Hôm nay,  

Khi Chữ Sợ Đang Dần Dần Biến Mất

10/07/201200:00:00(Xem: 12319)
Sau gần một năm bị đè nén, phong trào biểu tình đã tái lập thành công trên đường phố Hà Nội và Sài-gòn. Sự kiện hàng trăm người có thể xuống đường trở lại ở Hà Nội và Sài-gòn là một dấu hiệu đáng khích lệ, dù sự thành công này phần nào bao gồm sự "nới lỏng có chủ ý và kiểm soát" của nhà cầm quyền. Với kinh nghiệm cũ và tình hình mới, đợt biểu tình lần hai hứa hẹn nhiều diễn biến khác hơn phong trào xảy ra vào đúng một năm trước.

Chủ quyền đất nước không thể giữ được bằng sự lên án suông, hay các hình thức phản đối mang tính biểu trưng. Lịch sử thế giới, và ở cả nước ta, chứng minh rằng: Lãnh thổ quốc gia chỉ được bảo vệ thành công khi có quyết tâm của cả dân tộc, kể cả những hy sinh bằng xương máu khi cần thiết. Trong bối cảnh chính trị phức tạp hiện nay, chủ trương dùng vũ lực để đấu tranh bảo toàn chủ quyền nước nhà, hay để dân chủ hoá đất nước, có thể không phù hợp. Tuy nhiên, giới hạn đó không bắt buộc nhân dân Việt Nam phải tự bó mình trong các hình thức đấu tranh bị động, khi chính đảng cầm quyền cũng đang tự bó mình trong thế bị động đầy mâu thuẫn. Đấu tranh là phải có sức mạnh, và phải ở thế chủ động!

Chống xâm lăng là việc quốc sự và cần có sự lãnh đạo sáng suốt của chính quyền. Nhưng công cuộc chống xâm lăng có hiệu quả hay không là tuỳ thuộc vào quyết tâm của đa số nhân dân. Nhà nước CSVN sẽ không thể thuyết phục được công luận khi chính họ không thể hiện được một thái độ dứt khoát đối với Trung Cộng; và cứ tiếp tục bắt bớ, ngăn trở những công dân yêu nước bày tỏ nguyện vọng chính đáng của mình. Thái độ lưng chừng của nhà cầm quyền biểu hiện điểm yếu của những người lãnh đạo Việt Nam, và vì vậy không tạo được sự kiêng nễ của Trung Cộng. Tình trạng đó, cộng hưởng với nhu cầu "bảo hộ chính trị" một cách lộ liễu của đảng CSVN trong bối cảnh phong trào dân chủ hoá đang bùng dậy dưới nhiều hình thức... dẫn đến trình trạng nhà cầm quyền Trung Cộng xem thường những lời phản đối mang tính hình thức của nhà nước CHXHCNVN.

Sức mạnh lớn nhất để ngăn chận sự bành trướng của Trung Cộng trên đất liền và biển Đông của Việt Nam là một quyết tâm to lớn và sắt đá của cả chính phủ và nhân dân Việt Nam. Trung Cộng có thể bắt chẹt đảng CSVN nhưng không thể trấn áp cả dân tộc Việt Nam. Có thể nói, chính quyền nào biết dụng sức dân để bảo vệ đất nước, thì chủ quyền nước đó mới có thể được bảo vệ đúng nghĩa và đúng mức.

Đối với phía quốc tế, Việt Nam đã bắt đầu có được một số yếu tố thuận lợi đáng chú ý, đặc biệt là khi Hoa Kỳ công khai khẳng định chiến lược ở vùng Đông Nam Á. Nếu nhà nước CSVN sáng suốt và khôn ngoan đúng mức thì sẽ có thể vận dụng những yếu tố cộng hưởng này một cách hiệu quả cho công cuộc bảo toàn lãnh hải Việt Nam. Tất nhiên Hoa Kỳ sẽ không đánh nhau với Trung Cộng để bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt Nam, song Việt Nam có thể vận dụng nhu cầu phát triển chiến lược của Hoa Kỳ ở khu vực biển Đông để tạo thế tương quan quyền lợi như là một ràng buộc mặc nhiên. Phi Luật Tân có thái độ cứng rắn, rõ ràng đối với Trung Cộng về vấn đề chủ quyền lãnh hải được là nhờ chính phủ này không bị lệ thuộc vào Trung Cộng. Chính sách của họ được Hoa Kỳ ủng hộ cũng là nhờ vậy. Yếu tố quan trọng này đáng để cho nhà cầm quyền và nhân dân Việt Nam học hỏi. Vận động thế quốc tế là vô cùng cần thiết song cũng cần phải cảnh giác: Không vận dụng được Hoa Kỳ trong thế trận biển Đông là điều dỡ, song ỷ lại vào sự bảo vệ tuyệt đối nào đó của Hoa Kỳ sẽ là một hy vọng hoang tưởng, ngây thơ.


