Hôm nay,  

Đảng Nói Dối Mình Và Lừa Cả Dân, Bộ Chính Trị Nhận Nghị Quyết 4 Thất Bại

1/11/201300:00:00(View: 7406)
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) có bao giờ tự nói dối mình và không thật với nhân dân chưa?

Nhiều lắm và thường xuyên suốt trong chiều dài lịch sử của đất nước, nhưng hãy kể ra đây ít chuyện gần cho dễ nhớ.

Trước nhất là việc đảng tổ chức lấy ý kiến dân cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Tại Hội nghị toàn quốc triển khai lấy ý kiến nhân dân ngày 08-01-2013 ở Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nói rằng : “Việc lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp là cách thức dân chủ thể hiện vai trò làm chủ của nhân dân đối với các vấn đề quốc gia đại sự. Ông yêu cầu việc lấy ý kiến phải “tạo điều kiện (để) người dân thể hiện các quan điểm, chính kiến về toàn bộ bản Hiến pháp cũng như với từng điều khoản cụ thể”. Bởi chỉ có như vậy mới “tạo sự đồng thuận, nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với việc xây dựng cũng như tôn trọng, thi hành Hiến pháp”. (Báo Lao Động, 09-01-2013)

Nghe chí lý lắm, bởi vì “ý dân là ý trời” cơ mà, “ý đảng” chưa hẳn đã là “lòng dân”, nhưng sao hai ông Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh, Trưởng ban Tuyên giáo và Lê Hồng Anh, thường trực Ban Bí thư Trung ương lại dè dặt rào trước đón sau gay gắt qúa?

Ông Huynh phán, theo tường thuật của Lao Động : “Ông yêu cầu công tác tư tưởng, tuyên truyền “phải thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng”. “Phải làm cho nhân dân tin tưởng những ý kiến góp ý được trân trọng, được nghiêm túc tổng hợp, nghiên cứu và tiếp thu”, đồng thời giáo dục, nêu cao tinh thần cảnh giác, ý thức tự “đề kháng”, năng lực phản bác của nhân dân trong cuộc đấu tranh làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch.

Ý ông muốn nói là phải “nắn” dân theo ý đảng chứ gì? Quan điểm của đảng CSVN đối với việc lấy ý kiến dân có phải là “phải chấp nhận quyền cai trị độc tôn, độc quyền bất di bất dịch” của đảng như ghi trong “Điều 4 bổ sung” , lập lại của Hiến pháp 1992 và đã được tái khẳng định tại Hội nghị Trung ương 2/XI (họp từ ngày 4-10/07/2011) như lời Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói trước ông Huynh?

Hội nghị 2 đã quyết định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân và của dân tộc Việt Nam, theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, là Đảng cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa …”

Như vậy dù biết đảng đã “đặt chiếc cầy trước con trâu” như một việc “đã rồi” nhưng ông Huynh vẫn muốn các cấp dự Hội nghị hiểu rằng có lấy ý dân cũng không được ra ngoài “ý ấy của đảng” !

Còn cái khỏan ông Huynh bảo cán bộ Tuyên giáo phải biết “giáo dục, nêu cao tinh thần cảnh giác, ý thức tự “đề kháng”, năng lực phản bác của nhân dân trong cuộc đấu tranh làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch” khi lấy ý kiến dân là ông muốn nói không chấp nhận ý kiến “trái chiều” chứ gì ?

Nhưng không riêng chỉ có ông Đinh Thế Huynh mới “giáo điều” như thế mà cả Ùy viên Bộ Chính trị Lê Hồng Anh cũng “tát nước theo mưa” như thế này: “Trong quá trình tổ chức lấy ý kiến nhân dân phải đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Đảng... Chỉ đạo chặt chẽ công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an tòan xã hội, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, kịp thời đấu tranh phòng, chống, ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ trong việc lấy ý kiến nhân dân để chống phá, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước”.

Ghê chưa? Đảng không cần người dân phải có “hành động” mới ra tay dẹp mà chỉ cần biểu lộ bằng “lời nói” hay “cử chỉ” thôi cũng tù mọt gông rồi.

