Hôm nay,  

Nghịch Lý Của Dân Chủ và Obamacare

6/30/201200:00:00(View: 13183)
Những bài toán hợp lý tại Hoa Kỳ và mâu thuẫn tại Âu Châu...

Một ngẫu nhiên thú vị khiến cho cùng ngày Thứ Năm, người ta thấy ra hai khía cạnh trái ngược của nguyên tắc dân chủ, tại Hoa Kỳ và tại Âu Châu.

Sáng Thứ Năm 28, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ ra phán quyết về một vụ kiện liên quan tới đạo luật về chế độ bảo dưỡng y tế được Quốc hội trong tay đảng Dân Chủ thông qua từ Tháng Ba năm 2010 mà không có một lá phiếu Cộng Hoà. Gây sôi nổi từ nhiều năm nay, đạo luật có ảnh hưởng rộng lớn về kinh tế và xã hội đã bị 26 tiểu bang bỏ phiếu chống và bị hiệp hội tiểu doanh kiện đến tận tòa án trên cùng. Bên kia là Bộ Y tế và Dịch vụ Xã hội của Hành pháp Liên bang.

Được chờ đợi từ lâu, phán quyết của Tối cao Pháp viện có ý nghĩa lịch sử và, quan trọng nhất, xác định giá trị dân chủ của nước Mỹ.

***

Trước hết, Tối cao Pháp viện cho rằng đạo luật này không vi hiến, là quan điểm của Tổng thống Barack Obama và đảng Dân Chủ, vì là một quyết định về thuế khoá và chính quyền liên bang có thẩm quyền quyết định về thuế khóa. Mặc dù không phê phán tính chất đúng sai hay lợi hại của một chính sách y tế hay kinh tế, phán quyết ấy là một chiến thắng pháp lý cho đảng Dân Chủ.

Nhưng, vì đạo luật thực tế là một quyết định thuế khóa hơn là thương mại - những ai không mua bảo hiểm thì có thể bị phạt – phán quyết này lại cho đảng Cộng Hoà một chiến thắng về lý luận mà đảng Dân Chủ khó chối cãi. Đấy là một đề mục tranh cử hấp dẫn vì đa số tới 60% dân Mỹ tỏ ý phản đối đạo luật này.

Chúng ta sẽ còn mất cả tuần để tìm hiểu nội dung của một phán quyết dày hơn 190 trang về một đạo luật 2.700 trang. Nhưng ngay lập tức cả Tổng thống Obama lẫn ứng cử viên Mitt Romney bên Cộng Hoà đã nhảy lên nói quá.

Obama ngợi ca phán quyết và nói ra vài ba điều sai: "Nếu muốn, quý vị vẫn có thể giữ kế hoạch bảo hiểm của mình". Lời dụ đã nhàm vì cơ quan nghiên cứu ngân sách độc lập của Quốc hội (CBO) đã ước tính là có vài triệu công nhân viên sẽ không giữ được chương trình bảo hiểm do doanh nghiệp của họ bảo trợ. Ông cũng thổi phồng tác dụng của đạo luật, rằng nhiều người trẻ có thể sát nhập vào chương trình bảo hiểm của cha mẹ. Ta không lạ gì chuyện nói quá như vậy để chiêu dụ vì bên kia, ông Romney cũng nói quá để hăm dọa. Chẳng hạn như đạo luật sẽ cắt chương trình Medicare mất 500 tỷ trong 10 năm tới. Thực tế thì đà gia tăng của Medicare sẽ giảm bớt 500 tỷ. Nói quá như vậy là chính trị lẽ thường mà cử tri nên biết trừ bì chứ đừng nuốt chửng.

Nhưng chi tiết lý thú và nên thấy ngay là cách nhìn của các Thẩm phán Hoa Kỳ.

Chủ tịch Tối cao Pháp viện, ông John Roberts Jr., là nhân vật bảo thủ, được Tổng thống George W. Bush để cử từ năm 2005, bổng dưng lại đồng quan điểm với bốn Thẩm phán thiên tả được đảng Dân Chủ đề cử, nhờ vậy mà phán quyết đạt đa số 5-4. Ngược lại, một Thẩm phán ôn hòa là Anthony Kennedy lại bỏ phiếu theo ba nhân vật bảo thủ.

Chuyện bất ngờ ấy mới cho thấy giá trị của nền dân chủ Hoa Kỳ vì toà trên trả lại trái banh cho các chính khách đá tiếp, trong khuôn khổ hiến pháp. Chúng ta nên để ý một chút đến chi tiết này.

