Hôm nay,  

Giải Pháp Nào Cho Đảo Senkaku/Điếu Ngư?

27/11/201200:00:00(Xem: 14258)
1* Mở bài

Việc tranh chấp chủ quyền về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Cộng và Nhật Bản đã có từ lâu. Ngày 7-9-2010, một tàu cá Trung Cộng cố tình đâm vào tàu tuần của Nhật trong vùng biển tranh chấp thuộc Nhật quản lý, đưa đến việc thuyền trưởng Zhan Qixiong và 14 thủy thủ bị Nhật bắt giữ khiến cho Trung Cộng làm ầm lên, đình chỉ xuất khẩu đất hiếm sang Nhật, sau đó, Nhật nhượng bộ, thả thuyền trưởng, 14 thủy thủ và trả chiếc tàu.

Và mới đây, ngày 11-9-2012, chính phủ Nhật mua lại để quốc hữu hoá quần đảo đã khiến cho Trung Cộng nổi giận, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 85 biến cố Mãn Châu, đánh dấu ngày khởi đầu cuộc xâm lăng của Đế quốc Nhật ở phía Bắc Trung Hoa. Trung Cộng cho tổ chức biểu tình chống Nhật đồng loạt trên 85 thành phố. Biểu tình bạo động, đập phá các cơ sở kinh doanh của người Nhật, gây thiệt hại cho Nhật trên 100 triệu USD..

Ngày 15-8-2012, 14 nhà hoạt động Trung Cộng từ Hồng Kông đến đổ bộ lên 3 đảo, đã bị Nhật bắt và trục xuất lập tức.

Ngày 19-8-2012, 150 người Nhật từ Okinawa đến cắm cờ Nhật trên đảo. Tình hình căng thẳng thêm khi Trung Cộng tập trận hải quân lớn, bắn 40 hỏa tiễn, rồi cho 6 tàu hải giám xuất hiện ở vùng biển tranh chấp. Tuần dương Nhật báo cáo, từ ngày 18 đến 24-9-2012, đã có 20 tàu tuần tra của TC xâm nhập lãnh hải Nhật.

Ngày 25-9-2012, Đài Loan nhảy vào tranh chấp, đòi chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. 50 tàu cá Đài Loan được 10 tàu tuần duyên yểm trợ đã xâm nhập vùng biển tranh chấp. Đọ sức tay đôi xảy ra. Hai bên dùng vòi ròng phun nước vào nhau, sau đó, tàu Đài Loan rút lui.

2* Tổng quát về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư

Quần đảo mang tên Senkaku (Nhật) và Diaoyu (Điếu Ngư) Trung Hoa, (tiếng Anh là Pinnacle) là một nhóm đảo nhỏ không có người ở, nằm về phía Bắc Đài Loan, phía Tây Nam đảo Okinawa của Nhật. Tổng diện tích của 5 hòn đảo là 7 km2. Đảo Senkaku/Điếu Ngư lớn nhất, diện tích 3.82 km2.

Đảo cách bờ biển Phúc Kiến (Hoa Lục) 200 hải lý, cách Đài Loan 120 hải lý và cách Okinawa

200 hải lý.

Cuộc khảo sát năm 1969 do LHQ tiến hành cho biết có tiềm năng lớn về dầu khí thể khai thác,Nhật cho rằng đó là lý do khiến Trung Cộng muốn chiếm quần đảo nầy. Hiện nay, Trung Cộng, Đài Loan và Nhật Bản đang tranh chấp về chủ quyền của quần đảo.

3* Lập luận về chủ quyền

3.1. Lập luận của Trung Cộng

Trung Cộng cho rằng Điếu Ngư phụ thuộc vào Đài Loan do nhà Mãn Thanh cai quản từ thế kỷ 14. Khi nhà Thanh bại trận nên phải ký Hoà Ước Mã Quan (Shimonoseki 1895) nhường vĩnh viễn Đài Loan và Bành Hồ cho Nhật Bản.

Sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh tháng 9 năm 1945, Nhật phải từ bỏ chủ quyền trên Đài Loan và Bành Hồ.

Ngày 28-4-1952, tại Đài Bắc, Nhật và Đài Loan (Tưởng Giới Thạch) ký Hiệp Ước hủy bỏ Hiệp Ước Mã Quan năm 1895, cụ thể là trả Đài Loan và Bành Hồ lại cho Tưởng Giới Thạch.

Vì Trung Cộng gắn chặt đảo Điếu Ngư vào Đài Loan cho nên khi trả Đài Loan thì xem như bao gồm cả Điếu Ngư trong đó. Thật ra, Điếu Ngư quá nhỏ, không người ở, cho nên không có tên trong các văn kiện ký kết.

