Hôm nay,  

Rong Chơi Miệt Quê

21/08/201200:00:00(Xem: 15424)
Hôm rồi các bạn quen lại rủ nhau đi cắm trại. Lần này ở bờ bắc của hồ Camanche, cách San Francisco chừng 2 giờ lái xe vượt qua thị trấn Lodi. Từ hướng biển đi vào, theo các xa lộ 580, 205 rồi vào liên tỉnh lộ 88, 12 đi về hướng đông sẽ đến bờ hồ.

Tôi đi xa lộ 4, rẽ lên 160 về hướng Sacramento trước khi bắt qua 12. Đường hai bên thấp thoáng những cây sồi, có chỗ là hàng khuynh diệp xanh cao. Hồ Camanche nằm trong một làng nhỏ trên vùng đồi mùa này đầy những cỏ khô có tên Ione, nghe xa lạ với dân quen sống ở chốn thị thành.

Bỏ lại sau lưng vùng vịnh, qua vựa cây trái, rau tươi của thung lũng trung phần thì đất lại trở nên sa mạc với cát đá, những ngọn đồi lác đác bóng cây.
buivanphu_20120814_rongchoimietque_h01
Chơi nước xong, lên có chai bia và miếng gà nướng là tuyệt vời. (ảnh Bùi Văn Phú)
Càng xa thành phố thì tâm hồn cũng như tĩnh lại. Khung cảnh đồng quê California với không khí yên bình mà tôi thỉnh thoảng được xem các phóng viên truyền hình giới thiệu qua chương trình ti-vi cuối tuần Back Road Country để đưa nông thôn đến với người dân thành phố. Hôm nay lái xe qua những con đường bên cạnh sông rạch, trước mắt là cánh đồng bắp ngô xanh bát ngát mà cảm nhận được cảnh yên bình của miệt quê.

Có bao giờ bạn nghe đến tên những làng nhỏ như Clements, Victor chưa? Số dân làng Victor chưa đến 300 theo bảng chỉ bên đường. Clements cũng chỉ đông gấp ba làng Victor.

Thành phố lớn nhất trên đường đi là Lodi, dân số trên 60 nghìn. Trước khi qua thị trấn này có những vườn nho. Bên đường thấy dựng bảng sinh hoạt trăng rằm mỗi tháng trong suốt mùa hè. Đọc qua quảng cáo mới biết những đêm trăng sáng chắc có nhiều cư dân ở đây kéo nhau vào vườn nho, uống rượu ngắm trăng. Tôi nhớ đến lời thơ Tagore mời gọi: “Hãy vào vườn tôi chơi đi em…”

Xa chốn thị thành, những đêm rằm ở đây trăng sáng rực chắc đẹp lắm. Đi cắm trại tôi chỉ trông đợi đêm về nhìn ngắm bầu trời.
buivanphu_20120814_rongchoimietque_h02
Chiều tàn trên Lake Camanche. (ảnh Bùi Văn Phú)
Dựng lều xong, đám trẻ rủ nhau xuống tắm ngay. Nước xanh trong và ấm. Những bạn thích phóng thuyền thì lao ra vùng nước rộng xa bờ. Đứa con trai chở tôi, phóng nhanh trên nước, gặp sóng ngang hay thế nào đó khiến thuyền lật. Hai bố con ướt hết cả người. Lên ngồi phơi, uống chai bia, chốc lát khô ngay.

Chiều tối chúng tôi ăn, nhậu với nhau không khác gì ở quê nhà. Vịt lộn với muối tiêu, rau răm; cá tẩm bột chiên. Bia rượu không thiếu. Đám trẻ con, một nửa dân số của nhóm thích sườn bò, gà nướng, hot dog.

Người lớn có mấy chị cũng ngồi chồm hổm nấu nồi bún riêu cua, không thiếu tiá tô, kinh giới, rau muống chẻ và cả mắm tôm. Cứ như đang ngồi thưởng thức hương vị quê nhà ở quán chợ nào đó ở Hà Nội hay Cà Mau, Hậu Giang.