Trước hết, phán quyết bất ngờ này cho thấy các Thẩm phán quyết định theo công tâm, không theo phe phái chính trị và quyết định của họ được mọi người, kể cả phụ tá, nhân viên hay thư ký, giữ kín đến lúc cuối. Chứ không tiết lộ trước cho báo chí như người ta đã thấy quá nhiều lần bên Hành pháp và Quốc hội. Cơ chế tối cao này mới thật sự là chuyên nghiệp và coi việc bảo vệ Hiến pháp là tối thượng.

Thứ hai, lập trường của Đệ nhất Thẩm phán John Roberts hóa giải luôn lý luận hàm hồ của một số quần chúng thiên tả - kể cả của Obama hồi tháng trước - rằng Tối cao Pháp viện chẳng do ai bầu lên mà vẫn lấy quyết định đi ngược quan điểm của giới dân cử.

Năm 2000, Tối cao Pháp viện bị công kích như vậy khi ra phán quyết với tỷ số 5-4 về kết quả bầu cử tổng thống tại Florida, và đưa ứng cử viên George W. Bush lên làm Tổng thống! Với phán quyết vừa qua, không còn ai có thể nói ngang dọc về Tối cao Pháp viện là thuộc phe tả hay hữu nữa. Chuyện ấy trở thành vô bổ. Một tuyệt chiêu của Chủ tịch Roberts khi bước qua hành lang đứng cùng phe tả và viết ra quan điểm của đa số.

Người ta chỉ biết ông như một học giả thượng thặng về luật hiến pháp chứ ít ai ngờ ông là một kỳ thủ về nghệ thuật đánh cờ vi.

Vì ông mặc nhiên khép cánh cửa thương mại của chính quyền liên bang (không được quyết định về chuyện mua bán của các tiểu bang) và mở bung cánh cửa thuế khoá, vì chính quyền liên bang có thẩm quyền về thuế khoá! Chuyện lắt léo ấy là một món quà đầy nhâm ngôn trộn thạch tín cho Tổng thống khi Obama cứ chối đây đẩy là đạo luật không gây tốn kém và ông không tăng thuế giới trung lưu.

Ở giữa mùa tranh cử, phán quyết này mở ra nhiều trận đánh hấp dẫn và cho thấy sự vận hành linh động của nền dân chủ Hoa Kỳ. Nhưng, dù có đồng ý hay không, chẳng tiểu bang nào lại phất cờ độc lập và đòi ra khỏi thể chế liên bang. Chuyến ấy mới khiến ta nhìn qua Âu Châu.

Vì cùng lúc đó 27 thành viên trong Liên hiệp Âu châu bị rơi vào hoàn cảnh lưỡng nan, cả hai mặt đều nan giải.

***

Trong hai ngày 28 và 29 Tháng Sáu, nguyên thủ của 27 nước Liên Âu lại họp tại thủ phủ Bruxelles, lần thứ 19 kể từ khi khủng hoảng bùng nổ gần ba năm trước. Lần này, họ phải giải quyết một mâu thuẫn nằm trong cốt lõi chính trị của Âu Châu.


Dự án Âu châu là một sự thống nhất nửa vời - và không bền - giữa hai chiều hướng và cơ chế trái ngược, giữa chủ quyền quốc gia với quyền lực của một cơ chế siêu quốc gia.

Trong một số lãnh vực, các quốc gia đều giữ lại chủ quyền, đó là ngoại giao và quân sự. Trong một số lãnh vực khác thì các quốc gia nhường quyền quyết định cho cơ chế siêu quốc gia, cho hệ thống chính trị Liên Âu, thí dụ như thống nhất về ngoại thương, giao dịch kinh tế. Trong một số lãnh vực khác, các nước bơi lại trong vùng đất xám, nước lợ, nghĩa là có nước thì đồng ý với tập thể, có nước thì phản đối không chấp hành – mà chẳng lãnh trách nhiệm hay bị chế tài.

Thật ra, tình trạng giở giăng giở đèn này là bẩm sinh!