Trong một chiếu chỉ của triều đình Mãn Thanh năm 1893 có ghi việc cho phép thu nhập các thảo mộc trên 3 hòn đảo của nhóm đảo Điếu Ngư nầy. Mới đây, Trung Cộng cho biết đã tìm được tấm bản đồ do một đại tá Pháp tên Pierre Lapie và con trai vẽ hồi năm 1832. Đại sứ TC Liêu Lý Cường tìm được quyển sách ở Brussels, Bỉ. Bản đồ có màu sắc của những hòn đảo giống nhau, nên Trung Cộng xem quần đảo Điếu Ngư thuộc chủ quyền của TC. Bản đồ trong sách mua được ở Bỉ không đủ yếu tố pháp lý để xác nhận chủ quyền.

3.2. Lập luận của Nhật Bản

Nhật Bản cho rằng, trước năm 1858, Senkaku/Điếu Ngư là một đảo hoang, không có người ở, xem như vô chủ. Từ năm 1884, ngư dân Nhật đến đảo nầy khai thác phân chim và lông chim nhưng không gặp một trở ngại nào từ triều đình Trung Hoa, và cũng không có người Trung Hoa nào sinh sống trên đảo cả.

Nhật đã làm thủ tục sát nhập Senkaku/Điếu Ngư vào thành phố Okinawa vào tháng 1 năm 1895, tức trước Hiệp Ước Mã Quan ngày 17-4-1895 một thời gian là 3 tháng, có nghĩa là Senkaku thuộc về Nhật trước khi Nhật chiếm Đài Loan và Bành Hồ.

3.3. Vài nét lịch sử về Senkaku/Điếu Ngư

Nhật đã kiểm soát đảo nầy từ năm 1895.

Năm 1900, một giáo viên Nhật tên Tsune Kuroiwa của tỉnh Okinawa đã đến thăm đảo và đặt tên cho nó là Senkaku Retto.

Khỏang năm 1900, một doanh nhân Nhật tên Koga Tatsushiro đã xây dựng một nhà máy chế biến cá ngừ trên đảo, có 200 công nhân. Việc làm ăn thất bại, nhà máy đóng cửa vào năm 1940 và từ đó đảo vẫn bỏ hoang.

Thập niên 1970, con cháu Koga Tatsushiro bán 4 đảo cho gia tộc Kurihara. Ông Kurihara Hiroyuki sở hữu 3 đảo lớn, trong đó Senkaku lớn nhất, diện tích 3.82 km2, cao 363m, và người em gái làm chủ đảo Kuba (1.55 km2, cao 117m)

Năm 2002, Bộ Nội vụ Nhật thuê 3 đảo của Kurihara Hiroyuki và trả ông nầy 25 triệu Yen mỗi năm. Bộ “Quốc Phòng” Nhật thuê đảo Kuba và trả cho người em gái của Hiroyuki một số tiền không được tiết lộ.

Ngày 11-9-2012, chính phủ Nhật mua lại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và trả cho gia đình Kurihara 2.05 tỷ Yen (26.15 triệu USD) để quốc hữu hoá quần đảo nầy.

3.4. Nhật Bản và Hoa Kỳ kiểm soát Senkaku

Sau khi Nhật bại trận trong Thế chiến thứ 2, Okinawa và quần đảo Senkaku đặt dưới sự chiếm đóng của Hoa Kỳ vào năm 1945. Thời gian nầy, người Nhật muốn đến Okinawa và Senkaku thì phải xin Visa của HK.

Năm 1971, HK trả Okinawa và Senkaku lại cho Nhật Bản, từ đó chính quyền Nhật kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

3.5. Động, thực vật trên đảo

Trên đảo có loài chuột chũi và kiến, và những con dê được thả lên năm 1978. Đảo còn là nơi sinh sống của loài chim hải âu đuôi ngắn.

3.6. Tính chất quan trọng của đảo Senkaku/Điếu Ngư

Ngoài tiềm năng về dầu khí, Senkaku/Điếu Ngư chiếm vị trí quan trọng về quân sự, đó là kiểm soát đường ra vào biển lớn của hải quân Trung Cộng, có thể đe dọa những căn cứ quân sự của Nhật và Hoa Kỳ từ Okinawa, đảo Guam đến Hawaii.

4* Senkaku/Điếu Ngư đối với Công Ước Quốc Tế về Luật Biển

4.1. Công Ước Quốc Tế về Luật Biển

Công Ước QT về Luật Biển (United Nations Convention on Law of the Sea-UNCLOS) xem như Luật QT về biển của LHQ, được các quốc gia tham dự công nhận, ký tên từ ngày 10-12-1982, có hiệu lực kể từng ngày 16-11-1994. Hoa Kỳ không ký tên tham gia.

