Hôm nay,  

Đúng Giờ

10/18/201200:00:00(View: 9222)
Có một cặp tình nhân hẹn gặp nhau ở một công viên tĩnh mịch.

Nàng tới đúng giờ, ngồi đợi. Hai phút trôi qua rồi năm phút, rồi mười phút… “Chẳng thấy bóng anh đâu”. Mà chỉ có một trai lạ, thấy nàng một mình, xà vào làm quen. Thì may mắn, xe chàng lao tới…

Thế là một màn giận hờn đấm lưng, tức tưởi nước mắt mắng vốn. Và chàng cúi đầu nhận lỗi…Hai người đã hẹn hò nhưng một người đã trễ hẹn.

Ta thường nói đùa với nhau rằng đúng giờ không có trong văn hóa giao thiệp của người mình. Vì thói quen cố cựu của ta là như vậy. Nhưng đây cũng là tật của nhiều sắc dân khác. Như dân Pháp. Cho nên một du khách ngoại quốc đã chữa thẹn “tôi trở thành người Pháp vì tôi đã không tới đúng giờ”, khi tới trễ một bữa ăn.

Đúng giờ là đặc tính có thể hoàn tất một cam kết trước hoặc ngay vào thời điểm đã định.

Đúng giờ không những là một bổn phận mà còn là một phần của tư cách con người. Thành công trong đường đời, tạo được uy tín hay không, có trở nên người hữu dụng, đáng tin cậy hay không, cũng nhờ phần nào ở sự đúng giờ.

Văn hóa mỗi quốc cho phép một giới hạn co giãn thời gian với hẹn, trên dưới mươi phút còn có thể chấp nhận được.


Lord Horatio Nelson có tâm sự, “Tôi thành công trong đời sống là nhờ ở việc bao giờ tôi cũng tới trước giờ hẹn 15 phút”.

Đi xa hơn, nhà cải cách Anh Samuel Smiles nói, “Mất của cải có thể thay thế bằng kỹ nghệ; mất kiến thức bằng học hỏi; mất sức khỏe bằng sự điều độ hoặc thuốc men chứ mất thời gian là nó đi luôn”.

Trong khi đó, theo Williams Shakespeare: “Không tôn trọng sự đúng giờ rõ ràng là một hành động không lương thiện Vì ta đã lấy cả tiền lẫn thì giờ của người khác”.

Và nhà tu hành Richard Cecil kết luận: “Một hẹn đã hứa trở thành món nợ. Nếu tôi đã hẹn với ai tôi nợ người đó sự đúng giờ. Tôi không có quyền làm phí thì giờ của người đó, nếu tôi phí thời giờ của tôi” .

Do đó, thường xuyên trễ hẹn sẽ khiến người khác cho rằng mình:

- Vô tổ chức và cẩu thả, không biết tự sắp đặt để đúng hẹn;

- Là người ích kỷ khiến thiên hạ phải cắm rễ mất thời giờ chờ đợi;

- Là người nói dối, hẹn xong việc ngày mai mà tuần sau mới làm và

- Ngớ ngẩn nếu luôn luôn chỉ nêu ra một lý do lỡ hẹn, “xin lỗi, nhiều việc quá nên quên”.

Quá bận thì chia xẻ công việc với người khác, ôm đồm làm chi!!!

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
Cái ông Andropov (“nào đó”) nghe tên cũng có vẻ quen quen nhưng nhất thời thì tôi không thể nhớ ra được là ai. Cả ủy ban nhân dân Rạch Gốc và nhà văn Nguyên Ngọc cũng vậy, cũng bù trất, không ai biết thằng chả ở đâu ra nữa. Tuy vậy, cả nước, ai cũng biết rằng trong cái thế giới “bốn phương vô sản đều là anh em” thì bất cứ đồng chí lãnh đạo (cấp cao) nào mà chuyển qua từ trần thì đều “thuộc diện quốc tang” ráo trọi – bất kể Tây/Tầu.
Việt Nam và Trung Quốc đã ký 14 Văn kiện hợp tác an ninh Chính trị, Kinh tế-Thương mại và Văn hóa-Báo chí trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm từ ngày 18 đến 20/08/2024. Trong số này, Văn kiện kết nối và thiết lập 3 Tuyến đường sắt giữa hai nước được gọi là “anh em” đã giúp Trung Quốc liên thông ra Biển Đông và bành trướng thế lực kinh tế...
Tại Campuchia, kênh đào Phù Nam Techo, trị giá 1,7 tỷ USD sẽ kết nối Phnom Penh và Vịnh Thái Lan, tượng trưng cho niềm tự hào dân tộc, an ninh và kết nối thương mại quốc tế. Người ta có thể cảm thấy như thế qua lời tuyên bố của Thủ tướng Campuchia Hun Manet và của ông Hun Sen, trong cương vị cố vấn, người đã chuyển giao quyền lực từ cha sang con vào năm ngoái...
Danh từ được tác giả dùng trong bài này không phải là danh từ theo tự loại mà là một thuật ngữ của Việt Cộng. Thuật ngữ Việt Công hay là danh từ Việt Cộng là những thuật ngữ, những từ được dùng trong nước dưới chính quyền Cộng sản Việt Nam. Ở trong nước người ta không dùng từ “Việt Cộng” mặc dầu Việt Cộng chỉ có ý nghĩa là Cộng Sản Việt Nam chớ không có nghĩa gì khác. Phải nói rõ ràng và dài dòng như vậy để tránh hiểu lầm và hiểu sai. Những danh từ đề cập trong bài viết này đa số là những danh từ kinh tế, vì chủ đề của bài viết là kinh tế, phân tích những ván đề kinh tế, nhận định về kinh tế chớ không phải chính trị, mặc dầu kinh tế không thể tách rời khỏi chính trị, xuất phát từ chính trị và tác động trở lại đời sống của mỗi con người chúng ta.
“Tôi hơi chậm hiểu lại rất chóng quên nên dù đã lê lết qua hơi nhiều trường ốc (trong cũng như ngoài nước) nhưng trình độ học vấn và kiến thức cũng chả̉ tới đâu, vẫn chỉ ở mức làng nhàng. Nói tóm lại là thuộc loại “xoàng”! Ơ! “Xoàng” thì đã sao nhỉ? Cũng không đến nỗi trăng/sao gì đâu, nếu tôi biết điều (biết chuyện – biết thân – biết phận) hơn chút xíu. Khổ nỗi, tôi lại cứ tưởng là mình cũng thuộc loại đầu óc trung bình (hoặc chỉ dưới mức đó không xa lắm) nên ghi danh học – tùm lum/tùm la – đủ thứ phân khoa: Triết Lý, Tâm Lý, Xã Hội, Nhân Chủng …
Một bài viết ngay sau khi được bầu vào chức Tổng Bí thư đảng CSVN cho thấy ông Tô Lâm đã hiện nguyên hình một người giáo điều, bảo thủ và hoài nghi trong “hợp tác quốc tế” với các nước. Trước hết ông cáo giác: “Các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ bỏ âm mưu lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.” Lời tố cáo này không mới vì chỉ “nói cho có” và “không trưng ra được bằng chứng cụ thể nào”, giống hệt như những người tiền nhiệm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.