Hôm nay,  

Sở Hữu Chồng Chéo, Ngân Hàng Tròng Trành

9/20/201200:00:00(View: 12565)
Ban đầu vỡ nợ chầm chậm. Sau đó mới thành đột ngột!

Từ vụ các đại gia ngân hàng tại Việt Nam bị bắt cách đây ba tuần, dư luận ngày càng lo sợ nguy cơ khủng hoảng tài chính do hiện tượng đầu tư chồng chéo của nhiều người có quan hệ đặc biệt với các giới chức quyền thế. Diễn đàn sẽ tìm hiểu vấn đề cực kỳ phức tạp này qua phần trao đổi của Vũ Hoàng với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Từ vụ bắt giữ các nhân vật quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam như ông Nguyễn Đức Kiên rồi ông Lý Xuân Hải, các công ty lượng giá trái phiếu đã chú ý đến tình trạng bấp bênh và gánh nợ quá lớn của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thế rồi khi tìm hiểu thêm về nhiều khúc mắc bên trong, người ta còn thấy ra hiện tượng đầu tư chồng chéo và giả tạo của một số đại gia ngân hàng. Ông nghĩ sao về mối nguy khủng hoảng xuất phát từ những hiện tượng bất thường đó?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa ông, trước hết là nhìn trong trường kỳ trên bối cảnh rộng thì các "đại gia ngân hàng" như dân chúng trong nước vẫn gọi và cả những ông chủ hay các nhà lãnh đạo ẩn mặt ở bên trong đã chẳng phát minh ra điều gì cả. Họ chỉ học các thủ thuật nguy hiểm của thiên hạ mà lại học tắt trong một môi trường thiếu luật lệ công minh và thông tin trong sáng, cho nên họ sẽ gặp tai họa còn sớm hơn nữa.

- Đầu tiên, tôi xin được nhắc lại rằng vụ sụt giá cổ phiếu tại Mỹ năm 1929 rồi Tổng khủng hoảng thời 1929-1933 cũng xuất phát một phần tự hiện tượng đầu tư chồng chéo. Đó là khi tập đoàn tài chính này đầu tư vào tập đoàn kia trong mối quan hệ chằng chịt mà chẳng còn biết đâu là gốc là ngọn. Hiện tượng đó dẫn tới vấn đề đơn giản nhất là mâu thuẫn về quyền lợi và trách nhiệm. Vấn đề thứ hai mới đáng ngại hơn, đó là gây ra rủi ro sụp đổ dây chuyền vì một quỹ đầu tư mà vỡ nợ là kéo theo các quỹ khác. Vấn đề thứ ba, cực kỳ nguy hiểm là người ta cứ thế mà đầu tư trong vòng luẩn quẩn, gây ra ảo tưởng thịnh vượng và bong bóng đầu cơ như một lâu đài xây trên cát. Cái vòng xoáy tai hại đó mới khiến vụ sụt giá cổ phiếu Hoa Kỳ dẫn đến nạn vỡ nợ dây chuyền. Sau đó, giới đầu tư quốc tế lại còn kinh nghiệm tai hại của Nhật Bản nên họ chả thấy ngạc nhiên về những gì đang xảy ra tại Việt Nam và cả Trung Quốc nữa.

Vũ Hoàng: Chúng tôi đoán là ông muốn từng bước trình bày bài học đã qua của các nước khác để thính giả của chúng ta khỏi ngạc nhiên và đặt vấn đề vào đúng bối cảnh của nó. Thế chuyện Nhật Bản là như thế nào?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Dù rằng có nền văn hoá khác và đi vào công nghiệp hóa theo một hướng khác với Hoa Kỳ, Nhật Bản đã nghĩ đến việc tập trung tài nguyên và trí tuệ vào một số khu vực chủ đạo, cũng như Việt Nam đang tập tành ngày nay.

- Nhật Bản xây dựng một hệ thống đầu tư chồng chéo giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Các doanh nghiệp có thể đầu tư hàng dọc, từ trên xuống và từ dưới lên, để lập ra loại tập đoàn sản xuất hội nhập với nhau là các "keiretsu". Trong khi ấy, các ngân hàng thì đầu tư hàng ngang, ngân hàng này góp vốn vào ngân hàng kia và cùng nương nhau mà phát triển.