Lai rai nhậu cùng đàn hát bên nhau. Ai thuộc câu hát nào cứ xướng lên cho mọi người góp tiếng hát theo. Không bài bản soạn trước. Hát tới đâu, vui tới đó: Những ngày xưa thân ái, Giã từ vũ khí, Còn một chút gì, Nó và tôi, Tình cha…


Đang vui trời bỗng đổ cơn mưa rào. Chúng tôi vội vàng dọn dẹp ghế vào dưới lều thực phẩm. Hết mưa lại ra ngồi bên bếp sưởi.
buivanphu_20120814_rongchoimietque_h03
Lang thang trên đồi cỏ khô ven hồ. (ảnh Bùi Văn Phú)
Đoàn chúng tôi gồm 30 người, đến từ xa là San Diego, gần là Sacramento, còn lại loanh quanh San Jose, San Francisco nhưng ai cũng mang những món ăn Việt đóng góp. Không hiểu người mình khó Mỹ hoá trong ăn uống hay do bởi mua thực phẩm Việt ở đây dễ dàng nên bao nhiều lần đi picnic, cắm trại tôi thấy không thiếu món ăn Việt, mà không phải món đơn giản, dễ làm như bánh mì kẹp thịt, gỏi cuốn mà là những món ăn tốn công sức để nấu như bún riêu, cà-ri, cháo gà, phở, lẩu.

Tối nay trăng đã già, bị mây phủ nên chỉ toả mờ trên mặt hồ gợn sóng.

Ngồi kể chuyện đời, nghe qua biết được quá khứ của nhau. Người ở Cam Ranh, kẻ Sài Gòn, người gốc Nam, kẻ quê Quảng Ngãi. Qua đây mỗi người một nghề. Có các anh là cựu chiến sĩ hải quân Hoa Kỳ từng tham gia chiến tranh Iraq-Kuwait, có anh còn trong lực lượng trừ bị bộ binh đi trại với bộ quân phục, có người làm điện tử, kế toán, giáo dục. Khác nhau về nhiều mặt, nhưng khi cất lời ca lên, chúng tôi có chung một điểm là yêu thích nhạc Việt, nhất là những bài ca của miền Nam trước năm 1975.

Hết tình ca, nhạc quê hương là những bản du ca quen thuộc: Việt Nam quê hương ngạo nghễ, Việt Nam Việt Nam. Hai bài hát mới của Việt Khang được phổ biến ở hải ngoại gần đây mà trong nhóm cũng có anh đã thuộc, xướng lên cho mọi người hát theo.
buivanphu_20120814_rongchoimietque_h04
Miệt quê yên bình, thanh tịnh. (ảnh Bùi Văn Phú)
Một chị cất giọng: “Gửi về cho anh dăm bao thuốc lá… Gửi về cho em kẹo bánh thơm ngon. Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng…”. Khi bài hát chấm dứt mọi người bùi ngùi công nhận rằng những lời ca do Việt Dzũng sáng tác vào đầu thập niên 1980 đã là dấu ấn cuộc đời người tị nạn Việt Nam và là hoàn cảnh của người thân ở quê nhà vào một giai đoạn lịch sử với nhiều đau thương của đất nước.

Nhìn bên kia hồ ánh đèn leo lắt, một bạn hỏi có gợi nhớ gì không? Căn me. Mua bãi. Câu mực. Tôi nhớ đến những ngày lênh đênh trên biển. Đêm tối đen như mực, bỗng thấy được ánh đèn xa xa mà lòng mừng, để rồi thất vọng khi biết đó không phải đất liền mà là ánh điện từ những giàn khoan.

Đến khuya vào lều ngủ lúc đã ngà ngà. Giữa đêm thêm một cơn mưa rào lác đác rớt trên mái lều làm tôi tỉnh giấc. Chờ mưa ngừng hẳn. Vén lều đi ra. Đêm miền quê California không tiếng dế, tiếng ếch nhái. Chỉ khò khè tiếng ngáy từ vài căn lều chung quanh.