Đấu tranh bất bạo động để bảo vệ chủ quyền quốc gia hay nhằm dân chủ hoá đất nước cũng đều cần có số đông to lớn, đầy nhiệt huyết và ý chí. Do vậy, dù vài trăm người biểu tình ôn hoà không thể ngăn cản được tình trạng Trung Cộng xâm lấn thô bạo chủ quyền Việt Nam trên biển Đông song quyết tâm của những người yêu nước là chất xúc tác cần thiết trong tiến trình giải quyết những vấn nạn lớn của đất nước. Khi nhà cầm quyền ra sức ngăn trở, giới hạn và thậm chí là bắt bớ, giam cầm những người tham dự biểu tình ôn hoà... thì chính sự kiện đó chứng minh rằng chế độ thừa biết là hiện có một số đông rất lớn khác đang sẵn sàng tham gia tranh đấu. Trong số đó, thành viên các tổ chức đấu tranh đã, đang và sẽ tiếp tục thúc đẩy, yểm trợ cho phong trào. Đó là bổn phận công dân đồng thời cũng là trách nhiệm đoàn thể. Khi thực tế chứng minh được rằng hiện có một tiềm lực hùng hậu sẵn sàng dấn thân đấu tranh chống xâm lăng, độc tài và bất công, thì vấn đề chỉ còn là thời gian và điều kiện để có một hoàn cảnh xúc tác thuận lợi.

Lịch sử Việt Nam từng ghi lại rằng nhân dân Việt Nam đã đứng lên chống lại làn sóng xâm lấn từ phương Bắc nhiều lần, và đều thành công. Đế quốc to lớn này có thể áp chế được nước ta trong một thời gian nào đó, nhưng đều không khuất phục được ý chí vùng dậy đòi độc lập của dân tộc Việt. Hiện nay, đảng Cộng sản Trung Hoa có thể lạm dụng ưu thế đối với đảng CSVN song rõ ràng là họ không đè bẹp được ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia của người Việt Nam. Do vậy, chắc chắn là thế giới sẽ tiếp tục chứng kiến tiến trình đấu tranh vì độc lập, chủ quyền và dân chủ, tự do của người Việt Nam.

Nhà cầm quyền đang lùi và phong trào đấu tranh đang từng bước tiến tới. Nhà cầm quyền có thể bắt vài chục người nhưng không thể bắt hàng trăm, hàng ngàn người yêu nước cùng một lúc. Chế độc độc tài có thể ngăn chận vài trăm người biểu tình song sẽ không dám trấn áp hàng ngàn, hàng chục ngàn người xuống đường cùng lúc. Thực tế cho thấy nhà cầm quyền CSVN đang rất lúng túng và mất tự tin. Họ thừa hiểu việc những người yêu nước phản đối Trung Cộng xâm lấn là đúng. Cho nên, mọi hành động ngăn chận, kể cả bắt bớ... đều chỉ ở hình thức cảnh cáo, tạm giam ngắn hạn...

Khi mọi giới, mọi thế hệ đều hăng hái xuống đường và công khai khôi hài hoá những cuộc tra hỏi, bắt bớ, tạm giam... thì chữ SỢ trong người dân đang dần dần biến mất. Một khi người dân không còn SỢ, hàng hàng lớp lớp người yêu nước chống nô lệ, độc tài, tham ô và bất công sẽ đứng dậy. Khi nhà cầm quyền tiếp tục làm những điều nghịch lý, bất nhân khiến nhiều người phẩn uất đến độ "nổi điên" lên, dám bất chấp hiểm nguy, hậu quả... thì ngày đó Việt Nam có thể cũng sẽ diễn biến như Bắc Phi, Trung Đông!

