Hôm nay,  

Trưởng Lão Đại Sư Tây Tạng Choeje Ayang Rinpoche

30/11/201200:00:00(Xem: 12117)
Phổ Từ - MaiThy
(Dịch dựa theo bài viết của Lama Vincent. Từ Phổ Lạc hiệu đính.)

Ayang Rinpoche sanh trong một gia đình du mục ở miền Đông Tây Tạng. Phái đoàn các Trưởng Lão Lạt Ma , kể cả Gyalwang Karmapa Rangjung Rigpe Dorje thứ 16 và Yongzin Jabra Rinpoche đã kết luận rằng Ngài là hiện thân trí tuệ của Khai Mật Tạng Pháp Vương Rigzin Choegyal Dorje.

Có lẽ không một Lạt Ma Tây Tạng nào lại được đồng nhất tên tuổi của mình với sự truyền thừa của pháp môn Phowa đến Phương Tây như Trưởng Lão Đại Sư Ayang Rinpoche.

Ayang Rinpoche là Lạt Ma của dòng Drikung Kagyu, người nắm giữ cả hai dòng Nyingma và Drikung. Ngài tiếp tục một giòng truyền thừa không gián đoạn của các Lạt Ma thuộc dòng Drikung Phowa từ Guru Dorje Chang – Kim Cang Trì cho đến hiện kiếp. Ngài đã nhập thất miên mật để hành trì pháp môn Phowa và đã được khắp nơi công nhận như là một bậc Thầy của pháp môn Phowa. Ngài là Lạt Ma đầu tiên thuộc dòng Drikung rời khỏi Tây Tạng.

Mặc dù được tìm ra bởi một phái đoàn Trưởng Lão Lạt Ma rằng Ngài là hiện thân của Khai Mật Tạng Pháp Vương Rigzin Choegyal Dorje, Ayang Rinpoche vẫn muốn tìm ra thêm những hoạt động của Ngài trong tiền kiếp. May mắn thay, Khai Mật Tạng Pháp Vương Choegyal Dorje đã viết tiểu sử của ông ta trong suốt cuộc đời, và Ayang Rinpoche đã có được một bản sao của quyển sách này mà qua đó Ngài bắt đầu nghiên cứu về cuộc đời và hoạt động của hiện thân trước của Ngài.

Trong tiểu sử nầy, Choegyal Dorje (tức kiếp trước của Ayang Rinpoche) có đề cập đến Ngài là đệ tử của Đức Phật Thích Ca cách đây 2,500 năm.

Công hạnh của ngài đã được ghi nhận trong Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim. Vào lúc đó Ngài đã là một vị Bồ Tát. Vị Bồ Tát đó tiếng Tây Tạng tên là Zippi Dok, tiếng Phạn là Ruchiraketu – Diệu Tràng.

Dựa theo Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim, Bồ Tát Diệu Tràng lúc đó ở đỉnh núi Linh Thứu cùng với chúng hội và Ngài đã thỉnh vấn về lý do thọ mạng ngắn ngủi của Đức Phật Thích Ca. Ngài cũng đã kể lại cho Đức Phật Thích Ca về giấc mơ chiếc trống vàng của Ngài. Khi Ngài gõ trống, tiếng trống là âm thanh của sự sám hối tột bực và tịnh hóa ác nghiệp của quá khứ. Chúng ta có thể chuyển tải Kinh tối thượng xuống từ nơi sau đây:

http://www.fpmt.org/teachers/teachings/sutras/golden-light-sutra/download.html

Kinh này đã được dịch ra tiếng Anh, tiếng Tàu, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nam Dương, tiếng Ý, tiếng Mông Cổ, tiếng Nepal, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Phạn, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Việt và tiếng Tây Tạng.

Trong tiểu sử của Choegyal Dorje, Ngài có nhắc đến Ngài là một trong 25 đệ tử chính của Guru Liên Hoa Sanh tên là Langdro Lotsawa. Trong suốt cuộc đời, Ngài đã dịch Phật Pháp từ tiếng Phạn sang tiếng Tây Tạng.

Trong một đời khác, Choegyal Dorje là đệ tử của Đức Milarepa tên là Repa Shiwa O, là một trong tám trưởng tử tâm huyết vĩ đại của Đức Milarepa. Miêu tả tóm tắt về lịch sử của Ngài có thể tìm thấy trong:

http://www.dzogchenmonastery.org/repa_shiwa_o.html

Ayang Rinpoche bảo rằng Ngài tự nhiên có lòng sùng tín đến Guru Liên Hoa Sanh và Đức Milarepa, và tin tưởng vào quyết định của vị Đạo Sư gốc của Ngài là His Holiness Karmapa đời thứ 16, nhưng làm thế nào Ngài có thể chắc chắn rằng Ngài chính là hóa thân của Khai Mật Tạng Pháp Vương Choegyal Dorje?

Trong tiểu sử của Choegyal Dorje có hai đoạn.

