Hôm nay,  

Làm Việc Tự Nguyện

05/07/201200:00:00(Xem: 11646)
Bạn có biết, vị nguyên thủ đáng kính của Hoa Kỳ Ronald Reagan đã có nhận xét: “Tinh thần làm việc tự nguyện luân lưu như một dòng sông sâu mạnh mênh mông qua dòng lịch sử của đất nước ”.

Theo cơ quan Corporation for National and Community Service, năm 2010 có tới 62.8 triệu người làm việc tự nguyện trong 8.1 tỷ giờ để đóng góp cho sự phồn thịnh kinh tế xã hội cho biết bao nhiêu cộng đồng trên nước Mỹ.

Lịch sử tinh thần tự nguyện tại Hoa Kỳ rất phong phú, đa dạng. Với dân chúng, bao lâu mà mọi người để ý tới sự giúp đỡ và nâng cao đời sống con người là có tự nguyện.

Tự nguyện bắt đầu từ khi những di dân đầu tiên đặt chân lên miền đất lạ, khi mà những khó khăn định cư ban đầu cần sự tiếp tay tương trợ cho nhau. Và đặc biệt vào thời điểm đó, phụ nữ là giới đứng ra làm công việc này để chăm sóc người đau ốm, khích lệ người nản trí, cải thiện đời sống.

Rồi các tổ chức tự nguyện dần dần thành hình.

Năm 1736, Benjamin Franklin lập nhóm tự nguyện chữa lửa đầu tiên và hiện nay tổ chức này hiện diện tại mỗi địa phương. Young Man Charity Association ra đời năm 1800, American Red Cross năm 1881.

Thập niên 1960, tự nguyện hướng vào việc loại nghèo khó, bất công, bạo lực không những ở Hoa Kỳ mà còn ở trên thế giới.

Đầu thế kỷ 21, tự nguyện Hoa Kỳ hướng vào đời sống có khoảng xanh, vào sự an toàn của xúc vật cũng như sự bình quyền cho mọi chủng tộc bất kể nam nữ và khuynh hướng tính dục.

Tự nguyện cũng đi vào đời sống học đường. Nhiều trường đòi hỏi học sinh phải có 40 giờ làm việc tự nguyện trước khi tốt nghiệp. Để khuyến khích tinh thần tự nguyện khi ra đời.

Nguyên Tổng thống Bill Clinton nhấn mạnh tới sự quan trọng của tự nguyện. Theo ông, mặc dù chính quyền có vai trò quan trọng thỏa mãn nhu cầu dân chúng nhưng không một tổ chức đơn độc nào thành công nếu không có sự tự nguyện của mọi người.

Và hầu hết ngững người làm việc tự nguyện với bất cứ lý do nào đều như bị ám ảnh gắn bó với việc làm đó.

Thành viên AmeriCorps, một tổ chức tự nguyện Hoa Kỳ, có lời tâm niệm là sẽ làm mọi việc để dân chúng an toàn, sáng suốt, khỏe mạnh hơn và mang mọi người ngồi lại với nhau cho cộng đồng vững mạnh.

Trước sự lãnh đạm , họ sẽ hành động.
Trước sự bất đồng, sẽ tạo hòa giải.
Với nghịch cảnh , họ bền gan cố gắng.
Còn cộng đồng mình thì sao nhỉ?!.


Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đầu năm 70, bạn đồng minh Huê kỳ quyết định bỏ rơi VNCH, không thực hiện cam kết rút quân, Việt-nam hóa chiến tranh, mặc nhiên giao Miền nam cho Hà nội. Ngày 30/04/75, quân Bắt Việt tiến vào Sài gòn, ngỡ ngàng. Dân chúng hoảng loạn bỏ chạy. Nhưng 14 năm sau thất bại nhục nhã ở Việt nam, bức tường Bá-linh bổng sụp đổ, kéo theo cộng sản Liên xô xuống hố, giúp Huê kỳ kết thúc cuộc chiến tranh lạnh làm kẻ chiến thắng.
Người Mỹ nói “Nothing is certain but tax and death” (Không ai tránh khỏi thuế và chết). Thuế mang ý nghĩa đặc biệt vì lịch sử nước Mỹ được thành hình từ ngày dân chúng thuộc địa nổi loạn chống nhà nước bảo hộ Anh Hoàng với khẩu hiệu bất hủ “Taxation without representation is tyranny” (Bị đánh thuế mà không được có đại biểu là bạo quyền.) Cho nên mỗi kỳ bầu cử đều tranh luận gay gắt về thuế má – nhưng không chỉ là cải cọ vô bổ vì khi thành luật sẽ theo đó móc từ túi tiền của mỗi người dân nhiều hay ít.
Đảng cộng sản VN cũng “khởi nghiệp” với những tuyên ngôn và khẩu hiệu nghe (tử tế) tương tự. Họ hô hào chống lại áp bức, bất công, kỳ thị … Nhờ vậy, họ vận động được quần chúng - kể cả những thành phần thiểu số, “ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng” - nổi dậy “giành lấy chính quyền về tay nhân dân.” Chả phải vô cớ mà Cách Mạng Tháng Tám vẫn được mệnh danh là “Cuộc Khởi Nghĩa Của Những Người Tay Không.” Chỉ có điều đáng phàn nàn là sau khi “những người tay không” nắm được quyền bính trong tay thì họ (tức khắc) hành xử như một đám côn đồ, đối với tất cả mọi thành phần dân tộc
Người lính Mỹ, trong nhân dáng hiên ngang, với những bước chân chắc nịch, đôi mắt nhìn thẳng và kỹ thuật tác chiến tuyệt vời. Nhưng người lính Mỹ cũng có trái tim biết rung động, biết nhớ thương, biết đau khổ như bạn và tôi. Xin đừng “thần thánh hóa” hoặc đòi hỏi những điều mà người lính Mỹ không thể thực hiện được; vì người lính Mỹ còn phải chu toàn bổ phận đối với người hôn phối, gia đình và người thân. Xin hãy nghĩ đến những trái tim tan vỡ trong mỗi gia đình, khi một người lính Mỹ gục ngã!
Như vậy, tuy không công khai, nhưng Bà Harris có quan tâm đến nhân quyền, các quyền tự do và vai trò của các tổ chức Xã hội Dân sự ở Việt Nam, một việc mà đảng và nhà nước CSVN luôn luôn chống đối và đàn áp. Tuy nhiên, tất cả báo Việt Nam, kể cả những báo “ôn hòa” như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động và Người Lao Động đều không đăng lời tuyên bố chống Trung Hoa của Bà Phó Tổng thống Harris.
Sau hơn một năm vất vả phòng chống Covid và kể từ khi có thuốc tiêm ngừa, nước Mỹ đang trở lại bình thường trong những điều kiện mới. Việc đeo khẩu trang và giãn cách xã hội sẽ trở thành những nét sinh hoạt trong đời sống. Bắt buộc cũng có mà tự nguyện cũng có. Từ mùa xuân năm nay nhiều tiểu bang đã bỏ những giới hạn sinh hoạt vì Covid. Riêng California, nơi có nhiều hạn chế gắt gao nhất trong công tác phòng chống, giới hạn được bỏ từ ngày 15/6 vừa qua.
Dan Rather là nhà bình luận kỳ cựu trên hệ thống CBS và là một ký giả tên tuổi của làng truyền thông Hoa Kỳ trong nhiều thập niên. Cùng với Peter Jennings của ABC và Tom Brokaw của NBC, ông thuộc về nhóm "Big Three" đầy ảnh hưởng này của nước Mỹ. Ở tuổi 89 hiện nay, ông vẫn tiếp tục dự phần vào các hoạt động truyền thông một cách thông tuệ, luôn gởi ra những thông điệp đáng suy nghĩ và lan truyền cảm hứng đến hàng triệu khán-thính-độc giả đang luôn theo dõi các bài viết, những cuộc nói chuyện cùng các cuộc phỏng vấn, trò chuyện của ông với một vài nhân vật nổi tiếng.
Trong chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Hoa Kỳ, Việt Nam là môt cưc tuy nhỏ nhưng quan trong trọng cô gắng tạo thế đa phương quyền lực (multipolarity) để phá thế đơn cưc (unipolarity) mà Trung Quốc muốn thực hiện đặt khu vực này dưới “luật chơi của Trung Quốc.” Cả đại sứ chỉ định của Hoa Kỳ Marc Evans Knapper, Bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd J. Austin, và có lẽ Phó Tổng Thống Kamala Harris, cũng đề cập đến triển vọng nâng tầm quan hệ Việt-Mỹ từ mức “đối tác toàn diện” lên mức “đối tác chiến lược.”
Đặc biệt, Singapore và Việt Nam có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Hoa Kỳ. Singapore là một trung tâm tài chính khu vực, nơi đặt trụ sở châu Á của các doanh nghiệp của Hoa Kỳ bao gồm Microsoft và Google. Việt Nam đang trở nên chủ yếu hơn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm cả chuỗi cung ứng chất bán dẫn, khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Xem lại “nguyên tắc thứ ba” của chúng ta, thấy ngay một cái định nghĩa bảnh hơn nhiều: “Di động là liên tục tiến về vùng chân không hoặc có áp lực thấp hơn áp lực hiện tại đang bao quanh mình”. Rõ ràng, đầy đủ, hàm chứa tất cả những yếu tố vật lý gây ra chuyển động. Vậy thì, khỏi cần trông cậy vào ai. Trong vườn chiều nay, ta vừa nhâm nhi cà phê vừa làm một vài thí nghiệm giản dị, dễ như trò chơi con trẻ, để khám phá thêm một huyền bí của đất trời.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.