Hôm nay,  

Viết Cho DVD Hồn Việt Của Việt Nam Film Club: Những Bài Ca Và Những Lá Cờ

03/11/201200:00:00(Xem: 10828)
Những bài ca trở thành quốc ca.

Loài người biết nói trước khi biết ca hát. Sau những bài ca, lịch sử lập quốc mới hình thành rồi một bài ca mới trở thành quốc ca. Mỗi bài quốc ca là linh hồn của một dân tộc. Quốc ca là hồn nước. Quốc ca của Việt Nam là Hồn Việt. Như vậy Hồn Việt ngày nay là bài ca nào?

Phải chăng là "Tiến Quân Ca" của Văn Cao khởi đầu từ khúc quân hành thời kháng chiến được lựa chọn bởi đảng cộng sản Việt Nam và vẫn còn lưu dụng đến nay?

Hay là bài "Tiếng Gọi Công Dân" của Lưu Hữu Phước đã được phe quốc gia và Việt Nam Cộng Hòa lựa chọn? Sau năm 1975 tại Hải Ngoại, người Việt tỵ nạn cộng sản vẫn còn tôn thờ "Tiếng gọi công dân" và dùng trong các nghi lễ cộng đồng.
hon_viet_gs_nguyen_ngoc_bich_o_sj
GS Nguyễn Ngọc Bích tại San Jose.
Đầu đuôi câu chuyện ra sao. Người Việt từ trong và ngoài nước cần phải tỏ rõ ngọn ngành. Đó cũng là câu chuyện lịch sử dành cho thế hệ mai sau.

Những lá cờ trở thành quốc kỳ.

Khi một quốc gia hình thành, trước khi có quốc ca đất nước lại thường có biểu tượng. Đó là những lá cờ được chọn làm quốc kỳ.

Nhiều quốc gia lập quốc cả nghìn năm rồi mới có quốc kỳ. Lâu đời nhất là Nhật Bản, cờ của Nhật Hoàng có từ năm 794. Rồi Đức tuyên dương quốc kỳ năm 1568. Nước Anh có quốc kỳ năm 1745 tiếp theo với bài ca God Save The Queen. Quen thuộc hơn cả là cờ Pháp ra đời năm 1792 với bài La marseillaise (1795). Riêng Hoa Kỳ lại có quốc kỳ sớm hơn Pháp. Lá cờ Mỹ biểu tượng cuộc cách mạng dành độc lập năm 1776 chống Anh Quốc thì năm sau 1777 được mang danh quốc kỳ. Rồi mãi đến năm 1931 tức là 154 năm sau mới có bài thơ phổ nhạc The Star-Spangled Banner được chọn làm quốc ca. Riêng câu chuyện quốc kỳ của Nga thực là điều cần biết. Cờ của hoàng gia có từ 1699 nhưng 218 năm sau đã bị thay thế bởi cộng sản cờ đỏ búa liềm vào năm 1917.
hon_viet_ba_binh_vo_bs_nguyen_ton_hoan_h10
Bà Phan thị Bình, Phu nhân Bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn.
Lãnh tụ Lenin nổi dậy với cuộc cách mạng tháng 10-1917 dùng mầu đỏ tượng trưng cho cuộc đấu tranh trên toàn thế giới. Việt Nam cộng sản nổi dậy trong cách mạng tháng 8-1945 cũng theo 1 đường cờ đỏ sao vàng.

Ngày xưa phe cộng sản Việt Nam khi còn thần tượng Mạc tư Khoa đã có thi sĩ làm thơ ca ngợi.

Em Việt Nam tháng 8, chị Liên sô tháng 10. Cả nước hướng về mầu cờ đỏ của thiên đường Sô viết. Sau này khi Hồng quân Trung Hoa chiến thắng Quốc dân Đảng tại lục địa thì mầu đỏ thần tượng lại dọn qua Tầu.

Đông phương hồng, mặt trời đông, Trung Hoa có ông Mao Trạch Đông. Nhưng dù Tàu hay Nga, cờ cộng sản ở đâu cũng toàn mầu đỏ.

Quốc kỳ của phe quốc gia Việt Nam đã lấy màu vàng làm biểu tượng ngay từ cuối triều Nguyễn. Từ mầu vàng thuần túy cho đến các vạch đỏ thay đổi, lá cờ vàng đã có lý lịch liên tục trong lịch sử. Cho đến ngày nay cùng với quốc ca, lá cờ vàng của Việt Nam Cộng Hòa trở thành biểu tượng của cộng đồng hải ngoại.