Những quy định căn bản của Công Ước:

1. Lãnh hải (hải phận-Territorial Sea) của 1 quốc gia là 12 hải lý (22km), nếu có bờ biển đủ rộng.

2. Vùng tiếp giáp lãnh hải (Contiguous zone): 24 hải lý tính từ bờ biển. Quốc gia có quyền thi hành luật pháp về buôn lậu, nhập cư trái phép và gây ô nhiễm…

3. Vùng Đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone-EEZ); 200 hải lý từ bờ biển.

4. Vùng Thềm lục địa (Continental Margin): từ 350 hải lý trở vào bờ biển. (Không vượt ra ngoài 350 hải lý)

Vùng Đặc quyền kinh tế cho phép:

- Tàu thuyền dân sự của các quốc gia khác có quyền lưu thông.

- Tự do hàng không.

- Tự do đặt ống dẫn dầu và dây cáp.

4.2. Senkaku/Điếu Ngư đối với Luật Biển

Căn cứ vào Luật Biển Quốc Tế thì quần đảo nầy:

- Nằm trong vùng Đặc quyền kinh tế của Trung Cộng (Cách Hoa lục 200 hải lý)

- Vừa nằm trong vùng Đặc quyền kinh tế của Nhật (Cách Okinawa 200 hải lý)

2* Hận thù dân tộc trong quá khứ khó xoá bỏ được

2.1. Cuộc chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất

Do chính sách duy tân của Thiên hoàng Minh Trị, Nhật Bản xây dựng một quân đội hùng mạnh nên có ý đồ mở rộng lãnh thổ sang Đông Nam Á, bắt đầu tấn công Trung Hoa.

Cuộc chiến xảy ra từ ngày 1-8-1894 đến 17-4-1895. Quân nhà Mãn Thanh đại bại chỉ trong vòng 8 tháng.

Bị thất trận, nhà Thanh phải ký Hoà Ước Mã Quan (Shimonoseki 1895) ngày 17-4-1895 nhường vĩnh viễn Đài Loan và Bán đảo Liêu Đông cho Nhật.

Phải cho phép tàu buôn Nhật đi lại trên sông Dương Tử (Trường Giang), do Nhật mở các nhà máy ở các hải cảng.

Đồng thời nước bị đánh bại phải bồi thường chi phí chiến tranh cho Nhật là 340 triệu lạng bạc. (Khoảng 21 triệu mỹ kim)

Nhà Thanh suy yếu, các cường quốc xúm vào xâu xé, buộc phải cắt đất. Nhường Thanh Đảo (Sơn Đông) và Giao Châu cho Đức, Vịnh Quảng Châu cho Pháp, Uy Hải Vệ cho Anh (Sau khi nhường Hồng Kông cho Anh trong Chiến tranh Nha Phiến trước đó).

2.2. Cuộc chiến tranh Trung - Nhật lần thứ hai

Ngày 7-7-1937, quân đội Thiên hoàng tiến đánh và chiếm giữ Bắc Trung Hoa cho đến ngày Nhật đầu hàng Đồng Minh năm 1945.

Sự cai trị của quân phiệt Nhật rất tàn bạo đã gây mối thù sâu sắc giữa 2 dân tộc.

3* Vụ hãm hiếp phụ nữ ở Nam Kinh

Ngày 13-12-1937, quân Nhật chiếm Nam Kinh một cách dễ dàng vì quân Trung Hoa bỏ chạy. (Nam Kinh thuộc tỉnh Giang Tô, nằm dưới Bắc Kinh và sát trên Thượng Hải, đã từng là kinh đô của 6 triều đại)

Quân Nhật bắt đầu thực hiện những hành động tàn ác như cướp bóc, đốt phá, hành quyết tù binh, bắn giết thường dân và nhất là hãm hiếp phụ nữ.

Thời gian đó, những người Tây phương như những nhà truyền giáo, ký giả, thương gia, làm nhân chứng về những vụ thảm sát ở Nam Kinh.

Nhà truyền giáo Harold Timberly đưa ra con số được nhiều quốc gia công nhận là 300,000 thường dân Trung Hoa bị giết.

Hành vi tàn bạo nhất là cuộc thi chặt đầu 100 người giữa 2 sĩ quan Nhật cấp Trung úy, xem ai là người dùng gươm của mình chặt đầu người thứ 100 trước người kia.

Trung úy Toshiaki Mukai thắng cuộc, vì đã chặt được 106 cái đầu, hơn trung úy Tsuyoshi, 105.