Ít ai nhớ rằng năm 1965, Pháp đơn phương ra khỏi Hội đồng Bộ trưởng Âu châu để phản đối việc gia tăng quyền lực cho Hội đồng Âu châu, European Comission! Một thí dụ gần hơn là Hội đồng Âu châu này lập ra để đẩy mạnh việc hội nhập các nước, một trong những nỗ lực hội nhập đó là Thỏa ước về Tự do Di trú đã ký kết tại Schengen. Dù đã ký kết, nhiều quốc gia không chấp nhận việc hội nhập này và vẫn muốn lập ra hệ thống kiểm soát di dân. Gần hơn nữa, Tháng 12 năm ngoái, hai trong 27 thành viên Liên Âu (Anh quốc và Cộng hoà Tiệp) đã không đồng ý với thỏa ước Âu châu về Ngân sách. Qua Tháng Ba, nhiều nước đã ký mà sau lại phủ nhận yêu cầu giảm chi để quân bình ngân sách, một điều khoản then chốt của Thỏa ước này.

Nổi tiếng trong số các quốc gia đó là Hy Lạp và Pháp, một quốc gia đề xướng thỏa ước, khi ấy do Tổng thống Nicolas Sarkozy lãnh đạo. Chỉ cần một kết quả bầu cử - rất dân chủ - như tại Pháp hay Hy Lạp, là các thành viên Liên Âu có thể xé luôn những thoả ước hay cam kết trước đó với cơ chế siêu quốc gia Âu châu.

Vấn đề then chốt của mâu thuẫn và phân hóa Âu châu nằm trong một sự thể cực kỳ đơn giản: các nước đồng ý về mục tiêu lý tưởng và lâu dài nhưng không đồng ý với phương thức thực hiện mục tiêu đó trong ngắn hạn. Lý tưởng lâu dài là thống nhất về kinh tế và chính trị, nhưng chỉ tiến tới thống nhất kinh tế nếu không phải trả giá và phải cải cách chính sách kinh tế bên trong. Và chỉ thống nhất chính trị nếu vẫn bảo vệ được cái quyền lắc đầu!

Khi phải tranh luận thì xứ nào cũng có thể nhân danh nguyên tắc dân chủ: chúng tôi chỉ chịu trách nhiệm với nhân dân và quyền dân mới là tối thượng!

***

Một thí dụ rợn mình là tuần qua, Tòa Bảo hiến Cộng hoà Liên bang Đức - Tối cao Pháp viện của một nước liên bang – đã yêu cầu Tổng thống Đức đình hoãn việc phê chuẩn thứ nhất, Ngân sách Âu châu nói trên (đã thông qua hồi Tháng 12 và ký kết vào Tháng Ba) và quy chế Ổn định Tài chính Âu châu ESM (European Stability Mechanism). Lý do là Hành pháp của Thủ tướng Angela Merkel đã đưa qua lập pháp mà Quốc hội thiếu thời gian nghiên cứu và thảo luận.

Quy tắc rất dân chủ tại Đức, quốc gia chủ chốt và chủ chi cho cả nỗ lực cấp cứu hiện nay, đã thọc một cây gậy thép vào sự vận hành của cơ chế Âu châu.

Sau đó một ngày, hôm 22 Tháng Sáu, Thủ tướng Ý là Mario Monty cho biết là nếu việc đàm phán và hòa giải để cấp cứu Âu châu thất bại thì Quốc hội Ý có thể bỏ phiếu chống lại việc hội nhập Âu châu. Là một thành viên kỳ cựu của Âu châu từ dự án đầu tiên vào năm 1957, nếu Ý Đại Lợi mà bỏ phiếu chống lại Liên Âu thì lý tưởng thống nhất chính trị coi như rã.

Trước đó mấy ngày, tân Thủ tướng Pháp Jean-Marie Ayrault còn đóng thêm một cái nêm vào dự án thống nhất đó khi phát biểu rằng quốc hội của các nước phải có thêm quyền hạn cứu xét thẩm quyền của cơ chế Âu châu khi cơ chế này muốn đẩy mạnh hơn nữa việc hội nhập kinh tế.

Đóng lại cái chốt của tình trạng bế tắc toàn diện là ý kiến của Tổng trưởng Tài chánh Đức, đưa ra hôm 25 vừa qua. Là một lãnh tụ chính trị và chuyên gia có uy tín của Đức, Wolgang Schaeuble cho rằng có lẽ nước Đức phải tổ chức trưng cầu dân ý để công dân có thể cho biết ý kiến về việc cấp cứu Âu châu. Việc cấp cứu này cần tăng quyền hạn cho cơ chế Âu châu, để vượt qua sức cản của nhiều thành viên. Nhưng dân Đức mới có quyền quyết định về việc gia tăng quyền hạn ấy.

Nghĩa là làm sao?

