Hôm nay,  

Tranh Luận II: Chuyện Đáng Nói

10/23/201200:00:00(View: 8961)
...đa số sẽ bỏ phiếu cho TT Obama vì lo sợ một tổng thống Cộng Hòa sẽ cắt trợ cấp...

Sau thất bại nặng trong cuộc tranh luận đầu với TĐ Romney, TT Obama bị chỉ trích ển ển xìu xìu, làm như chán chường, thực sự không muốn đắc cử làm tổng thống nữa. Kết quả, cuộc tranh luận đầu đã làm TT Obama mất hậu thuẫn mạnh. Theo Gallup, trước tranh luận, TT Obama +8%, sau đó -7%, mất 15 điểm. Trong một cuộc chạy đua khít khao như kỳ này, mất 15 điểm là đại họa. TT Obama bị áp lực nặng bắt buộc phải làm gì khá hơn. Ông bị nhốt trọn bốn ngày để tập dợt kỹ thuật tranh luận và học bài lại.

Kết quả trông thấy là trong cuộc tranh luận lần thứ hai, ông đã sống động hơn, ăn miếng trả miếng, hồi sinh lại, mang lại niềm vui vô tận cho khối cử tri Dân Chủ quá mất tinh thần. Họ vui mừng hò hét TT Obama đại thắng! Tất cả truyền thông dòng chính ăn mừng đại thắng và cho rằng cân bằng hai bên đã được tái lập: 1-1.

Nhưng có thật đại thắng không? Có thật một đều chưa? Sau tranh luận I, theo Gallup, TĐ Romney thắng 78% và TT Obama 20%, khác biệt 58 điểm. Theo đài phe ta CNN, sau tranh luận II, TT Obama thắng với 46% và TĐ Romney 39%, 7 điểm khác biệt. Hiển nhiên, thắng được 7% so với thua 58% không có gì đáng ăn mừng. Coi như là đã vớ được cái phao xì hơi, đỡ hơn là không có phao nào vì khỏi chết chìm luôn, nhưng chưa có nghiã là đã vào được bờ.

TT Obama đã học được bài học, thay đổi kỹ thuật, tuy vẫn chưa tìm được cách biện minh thành quả yếu kém của mình, nhưng đã hữu hiệu hơn khi lái vấn đề qua đả kích cá nhân TĐ Romney, với những tội không có gì mới lạ: nhà giàu vô cảm, không lo cho đám 47% dân nghèo, nói láo,... Với sự giúp đỡ lộ liễu của điều hợp viên, một phóng viên của đài “phe ta” CNN.

Ai cũng thấy TT Obama đã được điều hợp viên Candy Crowley công khai đỡ đòn dùm. Trên căn bản, điều hợp viên chỉ được truyền lại câu hỏi của cử tri tham dự, không được bình luận gì. Nhưng khi TĐ Romney tố TT Obama đã mất hai tuần lễ mà không dám nhìn nhận cuộc tấn công toà lãnh sự Mỹ tại Benghazi là hành động khủng bố, thì bà Crowley, mau mắn nhẩy vào cải chính dùm, cho rằng TT Obama đã nói đến “act of terror” ngay hai ngày sau.

Bà Crowley vi phạm trắng trợn luật điều hợp khi bào chữa cho TT Obama. Chưa ai chứng kiến một cuộc tranh luận trong đó điều hợp viên lại bênh vực một bên công khai như vậy. Đây là lần đầu tiên mà có lẽ cũng là lần cuối bà Crowley điều hợp một cuộc tranh luận.

Đã vậy, bà lại bênh vực sai. Hai ngày sau biến cố Benghazi, TT Obama ra tuyên bố tố cáo đó là hành động rối loạn trật tự, và hứa sẽ truy tìm và trừng phạt thủ phạm. Sau đó, ông nhắc lại chuyện 9/11, và xác định những hành động khủng bố nói chung –acts of terrror- sẽ không thể được tha thứ. Tất cả học sinh thi trung học đệ nhất cấp nếu bị yêu cầu phân tích bài nói chuyện dài của TT Obama đều sẽ hiểu TT Obama nói về hai vấn đề: 1) cuộc tấn công tòa lãnh sự mà ông không hề kết án là cuộc tấn công của khủng bố, và 2) chính sách chung của Mỹ đối với các hành động khủng bố. Nôm na ra ông không hề kết án cuộc tấn công đó là “hàng động khủng bố”, chỉ nhắc lại chính sách chung của Mỹ đối với những “hành động khủng bố” nếu xẩy ra.