3.1. Hãm hiếp phụ nữ

Sau đây là hồi ký của một nhân chứng.

Ba mươi cô gái bị bắt từ một trường ngoại ngữ tối qua, và hôm nay tôi đã nghe nhiều câu chuyện đau lòng về những cô gái bị bắt đó -- một trong số họ mới chỉ 12 tuổi....Tối nay một chiếc xe tải chạy qua và trong đó là tám hay mười cô gái khác, và khi nó chạy qua họ gào lên "Ging ming! Ging ming!"--cứu chúng tôi!. (Nhật ký Minnie Vautrin, 16 tháng 12, 1937)

Tòa án Quân sự Quốc tế vùng Viễn Đông đã cho rằng 20.000 (và có lẽ có thể lên tới 80.000) phụ nữ đã bị hãm hiếp - họ ở trong độ tuổi từ thiếu niên cho tới già lão (tới 80 tuổi). Những vụ hãm hiếp thường diễn ra ở nơi công cộng ngay giữa ban ngày, thỉnh thoảng trước mặt cả người chồng hay gia đình nạn nhân.

Một số lớn trong những vụ hãm hiếp đó mang tính hệ thống, theo một quy trình với các binh sĩ đi tìm kiếm từng nhà để bắt các cô gái trẻ, rất nhiều phụ nữ bị bắt và bị hiếp dâm tập thể. Những phụ nữ đó bị giết hại ngay sau khi bị hãm hiếp, thường bị cắt xẻo thân thể. Theo một số lời chứng, các phụ nữ khác bị buộc phải vào trại mãi dâm quân đội làm phụ nữ giải trí.

Thậm chí còn có những câu chuyện kể rằng quân đội Nhật buộc nhiều gia đình phải thực hiện các hành vi loạn luân.[9]

Con trai bị buộc phải hiếp mẹ mình, những người cha bị buộc phải hiếp con gái. Một phụ nữ có thai bị binh lính Nhật hiếp dâm tập thể đã sinh con chỉ vài giờ sau đó; đứa trẻ hoàn toàn khỏe mạnh (Robert B. Edgerton, Warriors of the Rising Sun). Những vị sư sãi đã nguyện trọn đời chay tịnh bị buộc phải hiếp các phụ nữ để làm trò vui cho quân Nhật.[9] Đàn ông Trung Quốc bị buộc phải hiếp các xác chết. Bất kỳ sự chống cự nào đều dẫn tới sự hành quyết. Tình trạng hãm hiếp đạt tới đỉnh điểm ngay sau khi thành phố sụp đổ nhưng nó còn tiếp tục kéo dài suốt thời gian chiếm đóng của Nhật Bản.

3.2. Nhà thổ của quân đội Nhật

Các sử gia cho rằng có khoảng 200,000 phụ nữ Triều Tiên và Trung Hoa bị bắt buộc phục vụ trong các nhà thổ của quân đội Nhật trong những năm từ 1930 đến 1940.

Năm 1938, chính phủ Nhật đã ký một văn bản xác nhận sự cần thiết của các nhà thổ trong mỗi tiểu đoàn, và đã đặt mua 321 triệu bao cao su để bảo đảm an toàn cho binh sĩ.

3.3. Quỹ Phụ Nữ Châu Á

Năm 1995, Nhật đã vận động quyên tiền từ dân chúng để thành lập Quỹ Phụ Nữ Châu Á nhằm chi trả tiền bồi thường cho những phụ nữ các nước châu Á bị quân đội Nhật ép buộc làm nô lệ tình dục.

Tuy nhiên, Hàn Quốc cho rằng quỹ nầy không thể thay thế được sự bồi thường và sự xin lỗi chính thức của chính phủ Nhật.

Trong khi đó, Nhật cho rằng vụ việc đã được giải quyết xong bằng việc bồi thường cho các nạn nhân với số tiền trọn gói là 300 triệu USD.

Vấn đề lịch sử xâm chiếm Triều Tiên của Nhật, bao gồm cả việc nô lệ tình dục là trở ngại cho quan hệ hai nước, nhất là trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền về đảo Dokdo/Taeshima của hai nước hiện nay.

4* Đơn vị 731 của quân đội Nhật

Đơn vị 731 của Nhật là một đơn vị nghiên cứu và phát triển vũ khí hóa-sinh của Quân đội Hoàng gia Nhật Bản, đơn vị này đã tiến hành nhiều thí nghiệm nguy hiểm trên cơ thể người trong chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai (1937-1945) và chiến tranh thế giới thứ hai. Nó được coi là một trong những tội ác chiến tranh khét tiếng nhất của người Nhật.