Mây đã bay đi để lộ ánh trăng toả một mầu sáng bạc trên mặt hồ lăn tăn sóng. Ngó trăng tôi lẩm nhẩm thơ Nguyễn Chí Thiện:

Xưa Lý Bạch ngửng đầu nhìn trăng sáng
Rồi gục đầu thương nhớ quê hương…

Những con thuyền đỗ bến từ tối hiện lên những bóng đen trên nước. Tôi hít thở khí trời để biết rằng mình đang ở một nơi tự do. Rất tự do.

© 2012 Buivanphu.wordpress.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam và Trung Cộng đang tố cáo lẫn nhau dùng “dân quân biển” để gia tăng các hoạt động lấn chiếm chủ quyền ở Biển Đông, nhưng có bên nào chuẩn bị chiến tranh không? Tình hình lắng dịu đầu năm 2022 là bằng chứng không bên nào muốn ra tay trước. Nhưng nếu Trung Cộng tấn công Việt Nam ở Trường Sa để chiếm trọn vùng biển còn lại, sau khi đã chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 thì liệu Việt Nam có giữ được Biển Đông không? -- Tác giả Phạm Trần đưa ra những chứng liệu để phân định cán cân lực lượng giữa hai quốc gia trong trường hợp chiến tranh xảy ra. Việt Báo trân trọng mời đọc.
Không phải là một ngẫu nhiên khi Trung Quốc và Nga đang cùng lúc leo thang quân sự. Trong khi Nga đổ quân ồ ạt dọc biên giới Ukraine thì Trung Quốc tăng cường vi phạm không phận Đài Loan: đôi bên cấu kết để cùng lúc gây ra các cuộc khủng hoảng khu vực, một cuộc chiến chống lại phương Tây đang hình thành. -- Một bài bình luận của Giáo sư Joachim Krause, giám đốc Viện Chính sách An ninh tại Đại học Kiel, Cộng Hòa Liên bang Đức, Thục Quyên chuyển ngữ.
Tranh chấp tại Biển Đông với Trung Quốc khiến 6 nước ASEAN liên minh tìm biện pháp đối phó. ✱ East Asia Forum: Bắc Kinh phá hoại Biển Đông ✱ EAF Forum: Malaysia quyết tâm khai thác năng lượng ngoài khơi bất chấp áp lực ngày càng tăng từ phía Bắc Kinh ✱ CSIS Center: Các hệ thống tên lửa EXTRA của Việt Nam có khả năng tấn công tất cả các căn cứ của Trung Quốc ở Trường Sa ✱ Mỹ tặng tàu tuần tra cho Việt Nam để tăng cường an ninh hàng hải ✱ Chathamhouse Org: 6 nước trong khu vực Biển Đông hình thành Liên minh mới tìm cách đối phó với Trung Quốc. ✱ ABC News AUS.: Liên minh AUKUS, gồm Úc, Anh và Mỹ, cho phép Hoa Kỳ điều động Thủy quân lục chiến quân số "lớn hơn, đa dạng hơn, tham vọng hơn".
Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa (NNPQXHCN) là một khái niệm chỉ có tại Việt Nam sau ngày Đổi Mới năm 1986 và cho đến nay vẫn còn gây nhiều tranh luận về nội dung và dịch thuật trong khi tinh thần thượng tôn luật pháp là một thuật ngữ được phổ biến sâu rộng tại miền Nam trước năm 1975 và không có liên hệ đến nhà nước pháp quyền.
Trung Quốc đóng vai trò gì trong cuộc xung đột Ukraine? Putin và Tập gặp nhau khi khai mạc Thế vận hội ở Bắc Kinh. Sự ủng hộ của Trung Quốc đối với lợi ích của Nga có ý nghĩa gì đối với tình hình ở biên giới Ukraine? Trong bối cảnh căng thẳng của họ với Mỹ, Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn.
