Hôm nay,  

Lá Thư Đầu Năm 2013 Từ Đức Quốc: Vài Biến Chuyển Chính Trị Đầu Năm 2013 Tại Đức Quốc

05/01/201300:00:00(Xem: 5592)
Năm 2012 đã vẫy tay từ giã chúng ta...Nhân dịp đầu năm tôi xin gởi đến quý độc giả những lời chúc đẹp nhất cho 2013 từ Đức quốc.

Hôm nay, người viết hân hạnh được trở lại cùng quý độc giả với Lá Thư Đầu Năm 2013 từ Đức quốc. Và để tránh hiểu lầm, tôi muốn xác định một điều là tôi đã chỉ gởi bài đến vài điện báo, cơ quan truyền thông của người Việt tỵ nạn, ưu tiên ở Mỹ không ngoài mục đích giới thiệu sinh hoạt hay tin tức từ Đức quốc dành cho những đồng hương không có thời giờ hay điều kiện theo dõi. Dĩ nhiên (vì cũng hiểu biết ít nhiều về quyền tự do ngôn luận, báo chí tại các nước Dân Chủ) nên chuyện trích đăng lại của vài trang mạng ở EU nói riêng- dù không nhận trực tiếp từ người viết vì chẳng liên hệ- sau khi bài đã được phổ biến trên vài trang Webs là quyền của họ. Tuy nhiên đề nghị trong trường hợp này hãy để nguồn lấy bài từ đâu và mong hoan hỷ cho sự lưu ý này.

Trở lại với Lá Thư từ Đức Quốc, kỳ này đặc biệt xin được giới thiệu đến quý độc giả vài tin ngắn liên quan đến tình hình chính trị Đức trong những ngày cuối năm 2012 cũng như đầu năm 2013.

Tôi xin bắt đầu với tin cuối năm, sau Lá Thư phổ biến ngày 28-12-2012.

Mặc dù dân Đức vùng với gia đình thân nhân bạn bè vui mừng Giáng Sinh và Năm Mới 2013 nhưng giới chuyên gia chính trị và các cơ quan truyền thông Đức vẫn thường xuyên loan tin về tình hình chính trị Đức liên quan đến cuộc bầu cử nghị viện khá quan trọng vào ngày 20 tháng Giêng 2013 tới tại tiểu bang Niedersachsen. Phó chủ tịch khối dân biểu của SPD, ông Heil đã nói qua báo "Welt am Sonntag": Trong trường hợp SPD và Xanh thắng cử tại Niedersachsen, Đỏ + Xanh (SPD+Gruene) sẽ "làm khó" liên minh cầm quyền giữa CDU+CSU+FDP tại Thượng Viện Đức. Một liên minh mới Đỏ+ Xanh (giữa SPD + Gruene) lên cầm quyền tại đây sẽ làm thay đổi tỷ lệ phiếu tại Thượng viện (Bundesrat), SPD+Xanh sẽ chiếm 36 trong tổng số 69 ghế. Từ đó SPD hy vọng cho "các sáng kiến trên bình diện liên bang" để hỗ trợ cho đề án mức lương tối thiểu, chống lại nạn trốn thuế, bãi bỏ các khoản thanh toán tiền chăm sóc cũng như hủy bỏ chính sách về năng lượng.