Hơn 10.000 người, tức là khoảng 600 người mỗi năm bị Hiến binh Nhật bắt giữ để làm vật thí nghiệm cho dự án 731.

Theo Hội thảo quốc tế về tội ác của chiến tranh vi khuẩn năm 2002 , số người bị giết lên tới hơn 200.000 gồm binh lính và dân thường Trung Hoa.

Tổng tư lệnh Ishii Shiro, Trung tướng Masaji Kitano, Cục phòng chống dịch bệnh và xử lý nước Quân đội Quan Đông, là thủ phạm.
5* Những cuộc xét xử

Năm 1948, toà án Tokyo kết án tử hình tướng Iwane Matsui về Tội ác chống loài người. Các tướng Hisao Tani, Rensuke Isogai bị toà Nam Kinh kết án tử hình.

Theo Hiệp ước ký kết giữa Tướng McArthur và Nhật hoàng Hirohito, thì chính hoàng đế và toàn thể các thành viên trong gia đình hoàng gia sẽ không bị truy tố. Do đó, hoàng tử Asak, là một sĩ quan cao cấp tại thành phố ở thời điểm xảy ra vụ thảm sát không bị kết án.

Nhiều người Triều Tiên cao niên còn căm thù đối với người Nhật trong thời kỳ đô hộ nước họ. Hàng trăm ngàn người Triều Tiên bị đưa ra chiến đấu ở tuyến đầu và làm việc như nô lệ trong những điều kiện vô cùng cực khổ. Phụ nữ Triều Tiên bị đưa vào phục vụ sinh lý cho quân dội Nhật.

6* Chiến tranh thương mại Nhật-Trung có thể xảy ra hay không?

6.1. Kinh tế Nhật không dễ bị trừng phạt

Trước những cuộc biểu tình bạo loạn chống Nhật, hai tờ báo Nhân Dân và China Daily cho rằng: “Nền kinh tế Nhật sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng nếu Trung Cộng áp đặt việc trừng phạt kinh tế đối với nước nầy và thiệt hại kinh tế Trung Cộng tương đối thấp”. Tuy nhiên, trang Tài Chánh Bắc Kinh cho rằng 2 tờ báo nầy “nói cho sướng mìệng” chứ không dựa vào phân tích dữ kiện.

Trang Tài Chánh Bắc Kinh phân tích:

Nền kinh tế Nhật mang tính toàn cầu với phẩm chất kỹ thuật rất cao, trái lại nền công nghiệp của Trung Cộng cơ bản có chất lượng thấp. Mỗi năm, Trung Cộng phải nhập cảng linh kiện và bộ phận rời kỹ thuật cao của Nhật để lắp ráp thành sản phẩm xuất khẩu trên toàn cầu. Khi Nhật bị nạn sóng thần thì nền công nghiệp xe hơi của Trung Cộng và ngay cả Mỹ cũng bị chao đảo.

Nhật đứng đầu thế giới về khoa học, kỹ thuật. 700,000 nhà nghiên cứu với một ngân khoản 130 tỷ USD mỗi năm. Những phát minh quan trọng trong ngành điện tử, ôtô, máy móc, robot công nghiệp, hoá chất, quang học, kim loại, không gian... Khoa học gia Nhật chiếm giải Nobel nhiều nhất châu Á. (18 người). Nhật có khả năng sản xuất bom nguyên tử trong vòng 90 ngày.

6.2. Ám ảnh nạn thất nghiệp ở Trung Cộng

Nếu chiến tranh thương mại xảy ra, Nhật sẽ đóng cửa các nhà máy ở Trung Cộng thì hàng triệu lao động sẽ bị thất nghiệp.

6.3. Thiệt hại của Trung Cộng về du lịch

Mỗi năm có 3.3 triệu người Nhật đi du lịch ở Trung Cộng, trong khi đó, chỉ có 1 triệu người Hoa đi du lịch và kinh doanh đến Nhật. Vừa qua, hảng hàng không Nhật hủy bỏ 40,000 vé máy bay đặt trước để du lịch đến Trung Cộng, nếu chiến tranh thương mại xảy ra thì ngành du lịch Trung Cộng sẽ bị thiệt hại đáng kể.

6.4. Tất cả đều thua

Theo tờ Wall Street Journal thì các công ty Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Đức, Thái Lan đều có mối quan hệ chằng chịt không thể tách rời ra đối với Nhật, cũng như đối với Trung Cộng, do đó, nếu chiến tranh thương mại nổ ra thì tất cả đều bị tác động rất lớn ở tầm mức quốc tế.

“Đây là một cú đòn nặng nề giáng vào nền kinh tế thế giới”, nhà kinh tế Andy Xie, chuyên gia của ngân hàng Morgan Stanley nhận xét như thế.