Lấy ý kiến dân mà gò ép dân như thế là độc tài chứ đâu phải là “cách thức dân chủ thể hiện vai trò làm chủ của nhân dân đối với các vấn đề quốc gia đại sự” như ông Nguyễn Sinh Hùng nói?

Nhưng ông Hùng có nói thật lòng mình không, hay ông cũng “cá mè một lứa”? Bời vì một trong “9 nội dung cơ bản của việc sửa đổi Hiến pháp” được đề ra tại “Hội nghị tòan quốc triển khai lấy ý kiến nhân dân” ngày 8-01-2013 thì Ủy ban Dự thảo đã minh định trong Điểm thứ 3: “Khẳng định và làm rõ hơn bản chất, vị trí, vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội”.

Như vậy thì còn lấy ý kiến dân làm gì cho mất toi tiền bạc và thời giờ của dân đang cần tiết kiệm để kiếm cơm ăn, áo mặc ?

QUYỀN CON NGƯỜI

Thứ nhì là chuyện đảng và báo-đài của nhà nước làm um xùm lên việc Hiến pháp sửa đổi đã dành trọn Chương II gồm 38 Điều nói về “QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN”.

Nhưng các quyền căn bản hiến định này lại bị các Luật của nhà nước vô hiệu lực bằng các điều mơ hồ hoặc để hở cho nhà nước tự do hành dân tùy tiện theo cách lý giải không cần phải chứng minh “đúng sai”.

Chẳng hạn như đảng viết trong Điều 15 (sửa đổi, bổ sung Điều 50):

1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền con người, quyền công dân được Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng.

Nhưng đố ai biết sự giới hạn quyền của nhà nước đối với công dân trong các “lý do tự biên, tự chế” ở khỏan 2 là thế nào không, hay chính phủ muốn sao dân cũng phải chịu?

Đến Điều 16 (mới) còn bao trùm mơ hồ hơn khi họ viết:

1. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

2. Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Nội dung 2 Điều trên đây là hiện thân của 3 Điều trong Luật Hình Sự đã cho phép nhà nước bắt người tùy tiện, đó là: Điều 79 (Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân ); Điều 88 (Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam); (và) Điều 89 (Tội phá rối an ninh).

Như vậy là Hiến pháp sửa đổi đã công khai cho phép nhà nước “đeo thêm tròng vào cổ người dân” mà dân không dám cãi thì có phản dân chủ không, hay đã “cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản” như bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan từng nói không biết ngượng ? (Báo Nhân Dân, 05/11/2011 )

Ngòai ra trong Chương này, nhiều quyền của dân cũng được công nhận và bảo vệ như đảng “đã vẽ ra cho đẹp mắt” trong Hiến pháp 1992 như: quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình, v.v…

Riêng trong Điều 22 (sửa đổi, bổ sung Điều 71) thì đảng và nhà nước đã vi phạm nghiêm trọng không biết bao nhiều ngàn, triệu lần nhưng vẫn cứ lập lại cho ra vẻ “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền”, theo đó:

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

2. Nghiêm cấm mọi hành vi tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử khác xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của con người.

Khi viết lại như thế thì không biết Ủy ban sọan thảo và Quốc hội có biết rằng vào ngày 28 tháng 12 năm 2012, cô Nguyễn Hòang Vi, một nhà báo Truyền thông xã hội (Blogger) đã bị công an hành hạ, tra tấn và xâm phạm cơ thể , kể cả “chỗ kín”, theo chính lời tố cáo của cô, sau khi cô bị bắt về đồn Công an chỉ vì đã có mặt gần Tòa án xử tái thẩm vụ 3 Nhà báo tự do Điếu Cầy (Nguyễn Văn Hải), Tạ Phong Tần và Anh ba Sài Gòn (Phan Thanh Hải)?

Trước đó vào ngày 30 tháng 10 năm 2012, một phụ nữ khác, cô Huyền Trang, Thông tín viên của Truyền Thông Chúa Cứu Thế cũng đã bị hành hạ tượng tự, tuy không “bỉ ổi” như trường hợp cô Nguyễn Hòang Vi.