Điều làm cho dân Đức ngạc nhiên không ít là lời tuyên bố của ông Peer Steinbrueck, ứng cử viên thủ tướng của SPD hôm 31-12-2012. Ông Steinbrueck qua báo "Frankfurter Allgemeinen Sonntagszeitung" nói rằng "tiền lương dành cho vị thủ tướng Đức thấp so với các xếp của các hãng xưởng nếu lưu ý đến số giờ làm việc rất cao của vị thủ tướng"! Liền sau đó, nhiều chính trị gia Đức lên tiếng chỉ trích gắt gao ông Steinbrueck, ngay cả từ nội đảng SPD. Đa số họ không đồng ý với lới tuyên bố của Steinbrueck mặc dầu có vài thành viên lên tiếng bênh vực, muốn xoa dịu sự bất bình bào chữa cho rằng "những gì Steinbrrueck nói trên lý thuyết là sự thật!". Vài chính trị gia tên tuổi của SPD, điển hình là cựu thị trưởng thành phố Bremen, Hennig Schlerf qua nhật báo Bild cho rằng không phải lương bỗng của thủ tướng Đức thấp mà tại vì "thù lao dành cho Manger" quá cao! Lương hàng năm 220 ngàn Euro dành cho vị thủ tướng Đức như vậy đã đảm bảo đời sống, tài chánh cho người lãnh đạo quốc gia rồi. Vấn đề chính là lương (ví dụ của) xếp hãng VW khoảng 17,5 triệu Euro/năm quá ...cao! Ông Engholm cũng lên tiếng tương tự như Schlerf. Ông Carsteb Sieling thuộc cánh tả của SPD còn đi xa hơn, đã nói: "nhiều ngành nghề có mức lương thấp, trong khi ngược lại chẳng hạn ngành ngân hàng thì nhận tiến lương quá nhiều và chúng ta cần phải lưu ý điểm này (sic)!..

Nghị sĩ Ernst Dieter Rossmann nói qua " Berliner Zeitung ""Kinh tế thị trường là một thước đo xấu đối với giới chính trị gia!". Đúng ra là chỉ nên nói rằng "giám đốc điều hành hàng đầu trong kinh tế "đã được trả tiền quá cao !". Còn nghị sĩ Rdiger Veit cho biết thêm qua báo Bild: " để kiếm tiền, người ta không phải vào chính trị để hoạt động (sic)". Đồng thời ông cũng kêu gọi không nên theo đuổi các cuộc tranh luận nữa.

Bên cạnh đó, một số thành viên nồng cốt của SPD vội vàng lên tiếng ủng hộ ứng cử viên của họ. Florian Pronold nói: "Nếu chủ tịch ngân hàng tiết kiệm kiếm được "bội số của mức tiền lương của một vị thủ tướng thì đó không phải là mức lương phù hợp với năng suất!. Theo Pronold, ông Steinbruck đã lập lại một sự thật hiển nhiên mà thôi. Ông Karl Lauterbach (SPD) thì nói: "Cũng không thể cho là đúng nếu một nước giàu nhất ở châu Âu trả mức lương thấp nhất cho người đứng đầu một chính phủ". Steinbruck đã hoàn toàn có lý trong vấn đề này.

Nhà nghiên cứu chính trị các đảng phái Jrgen W. Falter cho rằng lời tuyên bố của ứng cử viên thủ tướng Steinbrueck "vụng về cách khủng khiếp". Qua báo Passauer Neue Presse, ông Falter đánh giá rằng khi nêu vấn đề này ra có ảnh hưởng không tốt: "Nó giống như thể ông Steinbrueck muốn có nhiều tiền hơn và đàm phán trước về nó!. Đó là chiến thuật rất vụng về và không nhạy bén". Phó chủ tịch SPD của tiểu bang Baden-Wrttemberg Leni Breymaier qua nhật báo Bild: " Steinbrueck có lý, nhưng thiếu sự linh cảm (Fingerspitzengefhl)".

Vào cuối tuần qua, cựu thủ tướng Đức Gerhard Schrưder (SPD) đã lên tiếng rõ ràng và nghĩ rằng tiền lương như vậy là đủ. Schroeder không nhân nhượng bày tỏ thái độ khi ông ta nói: "Ai cho rằng lương bỗng như vậy là quá thấp, thì có thể "nỗ lực tìm một nghề khác"(sic).