Chuyên gia kinh tế châu Á, Sarah McDowell thuộc hảng HIS Global Insight nêu nhận xét, Trung Cộng chỉ hù doạ suông vậy thôi, và hai nước sẽ duy trì quan hệ thương mại để tránh những hậu quả to lớn cho cả hai.

Trung Cộng và Nhật Bản phụ thuộc về kinh tế của nhau, Trung Cộng hiểu rõ như thế, do đó chiến tranh thương mại rất khó có thể xảy ra.

7* Giải pháp tòa án quốc tế Vì Công Lý

Sở dĩ Nhật quốc hữu hoá quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là do ý muốn đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền ra Toà Án Quốc Tế Vì Công Lý, bởi vì tòa nầy chỉ xét xử những vụ tranh chấp của các quốc gia với nhau.

Ngày 26-9-2012, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda tuyên bố rằng, Nhật sẽ giành thắng lợi nếu vụ tranh chấp lãnh thổ được đưa ra Toà Án Quốc Tế Vì Công Lý, khi trả lời phỏng vấn báo chí bên lề kỳ họp Đại Hội Đồng LHQ ở New York ngày nói trên.

Toà Án QT Vì Công Lý (International Court of Justice-ICJ) là một bộ phận trực thuộc LHQ, thụ lý và giải quyết tranh chấp các vấn đề giữa các quốc gia thành viên. Tòa được thành lập năm 1945, tọa lạc tại thành phố Den Haag (La Haye, The Hague) thuộc Hòa Lan.

Vì toà ICJ không có tính cưỡng chế, nhiều trường hợp phán quyết của toà không được thi hành nên việc tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư sẽ không được giải quyết bằng luật pháp quốc tế. Phán quyết của toà án nầy chỉ mang tính chính trị, là cho thế giới biết, ai là chủ quyền của quần đảo, nhưng phải được hai bên cùng nạp hồ sơ xin toà xét xử.

8* Okinawa nơi tập trung không lực của Hoa Kỳ

Tờ Thanh Niên Tham Khảo của Trung Cộng có bài viết “Okinawa đang trở thành “tổ chim diều hâu” của lực lượng trên không của HK tại châu Á- Thái Bình Dương”.

Máy bay cánh xoay MV-22 Osprey, máy bay tuần tra săn tàu ngầm P-8A Poseidon, máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Lightning II và F-22 Raptor cùng với phi cơ chiến tranh điện tử Boeing EA-18G Growler đã triển khai tại những căn cứ Futenma, Kadena thuộc Okinawa.

5 loại phi cơ chiến đấu uy lực nhất của HK đã chọn Okinawa làm đại bản doanh. Từ khi Washington tuyên bố quay lại châu Á Thái Bình Dương thì Đông Bắc Á trở thành khu vực để Ngủ Giác Đài trang bị vũ khí tối tân nhất. Hàng không mẫu hạm (HKMH) hạt nhân, tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia (2.4 tỷ USD/chiếc), tàu tác chiến tàng hình ven bờ LCS (Litteral Combat Ship) siêu chiến hạm tàng hình Zamwalt DDG-1000 (3 tỷ USD/chiếc), phi cơ tàng hình ném bom tầm xa, tốc độ siêu thanh B-2 (929 triệu USD/chiếc), phi cơ cảnh báo sớm…

8.1. Phi cơ chiến đấu tàng hình F-22 Raptor và F-35 Lightning II

F-22 Raptor

F-22 Raptor tàng hình, tấn công mặt đất, tác chiến điện tử và trinh sát vô tuyến. Là phi cơ thế hệ 5 duy nhất hiện được đưa ra xử dụng từ năm 2005 (195 chiếc, giá 130 triệu USD/chiếc).

Đối thủ của F-22 Raptor là chiếc Chengdu J-20 của Trung Cộng. J-20 bay thử 15 phút khi Bộ trưởng QP/HK Robert Gates đang viếng nước nầy. Sẽ đưa vào xử dụng từ 2017-2019. Công nghệ tàng hình của J-20 được cho là ăn cắp từ chiếc F-117 vốn bị bắn rơi ở Kosovo năm 1999 hoặc kỹ thuật của chiếc B-2 Spirit được lấy bằng cách nào đó.

F-35 Lightning II

F-35 Lightning II là phi cơ chiến đấu tàng hình hiện đại nhất của thế hệ 5. Đặc tính đa nhiệm vụ: không chiến (Tiêm kích), tấn công mặt đất (cường kích) và ném bom. Được đưa vào xử dụng ngày 15-12-2006. F-35A cất cánh bình thường. F-35B cất cánh đường bay ngắn, đáp xuống thẳng đứng như trưc thăng. F-35C dành cho hàng không mẫu hạm. (giá 236 triệu USD/chiếc)

Đối thủ của chiếc F-35 là chiếc Shenyang J-31 (F-60) của TC và chiếc T-50 (PAK FA) của Nga.