Đầu đuôi câu chuyện ra sao. Người Việt từ trong và ngoài nước cần phải tỏ rõ ngọn ngành. Vì đó là câu chuyện lịch sử dành cho thế hệ mai sau.
hon_viet_bia_dvd
Bìa DVD.
Lịch sử các lá cờ.

Sử ghi lại chuyện lá cờ khi phái đoàn sứ thần Việt Nam do cụ Phan Thanh Giản đi Pháp để thương thuyết về việc đòi lại các tỉnh miền Nam. Đó là thời vua Tự Đức năm 1863. Phái đoàn Việt Nam đã lấy vải vàng treo trên cột cờ tàu Labrador để làm quốc hiệu. Đại Nam quốc sử viết về bà Triệu có ghi rằng: Đầu voi phất ngọn cờ vàng. Khi Lê Lợi khởi nghĩa cũng có bài ca sau này viết rằng: Nước non Lam Sơn, khắp nơi cờ vàng. Tiếp theo cờ vàng 3 gạch đỏ bắt đầu xuất hiện cùng với vua Bảo Đại trở về trong chức vụ quốc trưởng. Trong các binh đoàn Liên hiệp Pháp, trên vai người lính quốc gia có đeo một dấu hiệu cờ vàng 3 sọc đỏ. Cuộc chiến giữa 2 mầu cờ ngày càng rõ nét cho đến khi Geneve chia đôi đất nước. Hai bờ sông Bến Hải là 2 mầu cờ tượng trưng cho quốc gia và cộng sản.

Lịch sử cờ vàng qua bài Tiếng gọi công dân đã gắn liền với nền Cộng Hòa miền Nam suốt 21 năm dài.

Cả 2 bên quốc hội Nam Bắc đều có đưa vấn đề đổi 2 bài quốc ca nhưng sau cùng biểu quyết vẫn giữ nguyên. Hồn ai nấy giữ.

Tác giả của 2 bài quốc ca dành cho 2 miền Nam Bắc đều ở trong hoàn cảnh cay đắng vì không được nhắc nhở đến. Lưu Hữu Phước, vốn là thanh niên quốc gia miền Nam, sau ra Bắc theo cộng sản. Văn Cao là thanh niên miền Bắc theo cộng sản kháng chiến chống Pháp nhưng sau bị lên án phản động.

Và mỗi bên đều có biết bao nhiêu chiến binh đã hy sinh cho những bài ca và những lá cờ. Dù là thù nghịch, những câu chuyện lịch sử vẫn cần được ghi lại.
hon_viet_quoc_ky_h12
Hồn Nước và lá Quốc Kỳ VNCH.
Chiến dịch cờ vàng.

Ngày nay lá cờ vàng của miền Nam sau 1975 không còn giá trị công pháp quốc tế. Nhưng tại sao, suốt 30 năm qua chiến dịch cờ vàng đã thành công vang dội khắp Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Không hề có một tổ chức trung ương phát động. Không hề có một hệ thống phối hợp và liên lạc. Mạnh ai nấy làm. Từng tiểu bang, từng thành phố, từng địa phương.

Lần lượt các cộng đồng, các đoàn thể và cá nhân đứng lên tranh đấu. Nơi thì xin treo cờ và yêu cầu ban hành quyết nghị. Nơi thì yêu cầu thay cờ đỏ bằng cờ vàng. Nơi thì cắm cờ trên núi cao. Nơi thì đem ra tiền tuyến. Có người thi đấu với dấu hiệu cờ vàng. Có đoàn thể rước lá cờ vàng vĩ đại. Có nơi tổ chức diễn hành cờ vàng. Thả bóng lên trời với cờ vàng. Kéo cờ bằng phi cơ bay lượn. Suốt 35 năm qua đã có 29 tiểu bang, 94 thành phố và quận hạt công nhận cờ vàng. Đó là chỉ riêng tại Hoa kỳ. Trên thực tế chiến dịch cờ vàng còn mở rộng trên khắp thế giới và rất mạnh tại Úc Châu, Canada và Âu Châu.

Lẽ dỉ nhiên dù không còn là cờ của một quốc gia, nhưng ở xứ tự do, không ai cấm chúng ta có lá cờ biểu tượng. Trong trái tim của mỗi người cờ vàng vẫn là quốc kỳ. Có cờ vàng là có Tiếng gọi công dân. Có quốc kỳ là có quốc ca.

Truyền thông Việt ngữ qua báo giấy, điện báo, Radio và TV đã loan tin tức. Người tỵ nạn Việt Nam qua nhiều thế hệ đã chỉ dẫn cho nhau để hoàn thành hết sức tốt đẹp chiến dịch cờ vàng. Một vị đại tá cao niên, ông Phạm Bá Hoa trải qua hơn thập niên trong tù, ngay khi đến với thế giới tự do đã ngồi ghi chép lại nhật ký của chiến dịch từ năm 1986 đến năm 2012.