Quan trọng hơn nữa, ngay sau đó, chính quyền đưa bà đại sứ Liên Hiệp Quốc Susan Rice ra trước bốn đài truyền hình trong một ngày để khẳng định đây không phải là hành động khủng bố, mà chỉ là phản ứng tự phát của dân chúng phẫn nộ với cuốn phim xúc phạm Tiên Tri Mohamed. Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc cũng họp báo khẳng định y như bà Rice. Hơn một tuần sau khi một đài truyền hình xác định không hề có biểu tình trước toà lãnh sự Benghazi, mà chỉ có đặc công bắn lựu đạn tấn công, thì chính quyền Obama mới nhìn nhận không có biểu tình gì hết. Chính quyền Obama sau này phân trần tại khi đó tin tức chưa rõ ràng nên bà Rice nhận định sai, và nội vụ vẫn còn trong vòng điều tra. Nếu chưa rõ ràng, tại sao lại vội vã đưa bà Rice và phát ngôn viên ra khẳng định không phải khủng bố? Còn chuyện điều tra, ta có thể khẳng định kết quả điều tra sẽ không có được trước ngày bầu cử.

Sự thật là chính quyền Obama cố tình nói dối quanh để dấu nhẹm chuyện khủng bố đánh tòa lãnh sự Mỹ để bảo vệ huyền thoại “nước Mỹ an toàn hơn vì Bin Laden đã chết”. Và điều hợp viên của CNN đã nhanh nhảu tiếp tay.

TT Obama trong tranh luận đầu bị phe cấp tiến chỉ trích đã không đánh câu nói hớ “47% dân không đóng thuế” của TĐ Romney. Khi không có thành quả cá nhân để khoe, thì chỉ còn cách đánh cá nhân đối phương. Trong tranh luận thứ hai, TT Obama bèn khui lại vụ “47%”. Nhưng đợi đến phần kết luận mới nói, dĩ nhiên với chủ ý không cho TĐ Romney cơ hội trả lời. Một kỹ thuật không “quân tử” lắm. Thời buổi này, anh nào còn hủ lậu hành xử như quân tử Tầu thì chết ráng chịu thôi. Ta thử coi lại vấn đề “47%” xem sao.

Đại khái, TĐ Romney tuyên bố “có 47% dân chúng sẽ bỏ phiếu cho TT Obama bất kể chuyện gì xẩy ra. Đó là những người lệ thuộc vào Nhà Nước, là những người tin rằng mình là nạn nhân, và cho rằng Nhà Nước có trách nhiệm phải lo cho họ, và tin rằng họ có quyền hưởng trợ giúp về y tế, thực phẩm, nhà cửa, và bất cứ gì họ muốn... Đó là những người không trả thuế lợi tức... Trách nhiệm của tôi không phải là lo cho họ”.

Đó là tóm lược lời tuyên bố của TĐ Romney trong một buổi họp riêng với một số mạnh thường quân ủng hộ tài chánh cho ông. Buổi nói chuyện được lén thu hình, do cháu ngoại của cựu TT Jimmy Carter bỏ tiền ra mua lại để phổ biến ra báo chí. TT Carter không hề lên tiếng phản đối, mạc nhiên chấp nhận việc làm không mấy “quân tử” của cháu mình. Một cách cư xử không có tư thế “tổng thống” lắm.

Vài tuần trước ngày bầu cử, cuộc chạy đua đến giai đoạn cuối. Cả hai phe đều cảm thấy quá muộn để nói chuyện phức tạp, khó hiểu, và khó giải thích như chính sách hay sách lược. Chỉ còn thời gian để tung hỏa mù và bôi bác đối phương. Vì loại thông điệp này đánh mạnh tâm lý nên dễ truyền đạt hơn, và dễ khích động khối dân gọi là “nghèo”, khối cử tri trung kiên của “đảng nhà nghèo”.