Sáu nước thuộc khối ASEAN họp riêng tìm biện pháp đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông. ✱ SCMP: Phó TT Philippines mô tả sự hiện diện của Trung Quốc ở vùng biển Philippines là "mối đe dọa nghiêm trọng nhất" kể từ thế chiến thứ hai ✱ RFI: Ấn Độ cung cấp tên lửa cho Philippines để tăng cường khả năng phòng thủ, còn giúp New Delhi thực hiện một công đôi việc ✱ VOA: lực lượng dân quân biển của Việt Nam ở Biển Đông ... tổng số 3.000 người hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa, 10.000 người khác vận hành các tàu đánh cá có vũ trang ngoài khơi miền Nam Việt Nam ✱ RFA: BT Ngoại Giao Phi: Bắc Kinh hiện “không nhắc đến 'đường 9 đoạn” mà họ gọi là “Tứ Sa”, yêu sách này "thậm chí nguy hiểm hơn" yêu sách cũ ✱ Reuters: Bộ trưởng An ninh Indonesia tuyên bố công khai rằng Indonesia sẽ "không bao giờ đầu hàng Trung quốc dù một tấc nào" tại Biển Đông.
"... Liệu có ai còn khờ khạo tin rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ, lãnh đạo nhân dân Việt Nam đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa lịch sử, to lớn hơn nữa, để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, hay đảng này đang tàn lụi dần vì đã quá già và chậm tiến?" -- Tác giả Phạm Trần tiếp tục nêu lên những thất bại của Đảng CSVN, đi ngược lại nguyện vọng của người dân, xa rời hiện thực trong việc cai trị, để tin tưởng rằng tương lai của đảng này không còn bao lâu nữa. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✱ Sau 45 năm tồn tại, ASEAN lần đầu tiên không ra được thông cáo chung vì Campuchia.✱ Tuyên bố của Philippines cho biết sự chia rẽ làm giảm sút mục tiêu của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp như một khối ✱ "Không còn Campuchia": Tiền Trung Quốc đang thay đổi Sihanoukville ✱ Campuchia phá hủy cơ sở do Mỹ xây dựng tại căn cứ hải quân Ream ✱ Mỹ kêu gọi Campuchia giải thích kế hoạch xây dựng căn cứ Hải quân Ream.
"Xa rời hiện thực cuộc sống, Nhân Dân tết Nhâm Dần 2022 là tờ báo nhạt nhẽo và rất vô chính trị. Càng vô chính trị nghiêm trọng khi báo Nhân Dân đưa lên trang báo tết Nhâm Dần 2022 như ghi nhận, như biểu dương một can phạm hàng đầu trong vụ gian dối cấp quốc gia lưu hành 'kit' giả Việt Á, bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. -- Đó là nhận định của tác giả Phạm Đình Trọng -- nhà báo và cũng là nhà phản biện tiếng tăm trong nước -- về những cái loa của Đảng và nhà nước CSVN: VTV, Nhân Dân Nhật Báo... Việt Báo trân trọng mời đọc.
Những ngày đầu năm Nhâm Dần, truyền thông Việt ngữ và cộng đồng mạng đã chia sẻ lời chúc Tết năm mới của Tân Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là Marc E. Knapper. Đã từng sống và làm việc tại Việt Nam, cũng như là tân đại sứ đến Việt Nam chỉ vài ngày trước Tết, Đại Sứ Knapper chúc Tết người dân Việt Nam là một nghi thức ngoại giao thông thường. Điều quan trọng hơn là cần tìm hiểu thêm về người thay mặt chính phủ Hoa Kỳ và đứng đầu cơ quan ngoại giao của Hoa Kỳ tại Việt Nam là ai, quan điểm như thế nào để từ đó có thể ít nhiều hiểu thêm về chính sách của Hoa Kỳ tại Việt Nam trong thời gian tới ra sao.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.