Khởi đầu là lá cờ vàng được treo trên cột cờ cao 70 bộ tại San Jose trên đất công cho đến gần đây nhất là bản tổng kết ghi tin tức ngày 14 tháng 7-2012.

Ngay vào cuối thập niên 80, viên chức thành phố San Jose đã quan tâm đến vấn đề pháp lý. Làm sao mà lá cờ của một quốc gia không còn tồn tại lại có thể được bay trên kỳ đài công viên thành phố. Tham khảo trực tiếp với bộ ngoại giao Hoa Kỳ được trả lời bằng một đoạn văn chính thức ngày 22-9-1986 như sau:

Cờ của VNCH và quốc kỳ Mỹ được phép thiết dựng tại kỳ đài, nếu mang ý nghĩa để tưởng niệm cho các chiến sĩ đã hy sinh cho cuộc chiến đấu vì tự do. (Trích từ nhật ký kỳ đài San Jose). Như vậy là những lý luận về công pháp quốc tế, về chủ quyến, về luật pháp đều không có chỗ đứng khi mà tình cảm được tôn trọng giữa con người từng địa phương. Có thể là ở một thương xá, một khuôn viên đại học, một thị xã, một đô thị, môt quận hạt và ngay cả một cao ốc của tiểu bang. Cờ vàng tung bay.

Tất cả những câu chuyện như thế cần phải được ghi lại cho người Việt trong và ngoài nước và cho thế hệ mai sau.

Câu hỏi được đặt ra: Ai là người sẽ làm việc này?

VN Film Club và DVD Hồn Việt.

Tháng 11 năm 2012 chúng ta có câu trả lời. DVD tên là Hồn Việt, quốc kỳ và quốc ca Việt Nam Cộng Hòa sẽ ra mắt tại Minnesota vào ngày 17/11/2012 và dự trù đến San Jose ngày 8 tháng 12-2012.

Đoạn phim giới thiệu của Film Club được gọi là Trailer Hồn Việt chuyển tải trên mạng lưới toàn cầu đã làm xôn xao dư luận. Giáo sư Nguyễn ngọc Bích, nhà ngoại giao của Club đã đến San Jose tuần qua để vận động báo chí yểm trợ.

Xem qua Trailer, ai cũng xúc động. Đã là công dân, dù ở đất nước nào, dù thuộc dân tộc nào, dù thuộc phe phái nào, trong tim mỗi người đều có một bài ca và một lá cờ. Hồn ai nấy giữ. Chẳng cần tranh luận. Ta hãy giữ lấy hồn mình. Hãy giữ mãi lá cờ và bài ca của ta. Hãy rung động theo làn gió thổi cờ bay. Hãy rung động theo nhịp hùng ca. Hãy nhớ đến người sống và người chết cùng chung một lá cờ. Những người ngã xuống vì cờ vàng trong chiến tranh. Những người đứng lên vì đã được tàu vớt trên biển Đông. Những con tàu đi cứu người mang theo lá cờ vàng.

Đĩa DVD tài liệu với nhiều công phu sưu tầm, ráp nối, âm thanh ánh sáng xuất sắc đã đáp ứng được nhu cầu ghi lại lịch sử bài ca và lá cờ của quốc gia Việt Nam Cộng Hòa. Một tác phẩm dành cho người Việt ở 2 bên bờ Thái bình Dương ngày nay và cho thế hệ tương lai.

Ngày trở về của lịch sử.

Vẫn luôn luôn có lập luận rằng VNCH, những lá cờ và những bài ca là hình ảnh của quá khứ. Quả thực không có điều gì phải tranh cãi với lập luận đó. Xin hãy nghe tiếp chuyện luân hồi.

Hơn sáu mươi năm qua, 2 nữ sinh viên Nam kỳ là các cô Nguyễn thị Thiều và cô Phan thị Bình từ Saigon ra Hà Nội theo học y khoa. Cô Bình sau này là phu nhân bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn đã cùng cô bạn đứng lên hát bài Tiếng gọi sinh viên tại nhà hát lớn Hà Nội. Ban nhạc hòa tấu của Marine Pháp cất lên nhịp điệu hùng tráng. Quan khách Pháp Việt chợt cùng đứng lên, dù bài ca chưa phải là quốc ca. Mọi người đều nổi gai ốc. Bà Hoàn năm nay gần 90 tuổi cư ngụ tại Palo Alto tả lại như thế.