Trước hết, ở đâu ra con số 47%? Báo chí cấp tiến xúm lại đả kích TĐ Romney nói láo khi cho rằng có “47% thiên hạ không đóng thuế”. Họ giải thích là thiên hạ ngoài thuế lợi tức (income tax) còn phải đóng thuế hưu trí (payroll tax). Do đó, con số những người không đóng thuế thực sự chỉ là 18% thôi, không phải 47% như TĐ Romney phóng đại.

Những người này cố tình xuyên tạc câu nói của TĐ Romney vì ông đã nói rất rõ ràng là 47% “không đóng thuế lợi tức”, chứ ông không nói “không đóng thuế gì hết”. Then chốt là danh từ “lợi tức”. Nếu phải kể tất cả mọi thứ thuế, thì thật sự con số những người không đóng thuế gì hết cũng không phải là 18% mà là 0%! Vì ta cũng phải kể cả chục loại thuế như thuế doanh thu (sales tax), thuế nhà đất, thuế xe, thuế xăng, thuế thuốc lá, thuế rác, thuế trường học, … là những loại thuế không ai tránh được. Chưa kể những loại thuế trá hình, được gọi là “phí” như phí xa lộ, hay cũng gọi là “tiền phạt” như tiền phạt không có bảo hiểm y tế trong Obamacare mà Tối Cao Pháp Viện đã xác nhận là thuế.

Ở đây TĐ Romney chỉ nói về những người không có lợi tức, hay mức lợi tức quá thấp, hay được khấu trừ đủ kiểu, cuối cùng không đóng thuế lợi tức gì hết. Và số người đó là 47% dân Mỹ. Đây là ước tính của sở thuế IRS cho năm nay.

Con số này đã tăng mạnh trong mấy thập niên qua. Thập niên 50-60, chỉ có khoảng 20%-25% dân Mỹ không đóng thuế lợi tức gì hết. Đến 80-90, con số này tăng lên khoảng 35%-40%. Bây giờ dưới thời TT Obama, vọt lên tới 47%. Nước Mỹ đang tiến dần đến một xã hội gọi là 50-50, trong đó, một nửa dân đóng thuế nuôi một nửa dân không đóng xu thuế nào. Vậy mà vẫn không ít người than vãn là chưa công bằng.

Nếu nhìn vấn đề dưới khía cạnh cá nhân, thì ai cũng mong được rơi vào hàng ngũ không đóng xu thuế nào, ung dung nhận lãnh trợ cấp đủ loại, ngồi nhà ăn xài cho xướng thân. Nhưng xã hội như vậy có công bằng không? Sẽ kéo dài được bao lâu trước khi những người cong lưng đóng thuế nổi loạn như các nhóm Tea Party đã làm? Có phản ánh một tinh thần trách nhiệm cần có của những công dân sống chung trong một cộng đồng văn minh không? Có lẽ chưa ai quên được câu nói để đời của cố TT Dân Chủ John Kennedy: đừng hỏi đất nước đã giúp gì bạn, mà hãy tự hỏi bạn đã đóng góp gì cho đất nước.

Nhìn dưới khiá cạnh kinh tế thì mô thức này cũng không thể tồn tại vì không có xã hội nào có thể tiếp tục in tiền vô tận để nuôi tất cả mọi người. Còn bảo cứ việc đánh thuế triệu phú để lấy tiền nuôi dân, thì câu hỏi là nhà giàu sẽ chấp nhận đóng thuế bao nhiêu lâu trước khi tìm cách trốn thuế hay bỏ nước ra đi như ta thấy đang xẩy ra bên Pháp? Cụ thể hơn nữa, họ đã ăn dư mặc dả, tại sao phải cong lưng làm thêm, mở thêm hãng xưởng, thuê thêm nhân công để rồi bị Nhà Nước hốt thuế hết? Mà nếu họ không mở mang thêm cơ sở hay thuê thêm công nhân thì ai là người thất nghiệp?

