Hôm nay,  

Dân Chủ, Quốc Phòng, Gian Ý

10/20/201200:00:00(View: 10358)
Nhân chuyện hai ngàn tỷ quân phí cho nước Mỹ...

Theo dõi ba cuộc tranh luận của cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ là một cái thú đau thương.

Thú là vì được chứng kiến một sinh hoạt của nền dân chủ, nơi mà Tổng thống và Phó Tổng thống phải cào mặt xin phiếu của dân trước sự đả kích của đối lập . Đau thương vì trong một xứ dân chủ như Hoa Kỳ, các chính khách vẫn có thể nói láo, với sự cổ võ của truyền thông, một trong các định chế xã hội ít được dân chúng tín nhiệm. Bài viết này sẽ nói về sự đau thương đó, một cách thú vị!

Cuộc tranh luận thứ nhất, hôm mùng ba Tháng 10 tại Denver là một tai họa cho "Cậu Bé Quàng Khăn Đỏ Barack Obama". Người viết xin mở ngoặc giải thích cho độc giả nào chưa đọc về cái hỗn danh này.

Trong cuộc tranh cử năm 2008, ngay từ vòng sơ bộ bên đảng Dân Chủ, người viết đã gọi Obama là cậu bé. Lý do không vì tuổi tác mà vì kinh nghiệm quá mỏng của một tay mơ đi "xây dựng cộng đồng". Vừa đắc cử Nghị sĩ Illinois cuối năm 2008 là lại tấp tểnh ra tranh cử Tổng thống, Obama thua xa Tổng thống Bill Clinton, là người ra tranh cử khi đã làm Bộ trưởng Tư pháp Arkansas ở tuổi 30 và Thống đốc ở tuổi rất trẻ là 32 vào năm 1978, rồi trong 10 năm liền, từ 1983 đến 1992. Và cậu bé này "quàng khăn đỏ" vì tư tưởng cực tả hấp thụ từ thời niên thiếu, với chủ trương "cải tạo xã hội" khi kinh tế Hoa Kỳ đang bị suy trầm năm 2008-2009. Hậu quả ra sao thì nay đã rõ.

Cuộc tranh luận thứ nhất khiến người viết lại nhớ đến... Clint Eastwood trong Đại hội đảng Cộng Hòa tại Tampa (Florida) khi nghệ sĩ điện ảnh này đối thoại với Tổng thống Mỹ là cái ghế trống. Trong cuộc tranh luận với đối thủ là nguyên Thống đốc Mitt Romney, Tổng thống Obama không chỉ là cái ghế trống mà còn là bộ áo không người. Vì chủ quan, ông là người mộng du đi trên mây và thất bại thê thảm nên để đối phương bung lên từ đấy....

Cuộc tranh luận thứ hai là giữa Phó Tổng thống Joe Biden và Dân biểu Paul Ryan, ứng cử viên đứng phó cho Mitt Romney, vào ngày 11 Tháng 10 tại Danville (Kentucky).

Rút kinh nghiệm ngơ ngác và ngơ ngáo của Obama, ông Biden tích cực nhếch mép và cười khẩy khiến người viết... lại nhớ đến Clint Eastwood! Diễn viên siêu hạng này đã ứng khẩu phát biểu như thần: "Joe Biden là trí thức của đảng Dân Chủ." Đau thật! Nhưng, cái vỏ lại còn tệ hơn cái ruột: "Biden là cái cười nhếch mép dán trên một cơ thể..." Nôm na là hơi rỗng.

Dù rằng rỗng, Joe Biden cũng kịch liệt bỏ phiếu chống lại việc đón nhận người Việt tỵ nạn vào Mỹ năm 1975!

Lần này, trong cuộc tranh luận, ông Biden được sự tăng viện của người điều hợp là nàng Martha Raddatz!

Phó Tổng thống không bị nàng ngắt lời khi ông tới tấp ngắt lời và nhảy vào mồm đối thủ. Có lúc cả Biden và Martha cùng liên thủ chất vấn Paul Ryan mới kỳ! Bài viết này sẽ trở lại cuộc tranh luận đó để nói về hai ngàn tỷ quân phí, sau khi nhắc đến lần so găng thứ hai giữa Obama và Romney.