Nửa đoạn viết bằng tiếng Tây Tạng, nhưng nửa đoạn kia thì lại viết bằng một ngôn ngữ khác. Sau khi đã nghiên cứu nhiều, Ayang Rinpoche đã có thể xác định rằng nửa câu của mỗi đoạn được viết bằng ngôn ngữ của Dakini – Thiên Nữ. Khai Mật Tạng Đại Pháp Vương Choegyal Dorje đã viết tiểu sử của ông trong suốt cuộc đời, lồng vào trong đó là hai câu mà dường như không có ý nghĩa gì trong văn bản tiểu sử của Ngài.

Ayang Rinpoche đã tìm người có kiến thức về ngôn ngữ của Dakini- Thiên Nữ. Ngài nghe nói rằng Kamtrul Rinpoche người đang định cư tại Dharamsala có kiến thức về loại ngôn ngữ này. Vì thế Ayang Rinpoche đã đi đến Dharamsala để thỉnh cầu ý của Ngài. Khi Ayang Rinpoche gặp được Kamtrul Rinpoche thi Kamtrul Rinpoche đã khá lớn tuổi vào lúc đó và thị giác của ngài đã lệch lạc, tuy nhiên Ngài đã có thể đọc được hai câu và khẳng định rằng đó là tiếng Tây Tạng và ngôn ngữ của Dakini.

Câu thứ nhất, nửa câu đầu bằng tiếng Tây Tạng:
Tse Tsing Ma = Đời kế tiếp
Nửa câu sau bằng ngôn ngữ của Dakini
Ga Yu Ta Ji = Gayu là nơi sinh ra hoặc Gaba
Ta = Ngựa

Kamtrul Rinpoche nói với Ayang Rinpoche rằng nửa câu đầu rất rõ ràng Khai Mật Tạng Đại Pháp Vương Choegyal Dorje tiên đoán trước tái sanh kế tiếp của Ngài.

Nửa câu sau nói về “gayu”, Ayang Rinpoche có nhắc rằng ngài sanh ra tại một nơi gọi là Gaba. Vì thế Kamtrul Rinpoche đã khẳng định rằng hoặc là có một cái gì hay một nơi chốn nào đó gần Gaba có âm thanh “ta”. Ayang Rinpoche đã nói rằng không có bất cứ cái gì với âm thanh “ta” chung quanh nơi đó, nhưng Ngài sanh vào năm con ngựa, mà tiếng Tây Tạng gọi là “ta”. Vì thế, Kamtrul Rinpoche đã khẳng định câu thứ nhất nói rằng Choegyal Dorje sẽ tái sanh vào một nơi gọi là Gaba vào năm con ngựa.

Câu thứ nhì

Nửa phần đầu bằng tiếng Tây Tạng
Lam Samo = Pháp môn vi diệu Phowa
Nửa phần sau bằng ngôn ngữ của Dakini
Powin Da din jing = Sự thành công lớn lao

Ngay điểm này Kamtrul Rinpoche đã cho rằng dường như hai câu trên nói về Ayang Rinpoche. Tiên đoán sự ra đời và hoạt động pháp sau này của Ngài.

Với hai câu được viết trong suốt cuộc đời của Khai Mật Tạng Pháp Vương Choegyal Dorje trong hai ngôn ngữ khác nhau, Ngài đã tiên đoán sự tái sanh kế tiếp và hoạt động tương lai của Ngài. Vì thế điều nàykhẳng định không chút nghi ngờrằng Ayang Rinpoce chính là hiện thân của Choegyal Dorje.

Xuyên qua tiểu sử của Ngài bắt đầu với đản sanh của Đức Phật Thích Ca và Phật pháp cách đây 2,500 năm với tên là Đại Bồ Tát Ruchiraketu - Diệu Tràng. Tuy nhiên vào thời ấy Ngài đã là một vị Bồ Tát, có nghĩa là Ngài đã bận rộn với các hoạt động Phật Pháp trong nhiều kiếp không thể tính xuể.

Chúng ta thật là may mắn có thể tu học từ một vị Bồ Tát vĩ đại như Ayang Rinpoche và chúng ta nên trân quý từng câu mà Ngài đã dạy, và từng lúc mà chúng ta có thể hội ngộ với Ngài.

Như Ngài vẫn thường nói “ Chúng ta phải cố gắng ….”
Phổ Từ - MaiThy dịch dựa theo bài viết của Lama Vincent.
Từ Phổ Lạc – Tùng Vũ & Tâm Bảo Đàn hiệu đính.

(Nguồn: http://drikungvn.org)

GHI CHÚ:

Viet Nalanda Foundation tổ chức Khóa Tu Học Pháp Môn Phowa do Thầy Choeje Ayang Rinpoche truyền pháp, từ ngày 2-11/12, tại Hội Trường Văn Lang, 14861 Moran St, Westminster, CA 92683. L/L MaiThy (714) 443-1210, John Vu (714) 812-7117.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.