Năm 2010 tại CPA San Jose, bà Nguyễn Tôn Hoàn ra sân khấu trước 2500 khán giả, cùng các em nhỏ thế hệ thứ ba và đồng bào hát bài Tiếng gọi công dân. Bài ca không còn là bài quốc ca chính thức. Nhưng ai nấy đều rơi lệ. Ngày nay hình ảnh chiếu trên DVD Hồn Việt, ban nhạc của phủ tổng thống Ukraine cử hành bản Tiếng gọi công dân của Việt Nam Cộng Hòa. Tưởng chừng như thính giả cũng nổi gai ốc. Anh Chu Lynh là người của Film Club đã cùng với nhạc sĩ Lê văn Khoa qua Ukraine để quay phim hình ảnh ban đại hòa tấu thành phố Kiev trình tấu Quốc ca Việt Nam Cộng Hòa.

Xứ Ukraine đầy huyền thoại cũng đã từng có một lá cờ nguyên thủy 2 mầu vàng và xanh dương phô diễn vẻ thanh bình. Năm 1917 mầu cờ lịch sử đã thu lại một góc thật nhỏ trên lá cờ mới toàn đỏ để trở thành nước chư hầu của liên bang Sô Viết.

Cho đến năm 1991 thiên đường cộng sản sụp đổ. Cờ đỏ búa liềm hạ xuống ở điện Cẩm Linh. Lá cờ nước Nga ngày xưa 3 mầu được kéo lên. Tại Ukraine cờ đỏ cũng đã rũ bỏ và lá cờ nguyên thủy của đất nước này cũng được bay lại trên bầu trời thủ đô xứ Kiev.

Lịch sử trở lại của lá cờ vàng Ukraine đã phải chờ đợi 74 năm dài. Trong suốt 74 năm đó hàng triệu người trên thế giới đã hy sinh vì lý tưởng cờ đỏ dành cho thế giới đại đồng. Nhưng sau cùng, với lá cờ đỏ oan nghiệt này đã có cả trăm triệu người bị giết chết. Những nhà lãnh đạo độc tài nhất của thế giới cờ đỏ, thủ phạm trực tiếp của các nạn nhân cộng sản tàn khốc và sắt máu như Stalin, Mao trạch Đông, Hồ chí Minh khi chết đi xác ướp vẫn được cho vào hòm kính, đặt giữa công trường vĩ đại để dân chúng chiêm ngưỡng như các đại anh hùng dân tộc.

Những hình ảnh và câu chuyện nghịch lý cay đắng đó rất cần được ghi lại cho chúng ta và thế hệ mai sau.

DVD Hồn Việt của Film Club chính là bước đầu của con đường dài về phim tài liệu do người Việt hải ngoại thực hiện. Ấn bản đầu có thể chưa hoàn chỉnh nhưng là sáng kiến sẽ được bổ túc mãi mãi về sau.

Niềm ước mơ những lá cờ đỏ sau cùng sẽ phải kéo xuống tại Trung Hoa, Cu Ba, Bắc Hàn và Việt Nam là những ước mơ đã có tiền lệ lịch sử. Nga sô và các nước trong liên bang Sô viết đã đưa những lá cờ xưa cũ của lịch sử dân tộc ra thay cho mầu cờ đỏ sau 74 năm nhuộm máu cả giang sơn.

Đó là niềm mơ ước cho sự trở lại của những bài ca và những lá cờ dân tộc. Và bây giờ mỗi gia đình Việt lưu vong nên giữ lại một DVD đầy kỷ niệm lịch sử.

Ngõ hầu ta biết rõ đầu đuôi.

Rồi mai đây, cả thế hệ kinh qua với cuộc chiến Việt Nam không còn nữa. Các thành viên của một quốc hội Việt Nam mới trẻ trung đầy sáng tạo sẽ thảo luận về quốc ca và quốc kỳ. Mầu đỏ tội lỗi không bàn đến, người ta sẽ cân nhắc xem lại hình ảnh của hồn nước do tiền nhân để lại ra sao.

DVD Hồn Việt sẽ được chiếu lên. Đó chính là giây phút bài ca trở lại.

Quá khứ sẽ trở thành tương lai. Cả hồn nước cũng luân hồi.

Giao Chỉ, San Jose.

Ý kiến bạn đọc
03/11/201212:37:17
Khách
Không nên bán DVD như một sản phẩm thương mại, nên công bố phí tổn, gây quỹ tại địa phương, đồng bào dự sẽ mua, nhưng phải rõ ràng về kế toán
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.