Cũng vào dịp cuối năm, giới chính trị gia không quên đề cập đến Philipp Roesder, người Đức gốc Việt đang lãnh đạo đảng Tự Do Dân Chủ Đức (FDP). Theo sự thăm dò ý kiến cho tờ báo anh Stern mới được công bố trước khi FDP theo truyền thống họp đảng nhân dịp Lễ Ba Vua tại thành phố Stuttgart thì "danh tiếng của nhà lãnh đạo FDP Philipp Rưsler đã sút giảm cách trầm trọng, trong khi đó 38% cử tri Đức đánh giá ông Rainer Bruederle, chủ tịch lãnh đạo khối nghị sĩ FDP tại quốc hội Đức thích hợp trong vài trò chủ tịch đảng FDP hơn là Roesler. Và còn rõ rệt hơn khi 76% trong số các cử tri hiện nay ủng hộ FDP theo kết quả thăm dò ý kiến phán quyết: "Bruederle sẽ là một vị lãnh đạo tốt hơn so với Roesler (sic)".

Như tôi đã đề cập đến trong Lá Thư ngày 28-12-2012, sự ủng hộ cử tri dành cho FDP nằm ớ dưới mức 5%, mức tối thiểu để được tham chính, sợ rằng sẽ bị loại ra khỏi chính quyền tiểu bang Nierdersachsen sau cuộc bầu cử sắp tới cũng như sau cuộc bầu cử lại quốc hội Đức vào tháng 09-2013. Điều cần nhắc đến là nhà lãnh đạo Roesler bị đánh giá cho rằng ông ta có lỗi đối với sự sa sút của FDP hiện tại! Từ đó, giới chuyên gia phân tích tình hình chính trị Đức cho rắng số phận của Roesler hoàn toàn tùy thuộc vào kết qua của FDP trong cuộc bầu cử lại nghị viện Niedersachsen ngày 20 Tháng Giêng năm 2013.

Bà Merkel (CDU), đương kim thủ tướng Đức khôn khéo hơn, lợi dụng cơ hội Steinbrueck bị hố liền lên tiếng ngay sau đó là đối với bà ta thù lao cho Thủ tướng Đức không quá thấp!

Trong thông điệp gởi đến dân chúng Đức nhân dịp cuối năm 2012, bà Angela Merkel (CDU) đã lưu ý dân Đức: "như quý vị biết và lo âu thì tình hình kinh tế Đức sẽ khó khăn hơn trong năm tới". Bà Merkel nói tiếp: "Và trên thực tế, môi trường kinh tế không dễ dàng trong năm 2013, nhưng khó khăn hơn. Chúng ta không nên nản lòng vì đều này, mà trái lại- xem như là một sự khích lệ".

Merkel nói: "Chúng ta cần cho sự thịnh vượng của chúng ta và sự đoàn kết, gắn bó của chúng ta một sự cân bằng. Sự sẵn sàng cho công việc cũng như an sinh xã hội là cần thiết cho tất cả mọi người. " Sự cân bằng này quan trọng như thế nào, được phản ánh bởi cuộc khủng hoảng tài chánh nợ châu Âu. Những cải cách đã thoả thuận bắt đầu có hiệu quả. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần rất nhiều kiên nhẫn, chưa vượt qua khỏi cuộc khủng hoảng này".

Bà Merkel cũng cảnh báo hãy nỗ lực nhiều hơn để giám sát thị trường tài chính. Merkel nhấn mạnh: "Thế giới chưa học đủ bài học của sự tàn phá từ cuộc khủng hoảng tài chính của 2008". Nhưng không bao giờ được phép để cho sự thiếu trách nhiệm như thế tái diễn. Trong nền kinh tế thị trường xã hội thì nhà nước là những người bảo vệ trật tự. Mọi người cần phải được tin tưởng như vậy!.

Đặc biệt đối với nước Đức nói riêng là sự nghiên cứu công việc. Merkel nói: "Nếu chúng ta có thể làm một cái gì đó mà người khác không thể làm được, rồi chúng ta duy trì và tạo ra sự thịnh vượng". Vì lẽ đó, càng đầu tư nhiều vào giáo dục và nghiên cứu như chưa bao giờ có và Đức trở thành một trong các nhà máy năng lượng hiện đại nhất trên thế giới. Cộng hòa Liên bang đã được chuẩn bị sẵn sàng cho sự thay đổi nhân khẩu học, tài chính quốc gia sẽ được cố định. Bà thủ tướng Đức còn nói thêm:"Những mục tiêu này chúng ta thực hiện vào năm 2013".