Cô Huyền Trang cũng đã tố cáo trên các mạng báo điện tử hành động “lục soát cơ thể cô”, sau khi cô bị công an vây bắt khi đi quan sát ngoài Tòa án nhân ngày xử hai Nhạc sỹ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình.

ĐẢNG THUA CHÍNH MÌNH

Cuối cùng là chuyện đảng nói mà chẳng bao giờ làm được trong vấn đề kiểm điểm, xây dựng đảng như đã đề ra trong Nghị quyết 4“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” , và 14 năm trước, với việc làm tương tự trong Nghị quyết 6 (lần 2) Khoá đảng VIII thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.

Chuyện làm bôi bác cho có lệ để mị dân được chứng minh tại Hội nghị Trung ương 6, sau khi Ban Chấp hành Trung ương đảng biểu quyết tự ý không kỷ luật Bộ Chính trị và một Ủy viên Bộ Chính trị (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) để bảo vệ nội bộ.

Hành động “tự trát tro” vào mặt mình để “nhận khuyết điểm” và “nhận lỗi trước đảng, trước tòan dân” từ trên xuống dưới đã thành một tiền lệ mà đảng không hề biết xấu hổ.

Nhưng điều quan trọng khiến dân “sổ toẹt” vào đảng là những lời cam kết sửa chữa khuyết điểm để làm tròn nhiệm vụ trước nhân dân của lãnh đạo đảng và nhà nước đã tan ra mây khói sau Hội nghị Trung ương 6.

Bằng chứng như Bộ Chính trị đã thừa nhận trong một Văn kiện đóng dấu “MẬT” đề ngày 17/8/2012 về “NHỮNG BIỂU HIỆN CHỦ YẾU CỦA VIỆC KIỂM ĐIỂM KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU”.

Tài liệu này được gửi cho tất cả Ban Chấp hành đảng từ Trung ương xuống cơ sở “kèm theo Công văn của Bộ Chính trị số 118-CV/TW, ngày 17-8-2012”.

Nguyên văn 12 điểm nhìn nhận đảng đã thất bại trong việc thi hành Nghị quyết 4, bị tiết lộ ra ngòai như sau:

1.-Tổ chức lấy ý kiến góp ý chuẩn bị kiểm điểm của các tập thể và cá nhân không bảo đảm đúng nguyên tắc theo quy định vá hướng dẫn của Trung ương.

2.-Tổng hợp, tập hợp ý kiến góp ý của các tập thể và cá nhân không trung thực, không khách quan, thiếu chính xác.

3.- Chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của tập thể và cá nhân không nghiêm túc, không bám sát 3 vấn đề cấp bách nêu trong Nghị quyết Trung ương 4, Chỉ thị và Kế họach của Bộ Chính trị và hướng dẫn của các ban đảng Trung ương; không tập trung đi sâu làm rõ các khuyết điểm, yếu kém của tập thể và cá nhân liên quan đến các vấn đề cấp bách, bức xúc, nổi cộm của địa phương, cơ quan, đơn vị và nguyên nhân.

4.-Trong kiểm điểm, không bám sát 3 vấn đề cấp bách nêu trong Nghị quyết Trung ương 4, Chỉ thị, Kế họach của Bộ Chính trị và Hướng dẫn của các ban đảng Trung ương.

Đồng chí đứng đầu không gương mẫu kiểm điểm tự phê bình và phê bình; điều hành cuộc kiểm điểm không đúng nguyên tắc, không qúan triệt đầy đủ tinh thần, mục đích, yêu cầu, phương châm, phương pháp tiến hành kiểm điểm của Trung ương. Các ý kiến phát biểu góp ý sơ sài, có biểu hiện né tránh là phổ biến.

5.- Không nghiêm túc, tự giác kiểm điểm tự phê bình và phê bình, nhất là không làm rõ khuyết điểm và trách nhiệm của tập thể, của cá nhân, nhất là người đứng đầu, không xác định rõ trách nhiệm cá nhân trong các khuyết điểm, yếu kém tập thể.

