Hôm nay,  

Tiến Trình Dân Chủ Không Thể Đảo Ngược

03/07/201200:00:00(Xem: 12053)
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ California về Việt Nam, Trần Nhơn, Tiến Sĩ, nguyên Thứ Trưởng Bộ Thủy Lợi Cộng Sản, nhận rằng “việc Dân Chủ hóa Việt Nam là một tiến trình không thể đảo ngược, tuy chậm, nhưng từng bước, từng bước sẽ có một ngày dân Việt được hưởng một nền Dân Chủ thực sự”. Trần Nhơn cũng đọc một bài thơ do chính mình sáng tác, trong đó có những câu khẳng định là chế độ Cộng Sản đã tạo ra những con người vô cảm, mất lương tri, chỉ biết quyền lợi cá nhân và đang tâm trù dập đồng bào mình:

Mô hình đảng trị Tháng Mười,
Lò đúc rô bốt, lớp người vô lương
Giả vờ kiên định lập trường,
Cúi luồn, nịnh bợ tìm đường "tiến thân".

Tất cả những danh từ phù phiếm, hão huyền, phô trương như Ủy Ban Nhân Dân, Tòa Án Nhân Dân, Thư Viện Nhân Dân, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa… đều chỉ là những tấm bình phong che những cái bộ mặt hung thần, ác sát thao túng đời sống nhân dân còn tệ gấp ngàn lần hơn thời Thực Dân Pháp trước đây. Bởi Thực Dân Pháp là bọn ngoại bang, xâm lăng, chuyên cướp nước người ta trên khắp thế giới, không có cùng máu đỏ da vàng, không có cùng lịch sử ngàn năm với chúng ta, nên cho dù họ có ra tay giêt hại những người yêu nước của dân tộc chúng ta, có hành hạ, bóc lột dân Việt, lịch sử cũng phê phán họ một cách khách quan. Còn đối với nhóm Cộng Sản Việt Nam, đã cùng chia xẻ chung một Tổ quốc, cùng thuộc lòng tiểu sử các danh nhân, danh tướng Việt Nam, cùng hãnh diện với các triều đại chống xâm lăng ngàn năm trước, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, và Quang Trung Nguyễn Huệ, nay lại ra tay tàn sát đồng bào ruột thịt của mình, thì tội nghiệt còn nặng hơn khủng khiếp. Trần Nhơn viết:

Vẫn còn đảng trị kim cô,
Âu, Mỹ trăng khuyết, Nga Xô trăng tròn!
Tô hồng vỏ bọc công nông,
Nuôi tư bản đỏ, vặt lông dân nghèo.
Luồn lách ăn theo, nói leo,
Đánh mất mình mới được trèo ghế cao.
Ghế cao số hóa đã lâu,
Phần mềm lây nhiễm mọt sâu quan trường.

Thực tế qua 35 năm toàn trị một đất nước không chiến tranh, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã hiện nguyên hình là một nhóm nói láo “vô tiền, khoáng hậu”, chưa bao giờ có và sẽ không bao giờ có lần thứ hai. Họ chỉ lợi dụng tình yêu nước của dân chúng mà tô nên những cảnh Thiên Đường bánh vẽ, thúc giục và áp buộc nhân dân nổi dậy, chống chế độ “Tư Bản”, nhằm cướp đoạt quyền bính vào tay mình, rồi lại chính mình, tạo thành một lớp “Tư Bản đỏ” mới ác liệt hơn, chuyên “vặt lông dân nghèo”. Từ đó, tha hồ tự tung tự tác, muốn bắn, muốn giết ai, cũng không có một thế lực nào cản nổi, cho dầu tiếng nói lương tâm của cả thế giới cùng cất lên một lượt. Điều đáng nói là đảng Cộng Sản đã gắn “kim cô” vào từng đầu người dân Việt, bắt phải nhái lại những điều vô lý, ngu xuẩn mà đảng đã dậy: “Tại Âu, Mỹ thì trăng luôn luôn khuyết, chỉ có ở Liên Xô, trăng mới tròn.” Những điều cực kỳ vô lý này, theo Trần Nhơn, nhân dân đã thông hiểu từ lâu nhưng bất lực vì hệ thống trên liềm, dưới búa:

Gọng kìm chuyên chế nhân dân,
Tháng Mười toàn trị vỡ tan lâu rồi.