Merkel khen ngợi sự đóng góp nhiệt thành của nhiều người ở Cộng hòa Liên bang Đức. "Họ là bạn bè và hàng xóm, những người chủ động và giải quyết tình trạng xấu". "Đó là những gia đình mỗi ngày chăm sóc cho con cái và thân nhân của họ. Đó là các công đoàn và doanh nhân, những người cùng nhau làm việc cho sự an toàn của việc làm".

Merkel cũng nhắc nhở sự đóng góp, làm việc của cảnh sát, quân đội và nhân viên dân sự vào những ngày nghỉ lễ. "Chúng ta hãy nghĩ đến họ ngay vào thời điểm này, những người quan tâm về an ninh của chúng ta ở đất nước này và nơi phương xa. Họ đã làm nhiệm vụ của họ với một sự hy sinh to lớn cá nhân. Tôi biết từ cuộc trò chuyện của tôi với họ, bao nhiêu ý nghĩa đối với họ, nếu chúng ta từ nhà nghĩ đến họ!".

Và cuối cùng, nữ Thủ tướng Merkel kêu gọi công dân Đức phải tự tin vào năm 2013. "Chúng ta hãy cùng nhau, một lần nữa làm cho năm mới thành một năm mà chúng ta đặt, kiểm tra lại sức mạnh lớn nhất của chúng ta: "Sự gắn bó của chúng ta, khả năng của chúng ta về những ý tưởng mới mà chúng ta sẽ dành cho sức mạnh kinh tế ". Rồi qua đó, Đức trong tương lai sẽ vẫn như vậy, có tình người và thành công.

Tình hình chính trị Đức lắng dịu đôi chút trong ngày nghỉ Tết Dương Lịch 2013. Sang năm mới, chính giới lại xôn xao bàn tán, nhất là liên quan đến cuộc bầu cử đầu năm xảy ra tại tiểu bang Niedersachsen. Liên quan đến việc tranh cử các đảng phái lần lược lên tiếng công kích nhau, nhưng khác biệt với các quốc gia độc tài hay còn theo chủ nghĩa cộng sản hiện tại là rất dân chủ.

Hôm 01-01-2013, Tổng thư ký đảng CDU Hermann Grohe lên tiếng cáo buộc SPD và đảng Xanh có "chủ trương nghiêng về phía tả"! Ngược lại, Winfried Kretschmann (Xanh), thống đốc tiểu bang Baden-Wrttemberg thì cho rằng Liên đảng CDU+CSU mất phương hướng. Còn lãnh đạo FDP, Philipp Roesler kêu gọi đảng viên của FDP hãy "đoàn kết". Đảng có tên "Freien Whler" (tạm phóng dịch đảng của "những cử tri tự do") cho biết qua AFP hy vọng rằng nhờ sự khủng hoảng tài chánh Âu Châu mà họ có thể thắng cử, lọt vào quốc hội Đức.

Trong khi đó, Kretschmann (Xanh) từ chối một liên minh với Liên đảng CDU+CSU. Như Kretschmann đã nói với tạp chí "SUPERillu thì "Liên đảng thiếu sự định hướng". Theo Kretschmann Liên đảng trên mọi lãnh vực họ chưa đáp ứng được xu hướng xã hội. Ông nói: "Liên đảng phải định hướng lại và tốt nhất trong phe đối lập". Liên minh Đen+màu Xanh lá cây (SPD và Gruene) không có trong chương trình nghị sự của đảng Xanh, và chúng tôi muốn loại chính quyền màu Vàng+ Đenhiện tạ, thay thế bởi một chính phủ Đỏ+ Xanh (SPD + Gruene).