Trong lần tái ngộ Romney, cuộc tranh luận thứ ba, tối 16 Tháng 10 tại Hempstead (New York), Tổng thống Mỹ chỉ cần đứng dậy và tìm lại thuật hùng biện 2008 của mình là đủ thắng. Và quả nhiên là thắng lớn, đến độ nàng Michelle Obama quên hẳn vai trò Đệ nhất Phu nhân, và lời yêu cầu của ban tổ chức là xin cử tọa đừng vỗ tay, mà vỗ lung tung.

Một chi tiết về thời trang cho vui: Hôm đó là ngày vận động chống ung thư nên cả hai bà Michelle Obama và Ann Romney cùng mặc áo màu hồng. Truyền thông phe ta, phe tả, liền mách nhỏ rằng bà vợ của triệu phú Romney mua áo loại vải bông của nhà Oscar de la Renta, với cái giá ghê người là gần 1.300 đô la. Họ tránh nói rằng cái áo mà Michelle Ma Belle mua của nhà Michael Kors đắt hơn gấp đôi!

Tối 16, Tổng thống có vẻ thắng lớn vì người điều hợp Candy Crowley đã xuất sắc trong vai tỳ nữ mà nhảy vào cuộc tranh luận để nâng đỡ lãnh tụ anh minh Obama trong một câu hỏi về vụ khủng bố ngày 11 Tháng Chín tại Benghazi của xứ Libya khiến Đại sứ Hoa Kỳ cùng ba viên chức Mỹ bị hạ sát. Bảo rằng nàng Candy này là tỳ nữ thì khí oan. Nhìn vóc dáng quá khổ của nàng thì phải gọi là vú em mới đúng!

Khi điều hợp một cuộc tranh luận, người ta phải giữ vị trí trung lập. Cái kẹo Candy thì không, qua 28 lần ngắt lời ứng viên bên Cộng Hoà (so với chín lần ngắt lời Tổng thống). Chẳng những vậy, nàng còn mời Obama nhắc lại lời hùng biện – mà sai lạc – về nguyên ủy của vụ tàn sát ở Benghazi để thiên hạ và bà nhà vỗ tay vang rân!

Chuyện sai lạc ấy, nhiều người đã nói đến nên xin miễn bàn thêm. Chỉ cần nhắc những ai xót xa cho Obama là hãy tìm lại năm cuộc phỏng vấn của Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc trong một ngày Chủ Nhật 16 Tháng Chín, và cả bài diễn văn Tổng thống Mỹ đọc trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 25 Tháng Chín: Chính quyền Obama bị hố trong vụ tàn sát ở Benghazi, tìm cách đổ lỗi cho một cuốn phim nhảm nhí và ém tội của chính mình, rồi đẩy cây cho Ngoại trưởng Hillary Clinton phải nhận trách nhiệm.

Như thông lệ, truyền thông phe ta tìm cách phớt lờ và phủi tội.

Kết luận rất nhàm ở đây là truyền thông Hoa Kỳ có truyền thống thiên tả từ lâu, và ra mặt thiên vị về phía đảng Dân Chủ. Chuyện ấy không lạ. Nếu đảng Cộng Hoà không vượt nổi hàng rào đó thì... ráng chịu - và không đáng lãnh đạo.

Bây giờ xin nói vào một điểm chính trong các cuộc tranh luận và trong nhận thức hời hợt của nhiều người.

Dư luận thường cho rằng đảng Cộng Hoà là chủ chiến và đảng Dân Chủ mới chủ hòa. Ấn tượng ấy càng được củng cố trong các cuộc tranh luận vừa qua.

Nói về bối cảnh, từ đầu năm nay, Tổng trưởng Quốc phòng Leon Panetta có báo động rằng do bế tắc chính trị của Quốc hội vào Tháng Tám năm ngoái, ngân sách quốc phòng có thể tự động bị cắt khoảng 700 tỷ Mỹ kim trong 10 năm tới. Đã từng là Dân biểu của Dân Chủ tại California và giữ chức vụ quản trị ngân sách thời Tổng thống Bill Clinton và giám đốc CIA trước khi về điều khiển Ngũ giác đài, ông Panetta này là nhân vật ôn hoà đáng kính, chứ không là một con diều hâu đáng ghét đáng sợ.