6.- Có biểu hiện lợi dụng kiểm điểm tự phê bình và phê bình để nói xấu, gây mất đòan kết nội bộ, hạ bệ nhau.

7.-Qua kiểm điểm đã xác định tập thể và cá nhân có sai phạm, khuyết điểm đến mức phải kỷ luật, song không tự giác, không thành khẩn nhận hoặc nhận hình thức kỷ luật không đúng mức, không tương xứng.

8.- Không thành khẩn, nghiêm túc tiếp thu ý kiến góp ý của tập thể và cá nhân.

9.-Không giải trình hoặc giải trình không trung thực, không đi thẳng vào nội dung, bản chất của vụ việc theo gợi ý kiểm điểm của Bộ Chính trị (đối với những nơi được gợi ý) và ý kiến góp ý của tập thể và cá nhân.

10.- Qua kiểm điểm, có những vấn đề nảy sinh cần kiểm tra, xác minh, song không giao cho Ủy ban Kiểm tra cùng cấp (hoặc cơ quan chức năng) chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xác minh làm rõ để có kết luận.

11.-Không đề ra được những giải pháp khắc phục, sửa chữa có hiểu qủa các khuyết điểm, hạn chế chủ yếu đã được xác định qua kiểm điểm.

12.-Trong qúa trình chuẩn bị và tổ chức kiểm điểm, để xẩy ra tình trạng sao nhãng, bê trễ công việc, để xẩy ra các vụ việc quan trọng.

(BỘ CHÍNH TRỊ)

Như thế thì còn “chỉnh” với “sửa” gì nữa ?

Thế mà tại “Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2012, triển khai nhiệm vụ năm 2013” tại Hà Nội ngày 09/01/2013, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh vẫn huyênh hoang hô hào cán bộ ngành tư tưởng hãy: ”Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” mà trọng tâm là xây dựng và triển khai chương trình hành động khắc phục những hạn chế, khuyết điểm.” (Website Đảng CSVN)

Khuyết điểm và hạn chế là một “truyện dài muôn thuở” lúc nào cũng treo trên đầu mỗi đảng viên CSVN, nhất là những kẻ có chức có quyền như Bộ Chính trị đã nhìn nhận trong 12 Điểm nêu trên.

Nhưng xem ra Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa thấy đó là “điều nhục” cho đảng cầm quyền do ông lãnh đạo. Ông vẫn hô hào trước mặt đội nghị làm công tác tuyên truyền rằng: “Trước những yêu cầu, đòi hỏi cao đối với công tác tuyên giáo, cần nâng cao nhận thức, tư tưởng chính trị, kiên định nguyên tắc, mục tiêu, lý tưởng của Đảng, nắm chắc và vận dụng sáng tạo để thực hiện đường lối của Đảng, phải vững vàng không dao động, giữ vững niềm tin, trong khó khăn càng phải vững niềm tin, củng cố, tăng cường niềm tin vào Đảng, vào chế độ, vào nhân dân, vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo vệ thành quả cách mạng, tạo sự đồng thuận cao trong Đảng, trong Nhà nước, trong nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.”

Ông còn nói : “ Mọi lời nói, việc làm, hành động phải nhằm vào mục tiêu đó, tạo cho được chuyển biến trên thực tế. Công tác tuyên giáo cần quan tâm hơn nữa các vấn đề: Giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền đối nội và đối ngoại, vừa tuyên truyền mặt tích cực, vừa phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, uốn nắn những nhận thức lệch lạc.

Để hoàn thành trọng trách được giao, ngành tuyên giáo cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ chính trị, luôn giữ gìn, nâng cao bản lĩnh chính trị, kiên định, vững vàng, trung thành tuyệt đối, có trình độ chuyên môn giỏi, nói được, viết được, thuyết phục được, không bị cám dỗ, thực sự là lực lượng xung kích đi đầu về tư tưởng chính trị.”

