Hôm nay,  

Rong Chơi Miệt Quê

21/08/201200:00:00(Xem: 15494)
Hôm rồi các bạn quen lại rủ nhau đi cắm trại. Lần này ở bờ bắc của hồ Camanche, cách San Francisco chừng 2 giờ lái xe vượt qua thị trấn Lodi. Từ hướng biển đi vào, theo các xa lộ 580, 205 rồi vào liên tỉnh lộ 88, 12 đi về hướng đông sẽ đến bờ hồ.

Tôi đi xa lộ 4, rẽ lên 160 về hướng Sacramento trước khi bắt qua 12. Đường hai bên thấp thoáng những cây sồi, có chỗ là hàng khuynh diệp xanh cao. Hồ Camanche nằm trong một làng nhỏ trên vùng đồi mùa này đầy những cỏ khô có tên Ione, nghe xa lạ với dân quen sống ở chốn thị thành.

Bỏ lại sau lưng vùng vịnh, qua vựa cây trái, rau tươi của thung lũng trung phần thì đất lại trở nên sa mạc với cát đá, những ngọn đồi lác đác bóng cây.
buivanphu_20120814_rongchoimietque_h01
Chơi nước xong, lên có chai bia và miếng gà nướng là tuyệt vời. (ảnh Bùi Văn Phú)
Càng xa thành phố thì tâm hồn cũng như tĩnh lại. Khung cảnh đồng quê California với không khí yên bình mà tôi thỉnh thoảng được xem các phóng viên truyền hình giới thiệu qua chương trình ti-vi cuối tuần Back Road Country để đưa nông thôn đến với người dân thành phố. Hôm nay lái xe qua những con đường bên cạnh sông rạch, trước mắt là cánh đồng bắp ngô xanh bát ngát mà cảm nhận được cảnh yên bình của miệt quê.

Có bao giờ bạn nghe đến tên những làng nhỏ như Clements, Victor chưa? Số dân làng Victor chưa đến 300 theo bảng chỉ bên đường. Clements cũng chỉ đông gấp ba làng Victor.

Thành phố lớn nhất trên đường đi là Lodi, dân số trên 60 nghìn. Trước khi qua thị trấn này có những vườn nho. Bên đường thấy dựng bảng sinh hoạt trăng rằm mỗi tháng trong suốt mùa hè. Đọc qua quảng cáo mới biết những đêm trăng sáng chắc có nhiều cư dân ở đây kéo nhau vào vườn nho, uống rượu ngắm trăng. Tôi nhớ đến lời thơ Tagore mời gọi: “Hãy vào vườn tôi chơi đi em…”

Xa chốn thị thành, những đêm rằm ở đây trăng sáng rực chắc đẹp lắm. Đi cắm trại tôi chỉ trông đợi đêm về nhìn ngắm bầu trời.
buivanphu_20120814_rongchoimietque_h02
Chiều tàn trên Lake Camanche. (ảnh Bùi Văn Phú)
Dựng lều xong, đám trẻ rủ nhau xuống tắm ngay. Nước xanh trong và ấm. Những bạn thích phóng thuyền thì lao ra vùng nước rộng xa bờ. Đứa con trai chở tôi, phóng nhanh trên nước, gặp sóng ngang hay thế nào đó khiến thuyền lật. Hai bố con ướt hết cả người. Lên ngồi phơi, uống chai bia, chốc lát khô ngay.

Chiều tối chúng tôi ăn, nhậu với nhau không khác gì ở quê nhà. Vịt lộn với muối tiêu, rau răm; cá tẩm bột chiên. Bia rượu không thiếu. Đám trẻ con, một nửa dân số của nhóm thích sườn bò, gà nướng, hot dog.

Người lớn có mấy chị cũng ngồi chồm hổm nấu nồi bún riêu cua, không thiếu tiá tô, kinh giới, rau muống chẻ và cả mắm tôm. Cứ như đang ngồi thưởng thức hương vị quê nhà ở quán chợ nào đó ở Hà Nội hay Cà Mau, Hậu Giang.

Lai rai nhậu cùng đàn hát bên nhau. Ai thuộc câu hát nào cứ xướng lên cho mọi người góp tiếng hát theo. Không bài bản soạn trước. Hát tới đâu, vui tới đó: Những ngày xưa thân ái, Giã từ vũ khí, Còn một chút gì, Nó và tôi, Tình cha…


Đang vui trời bỗng đổ cơn mưa rào. Chúng tôi vội vàng dọn dẹp ghế vào dưới lều thực phẩm. Hết mưa lại ra ngồi bên bếp sưởi.
buivanphu_20120814_rongchoimietque_h03
Lang thang trên đồi cỏ khô ven hồ. (ảnh Bùi Văn Phú)
Đoàn chúng tôi gồm 30 người, đến từ xa là San Diego, gần là Sacramento, còn lại loanh quanh San Jose, San Francisco nhưng ai cũng mang những món ăn Việt đóng góp. Không hiểu người mình khó Mỹ hoá trong ăn uống hay do bởi mua thực phẩm Việt ở đây dễ dàng nên bao nhiều lần đi picnic, cắm trại tôi thấy không thiếu món ăn Việt, mà không phải món đơn giản, dễ làm như bánh mì kẹp thịt, gỏi cuốn mà là những món ăn tốn công sức để nấu như bún riêu, cà-ri, cháo gà, phở, lẩu.