- Ở trên cùng, hay ở dưới cùng, là sự yểm trợ của bộ máy công quyền để các tập đoàn kỹ nghệ và tài chính ngân hàng này thực hiện chính sách phát triển của nhà nước. Các "chaebols" Nam Hàn cũng có xu hướng tương tự là do học được của Nhật.

Vũ Hoàng: Thưa ông, thế rồi chuyện gì đã xảy ra?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Cũng lại là hiện tượng hồ hởi sảng và bong bóng đầu tư bị bể. Sau Mỹ đúng 60 năm, Nhật Bản bị bể bóng từ năm 1989 và các doanh nghiệp lẫn ngân hàng bị khủng hoảng từ năm 1991 vì quan hệ đầu tư chồng chéo dẫn đến nạn sụp đổ dây chuyền. Nam Hàn cũng có bài học này vào năm 1997 và đã phải vất vả tiến hành cải cách. Bây giờ ta mới nói về Việt Nam, với nhiều khác biệt cơ bản khi ta so sánh với các trường hợp mình vừa nhắc đến.

Vũ Hoàng: Những khác biệt ấy là gì, ông có thể trình bày từng chuyện cho thính giả của chúng ta được chăng?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa ông, các nước đó thuộc loại tiên tiến và có nền tảng luật pháp nghiêm minh chặt chẽ mà còn bị rủi ro về quản trị như trường hợp Hoa Kỳ hơn 80 năm trước.

- Nhật Bản hay Nam Hàn thì áp dụng chiến lược phát triển gần như một quốc sách cho toàn dân để thi hành chính sách công nghiệp hóa có định hướng và với sự yểm trở của nhà nước. Nền tảng luật lệ của họ lại công khai minh bạch trong một môi trường chính trị dù sao cũng dân chủ hơn Việt Nam gấp bội. Vậy mà họ vẫn bị khủng hoảng và còn gặp những tệ nạn khó tránh khi có sự cấu kết như vậy. Đó là nạn tham nhũng móc ngoặc; đó là nạn tư bản thân tộc bao che cho nhau; và nhất là cái nạn "ỷ thế làm liều", nói theo danh từ kinh tế và bảo hiểm là nạn "moral hazard".

Vũ Hoàng: Hình như Việt Nam cũng có ba loại tệ nạn ông vừa nhắc đến. Như nạn tham nhũng thì theo định nghĩa là trục lợi bất chính nhờ tiếp cận với công quyền và còn được viên chức công quyền bảo vệ. Như nạn tư bản thân tộc là khi con cái lãnh tụ đã một bước lên làm Tổng quản trị CEO, hay mẹ làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị, con là Tổng giám đốc, con rể là Tổng kiểm soát. Còn về nạn ỷ thế làm liều thì người ta nghĩ ngay đến Vinashin hay Vinalines.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng đấy mới chỉ là mấy chuyện nhẹ nhất chứ chưa nghiêm trọng!

- Trên lý thuyết thì Việt Nam muốn học theo Nhật Bản và Nam Hàn vì thấy Trung Quốc cũng đi vào hướng đó. Tức là nhà nước lập ra và yểm trợ một khu vực chủ đạo làm đầu máy tăng trưởng và phát triển cho cả nước. Nhưng đấy chỉ là lý thuyết, hay truyên truyền. Chứ về thực tế thì trong khu vực chủ đạo ấy, các tập đoàn kinh tế nhà nước chỉ là trung tâm bòn rút tài nguyên quốc dân, kể cả vay mượn, để đưa vào dự án có giá trị kinh tế thấp mà rủi ro cao trong khi tay chân và thân tộc của lãnh đạo thì trục lợi rất lớn.


- Thế rồi nhờ thế lực chính trị dựa vào chính sách công nghiệp hóa ở ngọn, nhiều lãnh tụ đưa tay chân lên hàng đại gia để không chỉ thu vét tài sản công quyền mà còn hút cả tài sản của công chúng vào các nghiệp vụ đầu tư chồng chéo này. Họ làm như học theo Nhật Bản và Nam Hàn mà thực chất chỉ là con buôn chứ chưa xây dựng được những cơ sở lớn như mấy nước kia.