TĐ Romney cho rằng khối 47% này sẽ bỏ phiếu cho TT Obama trong mọi trường hợp. Ở đây, ông đã nhận định sai lầm khi cho rằng tất cả những người lãnh trợ cấp đều sẽ bỏ phiếu cho TT Obama. Đương nhiên là đa số sẽ bỏ phiếu cho TT Obama vì lo sợ một tổng thống Cộng Hòa sẽ cắt trợ cấp, nhưng không phải tất cả sẽ bỏ phiếu cho TT Obama hết. Không ít người lãnh trợ cấp cũng sợ cách tiêu xài của TT Obama sẽ khiến Nhà Nước không còn tiền cho các qũy an sinh cho con cháu họ nữa. Thật ra, TĐ Romney chỉ muốn “bi thảm hoá” tình trạng tranh cử, phóng đại con số những người sẽ bỏ phiếu cho TT Obama để khích động các mạnh thường quân ủng hộ TĐ Romney mạnh hơn thôi.

Truyền thông xúm vào khai thác khi TĐ Romney nói “trách nhiệm của ông không phải là lo” cho khối 47% người nghèo này. TT Obama và phe cấp tiến diễn giải là triệu phú Romney vô cảm, không muốn lo cho dân nghèo.

Trên quan điểm chính trị, đây đúng là câu nói không tế nhị chút nào, hết sức nhạy cảm dễ bị suy diễn, bóp méo để lấy điểm với cử tri “nghèo”, nhưng không đúng sự thật. Mặc dù TĐ Romney đã xin lỗi, nhận mình là sai lầm khi nói câu đó, nhưng cả PTT Biden lẫn TT Obama vẫn nhất định khai thác.

Trên căn bản, tuy là câu nói hớ, nhưng TĐ Romney không sai lầm trong nhận định vì câu nói phản ánh thực trạng xã hội Mỹ.

Xã hội này chia rõ ra ba khối: 1) khối “nghèo” được Nhà Nước chu cấp đủ kiểu trong khi không phải đóng một xu thuế lợi tức nào; 2) khối giàu có, dư dả tiền bạc để tự lo cho mình; và 3) khối nửa nạc nửa mỡ ở giữa, gọi là trung lưu, đang lo đến bạc đầu, chưa đủ giàu để sống thoải mái, nhưng cũng không nghèo đến độ được miễn thuế và được trợ cấp đủ kiểu. Đây là cái khối sống trong “trên đe dưới búa” của xã hội Mỹ.

Trước hết, ý của TĐ Romney là cái khối người nghèo đang được Nhà Nước lo ở một mức nào đó qua cái gọi là lưới an toàn (safety net), không ai đói, không ai phá sản, do đó chưa phải là ưu tiên hàng đầu của ông hiện giờ. Vấn đề là đường xa, làm sao cho họ thoát khỏi tình trạng lệ thuộc Nhà Nước. Chính sách của TT Obama là một thất bại, không giải quyết được nạn thất nghiệp, tăng số người nghèo và những người lệ thuộc phiếu thực phẩm –foodstamps- lên đến mức kỷ lục, khiến số người lệ thuộc Nhà Nước càng ngày càng nhiều và càng lệ thuộc. Một vấn nạn cho cả nước, nhưng lại có lợi cho đảng Dân Chủ vì tăng số cử tri cho Dân Chủ. Theo ông Romney cách tốt nhất là phục hồi kinh tế, tạo công ăn việc làm cho họ. Quan điểm cấp tiến là bành trướng cái lưới lệ thuộc đó, trong khi quan điểm bảo thủ là gia tăng số người thoát ra khỏi lưới và tự lập cánh sinh.

Ngay cả những người bắt buộc phải lệ thuộc Nhà Nước, như người già lãnh Medicare và Social Security, thì cũng cần phải bảo đảm họ và con cháu của họ được tiếp tục hưởng những quyền lợi đó. Đó là lý do TĐ Romney mời dân biểu Paul Ryan đứng cùng liên danh. Ông Ryan nổi tiếng vì chủ trương cải tổ chế độ an sinh xã hội để bảo đảm những tài trợ đó sẽ tồn tại lâu dài cho những người nghèo và người già, đến đời con cháu, chứ không phá sản trong vài ba chục năm nữa.

Cái ưu tư lớn của TĐ Romney hiện nay do đó chưa phải là khối nghèo, mà là cái khối gọi là “trung lưu”, trên đe dưới búa. Đây là khối phải vật lộn với chuyện mưu sinh hàng ngày, việc làm không được bảo đảm trong tình trạng kinh tế èo uột hiện nay, cho dù có việc làm thì mức lương cũng không khá gì mà lại còn phải đóng thuế đủ loại, nhất là trong tương lai, để bù đắp thâm thủng chi tiêu và nợ nần chồng chất của Nhà Nước. Nợ nào thì cũng có ngày phải trả.