Tối nay trăng đã già, bị mây phủ nên chỉ toả mờ trên mặt hồ gợn sóng.

Ngồi kể chuyện đời, nghe qua biết được quá khứ của nhau. Người ở Cam Ranh, kẻ Sài Gòn, người gốc Nam, kẻ quê Quảng Ngãi. Qua đây mỗi người một nghề. Có các anh là cựu chiến sĩ hải quân Hoa Kỳ từng tham gia chiến tranh Iraq-Kuwait, có anh còn trong lực lượng trừ bị bộ binh đi trại với bộ quân phục, có người làm điện tử, kế toán, giáo dục. Khác nhau về nhiều mặt, nhưng khi cất lời ca lên, chúng tôi có chung một điểm là yêu thích nhạc Việt, nhất là những bài ca của miền Nam trước năm 1975.

Hết tình ca, nhạc quê hương là những bản du ca quen thuộc: Việt Nam quê hương ngạo nghễ, Việt Nam Việt Nam. Hai bài hát mới của Việt Khang được phổ biến ở hải ngoại gần đây mà trong nhóm cũng có anh đã thuộc, xướng lên cho mọi người hát theo.
buivanphu_20120814_rongchoimietque_h04
Miệt quê yên bình, thanh tịnh. (ảnh Bùi Văn Phú)
Một chị cất giọng: “Gửi về cho anh dăm bao thuốc lá… Gửi về cho em kẹo bánh thơm ngon. Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng…”. Khi bài hát chấm dứt mọi người bùi ngùi công nhận rằng những lời ca do Việt Dzũng sáng tác vào đầu thập niên 1980 đã là dấu ấn cuộc đời người tị nạn Việt Nam và là hoàn cảnh của người thân ở quê nhà vào một giai đoạn lịch sử với nhiều đau thương của đất nước.

Nhìn bên kia hồ ánh đèn leo lắt, một bạn hỏi có gợi nhớ gì không? Căn me. Mua bãi. Câu mực. Tôi nhớ đến những ngày lênh đênh trên biển. Đêm tối đen như mực, bỗng thấy được ánh đèn xa xa mà lòng mừng, để rồi thất vọng khi biết đó không phải đất liền mà là ánh điện từ những giàn khoan.

Đến khuya vào lều ngủ lúc đã ngà ngà. Giữa đêm thêm một cơn mưa rào lác đác rớt trên mái lều làm tôi tỉnh giấc. Chờ mưa ngừng hẳn. Vén lều đi ra. Đêm miền quê California không tiếng dế, tiếng ếch nhái. Chỉ khò khè tiếng ngáy từ vài căn lều chung quanh.

Mây đã bay đi để lộ ánh trăng toả một mầu sáng bạc trên mặt hồ lăn tăn sóng. Ngó trăng tôi lẩm nhẩm thơ Nguyễn Chí Thiện:

Xưa Lý Bạch ngửng đầu nhìn trăng sáng
Rồi gục đầu thương nhớ quê hương…

Những con thuyền đỗ bến từ tối hiện lên những bóng đen trên nước. Tôi hít thở khí trời để biết rằng mình đang ở một nơi tự do. Rất tự do.

