thể tưởng tượng nổi vào thời điểm đó. Tuy nhiên, vào năm 2022, TCPV đã công bố cả hai thay đổi, chuyển một trò đùa không tưởng thành luật pháp của đất nước trong chớp mắt – báo hiệu sự khởi đầu của “cuộc cách mạng hiến pháp.”
Quãng hơn chục năm trước, nhà mình mua 1 mảnh đất gần 500m2 để xây nhà. Trên mảnh đất đó có 1 cây phong, cây mà lá của nó là biểu tượng trên cờ Canada. Cây phong không có tội tình gì ngoài chuyện đứng chình ình giữa vườn, nên nhà mình quyết định chặt đi; giá nó đứng ở góc thì sẽ không chặt chiếc gì …
Tình hình kinh tế Việt Nam đan xen mảng xám trong nhiều lĩnh vực của hệ thống tổ chức khiến nhà đầu tư lo âu và mức tiêu dùng của dân co lại...
Lá vẫn còn xanh. Hè vẫn còn nấn ná. Trời vẫn chưa muốn vào thu mà (không dưng) sáng nay California chợt thoáng chút âm u, và lấm tấm vài hạt mưa nho nhỏ. Mưa chưa ướt đất nhưng cũng đủ làm cho tôi hơi thấy ngại ngần khi nghĩ đến chuyện phải ra khỏi nhà chỉ vì một ly cà phê nóng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.