Đảng FDP nói riêng, như Roesler đã bày tỏ với nhật báo Bild thì FDP hiện đang trải qua một giai đoạn khó khăn. Và mọi người trong ban lãnh đều biết là chính chúng tôi phải cùng nhau hướng dẫn để vượt thoát ra khỏi tình trạng hiện có. Bây giờ tất cả cần có các hành động phù hợp. Roesler tránh né trả lời câu hỏi liệu ông sẽ ra tranh cử vào chức vụ chủ tịch đảng FDP lần nữa?. Roesler chỉ nói: "Tôi luôn luôn nói rằng tôi sẽ đi từng bước. Bước kế tiếp là sự thành công trong kỳ bầu cử nghị viện tại Niedersachsen sắp tới".

FDP đặt ra chiến dịch tranh cử dựa trên một số căn bản dễ dàng nhận ra được. Roesler nói thêm: "Chúng tôi cho thấy thái độ, có sự khác biệt cơ bản với các đối thủ chính trị của chúng tôi. Chúng tôi ưu tiên cho ngân sách vững chắc và sự ổn định tiền tệ." Đỏ+Xanh ngược lại, nghĩ rằng "chỉ để phân phối lại, vay nợ và thu tiền mặt". Rưsler "bảo vệ" đề án của FDP: " tiếp tục tư hữu hóa!". Đức có thể vẫn còn là "bộ máy kinh tế " tốt nhất ở châu Âu, nếu nguyên tắc căn bản vẫn theo định hướng "tư hữu trước nhà nước".

Một liên minh lớn giữa CDU và SPD sau cuộc bầu cử cũng không phải là chuyện tự nhiên sẽ xảy ra. "Đó sẽ là một kịch bản, có thể có một liên minh màu Đỏ+Xanh lá cây, nhưng cũng có thể có một chùm sao Đen+Xanh. Ngay cả một sự lặp lại của liên minh CDU-FDP hiện tại cũng không thể nào loại trừ hoàn toàn, cho dù FDP trước gần chín tháng hiện chưa đạt chỉ tiêu sẽ được tham chính . Từ đó, CDU và FDP cần phải có thêm khoảng 4% (bốn phần trăm) sự ủng hộ của cử tri Đức, một vấn đề không đơn giản!

Tóm lại kết quả của cuộc bầu cử, dự kiến diễn ra vào ngày 22 Tháng chín 2013, theo sự đánh giá của nhà nghiên cứu tư tưởng Kocher Renate vẫn hoàn toàn còn mù mở. Mặc dù chưa có dấu hiệu cho thấy có sự thay đổi, nhưng SPD và đảng Xanh dựa vào con số thăm dò ý kiến hiện nay muốn "giành chiến thắng" cũng phải có thêm 2-3 % sự ủng hộ của cử tri Đức mới đạt được đa số phiếu tuyệt đối, theo nhận định của bà Xếp viện nghiên cứu Allensbach qua báo Saarbruecken.

Không lệ thuộc vào những nhận định hay lời tuyên bố nêu trên, hôm 03-01-2013 Roesler cho biết là ông không có ý định từ chức theo như tin đã đồn và chưa nghĩ đến chuyện này! Roesler còn nói qua báo "Hannover Allgemeine Zeitung": "Trong thời điểm khó khăn", điều quan trọng là phải giữ bình tĩnh. FDP hiện đang ở trong một giai đoạn khó khăn. Đây là lý do chính để ông phải gánh chịu trách nhiệm và dẫn đắt đảng đi đến thành công".

Trong khi đó, chính trị gia Wolfgang Kubicki (FDP) từ Schleswig-Holstein cho biết qua báo "Leipziger Volkszeitung", ông nghĩ là sự tồn tại của đảng đang gặp "nguy hiểm". Hiện tại FDP tranh đấu cho sự sống còn trong cuộc bầu cử tiểu bang Niedersachsen cũng như cho cuộc tổng tuyển cử quốc hội vào mùa Thu 2013. Một số chính trị hàng đầu của FDP gần đây đã tiết lộ cho biết là Roesler không thích hợp với cương vị ứng cử viên hàng đầu cho cuộc bầu cử quốc hội. Trong số đó Niebel đã nói, không phải là lãnh đạo đảng FDP cũng sẽ là ứng cử viên hàng đầu!.