Trong vụ khủng hoảng ngân sách và nợ nần quá nhiều của nước Mỹ, một đề mục được nhiều người quan tâm là Hoa Kỳ có thể phải cắt giảm ngân sách quốc phòng, vì vậy ông Panetta mới lên tiếng cảnh báo.

Giữa bối cảnh đó, trong cuộc tranh luận ngày 11 vừa qua, Phó Tổng thống Biden – xin đọc là Bai đân chứ đừng nói gì đến màu sắc của hòn bi – đã hai lần bai miệng ngắt lời Dân biểu Ryan để khẳng định rằng liên danh Romney-Ryan bên đảng Cộng Hoà sẽ tăng ngân sách quốc phòng đến hai ngàn tỷ đô la. Bất chấp lời phản bác của ứng cử viên Ryan, Joe Biden chỉ nhắc lại lập luận mà Tổng thống Obama đã bốn lần nhắc tới trong cuộc tranh luận với Romney. Và đấy là lập luận láo khoét.

Láo khoét mà ăn khách.

Lập luận này có thể ăn khách vì trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, làm sao người dân khốn khổ - 23 triệu người chưa tìm ra việc như ý nguyện và 47 triệu người đang lãnh phiếu thực phẩm chẳng hạn - lại có thể cho đảng Cộng Hoà thắng cử để tăng chi hai ngàn tỷ về quân sự? Nhưng đấy chỉ là sự ngụy biện.

Để thấy ra sự thể, xin quý độc giả kiên nhẫn với mấy chi tiết kinh tế và kế toán sau đây.

Tổng số chi về quốc phòng cho tài khóa 2012 hiện ở mức 670 tỷ Mỹ kim, tương đương với 4,3% của Tổng sản lượng Nội địa GDP của Hoa Kỳ - trị giá chừng 15.500 tỷ vào năm 2012. Liên danh Romney-Ryan chủ trương duy trì một mức quân phí bằng 4% GDP trong 10 năm tới, từ 2013 đến 2022.

Theo ước tính của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong dự luật ngân sách công bố hồi Tháng Ba vừa qua thì sau Thế chiến II, trong 45 năm từ 1949 đến 1994, tổng số quân phí của nước Mỹ thường xuyên cao hơn 4% Tổng sản lượng. Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Hoa Kỳ bắt đầu hưởng "cổ tức hoà bình", ngân sách quốc phòng được cắt giảm dưới 4% trong 10 năm liền từ 1995 đến 2004, và bắt đầu gia tăng để vượt cái ngưỡng 4% từ năm 2004 vì cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo toàn cầu và hai chiến trường Afghanistan và Iraq.

Người ta có thể phê phán Chính quyền George W. Bush là không tăng thuế để tài trợ chiến phí khi Hoa Kỳ một lúc tung quân vào hai mặt trận từ năm 2003.

Hãy nhớ lại, nước Mỹ vừa lâm nạn suy trầm kinh tế vào Tháng Ba năm 2001 thì lại bị khủng bố 9-11 vào Tháng Chín. Khi ấy Chính quyền Bush còn khuyến khích dân chúng chi tiêu vì hai lý do: nâng số cầu về kinh tế và chứng minh rằng khủng bố al-Qaeda không thể làm thay đổi cách sinh hoạt của người Mỹ. Ông Bush còn hai lần đề nghị giảm thuế, vào các năm 2001 và 2003 để kích thích kinh tế. Kế hoạch thuế khóa đó được Quốc hội cả Dân Chủ lẫn Cộng Hoà đồng ý và cho phép tái tục đến cuối năm nay.

Cũng phải nói thêm là Nghị sĩ Joe Biden đã hai lần bỏ phiếu cho phép cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq sau đó. Nhưng trong cuộc tranh luận hôm 11 thì Phó Tổng thống Biden lại chối bai bải, rằng mình chống lại hai cuộc chiến được tài trợ bằng thẻ tín dụng! Miệng lưỡi chính khách có khác....