Ngay PTT Biden cũng vừa công khai tuyên bố “khối trung lưu đã bị chôn vùi –buried- từ bốn năm qua”. Một câu nói hớ của ông vua nói nhảm vì “bốn năm qua” chính là bốn năm dưới thời Obama-Biden. Nhưng lại rất đúng sự thật. Bốn năm qua, TT Obama chỉ lo đánh nhà giàu và vung tiền trợ cấp cho giới nhà nghèo, mà không làm gì cụ thể cho giới trung lưu hết. TT Obama khẳng định sẽ bắt các “triệu phú” đóng thuế nhiều hơn. Thực tế tất cả những người có lợi tức 200.000 đô trở lên đều sẽ bị tăng thuế.

Theo định nghiã của tất cả mọi người, 200.000 đô chưa phải là triệu phú mà chỉ là trung lưu, là ông chủ tiệm phở, bà chủ tiệm giặt, là tất cả các cửa hàng khu Bolsa của Los Angeles hay Bel Air của Houston. Và đó chính là các chủ nhân trung và tiểu doanh nghiệp, là những đầu máy kinh tế quốc gia, là nguồn cung cấp việc làm cho cả nước.

Kế hoạch phục hồi kinh tế của TT Obama có thể tóm lược trong một câu: tăng thuế nhà giàu. Tất cả sách vở kinh tế vỡ lòng đều ghi rõ trong thời buổi kinh tế trì trệ, tăng thuế là biện pháp phải tuyệt đối tránh. Chính TT Obama cũng biết rõ khi ông gia hạn luật giảm thuế của TT Bush cuối năm 2010 khi luật này hết hạn.

Năm 2008, ứng viên Obama than phiền chính trị Mỹ ngày càng nhỏ nhen và nham hiểm (small and cynic). Bốn năm sau, ông không có thành tích nào để khoe ngoại trừ việc giết được Bin Laden (thành tích duy nhất của tổng thống đoạt giải Nobel Hoà Bình oái ăm thay là giết được hai người, Bin Laden và Khaddafi!), cũng không có chương trình gì rõ ràng cho nhiệm kỳ hai, đành phải dấu diếm thất bại của mình và khai thác một câu nói hớ được lén thu băng. Đó có phải là những chuyện “small and cynic” không vậy? (21-10-12)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: [email protected]. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Reader's Comment
10/24/201217:52:50
Guest
Thật là thú vị khi đọc lướt qua chuyện uống bia được đăng lại.

Dân trung lưu có trách nhiệm hẳn phải lo cày để vừa đóng thuế vừa tự túc lấy thời giờ đâu ngày nào cũng đi uống bia? càng không có thời giờ lẫn tinh thần tập trung đễ đọc tới đọc lui cho hiểu chuyện dài uống bia giảm giá ngụ ý gì trong mùa bầu cử. Có chăng là dân ăn trợ cấp "lười, rổi việc", và dân "giàu, rãnh rang, không cần lo nghĩ gì" mới đủ thơ thới mà nghĩ ra và thưởng thức chuyện uống bia này thôi!

Đùa tí cho vui thôi.

Nói về "quân tử", ừ nay thì đã rõ là tính hạnh này đâu còn là loại nhân cách được tôn vinh trong thời đại kim tiền này nữa. Điều đáng ngẫm là: đã chịu nhận không thèm quân tử chi nữa cho mang tiếng dại, thì thì cũng đừng đôi co gian, tà, chính, trực, sai, đúng cho phe nào.

Đây là chuyện thực 100%, không bịa đặt 1 ly. Có anh bạn là fan thứ thiệt của Cộng Hoà, tự hào mình làm việc miệt mài, và một chủ nhân có học thức. Anh trốn thuế phải nói, retirement plan cho nhân viên thì lờ tuốt dù Company Policy có ghi rõ, retirement cho anh thì viết check nộp đều mổi năm đến mức cao nhất không thiếu 1 xu. Con cái của anh chẳng thấy làm giờ nào trong công ty mà cuối năm lãnh bonus hậu hỉ bằng lương cả năm của nhân viên, còn nhân viên cày quanh năm thì anh nói tỉnh bơ "no bonus vì kinh tế dạo này khó khăn..."