Ngày 31-10-2012 vừa qua, TC cho bay thử thời gian 10 phút chiếc nầy mang số 31001, trước khi Bộ trưởng QP/HK Leon Panetta đến viếng Bắc Kinh.

8.2. Phi cơ cánh xoay MV-22 Osprey

Phi cơ cánh xoay MV-22 Osprey được thiết kế để xử dụng vừa là một chiếc trực thăng, vừa là một phi cơ thường. Cánh có thể xoay 90 độ để đưa chong chóng phía trước hướng lên trời như trực thăng, và ngược lại. Là phi cơ vận tải có vũ khí tự vệ. Chở nhiều quân hơn và các vũ khí năng hơn trực thăng, nhưng có tốc độ cao hơn và bay xa hơn trực thăng.

8.3. Phi cơ săn tàu ngầm Boeing P-8 Poseidon

Chiếc Boeing P-8 Poseidon được thiết kế để săn tàu ngầm và dọ thám điện tử. Săn tàu ngầm bằng ngư lôi và hoả tiễn tấn công dưới mặt nước. Chống hỏa tiễn từ tàu ngầm phóng lên, thường hoạt động hỗn hợp với máy bay do thám không người lái. Ngày 24-9-2012, Boeing cho biết đã nhận 1.9 tỷ USD để sản xuất thêm 11 chiếc sau khi đưa ra xử dụng 3 chiếc.

P-8A Poseidon là phi cơ chống tàu ngầm hiện đại nhất hiện nay.

8.4. Phi cơ chiến tranh điện tử EA-18G Growler

Chiếc Boeing EA-18G Growler được thiết kế để trang bị cho hàng không mẫu hạm, nhiệm vụ tác chiến điện tử. Năm 2009, Hải quân HK đã có 58 chiếc và đang có kế hoạch mua thêm 90 chiếc cho 10 phi đội. Được trang bị hệ thống để xoá bỏ việc gây nhiễu của đối phương, cho phép liên lạc nội bộ bằng tiếng nói, trong khi hệ thống thông tin của đối phương không hoạt động vì bị nhiễu sóng.

Được trang bị hỏa tiễn để tự vệ và để phá các đài radar của đối phương. Là loại phi cơ vô cùng lợi hại, làm mất khả năng liên lạc và chỉ huy của đối phương. Hai chỗ gồi. Tốc độ 1.8 mach (1,188mph)

Vũ khí của HK được xem là chính xác và có hiệu quả, bởi vì, từ khi thử nghiệm, sản xuất, đưa ra thực tế chiến trường, rút kinh nghiệm, đôi khi bằng xương máu, rồi đưa trở lại sản xuất để sửa đổi cho hoàn hảo hơn. Trung Cộng thì trái lại, kỹ thuật do ăn cắp khiến cho hàng nhái không bảo đảm giống hệt hàng thật 100%, nhất là chưa thực sự tham gia chiến trường.

8.5. Sức mạnh của hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ

Ngày 3-10-2012, theo trang mạng Time thì HK đã đưa 2 HKMH USS George Washington và USS John C. Stennis đến gần vùng biển tranh chấp Nhật-Trung cùng với một lực lượng đặc nhiệm TQLC. Ngoài ra, chiến hạm USS Bonhomme Richard cùng với 2,000 TQLC đã xuất hiện ở vùng biển Philippines.

Việc triển khai một lực lượng vô cùng hùng hậu với các vũ khí khí hiện đại nhất thế giới, đến vùng biển tranh chấp, đã đặt ra nhiều câu hỏi về mục đích của Hoa Kỳ.

Mỗi HKMH có một Liên đoàn tác chiến gồm 10 chiến hạm được trang bị vũ khí hiện đại nhất như hệ thống AEGIS, phát hiện và chận đánh hỏa tiễn từ xa. Trên mỗi HKMH có 90 phi cơ đủ loại có khả năng xuất kích 200 phi vụ mỗi ngày.

Ngoài lực lượng áp đảo ở Okinawa, HK ngày càng siết chặt thiên la địa võng đối với Trung Cộng.

9* Hoa Kỳ thiết lập đài Radar và viễn vọng kính ở Úc

Ngày 14-10-2012, hai Bộ trưởng QP HK và Úc công bố “Quân đội Mỹ sẽ triển khai một đài Radar và một viễn vọng kính không gian tiên tiến ở Australia, một phần trong kế hoạch tái tập trung ưu tiên của Mỹ ở châu Á-TBD.”