Người ta có thể đồng ý hay không với đề nghị của Liên danh Romney-Ryan là giữ mức quân phí trên 4% của Tổng sản lượng trong 10 năm tới. Nhưng, ở đâu ra con số hai ngàn tỷ được Liên danh Obama-Biden tung ra như lá bùa? Từ một cơ quan truyền thông là đài CNN!

Ôi sức mạnh của Đệ tứ quyền....

Dựa trên ước đoán từ một cơ quan nghiên cứu ngân sách độc lập của Quốc hội là CBO về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 10 năm tới, một chuyên gia về ngân sách quốc phòng đã nghiên cứu cho hệ thống CNN về mức quân phí sắp tới. CNN phổ biến kết quả vào Tháng Năm vừa qua.

Nếu kinh tế tăng trưởng như CBO dự đoán và nếu muốn duy trì ngân sách quốc phòng ở mức 4% thì trong 10 năm tới, Hoa Kỳ cần chi ra 7.800 tỷ (bảy ngàn tám trăm tỷ Mỹ kim). Trong dự luật ngân sách 2013, Chính quyền Obama đề nghị một mức quân phí cho 10 năm tới (2013-2022) là 5.700 tỷ. Chỉ cần một bài toán trừ (bảy ngàn tám trừ năm ngàn bảy) là người ta có con số kỳ diệu là hơn hai ngàn tỷ, làm nổi bật cái tội chủ chiến của liên danh Cộng Hoà.

Thực tế thì người ta có hai con số.

Thứ nhất là ngân sách của Bộ Quốc phòng - được coi là giả thuyết nền trong dự toán về ngân sách quốc gia - hiện đang ở mức 3,4% GDP và bên Cộng Hoà muốn tăng. Thứ hai là các chi phí cho hai cuộc chiến Iraq và Afghanistan hiện đã giảm và sẽ còn giảm. Cho nên, thứ ba, tổng số quân phí của Hoa Kỳ - gồm có ngân sách quốc phòng cộng với các khoản chi cho những cuộc chiến được Quốc hội cho phép và tính riêng - sẽ không tăng. Phe Cộng Hoà đã biện bạch như vậy, nhưng báo chí không thèm tìm hiểu và cứ nhai lại lập luận của phe Dân Chủ.

Như mọi chuyện, khởi đầu vẫn là ngôn ngữ, hay định nghĩa.

Bên đảng Cộng Hòa định nghĩa và nói rõ rằng mức "quân phí" đó là tổng số chi tiêu về quân sự, kể cả các khoản chi cho chiến trường. Chuyện Iraq coi như đã xong và Hoa Kỳ sẽ triệt thoái các đơn vị tác chiến sau cùng tại Afghanistan vào cuối năm 2014, như Chính quyền Obama hứa hẹn. Dự chi ngân sách của Chính quyền cho Afghanistan từ 126,4 tỷ vào năm 2012 sẽ chỉ còn 44,2 tỷ vào cuối năm 2014 và được giữ ở mức đó cho đến năm 2022. Nếu theo đúng cách tính ấy thì quân phí sẽ giảm chứ làm gì có chuyện Cộng Hoà đòi tăng chi hai ngàn tỷ để mua súng?

Bây giờ, người ta tranh luận về hai ngàn tỷ sẽ chi trong 10 năm tới mà tránh nói đến năm ngàn tỷ đã chi trong bốn năm qua mà chưa nên cơm cháo gì!

Kết luận thì trong nền dân chủ chớp nhoáng của Hoa Kỳ, các chính trị gia có thể tin tưởng vào thiện chí của báo chí, là ba chớp ba nháng thu gọn một vấn đề phức tạp vào một tựa đề hoặc một phát biểu 15 giây trước truyền hình.

Nếu người dân cũng cả tin và lười suy nghĩ thì họ đừng than là vì sao lại bầu lên các chính khách có gian ý!

Reader's Comment
10/21/201216:06:13
Guest
Đọc các bài phỏng vấn NXN cũng như bài viết của ông, tôi vẫn thích lối hành văn và kiểu nói trào lộng của tác giả. Đặc biệt trong bài này tính trào phúng để chỉ trích khi đọc qua nghe nó cay làm sao! Vị cay có thể làm người đọc thích thú mà ít bận tâm đến chất liệu.

