Hôm nay,  

Ông Bác Sĩ Trẻ Và Cô Y Tá Già

02/02/201300:00:00(Xem: 8798)
Đôi Lời giới thiệu:

"Bác Sĩ Nhà Quê" là biệt hiệu của Bác Sĩ Ngoại Thần Kinh - Nguyễn Như Thạch (BS phẫu thuật não và cột xương sống...), anh có ba là Bác Sĩ Quân Y phục vụ trong quân đội của VNCH và bị đi học tập cải tạo sau 1975. Với bản sơ yếu lý lịch bị "trù dập" như vậy mà anh vẫn có số điểm vượt trội để lọt vào trường Đại Học Y khoa, và khi học anh lại tạo được thành tích để thành bác sĩ Ngoại Thần Kinh... rồi khi tốt nghiệp thì anh bị "biệt phái" về vùng quê hẻo lánh như lãnh 1 bản án "giam lỏng cuộc đời và tuyệt đường sự nghiệp". Anh vẫn kiên trì chăm sóc bệnh nhân trong môi trường thôn dã đầy thiếu thốn thuốc men và công cụ y khoa, rồi thì kỹ năng anh vẫn tỏa sáng để được chuyển mời về các bệnh viện lớn hơn, nhưng anh vẫn luôn là "Bác Sĩ Nhà Quê" của dân nghèo trong những miền thôn dã...

Giới thiệu đến độc giả Việt Báo đôi nét phác họa về bác sĩ ngoại thần kinh tại quê nhà...

Thành Nguyện
Ngày ngày thắp nén tâm hương
Kính lạy Trời đất, tông đường, mẹ cha.
Cầu cho chốn chốn thái hòa
Trẻ già thọ mạnh, tề gia trong ngoài.
Cầu cho nước có hiền tài
Nhà không nghịch tử, đặng hoài an vui
Thiên tai, địch họa cùng lui
Dẫu nghèo con cũng an vui thanh bần.

Có một câu chuyện được đăng trên mạng từ lâu lắm rồi, nhưng không biết tác giả là ai, đó là chuyện " Cô Y tá trẻ và ông bác sĩ già".

Chuyện rằng trong một cuộc mổ, khi người bác sĩ thông báo đóng vết mổ, thì có một cô y tá trẻ, người lần đầu tiên được vào ê kíp phụ mổ cho ông bác sĩ già, cô nói rằng chưa thể đóng vết mổ vì còn có một miếng gạc nữa chưa được lấy ra. Ông bác sĩ già quyết đoán: "Cứ đóng, tôi đã kiểm tra rồi".

Nhưng cô gái vẫn cương quyết:" Không được! Chúng ta đã dùng hết mười hai miếng gạc, trong khi mới lấy ra mười một miếng".

Bác sĩ già nghiêm khắc nói: " Tôi sẽ chịu trách nhiệm".

Cô gái lại phản đối một lần nữa:" Tất cả chúng ta cùng chịu trách nhiệm, nhưng người bệnh mới là người gánh chịu hậu quả, đề nghị bác sĩ xem lại". Ông bác sĩ già lúc này mới mỉm cười, ông mở bàn tay mình ra, miếng gạc thứ mười hai đang nằm ở đó và ông nói: "Tốt lắm, cô đã chính thức trở thành phụ tá của tôi rồi đó. Biết phản đối những mệnh lệnh sai lầm mới là người thật sự có dũng khí."

Đọc xong chuyện về " Cô Y tá trẻ và ông bác sĩ già ", tôi lại nhớ về một chuyện khác của mình, đó là chuyện "Ông bác sĩ trẻ và cô Y tá già".

Ông bác sĩ trẻ ở đây là tôi. Hồi đó, tôi ra trường về làm việc tại bệnh viện Sông Bé, lúc tôi mới có 24-25 tuổi. Trong bệnh viện còn nhiều cô Y tá, điều dưỡng thuộc hàng bề trên của tôi mà tôi phải kêu bằng cô hay bằng bác, xưng con, như cô Ngân Ba, cô Thể , cô Hai Lệ là má của mấy đứa bạn tôi, cô Lộc, cô Quang, cô Bành Lan, cô Ba (Tiêu Thị Ba) là bạn của dì tôi. Nhưng lớn hơn hết là cô Mười, y tá trưởng phòng mổ, cô Mười bằng tuổi Má tôi, tức là lớn hơn tôi ba chục tuổi. Tuy thuộc hàng bề trên, nhưng mấy cô luôn luôn gọi tôi bằng "ông", bằng "bác". Riêng cô Mười và cô Quang ở phòng mổ thì đôi khi còn gọi bằng "ông thầy" theo tiếng hồi xưa của người Y tá gọi ông bác sĩ (Oai chưa?). Làm tôi mắc cỡ quá trời, vì mình chưa biết gì hết trơn, mặc áo mổ, đeo găng còn rất lúng túng,mấy cô phải phụ giúp và chỉ cho từng li từng tí.

Còn nhớ, tôi về làm bữa trước thì bữa sau được phân vô trực ngay, từ sáng tới chiều phụ với anh Nhựt mổ 9 ca ruột thừa, rồi khuya lại phụ với anh Thiện làm CAG (chụp mạch máu não) , sau đó mổ vì máu tụ ngoài màng cứng. Hồi sinh viên chỉ làm phụ 2, bây giờ lên phụ chính nên không khỏi lộng ca lộng cộng, nhất là ca mổ sọ não. Cô Quang tiếp dụng cụ và chỉ dạy cho tôi phải làm sao, làm sao... Cô còn động viên nói tôi làm vậy là khá lắm rồi, nhiều người mới về không biết gì hết, tệ hơn tôi nhiều. Cô còn khen tôi có tướng bác sĩ ngoại.