Chưa hết, hôm nay 04-01-2013, thành viên lãnh đạo khác của FDP, ông Hermann Otto Solms nói qua báo "Handelsblatt" và lên tiếng đề nghị nên tổ chức đại hội đảng FDP sơm hơn, thay vì tháng 05-2013, để có quyến định cụ thể về thành phần lãnh đạo cho ký bầu cử quốc hội Đức sắp tới, sau khi Roesler tuyên bố là ông ta sẽ không từ chức chủ tịch đảng nếu FDP lọt vào nghị viện Niedersachsen với tỷ lệ 5,1%!

Hermann Otto Solms, đương kim phó chủ tịch khối nghị sĩ của FDP tại quốc hội Đức đã giữ khoảng cách với Roesler. Ông nói: "Phải có một người phụ nữ hay người đàn ông lãnh đạo và người này phải chuyển đạt giá trị Tự Do (ý nói đường lối của FDP) một cách đáng tin cậy cũng như chuyển từ lý thuyết qua hành động cụ thể". Những thành viên nồng cốt ở hạ tầng cơ sở của FDP biết rất rõ là "ai" có nhiều triển vọng trong cuộc tranh cử sắp tới. Chính trưởng khối nghị sĩ của FDP tại quốc hội Đức, Rainer Bruederle là người được sự tín nhiệm cao nhất, dựa theo kết quả thăm dò ý kiến cử tri bầu cho FDP!

Thay lời kết:

Đi từ những dữ kiện nêu trên, theo thiển ý có thể rút ra được những điểm chính sau đây:

- Càng đến gần ngày bầu cử thì nỗi lo sợ của FDP bị loại ra chính quyền càng gia tăng. Từ đó áp lực đè lên đảng trưởng Roesler cũng tăng theo. Những tiếng nói đòi hỏi thay đổi nhân sự lãnh đạo từ những chính trị gia hàng đầu của FDP là điều đáng lưu ý.

- Đức là một quốc gia dân chủ và đa nguyên đa đảng nên sự phân quyền khó tránh được.

- Chuyện một đảng phái chiếm sự ủng hộ tuyệt đối gần như 100% chưa hề xảy ra. Cũng nhờ vậy mà không độc tài so với các quốc gia theo chế độ cộng sản, điển hình là DDR cũ, thời đại cộng sản Đức trước khi sụp đổ đưa đến sự thống nhất nước Đức. Nhờ vậy mà các đảng phái Đức hiện nay luôn cố gắng để được tham chính hầu có tiếng nói, tạo uy tín để thăng tiến. Nếu đảng nào sau một nhiệm kỳ mà cử tri đánh giá thấy họ "vô trách nhiệm" hay chẳng đóng góp gì cụ thể cho sự phồn thịnh của quốc gia thi họ không bầu nữa.

- Sự nhạy bén trên phương diện chính trị rất quan trọng. Vì thiếu "linh cảm" nên ứng cử viên thủ tướng của SPD đã tuyên bố bất lợi cho ông khi đánh giá "lương bỗng thủ tướng Đức là quá thấp, cho dù đó là sự thật. Qua đó, chính Steinbrueck đã mất cảm tình đối với cử tri Đức dành cho ông ta trước đây, uy tín vì thế giảm đi. Ngay cả thành viên của SPD và Xanh cũng lên tiếng trách móc Steinbrueck, có thể ảnh hưởng không ít đến kết quả bầu cử lại quốc hội Đức vào tháng 09-2013, cơ hội và sự hy vọng lật đổ liên minh hiện đang cầm quyền vì thế có thể sẽ tan theo mây khói, qua lời tuyên bố của Steinbrueck?