Nói chất liệu thì chất liệu chính, theo tôi, là nằm trong 2 từ "gian ý" sẳn trong tựa bài. Trong tầm hiểu biết của tôi, tôi đây không đồng tình với ít nhất 2 khoản đã được dùng để chứng minh cái gọi là "gian ý":

1-Joe Biden từng vote yes cho chiến tranh Iraq nhưng nay chối bai bải.
2-Báo chí Mỹ một chiều (chiều có lợi cho Đảng Dân Chủ)

Đây là lý do tại sao:

1- Trách sao được nghị viên nào từng OK vì nghe theo lý do Iraq có vũ khí hoá học được viện dẫn thời Bush mà vote yes. Ta không trách Bush, vì Saddam từng dám dùng chất hoá học tiêu biệt hàng loạt kẻ thù đối lập với chế độ, và ông ta kết thân với bọn khủng bố ra mặt. Ta không thể trách cả ai từng nghe Bush mà quyết định vote for war lúc đó, họ có quyền đảo ngược ý kiến trong trường hợp này, vì sao? hẳn mọi người đủ biết.

2- Nếu báo Mỹ 1 chiều thì Fox là mấy chiều? Xem ra đảng DC giàu sụ (?) nên "có quá nhiều báo đài" nằm trong quỹ đạo ảnh hưởng của họ! Newsmax là mấy chiều? "báo online" này là cánh tay đắc lực không biết ai financing mà đều đều emails cho mọi người vô số tin one way nói xấu kiểu tabloid về chuyện riêng tư của phe DC. Tuyên truyền "tranh cử" kiểu đó thật là quân tử, làm đẹp mặt những thế lực behind the scene.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Từ lâu, cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã được công luận cũng như giới sử gia coi là phải cam chịu nhiều thất bại trên chính trường. Bằng chứng hiển nhiên nhất là sau một nhiệm kỳ tại chức, năm 1980, ông không được tái đắc cử, chuyện hiếm có trong lịch sử tranh cử tổng thống Mỹ...
Người xưa vẫn thường dùng câu “Nam Kha nhất mộng” hay “Giấc mộng Nam Kha” câu chuyện Thuần Vu Phần ngủ mơ dưới gốc cây, để chỉ về những thứ vô thực, hư ảo, vượt xa tầm tay với của con người. Thời nay, có vị tổng thống đắc cử, chưa chính thức lên ngôi, nhưng đang ôm mộng bành trướng diện tích quốc gia, bằng đô-la thay vì đánh trận. Tổng thống đắc cử Donald Trump bước vào mùa lễ lớn cuối cùng trong năm 2024 với quả quyết sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama (Panama Canal); đòi mua Đan Mạch và gợi ý Canada có thể trở thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ.
Trong lúc ông Tô Lâm đang ồn ào “giống trống lệnh” (phòng chống lãng phí) thì nhà báo & nhà văn Lưu Trọng Văn nhỏ nhẹ tâm sự: “Nhà lý luận Nhị Lê nói với gã … cái mà chúng ta đang lãng phí gây ra tổn thất lớn nhất chính là lãng phí niềm tin.” Bộ thiệt vậy sao? Sao các nhà (nhà báo, nhà lý luận, nhà văn .. ) lại cứ cố nói vớt vát (và nói lấy được) như vậy cà? Có còn ai tin tưởng tí gì vào cái chế độ hiện hành đâu mà lại đặt vấn đề lãng nhách và lãng xẹt, vậy Trời ?
Cuối năm là lúc con người nhìn lại về giá trị cuộc sống. Một bài viết trên trang mạng The Conversation nêu vấn đề về những vực thẳm chính trị, các cuộc chiến tranh, áp bức… và con người vì thế cảm thấy vô vọng và bất lực khi chứng kiến những thế lực đen tối diễn ra khắp nơi trên thế giới. Liệu chúng ta có thể làm được điều gì đem lại thay đổi trước những bi hoại này hay không?
Danh hiệu “Nhân Vật Của Năm” do TIME bắt đầu từ năm 1927 – theo truyền thống được trao cho những người có ảnh hưởng đáng kể trong các sự kiện toàn cầu, từ chính trị đến văn hóa, môi trường, nghệ thuật. Những người được chọn đóng vai trò như một “thước đo phong vũ” về sức lan tỏa trong xã hội đương đại. Ảnh hưởng đó, theo tiêu chuẩn do chính TIME đề ra, có thể là “for better or for worse – làm cho thế giới tốt đẹp hơn hoặc tệ hại hơn.”