- Nhưng nghiêm trọng hơn cả là các thế lực chính trị lẫn đại gia kinh doanh còn có thể can thiệp và làm lệch lạc chính sách công quyền để kiếm lợi riêng. Thí dụ đang được bà con trong nước nói đến chính là trong hệ thống ngân hàng và vai trò đáng nghi của ngân hàng nhà nước khi nâng hay hạ lãi suất vào những thời điểm có lợi nhất cho các đại gia thôn tính hay sát nhập. Chúng ta có một vòng tròn khép kín của một tổ chức lường gạt ở cấp quốc gia được ở trên bảo vệ.

Vũ Hoàng: Ông mường tượng ra cái vòng khép kín này là như thế nào?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết, ta không quên một "đặc sản" của Việt Nam ngày nay là loại doanh nghiệp tư nhân giả hiệu mà điển hình là nhiều ngân hàng thương mại cổ phần. Quốc tế thì ngợi khen việc cải cách kinh tế và sự xuất hiện của thành phần kinh tế tư doanh trên thị trường Việt Nam nhưng rồi họ cũng biết về sự thật ở đằng sau, ở bên dưới.

- Ở trên cùng, các lãnh tụ chính trị phân vùng kinh doanh với nhau và chi phối các tập đoàn kinh tế nhà nước. Các tập đoàn đó có thể lập ra ngân hàng thương mại cổ phần với danh hiệu là tư nhân mà về thực chất thì do một tay chân thân tín của lãnh tụ đứng làm chủ. Ông hay bà hay cô chủ ngân hàng này mới lại lập thêm các công ty đầu tư hay cơ sở tài chính để đứng tên vay tiền của ngân hàng mẹ. Tất nhiên là họ được giải ngân tháo khoán dễ dàng vì là mẹ cho con vay theo kiểu đầu tư chồng chéo hay tròng chéo vì có cùng một tròng. Bước kế tiếp, công ty đầu tư hay cơ sở tài chính mới đi tìm các dự án tài trợ thật ra có sẵn trên giấy. Đây là loại dự án ảo về chế biến, thương mại hay bất động sản với trị giá được ước tính rất cao để vay tiền thật nhiều mà giá trị kinh tế hay kinh doanh thì rất đáng ngờ. Vậy mà vẫn trót lọt vì chỉ là cửa thu tiền cho lãnh tụ.

- Rốt cuộc thì từ ngân hàng mẹ, người ta có công ty đầu tư con và các dự án thuộc hàng cháu. Dòng tiền ở trên cứ chảy xuống, từ ngân hàng vào công ty đầu tư đến các dự án và chảy ngược về ông bà chủ ngân hàng. Họ không chỉ là chủ ngân hàng hay công ty đầu tư mà còn nắm trong tay nhiều dự án bất động sản hay cổ phiếu để lại dùng làm đòn bẩy góp vốn vào ngân hàng, mở ra cơ sở đầu tư khác hoặc thâu tóm ngân hàng khác. Nhờ ba lớp đòn bẩy này, họ mới trở thành đại gia. Thật ra, toàn bộ kiến trúc ly kỳ đó vẫn chỉ là cái tháp ảo vì mỗi lần cho vay ra lại là một lần tích lũy nợ xấu, nhưng người ta ỷ thế làm liều vì tin rằng ở trên cùng đã có ông chủ thật là lãnh tụ chính trị và các tập đoàn kinh tế nhà nước trong quỹ đạo của vị lãnh chúa này.

Vũ Hoàng: Thưa ông, loại kiến trúc hình tháp ấy hình như lại dựng ngược và có quá nhiều rủi ro vì dựa trên chuỗi liên hoàn chồng chéo những nghiệp vụ vay mượn và tài trợ cho các dự án không thật, hoặc có giá trị kinh doanh rất thấp. Nhưng vì sao mà người ta có thể tiến hành được các nghiệp vụ đó? Chẳng lẽ ngân hàng không có sổ sách hay hồ sơ tài trợ phân minh sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta trở lại chuyện nền tảng luật lệ. Khi người có gian ý mà làm luật thì kẻ chấp hành ở dưới có nhiều thủ thuật để lách luật mà biết là họ được ai đó ở trên bảo vệ. Chuyện rắc rối chỉ bùng nổ và đại gia bị kết tội phạm luật kinh tế khi có đấu đá ở trên cùng.

