Hôm nay,  

Rong Chơi Miệt Quê

8/21/201200:00:00(View: 15305)
Hôm rồi các bạn quen lại rủ nhau đi cắm trại. Lần này ở bờ bắc của hồ Camanche, cách San Francisco chừng 2 giờ lái xe vượt qua thị trấn Lodi. Từ hướng biển đi vào, theo các xa lộ 580, 205 rồi vào liên tỉnh lộ 88, 12 đi về hướng đông sẽ đến bờ hồ.

Tôi đi xa lộ 4, rẽ lên 160 về hướng Sacramento trước khi bắt qua 12. Đường hai bên thấp thoáng những cây sồi, có chỗ là hàng khuynh diệp xanh cao. Hồ Camanche nằm trong một làng nhỏ trên vùng đồi mùa này đầy những cỏ khô có tên Ione, nghe xa lạ với dân quen sống ở chốn thị thành.

Bỏ lại sau lưng vùng vịnh, qua vựa cây trái, rau tươi của thung lũng trung phần thì đất lại trở nên sa mạc với cát đá, những ngọn đồi lác đác bóng cây.
buivanphu_20120814_rongchoimietque_h01
Chơi nước xong, lên có chai bia và miếng gà nướng là tuyệt vời. (ảnh Bùi Văn Phú)
Càng xa thành phố thì tâm hồn cũng như tĩnh lại. Khung cảnh đồng quê California với không khí yên bình mà tôi thỉnh thoảng được xem các phóng viên truyền hình giới thiệu qua chương trình ti-vi cuối tuần Back Road Country để đưa nông thôn đến với người dân thành phố. Hôm nay lái xe qua những con đường bên cạnh sông rạch, trước mắt là cánh đồng bắp ngô xanh bát ngát mà cảm nhận được cảnh yên bình của miệt quê.

Có bao giờ bạn nghe đến tên những làng nhỏ như Clements, Victor chưa? Số dân làng Victor chưa đến 300 theo bảng chỉ bên đường. Clements cũng chỉ đông gấp ba làng Victor.

Thành phố lớn nhất trên đường đi là Lodi, dân số trên 60 nghìn. Trước khi qua thị trấn này có những vườn nho. Bên đường thấy dựng bảng sinh hoạt trăng rằm mỗi tháng trong suốt mùa hè. Đọc qua quảng cáo mới biết những đêm trăng sáng chắc có nhiều cư dân ở đây kéo nhau vào vườn nho, uống rượu ngắm trăng. Tôi nhớ đến lời thơ Tagore mời gọi: “Hãy vào vườn tôi chơi đi em…”

Xa chốn thị thành, những đêm rằm ở đây trăng sáng rực chắc đẹp lắm. Đi cắm trại tôi chỉ trông đợi đêm về nhìn ngắm bầu trời.
buivanphu_20120814_rongchoimietque_h02
Chiều tàn trên Lake Camanche. (ảnh Bùi Văn Phú)
Dựng lều xong, đám trẻ rủ nhau xuống tắm ngay. Nước xanh trong và ấm. Những bạn thích phóng thuyền thì lao ra vùng nước rộng xa bờ. Đứa con trai chở tôi, phóng nhanh trên nước, gặp sóng ngang hay thế nào đó khiến thuyền lật. Hai bố con ướt hết cả người. Lên ngồi phơi, uống chai bia, chốc lát khô ngay.

Chiều tối chúng tôi ăn, nhậu với nhau không khác gì ở quê nhà. Vịt lộn với muối tiêu, rau răm; cá tẩm bột chiên. Bia rượu không thiếu. Đám trẻ con, một nửa dân số của nhóm thích sườn bò, gà nướng, hot dog.

Người lớn có mấy chị cũng ngồi chồm hổm nấu nồi bún riêu cua, không thiếu tiá tô, kinh giới, rau muống chẻ và cả mắm tôm. Cứ như đang ngồi thưởng thức hương vị quê nhà ở quán chợ nào đó ở Hà Nội hay Cà Mau, Hậu Giang.

Lai rai nhậu cùng đàn hát bên nhau. Ai thuộc câu hát nào cứ xướng lên cho mọi người góp tiếng hát theo. Không bài bản soạn trước. Hát tới đâu, vui tới đó: Những ngày xưa thân ái, Giã từ vũ khí, Còn một chút gì, Nó và tôi, Tình cha…


Đang vui trời bỗng đổ cơn mưa rào. Chúng tôi vội vàng dọn dẹp ghế vào dưới lều thực phẩm. Hết mưa lại ra ngồi bên bếp sưởi.
buivanphu_20120814_rongchoimietque_h03
Lang thang trên đồi cỏ khô ven hồ. (ảnh Bùi Văn Phú)
Đoàn chúng tôi gồm 30 người, đến từ xa là San Diego, gần là Sacramento, còn lại loanh quanh San Jose, San Francisco nhưng ai cũng mang những món ăn Việt đóng góp. Không hiểu người mình khó Mỹ hoá trong ăn uống hay do bởi mua thực phẩm Việt ở đây dễ dàng nên bao nhiều lần đi picnic, cắm trại tôi thấy không thiếu món ăn Việt, mà không phải món đơn giản, dễ làm như bánh mì kẹp thịt, gỏi cuốn mà là những món ăn tốn công sức để nấu như bún riêu, cà-ri, cháo gà, phở, lẩu.