Trạm Radar C-band sẽ phát hiện hoả tiễn đạn đạo (Ballistic missile) có đường đi qua 3 giai đoạn, là được phóng thẳng lên trời, vượt ra ngoài bầu khí quyển, đi trong vùng không có sức hút của trái đất, rồi lại quay về mặt đất để đánh vào mục tiêu,.

Viễn vọng kính để quan sát bên ngoài vũ trụ ở quỹ đạo cách trái đất 35,000km. Hai thứ trang bị nầy nhằm kiểm soát, con đường mà TC đang nổ lực đi vào vũ trụ bằng những con tàu không gian và vệ tinh.

Ngoài ra, HK và Úc cũng đang thảo luận về việc cho quân đội Mỹ xử dụng các phi trường và quân cảng của Úc, cũng như việc gia tăng số TQLC Mỹ ở căn cứ Darwin.

Quyết tâm trở lại châu Á của Mỹ được thể hiện qua việc TT Obama đến viếng Miến Điện trong những ngày đầu của nhiệm kỳ hai nầy. Ngày 15-11-2012, Bộ trưởng QP/HK cũng vừa ký một hiệp thỏa thuận, mục đích tăng cường vai trò của quân đội Thái trong nền an ninh khu vực và an ninh hàng hải, tái khẳng định các quan hệ chiến lược và hợp tác quân sự Thái-Mỹ.

10* Kết luận

Liệu chiến tranh vũ trang có thể xảy ra hay không?

- Trung Cộng không dám gây chiến vì không đủ sức mạnh quân sự để chiến thắng Mỹ-Nhật.

- Mặc dù vũ khí Nhật vượt trội hơn của Trung Cộng về mặt kỹ thuật, nhưng Nhật không dám gây chiến vì số lượng vũ khí kém hơn về hỏa tiễn, tàu ngầm, tàu chiến, phi cơ chiến đấu, bỏ bom…. Sau thế chiến 2, Nhật không được phép thành lập quân đội và điều 9 Hiến pháp ghi như sau: “…cam kết vĩnh viễn không phát động chiến tranh như một phương tiện để giải quyết xung đột quốc tế”.

- Hoa Kỳ cũng không muốn gây ra chiến tranh với Trung Cộng, vì kinh tế chưa phục hồi và nhất là đã thấm mệt sau 2 cuộc chiến lâu dài ở Trung Đông. Hơn nữa quyền lợi kinh tế giữa hai nước không cho phép họ tách rời ra được. Nhật nhờ Hoa Kỳ bảo vệ, nhưng Mỹ không muốn chiến tranh thì cũng trớt quớt.

Ba quốc gia liên hệ không muốn chiến tranh vậy thì một giải pháp nào cho vấn đề chủ quyền của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư?

Đó là giải quyết theo “luật giang hồ”, mạnh được, yếu thua. Kẻ mạnh đặt ra luật chơi nhưng luật chơi của người văn minh dễ chịu và hợp lý hơn luật của bọn bành trướng tham lam Trung Cộng.

Chiến lược HK ở châu Á nhằm mục đích bao vây, kiềm chế, răn đe hơn là tiêu diệt, vì cả ba phía liên hệ, Nhật, Trung Cộng và Mỹ đều hưởng lợi về mặt kinh tế của nhau. Gầm gừ, khua chiêng giống trống, đánh giặc miệng ồn ào rồi cũng tự kiềm chế, trở về tình trạng cũ, gác tranh chấp qua một bên, hợp tác cùng phát triển.

Ngày 15-11-2012, Ngoại trưởng Clinton tuyên bố tại Úc: “Thái Bình Dương đủ rộng cho tất cả chúng ta. Chúng tôi ủng hộ một nước Úc có những quan hệ chặt chẽ và đa dạng với tất cả các quốc gia châu Á-TBD và trên thế giới, kể cả với Trung Quốc, vì chúng tôi cũng mong muốn điều tương tự cho mình”. Có thể hiểu là HK cũng muốn có quan hệ chặt chẽ với Trung Cộng, vì TBD đủ rộng cho “tất cả chúng ta” cùng sống chung với nhau. (Úc, Trung Cộng và Hoa Kỳ)

Giấc mộng làm chúa tể hoàn cầu của TC chỉ có thể thực hiện được khi nào nước nầy thực sự là một siêu cường số một về kinh tế và quân sự, nhưng TS Kissinger cho biết, còn lâu TC mới thực hiện được cái tham vọng đó.

Trúc Giang
Minnesota tháng 11 năm 2012

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.