Ừ kinh tế khó khăn, nên nhân viên sợ mất việc quá nên im re, sợ anh một phép, không dám hé môi kể cả phe kế toán biết mọi mánh của ông chủ. Họ chỉ biết lo đi tìm việc nơi nào "tử tế" hơn, không thì cứ è cổ ra chịu đấm ăn xôi ông chủ Cộng Hoà for profit. Ấy mà, ông chủ fan trung thành của phe Cộng Hoà lúc nào cũng than, làm ăn khó khăn, gánh nặng nhân công thuế má.... Mà họ đi tìm việc khác thì ông càng phẻ, vì mướn người mới lương ban đầu thấp lại mới vào dể bảo, 6 tháng probation without benefìts!!!

Tôi đây nhìn cái gương ấy mà ngán ngẩm cho quý chủ nhân ông Cộng Hoà và lập trường "quân tử là dại" của họ.
10/24/201219:46:40
Guest

Nói về "quân tử", nay qua bài viết này thì đã rõ là tính hạnh này đâu còn là loại nhân cách được tôn vinh trong thời đại kim tiền này nữa. Điều đáng ngẫm là: đã chịu nhận không thèm thứ quân tử "dại", thì cũng đôi co gian, tà, chính, trực, sai, đúng còn có ý nghĩa gì đâu.

Đây là chuyện thực 100%, kẻ góp ý này mục kích sở thị không bịa đặt 1 ly. Có anh bạn khá thành công, anh là fan thứ thiệt của Cộng Hoà, tự hào mình làm việc miệt mài, là một chủ nhân có học thức. Anh tìm cách trốn thuế cho doanh nghiệp thì khỏi phải nói, vì dân có học mà nên không khó tìm khe hở khi nguỵ tạo chi phí và khai income. Khoản benefits như retirement cho nhân viên thì lờ tuốt dù Company Policy có ghi rõ, nhưng retirement cho anh (với tư cách an employee for cái S Corporation của anh thì anh viết check nộp đều mổi năm đến mức cao nhất không thiếu 1 xu. Con cái của anh chẳng thấy làm giờ nào trong công ty mà cuối năm lãnh bonus hậu hỉ bằng lương cả năm của nhân viên, còn nhân viên thuê cày quanh năm thì anh nói tỉnh bơ "no bonus vì kinh tế dạo này khó khăn...", rồi "goverment còn freeze pay nữa kìa".

Chuyện chủ nhân ông tại Mỹ ràng ràng ra đấy. Nhân viên sợ mất việc quá nên im re, sợ anh một phép, không dám hé môi ( lỡ mai này cần recommendation from previous employer thì khốn). Kể cả phe kế toán biết mọi mánh của ông chủ, họ chỉ biết lo đi tìm việc nơi nào "tử tế" hơn, không thì cứ è cổ ra chịu đấm ăn xôi ông chủ Cộng Hoà for profit. Ấy mà, ông chủ fan trung thành của phe Cộng Hoà lúc nào cũng than gánh nặng nhân công thuế má.... Mà họ đi tìm việc khác thì ông càng phẻ, vì mướn người mới lương ban đầu thấp lại mới vào dể bảo, 6 tháng probation without benefìts!!!