Lê Nguyên Bình (ĐVDVN)
www.vidan.info

Ý kiến bạn đọc
10/07/201215:28:29
Khách
Lời tuyên Bố Của Tuổi Trẻ Yêu Nước Việt nam Với Chế độ :
Trịnh Kim Tiến : " Không cho biểu tình ngoài đường thì tôi biểu tình ở nhà. Biểu tình để làm gì? Có rất nhiều người có thể thấy hành động biểu tình một mình tại nhà của tôi là kỳ cục nhưng tôi cho rằng biểu tình là một hành động khẳng định rõ rệt nhất quyền hợp pháp của một công dân. Biểu tình chống Trung Quốc là sự khẳng định chủ quyền của dân tộc. Vì vậy đối với tôi, cho dù biểu tình ở đâu, nhiều hay ít người không hề quan trọng mà điều quan trọng là mỗi người chúng ta đều có thể nói, có thể bày tỏ được thái độ, tâm tư tình cảm của mình vào trong đó. Bất cứ nơi nào trên đất nước này, chúng ta đều có thể đưa ra một thông điệp của bản thân với quê hương đất nước, nơi chôn rau cắt rốn, mình sinh ra và lớn lên.

Có gì mà khó khăn, có gì mà ngại ngùng khi anh nói anh yêu Nước, khi anh nói anh căm thù lũ cướp Nước của anh? Anh có bức xúc thì anh phải giải tỏa, tại sao anh phải chịu dồn nén, câm nín? Có thể người ta bảo tôi khùng, nhưng khùng mà tôi còn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn những kẻ tự cho mình là thông minh, tỉnh táo. Tại vì tôi dám yêu và dám nói, dù là một mình, dù trong nhà hay ngoài đường phố.