Tối nay trăng đã già, bị mây phủ nên chỉ toả mờ trên mặt hồ gợn sóng.

Ngồi kể chuyện đời, nghe qua biết được quá khứ của nhau. Người ở Cam Ranh, kẻ Sài Gòn, người gốc Nam, kẻ quê Quảng Ngãi. Qua đây mỗi người một nghề. Có các anh là cựu chiến sĩ hải quân Hoa Kỳ từng tham gia chiến tranh Iraq-Kuwait, có anh còn trong lực lượng trừ bị bộ binh đi trại với bộ quân phục, có người làm điện tử, kế toán, giáo dục. Khác nhau về nhiều mặt, nhưng khi cất lời ca lên, chúng tôi có chung một điểm là yêu thích nhạc Việt, nhất là những bài ca của miền Nam trước năm 1975.

Hết tình ca, nhạc quê hương là những bản du ca quen thuộc: Việt Nam quê hương ngạo nghễ, Việt Nam Việt Nam. Hai bài hát mới của Việt Khang được phổ biến ở hải ngoại gần đây mà trong nhóm cũng có anh đã thuộc, xướng lên cho mọi người hát theo.
buivanphu_20120814_rongchoimietque_h04
Miệt quê yên bình, thanh tịnh. (ảnh Bùi Văn Phú)
Một chị cất giọng: “Gửi về cho anh dăm bao thuốc lá… Gửi về cho em kẹo bánh thơm ngon. Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng…”. Khi bài hát chấm dứt mọi người bùi ngùi công nhận rằng những lời ca do Việt Dzũng sáng tác vào đầu thập niên 1980 đã là dấu ấn cuộc đời người tị nạn Việt Nam và là hoàn cảnh của người thân ở quê nhà vào một giai đoạn lịch sử với nhiều đau thương của đất nước.

Nhìn bên kia hồ ánh đèn leo lắt, một bạn hỏi có gợi nhớ gì không? Căn me. Mua bãi. Câu mực. Tôi nhớ đến những ngày lênh đênh trên biển. Đêm tối đen như mực, bỗng thấy được ánh đèn xa xa mà lòng mừng, để rồi thất vọng khi biết đó không phải đất liền mà là ánh điện từ những giàn khoan.

Đến khuya vào lều ngủ lúc đã ngà ngà. Giữa đêm thêm một cơn mưa rào lác đác rớt trên mái lều làm tôi tỉnh giấc. Chờ mưa ngừng hẳn. Vén lều đi ra. Đêm miền quê California không tiếng dế, tiếng ếch nhái. Chỉ khò khè tiếng ngáy từ vài căn lều chung quanh.

Mây đã bay đi để lộ ánh trăng toả một mầu sáng bạc trên mặt hồ lăn tăn sóng. Ngó trăng tôi lẩm nhẩm thơ Nguyễn Chí Thiện:

Xưa Lý Bạch ngửng đầu nhìn trăng sáng
Rồi gục đầu thương nhớ quê hương…

Những con thuyền đỗ bến từ tối hiện lên những bóng đen trên nước. Tôi hít thở khí trời để biết rằng mình đang ở một nơi tự do. Rất tự do.

© 2012 Buivanphu.wordpress.com

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi số báo này lên khuôn, Tổng thống George W. Bush chưa nói chuyện với quốc dân và quốc tế về chiến lược mới của ông tại Iraq. Tuy nhiên, qua những trình bày của Phòng Báo chí
Năm Bính Tuất sắp hết. Năm Đinh Hợi gần tới. Dư luận người Việt trong và ngoài nước xôn xao, vì các lịch mới phát hành vào đầu năm 2007 trong và ngoài nước
Vài giờ, sau khi chiếc trực thăng cuối cùng chở toán quân của Thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến Mỹ Jim Kean, rời nóc bằng của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Miền Nam VN
Song song với hai Công Đoàn Độc Lập vừa thành hình trong nước, Hội Nghị Quốc tế Warszawa về Quyền Lạo Động tại Việt Nam, với sự ra đời của Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam (UBBV)
Năm 2007 đã mở đầu với rất nhiều giao động trên các thị trường thương phẩm quốc tế khi giá thương phẩm suy sụp đồng loạt, từ kim loại, xăng dầu đến cả ngũ cốc. Phải chăng, điều mà nhiều
Ngày 30-12-2006 tại khách sạn Bijhorst Den Haag (The Hague) Hòa Lan, Tổ Chức Quốc Tế Phát Triển Việt Nam đã tổ chức ngày hội thảo thành công rất tốt đẹp, ấm cúng trong tình thương
Dân tộc VN có nền văn hiến lâu đời, luôn tự hào về truyền thống bất khuất của mình, vì vậy qua bao thế hệ đã cố gắng gìn giữ những lễ nghi tập quán tốt dẹp
Hai mươi hai năm trước, mặc dù có sự phản đối của Ân Xá Quốc Tế, sự can thiệp của Cộng đồng Âu Châu, chính phủ Thụy Sĩ và tòa thánh Vatican, ba chiến sĩ dân chủ Trần-Văn-Bá
Xin thưa, không phải là nhân dân mà đó chính là những người đảng viên Cộng sản. Nhân dân ta có câu "Ở trong chăn mới biết chăn có rận", những người cảm tình đảng từ ngày xa xưa
Tình trạng Giai cấp công nhân (GCNN) bị bóc lột thậm tệ không chỉ xảy ra ở các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thực tế cho thấy
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.