Tuy nhiên, Trần Nhơn tin rằng sẽ có một ngày mà toàn dân nổi dậy, đốt cháy tiêu cái bảng hiệu Cộng Sản, cũng như ngày trước, bức tường Bá Linh sụp đổ bất ngờ, và nhân dân Việt Nam lại sống những ngày an bình trong một không khí dân chủ:

Đảng trị tranh bá, xưng vương
Sụp đổ thảm hại theo tường Béc lanh.
Toàn trị đổi mới vòng quanh,
Sao qua mặt nổi nhân dân anh hùng?
Cùng tất biến, biến tất thông,
Đảng viên đứng dậy, cộng đồng ra tay.
Băng nhóm cao chạy xa bay,
Bạo quyền tự vỡ, hiền tài thăng hoa.
Dập dồn tín hiệu bão xa:
Độc đảng toàn trị đến ngày cáo chung.
Việt Nam rạng rỡ trường tồn,
Tiến cung thời đại mùa xuân vĩnh hằng.

Những điều mà Trân Nhơn viết cũng là những ao ước của người dân Việt. Dĩ nhiên, bài thơ này không phải là quan điểm chung của những lãnh đạo Cộng Sản đang tìm đường về với Dân Tộc, Hiện nay, tình hình chính trị nói chung, vẫn là một chuyển động ầm ĩ của biển xẩy ra dưới những lớp băng hà đầy đá nhọn. Các cuộc đấu đá nội bộ vẫn âm thầm diễn ra, hạ bệ người này, thăng cấp người kia, dưới sự chỉ đạo của Bắc Kinh như những thập niên 50, Trung Cộng điều khiển Bộ Chính Trị và Võ Nguyên Giáp trong tất cả các trận chiến với Thực Dân Pháp (Đọc Vi Quốc Thanh, Nhà Xuất Bản Lịch Sử Đảng, 2002, chuyển dịch Dương Danh Dy). Nguyễn Tấn Dũng, sau khi đi triều cống Bắc Kinh về, đột ngột cách chức 5 vị tướng công thần bảo vệ Thủ Đô, mà không nêu lý do. Người dân trong nước đều hiểu là 5 ông tướng kia có tinh thần chống Trung Cộng mạnh mẽ, cho nên Bắc Kinh đã ra lệnh triệt tiêu để trừ hậu hoạn. Sau vụ PMU 18 nổi lên dữ dội, không bịt miệng nổi, một số lãnh đạo Công An ra tay điều tra và đi đến kết luận là phải sa thải một vài tên “tham quan” để trấn an dân chúng. Nhưng, có lẽ những điều tra viên này, không có gốc sâu, rễ xa, nên tiếp theo những bản án tưởng là xứng đáng cho các quan tham, thì chính các điều tra viên lại trở thành những con dê tế thần cho các cuộc tranh chấp nội bộ. Một Thiếu Tướng Công An, người từng là điều tra viên vụ án lại bị cất chức, vài cấp tá bị tù. Họ ngơ ngác đứng sau khung cửa sắt của nhà tù nhìn những tên cướp ngày mà mới tháng trước đó, họ đã tuyên án về tội danh “tham nhũng, hối lộ, lũng đoạn quyền thế”, bây giờ thênh thang ra tù, tiến đến những vị trí cao hơn, thoải mái hơn trước khi bị án tù tham nhũng, hối lộ! Riêng các nhà báo có công tung ra quả bóng tham nhũng thì đau đớn nhận các bản án cực kỳ bất công cho những người dám đem lương tâm viết thành bài báo chống tham nhũng.


Điều mà những nhà trí thức Việt Nam đều hiểu là những nhà báo có lương tâm, và ngay cả các quan chức Công An điều tra viên nói trên, tuy có cấp bậc, có tên tuổi, nhưng không có quan hệ sâu sắc với Bộ Chính Trị, nơi thể hiện quyền uy vô hạn và tuyệt đối, hoặc ít nhất cũng phải có “chân rết” trong Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nếu có một hệ thống liên hệ rải rác trong Ban Chấp Hành Trung Ương, thì cho dù có chống lại Đảng một cách mãnh liệt, cũng không hề hấn chi. Lý do duy nhất là Đảng luôn muốn giữ một bộ mặt đoàn kết để cho các đảng viên cấp dưới khỏi nổi loạn. Vì thế, khi có những lời chống đối căng thẳng, Trung Ương Đảng chỉ áp dụng “ván bài lờ”, nghĩa là tỉnh bơ, không trả lời và cũng không hành động gì. Như việc 6 vị Tướng Lãnh và một số Đảng Viên có trên 50 tuổi đảng, mới đây gửi thư phê phán Bộ Chính Trị về việc bán nước cho Trung Cộng, mà Đảng làm thinh. Để trả lời cho Võ Nguyên Giáp về những lá thư yêu cầu xét lại việc Bô xít Tây Nguyên, Đảng cũng làm thinh, chỉ cho Nguyễn Tấn Dũng đến chúc mừng sinh nhật Võ Nguyên Giáp theo thông lệ, mà không trả lời một câu nào về những câu hỏi của Lão Đại Tướng Công Thần này. Do đó, mà Cù Huy Hà Vũ, con của môt công thần của chế độ, mới yên thân mặc dù anh đã viết những lá thư rất mạnh, lên án Đảng phản bội Tổ quốc nếu không chịu đúc tượng và ghi công Liệt Sĩ cho các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh khi bảo vệ Hoàng Sa. Nếu là người khác, chắc đã bị còng tay cùm chân trong khám tối rồi. Anh chỉ bị Chủ Tịch phường đem quân tới phá nhà, đập vỡ tường sau, theo lệnh của Nguyễn Tấn Dũng để dằn mặt, nhưng ngay sau khi anh hô hoán lên với Bộ Chính Trị, thì lập tức, Nguyễn Tấn Dũng lại lật đật ra lệnh cho Chủ Tịch phường đem vật liệu đến sửa chữa và xin lỗi ngay. Kỹ sư Nguyễn Trung Lĩnh, một người đang hô hào lập đảng đối lập và có nhiều hoạt động chống đối Đảng độc tài này một cách dữ dội, cho biết: “Nhiều người cho là tôi Dân Chủ cuội, khi thấy tôi không bị bắt bớ gì. Họ không hiểu là tôi cũng có thế lực chứ! Tôi cũng có những người bảo trợ cấp cao. Đụng đến tôi là không dễ đâu!”