Mấy tháng sau, tôi được tập tành mổ một mình mấy ca ruột thừa dễ dễ hay cắt lọc vết thương, nối gân... cô Mười cô Quang vô phụ hoặc đứng bên ngoài tiếp dụng cụ và bày vẽ cho tôi, gặp mấy chỗ khó, tôi hỏi phải làm sao, mấy cô cũng bày nói anh này anh kia làm vậy làm vậy, tôi cũng theo đó mà làm. Tôi có tật hay vung vít, gòn gạc thấm máu rồi bỏ tùm lum, cô Mười làm cái túi nilon kẹp vô góc bàn dụng cụ, nói bỏ vô đây nè ông ơi, làm rớt ra đất rồi đạp bị lây Si đa bây giờ. Rồi cô đi gắp mấy miếng gạc tôi làm rớt, cẩn thận bỏ vô thùng rác. Lâu lâu cô lại nhắc tôi kéo găng tay lên vì hở cổ tay. Trên bàn dụng cụ, cô luôn nhắc mấy anh chị phụ mổ sắp xếp thường xuyên cho gọn gàng, đâu ra đó, chỗ nào chỉ cột, chỗ nào chỉ khâu, chỗ nào kim, hồi đó còn xài kim xỏ chỉ, cô nhắc lúc nào cũng nên có cọng chỉ xỏ qua kim để rủi có rớt dễ tìm. Cô nhắc bác sĩ trẻ phải tiết kiệm chỉ khâu, spongel cầm máu vì mấy thứ này hồi đó không có nhiều như bây giờ. Rồi cô nhắc người chạy vòng ngoài phải ghi lên bảng số lượng gòn gạc đang dùng, số lượng chỉ. Khi cuôc mổ sắp xong, cô lấy cái túi nilon xuống, đổ ra miếng trãi dưới đất để đếm 2-3 lần, đủ số mới thôi. Khi bắt đầu đóng vết mổ là cô thông báo liền về tình trạng gòn gạc, dụng cụ và kim khâu để bảo đảm không để quên trong bụng người bệnh. Khi bác sĩ cởi găng, cô còn nhắc các chị kiểm tra xem găng có bị rách không, nếu rách thì có mất mảnh nào không, để tìm kiếm cho đủ, vì hồi đó còn dùng găng hấp lại, rất dễ rách. Khi mổ mà có các cô, các chị lớn như chị Láng, chị Nguyệt, chị Ngoa... phụ thì sướng lắm, nhất là các cô, các chị đều hiểu ý mình hết, tới thì nào, làm gì thì dụng cụ đều đưa đúng. Đó là chưa kể cái vụ bày cho các bác sĩ trẻ làm như tôi nói ở trên.

Tháng năm dần qua, tôi trưởng thành rất nhiều, nhờ ơn các anh chị bác sĩ đồng nghiệp và các cô, các anh chị ở phòng mổ chỉ dạy. Từ một bác sĩ trẻ măng lóng nga lóng ngóng khi mang găng, mặc áo của ngày đầu, tôi trở thành cột 2 , rồi cột 1, có khi là trưởng kíp trực ngoại của 3 khoa gồm 6 bác sĩ và thêm 3 liên chuyên khoa. Bây giờ, tôi không còn trẻ nữa, các cô, các chị cũng lần lượt hưu trí, phòng mổ giờ được mở rộng, nhân viên nhiều hơn xưa rất nhiều, đến nỗi tôi không tài nào nhớ hết các anh chị em, nhất là khi có mang khẩu trang. Nhưng nói thật lòng, xin các anh chị em đừng buồn, các điều dưỡng, Y tá phụ mổ bây giờ không còn cẩn thận như các cô, các anh chị y tá ngày xưa. Có những nguyên tắc tưởng chừng như rất sơ đẳng của phòng mổ, mà nói hoài các anh em cũng không thực hiện được, không hiều vì sao nữa? Nói gì tới những chuyện khác, trong cuộc mổ, làm cái gì, tới thì nào, chuẩn bị cái gì....nhiều khi các anh em rất lơ mơ, chậm chạp, dù rằng đó là các trường hợp rất thường gặp. Nói đúng ra, cũng có những em rất nhạy và tinh ý, khéo tay... mà tôi thường nói đùa rằng, có thể thay thế bác sĩ làm được rồi, nhưng số này thật sự là hiếm. Biết bao giờ mới được như ngày xưa?

Câu chuyện "Ông bác sĩ trẻ và cô Y tá già" của tôi là như vậy đó.

Bacsinhaque - Bác Sĩ Nguyễn Như Thạch (26/01/2013)

Ý kiến bạn đọc
04/02/201321:03:47
Khách
Toi doc bai nay va cam on nen y te VN con co BS nhu BS Thach la nguoi Saigon cu~ voi tinh cach lam viec rat chuyen mon va het long`cua Ong va qui vi Y Ta da phu giup voi ong khi ong con tre. May man cho nguoi dan ben do con co duoc BS nhu BS Thach lam viec cuu giup cho ho. Chu ai cung di ra ngoai quoc riet roi, chi con lu+'a BS Cachmang , chet da^n het rao' roi con gi .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.