Âu châu đang ở giữa một cuộc khủng hoảng và cần có quyết định cấp bách, từ vài ngày đến vài tuần là cùng, để tạm ổn định tình hình trước khi mọi sự đều tuột tay. Nhưng, nền dân chủ của từng quốc gia cũng có lý do chính đáng để người dân được xét lại, từ nội dung đến thể thức, và quyết định ký kết hay phê chuẩn. Chuyện ấy đòi hỏi nhiều tháng tranh luận trong khi thị trường đã ngùn ngụt cháy.

Và kinh hãi hơn cả, chính người dân cũng có quyền đổi ý, đòi lãnh đạo xóa bài làm lại, hoặc kỳ kèo mặc cả điều có lợi hơn những gì đã được cam kết trước đó.

***

Kết luận của câu chuyện dân chủ Âu-Mỹ này là gì?

Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ làm đúng chức năng hiến định của mình và trả lại cho chính trường cái quyền tranh luận và quyết định. Viên trọng tài vừa tuyên bố là cầu thủ đó không việt vị, trận banh sẽ tiếp tục, rất hào hứng, nhưng là một trận banh có trọng tài và nhất là luật chơi rõ ràng.

Âu châu thì không, và tùy hứng, trọng tài có quyền cởi áo đẩy banh vào khung thành bên này hay bên kia. Âu châu sẽ loạn to chính là do tình trạng đó. Và thiệt hại nhất trong cả câu chuyện bi hài này chính là nguyên tắc dân chủ!