Tôi cảm nhận rằng mỗi cuộc biểu tình, mỗi người biểu tình chống Trung Quốc đều là một phát tát, tát mạnh vào mặt bọn bành trướng xâm lược Bắc Kinh. Dù cho đến khi đất nước này chỉ còn một người biểu tình, chỉ còn một người khẳng định Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam thì nó sẽ không bao giờ là Tam Sa của Trung Quốc hết. Vì Hoàng-Trường Sa là của chúng tôi, và chúng tôi phải nói rõ với điều ấy cho cả thế giới này biết và nhất là lũ khát máu tham lam Trung Cộng !
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tới cuối thế kỷ, cũng từ Hải Phòng, Việt Nam lại phát động một phong trào Đông Du khác, ngó bộ rầm rộ và khí thế hơn nhiều. Đợt này thì Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia (Hà Nội) chưa kịp cập nhật, tôi cũng chỉ biết được (phần nào) là nhờ nghe qua nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Ông kể lại mẩu chuyện nhỏ của một vị bác sĩ, một ông công nhân và một chàng thủy thủ – cả ba đều là nhân viên thuộc công ty Liên Hợp Hải Sản Biển Đông – và chuyến Đông Du ngắn ngủi của họ (vào năm 1990) khi Nhà Nước Việt Nam vừa quyết định mở cửa ra với thế giới bên ngoài
Việt Nam cãi lý rằng “quyền con người không thể cao hơn chủ quyền”, nhưng lợi dụng “chủ quyền” để đàn áp dân chủ và xây dựng chế độ độc tài một đảng cầm quyền là chống lại quyền làm người của công dân...
Chuyện gì phải xảy ra, đã xảy ra. Hôm thứ Tư 23/8 vừa qua, chiếc phi cơ phản lực chở Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu công ty quân sự tư nhân Wagner, cùng bộ chỉ huy của ông ta đang trên đường từ Moskva đi St. Petersburg (nơi đặt đại bản doanh của Wagner) phát nổ trên không trung, và tất cả mọi người trên phi cơ, kể cả phi hành đoàn, đều tử nạn...
Trong phần lời tựa của cuốn Bố Già, bản Việt ngữ, dịch giả Ngọc Thứ Lang còn cho biết thêm đôi điều lý thú khác nữa: “Nhiều tư liệu gần đây về Mafia và ‘The Godfather’ cho chúng ta biết rằng nhân vật ‘Bố Già’ ngoài đời chính là Don Vito Cascio Ferro, một trong những thủ lĩnh quan trọng đầu tiên của giới Mafia Ý di cư sang Mỹ. Nhưng đối với bạn bè, thân quyến, ‘Bố Già’ gần như là một đấng toàn năng có thể cứu họ thoát khỏi những thế kẹt và nỗi oan ức mà ngay cả luật pháp cũng chẳng gỡ được. Ông đúng là ‘Mafia’ theo cái nghĩa nguyên thủy của nó thuở ban đầu hình thành, nơi ẩn náu.”
Sau 11 năm chống Tham nhũng, Tiêu cực (2012-2023), tình trạng suy thoái tư tưởng và đạo đức lối sống trong cán bộ đảng viên, nguyên nhân đẻ ra tham nhũng, vẫn nghiêm trọng, lan rộng và tinh vi trong mọi lĩnh vực...
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với ông Lê Nguyễn, nhà báo, nhà nghiên cứu lịch Sử độc lập, cựu Phụ tá Tỉnh trưởng đặc trách Phát triển Kinh tế dưới thời VNCH, hiện đang cư ngụ tại Sài Gòn...
Trong lá thư xuất hiện trên mạng thông tin xã hội của cựu tổng thống Barrack Obama, ngày 17 tháng 7 năm 2023. Ông viết: “Ngày nay, một số cuốn sách đã định hình cuộc đời tôi—và cuộc đời của rất nhiều người khác—đang bị thách thức bởi những người không đồng ý với những ý tưởng hoặc quan điểm nhất định. “Không phải ngẫu nhiên mà những ‘cuốn sách bị cấm’ này thường được viết bởi hoặc có hình ảnh của người da màu, người bản địa và các thành viên của cộng đồng LGBTQ+…” (Trích một đoạn.) (*) Chuyện cấm một số sách mỗi năm không được tuyển vào thư viện, không được đưa vào trường học, đã có một lịch sử khá dài ở Hoa Kỳ. Người Việt cũng có kinh nghiệm về sách bị cấm sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi đảng cộng Sản miền bắc cai quản miền nam. Dĩ nhiên hai lệnh cấm sách này có nhiều yếu tố và quan điểm khác nhau giữa thể chế tự do và độc tài. Tuy nhiên chúng giống nhau ở một số điểm:
Phỏng vấn chuyên đề: “Chính sách đàn áp tôn giáo xuyên suốt bao nhiêu năm của nhà nước cộng sản Việt Nam” -- Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Đạo Huynh Lê Quang Hiển, Phó Hội trưởng thường trực kiêm Chánh thư ký Ban trị sự trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo thuần túy, Thư ký Hội đồng Liên tôn, hiện cư trú tại Sài Gòn...
Hội đồng Lý luận Trung ương và Ban Tuyên giáo đảng CSVN biết rõ cán bộ, đảng viên, sinh viện và học sinh chán học Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đướng lối Đảng như thế nào nhưng vẫn cứ “cố đấm ăn xôi” để lãng phí thời giờ và tiền bạc...
Cụm từ ‘quyền ân xá của tổng thống’ một lần nữa xuất hiện trên các trang tin tức khi cựu tổng thống Donald Trump – và là ứng cử viên tổng thống của GOP năm 2024 – đang ‘dây dưa’ với bản cáo trạng liên bang thứ ba cáo buộc ông can thiệp bầu cử, và bản cáo trạng thứ tư vừa được đưa ra tối nay ngày 14 tháng 8 liên quan đến âm mưu can thiệp bầu cử tổng thống ở tiểu bang Georgia. Đây là lần thứ tư vị cựu tổng thống bị truy tố hình sự, và là lần thứ nhì bị truy tố liên quan đến âm mưu lật ngược kết quả bầu cử tổng thống 2020 mà ông chính thức thua Joe Biden. Sau hơn hai năm điều tra, đại bồi thẩm đoàn Fulton County đưa ra bản cáo trạng, sau cú điện thoại mà ông Trump, lúc đó còn là tổng thống, gọi cho ông Brad Raffensperger, bộ trưởng Hành Chánh tiểu bang, người phụ trách bầu cử ở Georgia, vào ngày 2 Tháng Giêng, 2021, ông Trump nói ông Raffensperger giúp “kiếm 11,780 lá phiếu” cần thiết để ông thắng ông Biden sau khi ông thua phiếu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.