Tiễn 2024, thế giới sẽ chào đón một năm mới 2025 mang theo cả bóng tối lẫn ánh sáng. Các cuộc xung đột, sự phân cực chính trị và những rủi ro khôn lường là lời nhắc nhở về sự bất ổn của thời đại. Nhưng đồng thời, khả năng phục hồi kinh tế, sự phát triển công nghệ, tinh thần hợp tác quốc tế, hơi thở và sự sống còn bất khuất của từng người mẹ, từng đứa trẻ vực dậy và vươn lên từ những đống gạch vụn đổ nát ở Ukraine, ở Gaza, ở Syria… cũng là cảm hứng và hy vọng cho tương lai nhân loại. Nhà văn Albert Camus đã viết: “Giữa mùa đông lạnh giá nhất, tôi tìm thấy, trong mình, một mùa hè bất khả chiến bại.”* Thế giới năm 2025, với tất cả những hỗn loạn, vẫn mang đến cơ hội để con người vượt qua và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, tử tế hơn. Đó cũng là lời chúc chân thành cuối năm của toàn ban biên tập Việt Báo gửi đến quý độc giả: một năm 2025 tràn trề cơ hội và hy vọng.
Trong ba năm học gần đây, PEN America đã ghi nhận hàng loạt trường hợp cấm sách xảy ra trên toàn nước Mỹ, đặc biệt trong các trường công lập. Những nỗ lực xóa bỏ một số câu chuyện và bản sắc khỏi thư viện trường học không chỉ gia tăng mà còn trở thành dấu hiệu của một sự chuyển đổi lớn hơn, đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về tương lai của giáo dục công lập. Việc kiểm duyệt này phản ánh một xu hướng đáng lo ngại: sự tập trung vào việc kiểm soát nội dung văn hóa và giáo dục, thay vì khuyến khích học sinh tiếp cận kiến thức đa chiều.
Syria đang sống trong một bước ngoặt lịch sử sau khi chế độ độc tài sụp đổ nhanh chóng và Bashar al-Assad trốn sang Nga để tị nạn. Các nhóm nổi dậy chiến thắng đang cố gắng duy trì trật tự công cộng và thảo luận về các kịch bản cho tương lai. Lòng dân hân hoan về một khởi đầu mới đầy hứa hẹn pha trộn với những lo âu vì tương lai đất nước còn đầy bất trắc. Trong 54 năm qua, chế độ Assad đã cai trị đất nước như một tài sản riêng của gia đình và bảo vệ cho chế độ trường tồn là khẩu hiệu chung của giới thân cận.
Các số liệu gần đây cho thấy những thách thức mà nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt để phục hồi kinh tế cho năm 2025, khi quan hệ thương mại với thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc có thể xấu đi cùng lúc mức tiêu thụ trong nước vẫn sụt giảm. Và thật sự thì nền kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào? Việc đặt câu hỏi này ngày càng trở nên hợp lý khi Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng sản xuất trì trễ và tiền tệ mất giá kéo dài trong những năm gần đây. Đặc biệt, chính quyền Bắc Kinh dường như không muốn công khai toàn bộ thực trạng.
Chiều ngày Thứ Ba 17/12, tòa án New York kết án Luigi Mangione 11 tội danh, bao gồm tội giết người cấp độ 1, hai tội giết người cấp độ 2 cùng các tội danh khác về vũ khí và làm giả danh tính. Theo bản cáo trạng, một bồi thẩm đoàn ở Manhattan đã truy tố Mangione về tội giết người cấp độ hai là tội khủng bố. Tòa đã kết tội hành động của Luigi Mangione – một hành động nổi loạn khó có thể bào chữa dù đó là tiếng kêu cuối cùng của tuyệt vọng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.