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cuộc chiến hiện nay tại Ukraine, chẳng cần nói nhiều, đã là một bài học rất lớn cho Hoa Kỳ, và có lẽ nó sẽ được dùng làm chuẩn mực cho những xung đột trong tương lai giữa Hoa Kỳ và các thế lực thù địch trên thế giới...
Vậy bằng cách nào mà cuốn tạp chí BK, số cuối cùng (phát hành vào ngày 20 tháng 4 năm 1975) đã không bị ném vào mồi lửa, không trở thành giấy gói xôi, không bị thu hồi, tịch thu, tiêu hủy” và vẫn có thể xuất hiện “nguyên con” trên trang web của Tạp Chí Thế Kỷ 21 vào ngày 2 tháng 4 năm 2017? Đây là câu hỏi mà qúi vị lãnh đạo của chính phủ hiện hành ... cần “suy ngẫm” để có thể ban hành những nghị quyết, hay nghị định đỡ ngớ ngẩn (và lạc hậu) hơn chút xíu...
✱ Reuters: Nga đang hy vọng rằng đảng Cộng hòa kiểm soát Quốc hội - Chính quyền Biden sẽ gặp khó khăn trong việc thúc đẩy Quốc hội thông qua các chương trình viện trợ cho Kyiv. ✱ Military: Các nhà vận động hành lang làm việc cho các nhà thầu quốc phòng, đã từng làm việc cho chính phủ liên bang trước đây - cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã từng làm việc văn phòng quan hệ chính phủ của Raytheon. ✱ Al Jazeera: Nhiều dự luật trong quá khứ, đã được Hạ viện và Thượng viện thông qua trong nhiều thập kỷ mà không bị thất bại. ✱ Bilderbergmeetings Co. UK: Chính quyền Biden đã coi Nga và Trung Quốc là đối tác trong thách thức đối với “trật tự thế giới”- Sự cạnh tranh toàn diện với Trung Quốc đang trở thành một nguyên tắc trong các chính sách kinh tế, đối ngoại và an ninh của Hoa Kỳ...
Nhiều người nghĩ ngay đến con số 18 tỷ kiều hối USD chuyển về Việt Nam năm 2021. Đó thật ra không phải là điều nên mất thời gian bàn tính vì đó là một thực thể không thay đổi được. Những người gởi có những lý do riêng không ai lay chuyển được và người Việt trong nước đều muốn nhận những đồng tiền gởi về. Nhưng còn những món tiền khổng lồ khác từ những chương trình viện trợ đủ mọi kiểu cho dân VN từ những chính phủ Âu-Mỹ mà người dân không hay biết, những nguồn tài trợ đã từ lâu bị thất thoát, hoặc cả biến mất mà không ai đặt câu hỏi. Đây là một địa hạt cần soi giọi.
* Cựu Tổng Thống Trump tuyên bố tái tranh cử để tránh bị truy tố nhưng vô hiệu quả. * Trump sẽ bị truy tố trước hoặc sau mùa lễ 2022. * Việc đề cử ông Jack Smith làm cố vấn đặc biệt để giám sát cuộc điều tra hình sự cựu Tổng Thống Trump chỉ làm chậm trễ một vài tuần là cùng. Trường hợp này khác với việc đề cử Robert Muller. * Trump sẽ bị truy tố về vụ lưu trữ bất hợp pháp tài liệu mật quốc gia và vụ bạo loạn 6/1. * Truy tố ăn cắp tài liệu mật dễ dàng như truy tố buôn bán ma túy. Trường hợp bạo loạn 6/1 phức tạp hơn. * Phiên tòa sẽ kéo dài 12 – 24 tháng và kết thúc trước nhiệm kỳ của Tổng Thống Biden chấm dứt. * Việc truy tố Trump của cố vấn đặc biệt không ảnh hưởng đến việc tái tranh cử của cựu tổng thống ngoại trừ Tu Chánh Án 14 được mang ra xét xử.
✱ The Guardian, Uk: Donald Trump tuyên bố ứng cử chắc chắn sẽ không làm cho việc truy tố ông ta trở nên bất khả thi - chẳng qua chỉ là một nỗ lực nhằm đánh lừa mọi người, và nó không làm thay đổi mức độ tội ác của ông ta đã phạm - nhiều khả năng khiến Trump trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên phải vào tù. ✱ NY Post: Cựu Bộ Trưởng Tư pháp Bill Barr cho rằng chính phủ liên bang có đủ bằng chứng để buộc tội cựu Tổng thống Donald Trump - ông ta đã thất bại với tư cách tổng thống trước đây, thời không nên tìm kiếm một nhiệm kỳ khác ✱ Yahoo News/Ms Evans: Donald Trump không thể cứu nước Mỹ - Ông ta thậm chí không thể tự cứu được mình - Ông ấy đã lợi dụng chúng tôi để giành được Tòa Bạch Ốc. ✱ Brookings Edu: Cựu tổng thống phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của ông ta đã phạm ở Georgia. Chúng tôi kết luận rằng Trump có nguy cơ cao sẽ bị truy tố hình sự ở Fulton County.
Họ sống thêm được bao lâu nữa thì chỉ có Trời mới biết. Và chắc ngay cả đến Trời cũng không thể trả lời câu hỏi (thượng dẫn) của nhà văn Thận Nhiên: Sao sau bao nhiêu xương máu đổ xuống nơi này mà người dân Q.B vẫn phải lặn hụp mò ốc (dưới ao) cứ như thể là họ vẫn còn đang sống trong cảnh tối tăm, giữa Đêm Trường Trung Cổ vậy?
Tại Bangkok, Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2022 đã kết thúc và 21 quốc gia thành viên đã đồng thuận đưa ra một Bản Tuyên bố chung với nội dung lên án Nga về cuộc chiến tranh xâm lược tại Ukraine. Tuy nhiên, Bản Tuyên bố có nêu rõ giới hạn dè dặt là nhìn chung vẫn còn có "những quan điểm và đánh giá khác nhau về tình hình và các biện pháp trừng phạt.”
Vào ngày 15-11-2022 tại tư dinh Mar-a-Lago, Florida cựu Tổng thống bị thất sủng Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ tái tranh cử Tổng thống vào năm 2024. Ngay ngày hôm sau Dân Biểu Hoa Kỳ Gerry Connolly (Dân Chủ, Virginia) cho biết rằng các Dân Biểu Dân Chủ sẽ đưa ra một nghị quyết trong tuần này để đảm bảo rằng Trump không bao giờ có thể giữ chức vụ tổng thống nữa bằng cách viện dẫn Tu Chính Án Thứ 14. Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định rằng những người tham gia những cuộc phản loạn (insurrection) bị cấm giữ các chức vụ liên bang và ông Connolly cam kết đảm bảo các hành động của Trump vào ngày 6 tháng 1 năm 2021 không bị lãng quên...
Dù vẫn còn một ít kết quả chưa được công bố và cuộc tái bầu cử “runoff” thứ nhì cho chiếc ghế Thượng viện tại tiểu bang Georgia vào đầu tháng12 tới, cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022 tại Hoa Kỳ xem như đã kết thúc. Nếu làn sóng đỏ của phía Cộng Hòa không có được kết quả như dự đoán hay theo mong đợi từ đảng này thì ngược lại, việc đảng Dân Chủ thắng thêm chiếc ghế Thượng Viện cùng các ghế Thống Đốc tiểu bang trước tình trạng lạm phát gia tăng và tổng thống đương nhiệm bị sụt giảm mức ủng hộ là một cuộc ngược dòng đáng kể...
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.