Tôi đây nhìn kiểu chủ DN luôn than khó khăn vì gánh nặng nhân công trong khi bỏ túi riêng quá rộng rãi kiểu ấy mà ngán ngẩm cho quý chủ nhân ông Cộng Hoà đang tung hô phe CH.
10/24/201222:40:01
Guest
có mấy tay bênh vực obama hôm trước không thể phân biệt được lớn , nhỏ giữa 1/100 và 1/10,000 thì nay làm thế nào hiểu được chia phần trăm tiền uống bia !!! chỉ mấy cái này như "nước đổ lá môn " vậy .
10/24/201222:33:07
Guest
Vậy TĐ Romney thuộc giới giầu có hay là thành phần trung lưu thưa ông Vũ Linh ? Nếu ông ta là một nhà tài phiệt thì lẽ nào có thấu hiểu cái hoàn cảnh của những " phó thường dân " như chúng ta chăng ? Hãy suy nghĩ cho kỹ trước khi binh vực cho ông ta một cách mù quáng vậy !
10/23/201222:45:47
Guest
Rất chính xác , rất hay, cám ơn ông Vũ Linh.
10/23/201220:49:54
Guest
Chuyện uống bia và Luật thuế của Mỹ như thế nào
Mỗi ngày có 10 người đàn ông trong một xóm cùng đi uống bia ở một quán bia địa phương tiền bia hằng đêm là $100.00 đơực phân chia theo tỉ lệ lá lành đùm lá rách như sau:
_ 4 người nghèo nhất không phải trả tiền $00.00
_ người thứ 5 trả $1.00
_ người thú 6 trả $ 3.00
_ ngưới thứ 7 trả $ 7.00
_ người thứ 8 trả $ 12.00
_ người thứ 9 trả $18.00
_ người thứ 10 trả $ 59.00 ( người giàu nhất trong xóm )
Sự thỏa thuận kéo dài một thời gian và cả 10 người đều vui vẽ , cho đến một hôm người chủ quán nói rằng : ‘ các vị thật là những khách hàng tốt vui vẽ không tranh cãi to tiếng , bắt đầu từ hôm nay tôi sẽ giảm giá cho quý vị $20.00 cho mỗi đêm sẽ trả $ 80.00 thay vì $100.00 như trước , mọi người đều vui thích .
$20.00 được giảm giá thì phân chia như thế nào ? Chủ quán có ý kiến “từ trước tới giờ mọi người đều hài lòng với sự phân chia đả có thì tại sao không áp dụng vào trường hợp nầy “ mọi người đồng ý , $20.00 được phân chia như sau:
_ 4 người nghèo nhất vẫn không phải trả tiền $00.00
_ người thứ 5 sẽ không trả tiền bớt 100%
_ người thứ 6 trả $ 2.00 thay vì $3.00 bớt 33%
_ người thứ 7 trả $5.00 thay vì $7.00 bớt 28%
_ người thú 8 trả $9.00 thay vì $12.00 bớt 25%
_ người thú 9 trả $14.00 thay vì $18.00 bớt 22%
_ người thứ 10 trả $49.00 thay vì $59.00 bớt 16% ( người giàu nhất)
Từ người thú 6 đến người thứ 10 đều trả tiền ít hơn lúc trước còn 4 người đầu cộng thêm người thứ 5 được uống miễn phí ,mọi việc tưởng như tốt đẹp .
Nhưng sau đêm đầu tiên sau khi trả tiền ( $80.00 ) ra ngoài quán thì người thứ 6 đột nhiên lên tiếng:
_ Tôi chỉ giảm có $1.00 trong số $20.00 tên thứ 10 được giảm $10.00
Người thứ 5 nói:
_ anh 6 nói đúng , tôi chỉ giảm có $1.00 trong khi hắn được giảm gấp 10 lần tôi ( $10.00) như vậy là không công bằng
Người thứ 7 nói:
_ Đúng vậy , tại sao hắn được $10.00 trong khi tôi chỉ có $2.00 , nhà giàu lúc nào cũng được lợi
4 người nghèo nhất đồng thanh lên tiếng :
_ Rất là bất công chúng tôi không được giảm đồng nào cả , hệ thống nầy chỉ cướp của người nghèo đem cho người giàu .
Thế là 9 người cùng nhau đánh người thứ 10 ( giầu nhất ) tơi tả cho bò thói bóc lột. Sang ngày hôm sau người thứ 10 buồn bã không đến uống bia nữa
Còn 9 người kia tiếp tục uống bình thường nhưng tới khi tính tiền ra về thì họ mới phát hiện ra cã 9 người không có đủ tiền để trã ½ số tiền bia mà họ đã uống đêm đó .
Trong khi đó người thứ 10 đang thoải mái ngồi uống bia ở một quán xóm khác không phải trả nhiều tiền như mọi khi và còn được chủ quán ưu đãi .
Chúng ta có suy nghĩ gì về chuyện nầy. ( trích từ một ý kiến trên yahoo )
10/24/201204:18:41
Guest
trên cả tuyệt vời
10/26/201215:33:24
Guest