© 2012 Buivanphu.wordpress.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu so sánh với nuôi con thì có 2 việc là cho ăn và dạy dỗ. Ăn uống phải đầy đủ và điều độ (không mặn, ngọt, béo v.v…) để cơ thể khỏe mạnh. Giáo dục không gò bó thì trẻ hoặc hư hay cương cường tự lập, trái lại rầy la đánh đập hay nuông chiều thì trẻ sinh ra nhút nhát, kém tự tin hoặc ỷ lại. NHTƯ ví với bàn tay Midas nuôi dưỡng thức ăn (tiền) cho nền kinh tế, trong khi bàn tay hữu hình (hay thô bạo) của nhà nước (gồm Hành Pháp và Quốc Hội ở Mỹ) có quyền hạn thả lỏng hay siết chặc thị trường.
Bắt đầu từ đây thì xu hướng nịnh nọt nở rộ và tràn lan ra khỏi lãnh vực thơ văn, vào đến tận nhà vệ sinh công cộng – theo ghi nhận của nhà báo Bút Bi : Thấy tóc sếp đen thì nịnh: “Anh lo nghĩ nhiều mà giữ được tóc đen vậy thì tài tình quá!”, tóc sếp bạc thì âu lo: “Anh suy tư công việc nhiều quá nên để lại dấu ấn trên mái tóc anh”. Sếp ốm: “Quanh năm suốt tháng lo cho người khác nên anh chẳng nghĩ đến tấm thân gầy guộc của mình”. Sếp mập: “Anh quả là khổ, làm việc nhiều quá đến không có thời gian tập thể dục...”
Mau quá anh nhỉ! Mới đó đã hai mươi chín năm. Không ngờ đi ăn cưới người cháu vợ ở Cali, gặp lại anh ở phố Bolsa sau gần ba mươi năm. Nhớ ngày nào bốn anh em: Ngọc, Nhất, Tâm, Thể, coi như tứ trụ vây quanh người anh đầu đàn, anh Lê Văn.
Sáng 30 tháng 4, khoảng 6 giờ 30, lệnh gọi tất cả sĩ quan và nhân viên chiến hạm đang sửa chữa tại Hải-Quân Công-Xưởng tập họp tại Bộ-Tư-Lệnh Hạm-Đội. Một sĩ quan cao cấp Hải-Quân tuyên bố rã ngũ. Từ Bộ-Tư-Lệnh Hạm-Đội trở lại HQ 402, với tư cách sĩ quan thâm niên hiện diện, Trung-Úy Cao Thế Hùng ra lệnh Thiếu-Úy Ninh – sĩ quan an ninh – bắn vỡ ổ khóa phòng Hạm-Trưởng, lấy tiền trong tủ sắt phát cho nhân viên để họ tùy nghi. Nhân viên ngậm ngùi rời chiến hạm, chỉ còn một hạ sĩ, một hạ sĩ nhất, một hạ sĩ quan tiếp liệu, vì nhà xa không về được.
Vấn đề, chả qua, là cả ba nhân vật thượng dẫn đều không thích cái thói xu nịnh và đã thẳng thắn nói lên những lời trung thực khiến ông Nguyễn Phú Trọng (và cả giới cầm quyền nghịch nhĩ) nên họ đành phải chịu họa – họa trung ngôn – giữa thời buổi nhiễu nhương. Trong một xã hội mà không có nhân cách người ta vẫn sống (thậm chí còn sống béo tốt hơn) thì những người chính trực bị giam trong Viện Tâm Thần … là phải!
Nay chánh phủ các nước nạn nhơn dịch vũ hán như Huê kỳ, Úc, Gia-nã-đại, Cộng hòa Séc, Đan-mạch, Estonie, Do-thái, Nhật-bổn, Lettonie, Lithuanie, Na-Uy, Nam Hàn, Slovènie, và Anh Quốc đã cùng nhau bày tỏ mối quan tâm và nghi ngờ về kết quả nghiên cứu tìm nguồn gốc Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới vừa qua tại Trung Quốc và kêu gọi nên có nhận xét độc lập và hoàn toàn khoa học
Những con người bằng xương bằng thịt đang nằm trong nhà giam là những Nhá báo tự do. Họ đòi Đảng và nhà nước tôn trọng quyền làm người và các quyền tự do căn bản của họ. Do đó, trong báo cáo phổ biến ngày 13/01/2021, ông John Sifton, giám đốc vận động châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đã tố cáo: “Trong suốt năm 2020, ngoài một số nhà bất đồng chính kiến trực ngôn, công an cũng bắt giam nhiều người khác vì đã nói lên chính kiến của mình và thực hành các quyền tự do ngôn luận cơ bản.”
Về địa dư, Ngã ba Ông Tạ là ngã ba đường Phạm Hồng Thái, nối dài Lê Văn Duyệt (nay là Cách mạng Tháng 8) và đường Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai), với tiệm chụp ảnh Á Đông cao sừng sững, một thời là dấu mốc để nhận ra từ xa.
Tài sản của 26 người giàu nhất thế giới hiện ngang bằng 50% phần còn lại của nhân loại . Riêng ở Mỹ vào năm 2017 của cải của 3 nhà giàu nhất nước nhiều hơn 50% dân chúng còn lại . Những tỷ phú như Jeff Bezos hay Mark Zuckerberg quả tình mang đến tiện ích cho hàng tỷ con người qua các dịch vụ trên Amazon và Facebook, nhưng khó lòng giải thích tài sản hàng trăm tỷ của họ 100% là đến từ giá trị tiện ích mà không phải nhờ các công ty này bẻ cong luật pháp và bóp méo thị trường nhằm tránh thuế và giết chết cạnh tranh. Ở Mỹ hay nhiều nước khác ngày nay tuy không bóc lột lao động (mất việc hay không chịu đi làm thì lãnh trợ cấp nhà nước) nhưng vô cùng chênh lệch: nhiều gia đình làm việc quần quật nhưng vẫn sống chật vật với đồng lương thấp trong khi một số khác hưởng lợi to nhờ giá nhà và chứng khoán tăng vọt. Một khi quần chúng phẩn nộ cho là bất công thì mô hình kinh tế phải thay đổi, bởi vì mô hình kinh tế phải phục vụ con người chớ xã hội không thể bị bẻ cong vì lý thuyết kinh tế (tr
Từ trên không trung tiếng của Quỷ Vương Phiền Não cất lên: -Tôi vốn không có hình tướng, không hề hiện hữu trên thế gian này. Thế nhưng do chúng sinh tham-ái mê luyến vào cuộc sống này cho nên tôi mới có mặt. Tôi thống trị thế gian này từ khi có con người. Do đó muốn đoạn trừ phiền não thì phải hiểu tôi là ai.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.