Trong những lần nôn nóng chờ đợi ngày Đại Hội Đảng để sắp xếp nhân sự lại, thường thì người dân Việt âm thầm suy đoán xem những bộ mặt nào sẽ thay thế, và họ thường đoán trúng, vì chỉ cần nhìn vào khuôn mặt nào có nhiều triệu đô la hơn, “tài sản to đùng” hơn, thường bay sang Bắc Kinh hơn, nhất định sẽ nắm những vai trò sinh sát sau này. Thường lệ, một chủ tịch Tỉnh lớn, phải chi vài triệu đô la trở lên. Chủ Tịch Thành Phố, nếu không có chục triệu đô la, thì phải là con cưng của Bắc Kinh. Người ta đồn đoán, về vai trò Thủ Tướng, nếu không có gì thay đổi lớn, Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Quốc Phòng, một nhân vật được Bắc Kinh quan tâm đặc biệt, người đã dám thay mặt Bộ Trưởng Quốc Phòng để lên tiếng ca ngợi Bắc Kinh trong tháng vừa qua, có thể sẽ thay thế Nguyễn Tấn Dũng, người Cộng Sản được mệnh danh là giầu nhất Đông Nam Á.

Như thế, đất nước ta vẫn còn sống trong sự phân biệt đối xử, cách biệt giầu nghèo gấp ngàn lần hơn thời Thực Dân Pháp. Như thế, chúng ta vẫn còn phải chiến đấu cho một sự công bằng dân sự và quyền làm người với tất cả ý chí, sức mạnh của chính chúng ta mà không trông đợi gì ở bất cứ người bạn nào trên thế giới, cho dù người ấy đã lên tiếng can thiệp vào việc Biển Đông. Tương lai dân tộc nằm ở trong tay chúng ta, những người Việt Nam lúc nào cũng coi giải đất hình chữ S bên cạnh Biển Đông là máu thịt, là linh hồn của chính mình. Vật liệu đúc lên chúng ta chính là hồn của đất nước. Chúng ta tin rằng, với tất cả sức mạnh của những người con yêu của đất nước, một “TIẾN TÌNH DÂN CHỦ HÓA KHÔNG THỂ ĐẢO NGƯỢC” ấy đang dần dần hiện lên từ phương trời Đông đang có ánh bình minh ló dạng.