Đọc góp ý của Sáng Kiến viết bằng tiếng Việt chêm vào tiếng Anh như kẻ "có ... học" thì chợt "nực" quá !!! Theo cái ý này thì việt cộng chỉ cần 1 tên cò mồi cho tiền người nghèo, giúp đở kẻ khó hẳn dân tỵ nạn cộng sản phải vổ tay cám ơn hay rơi nước mắt cảm động cho cái đảng chết tiệt này à ? chỉ "to như trái nho" mà làm bộ dạy đời !!! thôi bỏ đi "chín " cho dân nhờ.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
Đến đây thì như nước vỡ bờ, hầu như tất cả chúng tôi cùng lao mình vào cuộc. Kẻ bênh cũng sôi nổi không kém người chỉ trích. Buổi gặp mặt của chúng tôi hôm ấy, đương nhiên, đã không tránh được nhiều căng thẳng. Riêng tôi, cho đến giờ vẫn khá ngạc nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ mà ông Biden phải gặp phải trong quyết định ân xá con trai Hunter Biden. Điều gì đã khiến mọi người có phản ứng mãnh liệt như vậy? Tôi đi tìm câu trả lời...
Kể từ năm 2011 nội chiến đã bắt đầu bộc phát tại Syria và kết quả cuối cùng là chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad đã bị Liên minh Hồi giáo do Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) lãnh đạo lật đổ vào ngày 8/12...
Vài giờ sau khi Donald Trump dành chiến thắng cuộc bầu cử 2024, các tìm kiếm trên Google liên quan đến 4B – một “phong trào nữ quyền” ở Hàn Quốc nổi tiếng vào giữa đến cuối những năm 2010 – tăng vọt tại Hoa Kỳ. “B” là cách viết tắt của từ “No (비)” nghĩa là “Không,” theo tiếng Hàn Quốc. Phong trào 4B là một phong trào gồm bốn “Không”: Không tình dục (No sex); Không hẹn hò (No dating); Không cưới đàn ông (No marrying men); Không con (No children). Thành viên chính của phong trào 4B là các phụ nữ trẻ trên Instagram và TikTok.
Cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang tiếp tục leo thang. Trong nhiều tháng, tình hình chiến sự diễn ra theo chiều hướng không mấy thuận lợi cho Ukraine. Khoảng cuối tháng 11/2024, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng hệ thống phi đạn chiến thuật tầm xa Atacms do Hoa Kỳ cung cấp. Đây là lần đầu tiên Kyiv được phép sử dụng loại phi đạn này để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Theo mục đích ban đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ, các tổng thống chỉ đóng vai trò là người thi hành pháp luật chứ không phải là hoàng đế có thể tự ý ra quyết định trong mọi việc. Nhưng theo thời gian, Quốc hội dần trao quyền lực cho nhánh hành pháp (tức là cho Tổng thống) nhiều hơn; và các tòa án, với tư cách là nhánh quyền lực thứ ba của chính phủ, cũng chấp nhận điều đó. Sự thay đổi thể hiện rõ nhất trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
Về địa danh ở Việt Nam, thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe thiên hạ than phiền. Nhà báo Nguyễn Thông càm ràm: “Khi người Pháp vào xứ này, họ đem theo nền văn minh phương tây ‘khai hóa” bản địa, trong đó có văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ. Điều không thể phủ nhận là họ đã tổ chức cực tốt bộ máy hành chính, quản lý rất rành mạch, hợp lý các vùng miền, tỉnh thành, địa phương trên cả nước. Việc phân chia một cách có hệ thống khoa học các đơn vị hành chính, tên gọi các cấp độ từng đơn vị là ví dụ rõ nhất.
Trung Quốc, Mexico và Việt Nam hiện dẫn đầu thâm thủng mậu dịch với Hoa Kỳ với con số ấn tượng của mỗi nước vào năm 2023 là $279, $152, và $105 tỷ USD. Mexico và Việt Nam là hai nước hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nhờ làm trạm trung chuyển cho Trung Quốc đầu tư sản xuất hay dán nhãn rồi xuất cảng sang Hoa Kỳ để tránh thuế Trump 1.0.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.