Vũ Hoàng: Trong cái vòng xoáy này, rủi ro cho công chúng là những gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Rủi ro đầu tiên mà ai cũng thấy ra là hệ thống ngân hàng bị lũng đoạn vì thói tật kinh doanh đó ở một tầng rất cao và có rất nhiều quyền hạn. Thứ hai là các ngân hàng có thể sụp đổ vì cái núi nợ xấu, khó đòi và sẽ mất. Mức nợ ấy đã được quốc tế báo động mà người ta chưa biết là xấu đến cỡ nào, là 10% hay còn cao hơn nữa nếu so với số dư nợ tín dụng? Khi ngân hàng sụp đổ thì thân chủ ký thác tức là công chúng có thể mất tiền oan. Thứ ba là trị trường trái phiếu hay tín dụng sẽ bị khủng hoảng vì các công ty đầu tư phát hành trái phiếu để vay tiền trên thị trường qua môi giới trung gian của ngân hành. Các công ty đầu tư này vay tiền ở ngoài để gom về cho ngân hàng mẹ dưới dạng cổ phần của ngân hàng. Khi công ty đầu tư hay ngân hàng sụp đổ thì chủ nợ có tờ trái phiếu biến thành tờ giấy lộn. Chuyện ấy càng dễ xảy ra vì ngân hàng lại dùng số vốn vay mượn đó đi đánh bạc trên thị trường chứng khoán!

Vũ Hoàng: Thưa ông, kết cuộc thì sẽ ra sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nhớ đến một câu đối thoại trong truyện "The Sun Also Rises" của nhà văn Hoa Kỳ Ernest Hemingway. "Ông bị vỡ nợ như thế nào vậy? – Thưa rằng qua hai cách. Ban đầu còn chầm chậm, sau đó mới đột biến"!

- Từ hai năm nay, người ta đã thấy cái nạn vỡ nợ có vẻ như âm ỉ chầm chậm tại Việt Nam và cả Trung Quốc nữa. Bây giờ thì người ta chờ đợi một sự sụp đổ tan tành, xảy ra rất nhanh vì là kết quả tích lũy của tình trạng thao túng và lũng đoạn một khu vực huyết mạch của kinh tế là hệ thống tài chính và ngân hàng. Chúng ta đã nói đến kinh nghiệm Hoa Kỳ thời 1929, của Nhật thời 1989, nay mai sẽ có thêm kinh nghiệm của Trung Quốc và Việt Nam.