Chu tất Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Và bây giờ, tất cả chỉ còn là kỷ niệm! Hôm nay, tôi xin viết những dòng chữ này để chia sẻ cùng quý vị khán thính giả và anh chị em nghệ sĩ, hầu tưởng nhớ đến người con gái Pleiku “mà đỏ, môi hồng” tên là Phi Nhung, một ca sĩ với tấm lòng nhân hậu dành cho tha nhân, cho cuộc đời và cho quê hương, đất nước.
Không biết trăm, ngàn năm nữa, nhân loại còn có cơ may gặp lại một thiên tài như Albert Einstein? Cụ là bậc thần thánh trong ngành Vật lý học, ngàn năm một thủa giáng trần để nâng cao tầm hiểu biết của con người lên một tầng cao chót vót. Vậy mà kẻ phàm phu này, có một thời gian dài, cứ nghi ông cụ vì vô tình, hoặc đãng trí, đã tỏ ra thiếu tinh thần trách nhiệm. Trách nhiệm với chính một sản phẩm của mình, với những ai tin dùng nó. Sau khi lập thuyết Tương Đối Đặc Biệt (TĐĐB), Einstein đã có nhiều cơ hội để thấy những chỗ bất ổn, sai lầm nghiêm trọng, khiến thuyết không thể sống sót.
Nhằm đạt mục tiêu giáo dục chất lượng cho tất cả mọi đối tượng, cần phát triển tầm nhìn và mở rộng các mục tiêu giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho những phương pháp tiếp cận toàn diện, tái cấu trúc nội dung giáo dục và xây dựng năng lực quốc gia trong việc phát triển các năng lực chính cần có của người học, thông qua đổi mới chương trình giảng dạy dựa trên tri thức mới của thế kỷ 21.
Như vậy rõ ràng đã có những xung đột về quan niệm sáng tác của các Văn nghệ sỹ yêu chuộng tự do chống lại chủ trương kiểm soát, viết theo chỉ thị, hát theo viết sẵn của Tuyên giáo và của Tổng cực Chính trị quân đội. Hai lối đi này sẽ không bao giờ gặp nhau, dù đảng có quanh co, lèo lái thế nào cũng khó mà giữ chân được các Văn nghệ sỹ cấp tiến không bỏ đảng chạy lấy người.
Cũng vào ngày này, bà Angela Merkel sẽ từ giả chính trường, sau 16 năm làm Thủ tướng và 31 năm làm dân biểu. Nhưng một vấn đề là bà sẽ để lại những gì cho nước Đức? Liệu Đức sẽ có một khởi đầu mới đầy hứa hẹn hay lại trở thành kẻ ốm yếu của châu Âu trong 4 năm kế tiếp? Hầu hết các quan sát viên quốc tế đều có những các bình luận khác nhau mà sau đây là bản dịch những ý kiến tiêu biểu.
Mô hình phát triển của Trung Quốc có thể được tóm tắt như sau: (1) hạn chế tiêu thụ trong nước để (2) gom góp tiết kiệm trong dân chúng nhằm (3) hỗ trợ cho đầu tư. Nếu so sánh cho dễ hiểu thì mô hình này cũng giống kiểu nhà nghèo bớt tiêu xài (hạn chế tiêu thụ) để dành tiền (tăng tiết kiệm) đầu tư cho tương lai (giáo dục con cái, mở cửa hàng buôn bán).
“Mẹ nó bán ruộng, bán vườn để chung tiền cho nó đi, cứ mong nó mang đôla về chuộc đất, xây nhà như những người có thân nhân Việt kiều. Bây giờ nó chết, chưa kịp nhìn thấy tờ đôla xanh. Trước khi chết nó tựa vai em lầm bầm 'Mẹ ơi! Con không muốn làm Việt kiều. Con muốn về nhà. Con muốn cơ cực ở nhà với mẹ suốt đời.' Giọng nó như đứa trẻ con ba tuổi.” (Tâm Thanh. “Người Rơm”. Thế Kỷ 21, Jul. 2010). Đối với nhiều người dân Việt thì muốn sống như một ngư dân nghèo nơi vùng biển quê hương (như ông Dang) hay mong “muốn cơ cực ở nhà gần mẹ suốt đời” (như cô Tuyết) e đều chỉ là thứ ước mộng rất xa vời trong chế độ hiện hành.
Vụ «khủng hoảng thế kỷ» xảy ra đột ngột và gay gắt qua vụ tàu lặn Pháp-Úc tưởng chừng như khó mà hàn gắn lại được tình đồng minh kỳ cụu xưa nay nhưng rồi cũng thấy nhiều dấu hiệu tích cực để tin chắc trời sẽ lại sáng.
Nguyễn Khải, Nguyễn Mộng Giác, Võ Phiến đều đã đi vào cõi vĩnh hằng. Lớp người Việt kế tiếp, đám thường dân Bốn Thôi cỡ như thì sống cũng không khác xưa là mấy. Tuy không còn phải “né viên đạn của bên này, tránh viên đạn của bên kia, đỡ ngọn roi của bên nọ” như trong thời chiến nhưng cuộc sống của họ (xem ra) cũng không được an lành hay yên ổn gì cho cho lắm
Như vậy là bao trùm mọi lĩnh vực quốc phòng, an ninh xã hội có nhiệm vụ bảo vệ đảng và chế độ bằng mọi giá. Nhưng tại sao, giữa lúc tệ nạn tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, suy thoái đạo đức, lối sống và tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ vẫn còn ngổng ngang thì lại xẩy ra chuyện cán bộ nội chính lừng khừng trong nhiệm vụ?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.