Làm sao mà đội ngũ “chỉ biết nói cho sang miệng” này có thể chống được “con bệnh kinh niên bất trị” ngay trong lòng mỗi đảng viên khi những người này đã hoàn toàn mất tin tưởng vào đảng và lãnh đạo trong khi phải phải chống trả rất khó khăn với cơn hồng thủy “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” đang đe dọa sự sống còn của đảng, nhất là sau khi Bộ Chính trị nhìn nhận đảng viên các cấp không còn coi Nghị quyết 4 ra gì nữa -/-

Phạm Trần
(01/013)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
Đến đây thì như nước vỡ bờ, hầu như tất cả chúng tôi cùng lao mình vào cuộc. Kẻ bênh cũng sôi nổi không kém người chỉ trích. Buổi gặp mặt của chúng tôi hôm ấy, đương nhiên, đã không tránh được nhiều căng thẳng. Riêng tôi, cho đến giờ vẫn khá ngạc nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ mà ông Biden phải gặp phải trong quyết định ân xá con trai Hunter Biden. Điều gì đã khiến mọi người có phản ứng mãnh liệt như vậy? Tôi đi tìm câu trả lời...
Kể từ năm 2011 nội chiến đã bắt đầu bộc phát tại Syria và kết quả cuối cùng là chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad đã bị Liên minh Hồi giáo do Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) lãnh đạo lật đổ vào ngày 8/12...
Vài giờ sau khi Donald Trump dành chiến thắng cuộc bầu cử 2024, các tìm kiếm trên Google liên quan đến 4B – một “phong trào nữ quyền” ở Hàn Quốc nổi tiếng vào giữa đến cuối những năm 2010 – tăng vọt tại Hoa Kỳ. “B” là cách viết tắt của từ “No (비)” nghĩa là “Không,” theo tiếng Hàn Quốc. Phong trào 4B là một phong trào gồm bốn “Không”: Không tình dục (No sex); Không hẹn hò (No dating); Không cưới đàn ông (No marrying men); Không con (No children). Thành viên chính của phong trào 4B là các phụ nữ trẻ trên Instagram và TikTok.
Cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang tiếp tục leo thang. Trong nhiều tháng, tình hình chiến sự diễn ra theo chiều hướng không mấy thuận lợi cho Ukraine. Khoảng cuối tháng 11/2024, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng hệ thống phi đạn chiến thuật tầm xa Atacms do Hoa Kỳ cung cấp. Đây là lần đầu tiên Kyiv được phép sử dụng loại phi đạn này để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Theo mục đích ban đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ, các tổng thống chỉ đóng vai trò là người thi hành pháp luật chứ không phải là hoàng đế có thể tự ý ra quyết định trong mọi việc. Nhưng theo thời gian, Quốc hội dần trao quyền lực cho nhánh hành pháp (tức là cho Tổng thống) nhiều hơn; và các tòa án, với tư cách là nhánh quyền lực thứ ba của chính phủ, cũng chấp nhận điều đó. Sự thay đổi thể hiện rõ nhất trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
Về địa danh ở Việt Nam, thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe thiên hạ than phiền. Nhà báo Nguyễn Thông càm ràm: “Khi người Pháp vào xứ này, họ đem theo nền văn minh phương tây ‘khai hóa” bản địa, trong đó có văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ. Điều không thể phủ nhận là họ đã tổ chức cực tốt bộ máy hành chính, quản lý rất rành mạch, hợp lý các vùng miền, tỉnh thành, địa phương trên cả nước. Việc phân chia một cách có hệ thống khoa học các đơn vị hành chính, tên gọi các cấp độ từng đơn vị là ví dụ rõ nhất.
Trung Quốc, Mexico và Việt Nam hiện dẫn đầu thâm thủng mậu dịch với Hoa Kỳ với con số ấn tượng của mỗi nước vào năm 2023 là $279, $152, và $105 tỷ USD. Mexico và Việt Nam là hai nước hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nhờ làm trạm trung chuyển cho Trung Quốc đầu tư sản xuất hay dán nhãn rồi xuất cảng sang Hoa Kỳ để tránh thuế Trump 1.0.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.