Vũ Hoàng: Đài Á châu Tự do xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nghiên cứu mới này là nghiên cứu đầu tiên cho thấy rằng chỉ cần hít thở chậm và sâu vài lần sẽ làm giảm sự kích thích sinh lý đáng kể của trẻ nhỏ. Bằng cách đo lường các tác động trong môi trường tự nhiên như cắm trại ban ngày và tại sân chơi, nghiên cứu đồng thời cũng mang tính đột phá, phản ánh sự tiếp cận gần gũi trải nghiệm với trẻ em hơn là việc chỉ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Nạn nhân sắp tới có thể sẽ là bà Huỳnh Thục Vy, điều phối viên của Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam. Theo bản Kết luận điều tra số 46, ngày 16-10-2018 của công an thị xã Buôn Hồ – tỉnh Đắc Lắc – người phụ nữ bất đồng chính kiến này bị khép tội “xúc phạm quốc kỳ” tại Điều 276 (BLHS năm 1999) với hình phạt “phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
"Văn hóa Việt Nam hiện nay đang bị xơ cứng, mất tính sáng tạo, nhiều năm liên tục vắng bóng tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật lớn...". “Môi trường văn hóa nước nhà bị xâm thực, “ô nhiễm” khá nghiêm trọng.” Nhà sử học, nguyên Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc và Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân đã phát biểu như trên vào dịp Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ III được tổ chức tại Hà Nội ngày 24/11/2021, sau 73 năm, kể từ Hội ghị lân thứ hai tại Phú Thọ ngày 20/07/1948.
Khi Max Hofmann hỏi bà sẽ làm gì nếu không còn tại vị, bà Merkel nói: "Bây giờ tôi không biết mình sẽ làm gì sau đó. Tôi nói là, trước hết, tôi sẽ nghỉ ngơi một chút và hãy xem điều gì sẽ xảy ra trong đầu tôi." Bà sẽ đọc và ngủ rất nhiều. Bà Merkel đã nhấn mạnh nhiều lần rằng, bà tin rằng bà có thể từ bỏ quyền lực khá dễ dàng, điều mà bây giờ bà nhắc lại trong một cuộc phỏng vấn với DW, "một trong những người cuối cùng" trên cương vị nừ Thủ tướng Liên bang.
Tác giả Đoàn Hưng Quốc (tên thật Đoàn Văn Tân) hiện hành nghề kỹ sư ở tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Học kinh tế chỉ có 1 lớp Econ 101 hơn 30 năm trước – cho đến nay thì chữ nghĩa của thầy đã trả lại thầy để thầy còn vốn mà dạy sinh viên khác. Tác giả bắt đầu quan tâm đến ngành kinh tế tài chánh vì thua lổ chứng khoáng trong cuộc Đại Suy Trầm 2007-08, lúc đó làm việc liên quan đến toàn cầu hóa trong ngành sản xuất điện thoại cầm tay mà trong đầu cứ nhớ câu nói “follow the money” - phải theo dõi dấu vết của đồng tiền mới rõ tiền nhân hậu hoạn của sự việc.
Nhà báo Bùi Tín nhận xét: “Có rất ít thông tin chính xác về nội dung thật sự của cuộc gặp này được tiết lộ, nhưng ý đồ đen tối của những người lãnh đạo Bắc Kinh đến phó hội đối với tương lai của đất nước ta đã không che mắt được ai. Đến nỗi ngoại trưởng Việt Nam lúc bấy giờ, ông Nguyễn Cơ Thạch, người bị gạt ra ngoài rìa của cuộc họp lịch sử này, đã phải than thở: ‘Thế là một cuộc Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã bắt đầu!”
Năm nay, lễ Tạ Ơn diễn ra vào thứ năm ngày 25/11/ 2021. Mỗi lần đến lễ Tạ Ơn, tôi muốn tạ ơn Thượng Đế đã ban cho tôi cuộc sống no đủ, an lành và cảm ơn tất cả những người thân quen luôn yêu thương và giúp đỡ tôi trong cuộc sống. Mỗi người trong chúng ta nợ nhiều người, ngoài nợ ông bà cha mẹ đã sinh ra, nuôi cho lớn khôn, thương yêu đùm bọc cho đến khi cha mẹ qua đời.
Nói tóm lại, giá dầu xăng tăng gần đây là một cơ hội để chúng ta ôn lại bài học kinh tế căn bản về luật cung cầu. Giá xăng dầu tăng vì cung chưa bắt kịp cầu. Hệ thống vận chuyển hàng hóa trên thế giới sẽ được cải thiện nhiều hơn trong thời gian tới. OPEC đã bắt đầu tăng mức sản xuất dầu. Những công ty dầu ở Mỹ cũng sẽ tăng sản xuất dầu nội địa.
Tiêu cực đẻ ra tham nhũng và tự diễn biến, tự chuyển hóa, nhưng cha mẹ của tiêu cực lại sinh ra từ suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống của cán bộ đảng viên. Đó là “lời phán” của 4 đời Tổng bí thư đảng CSVN, gồm Đỗ Mười (1997-2001), Lê Khả Phiêu (tháng 12/1997-2001), Nông Đức Mạnh (2001-2011) và Nguyễn Phú Trọng (từ 2011 đến nay). Nhưng đến năm 2021, sau 27 năm xây dựng và chỉnh đốn (từ khóa đảng VII năm 1994) mà 4 nguy cơ vẫn còn là mối đe dọa sống còn của chế độ và vị trí lãnh đạo của đảng là tại sao ?
Chơi tới bến như Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Hà Giang (Nguyễn Trường Tô) mà vẫn hạ cánh an toàn thì chỉ ăn (có mỗi một miếng thịt bò) thôi nào phải là chuyện lớn. Hồi năm 2018, chú Lâm còn làm một vụ dại dột hơn nhiều (khiến cả Âu Châu sửng sốt, sau khi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh) mà cũng có sao đâu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.