- Đảng Xanh lần nữa nhấn mạnh là sẽ không liên minh với CDU+CSU.

- Bà Merkel khôn khéo hơn, lợi dụng cơ hội đối thủ Steinbrueck "lỡ lời" cho biết với bà lương như vậy là "đủ, tốt rồi" và dĩ nhiên từ đó chiếm được cảm tình từ dân chúng Đức hơn.

- Một điểm quan trọng cho chúng ta thấy và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của bà Merkel, người lãnh đạo nước Đức, nắm vận mệnh của dân chúng Đức nói chung.

Mặc dù Đức là một cường quốc về kinh tế trên toàn thế giới, đứng đầu trên lãnh vực về kinh tế tại Liên Hiệp Âu Châu nói riêng nhưng bà Merkel và thành phần lãnh đạo trong nội các của bà ta luôn đặt quyền lợi của quốc gia dân tộc lên trên tất cả.

Vốn xuất thân từ cộng sản Đông Đức (DDR cũ, từng là thiên đàng Xã Hội Chủ nghĩa của đàn em khối công sản trước đây, trong đó có cộng sản Bắc Việt) cá nhân bà Merkel đã nhận ra sự khác biệt giữa Dân Chủ, Tự Do và độc tài đảng trị rất rõ ràng. Bà ta đã từng đứng trong phong trào đấu tranh đòi quyền sống tại DDR, từng nhìn thấy nếp sống nghèo đói của dân chúng dưới thời DDR cai trị mà nếu không nhờ Tây Đức bơm vào hàng trăm tỳ Euro để nâng cao đời sống của dân phiá Đông, từ sự tân trang lại hệ thống giao thông, nhà cửa, hãng xưởng, cho đến kỹ thuật...thì phiá Đông làm gì có được một đời sống sung túc sau 22 năm thống nhất nước Đức như ngày nay.

Tóm lại, nhờ kinh nghiệm sau hai thế chiến và nhiều kinh nghiệm với chế độ cộng sản nên giới lãnh đạo Đức luôn tìm cách "phục vụ cho người dân".

Có thể nói Đức là quốc gia duy nhất hầu như ít gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu vừa qua và cũng nhờ sự lãnh đạo giỏi của chính phủ cộng thêm sự cần cù, dân trí và tinh thần trách nhiệm cao của dân Đức nói chung nên nền kinh tế Đức vẫn phát triển, tuy hơi chậm, trong khi các nước láng giềng sa sút. Dù vậy, bà Merkel và giới lãnh đạo đất nước luôn kêu gọi dân chúng Đức hãy lưu ý đến tình trạng kinh tế trong tương lai. Điển hình trong thông điệp cuối năm 2012 bà Merkel không những cảnh báo dân chúng quan tâm đến tình hình kinh tế khó khăn trong năm 2013 mà ngay từ bây giờ bà ta, với cương vị người lãnh đạo còn tìm cách động viên dân chúng hầu duy trì "đời sống sung túc và phồn thịnh" mà dân Đức đang được hưởng.

Chừng đó cũng đủ nói lên tinh thần trách nhiệm của người lãnh đạo một quốc gia!. Bao giờ các nước độc tài đảng trị và hiện còn theo thể chế Xã Hội Chủ Nghĩa như VN học hỏi được điều này?

Tóm lại, uy tín và tinh thần trách nhiệm đóng vai trò rất quan trọng trên lãnh vực chính trị nói chung. Giới lãnh đạo nước Đức luôn tìm phương thức thích nghi, khẩn cấp để giải quyết "vấn đề" cách cụ thể và theo thiển ý người viết có lẽ nhờ đó mà Đức nói riêng đã kịp thời ngăn chận được những khó khăn do ảnh hưởng từ những cuộc khủng hoảng xảy ra ngoài nước Đức đưa tới.

© Lê-Ngọc Châu (Munich, 04-01-2013)
(Tài liệu tham khảo: AFP, Yahoo-News, dapd)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.