Hôm nay,  

Hè 2012

29/06/201200:00:00(Xem: 11057)
Mùa hè ở trời Âu vạn vật như chỗi dậy, cây cối đâm chồi nảy lộc, khắp hang cùng ngõ hẻm nơi đâu cũng thấy hoa, chim muông ca hát líu lo trên cành từ sáng sớm tinh sương chờ mặt trời mọc. Hè cũng là dịp cho con người du hành thăm viếng nhau, cho các cha mẹ, ông bà thăm con, thăm cháu nếu không có may mắn ở gần. Hè cũng là mùa kết thúc một năm học, mùa thi ra trường sau những năm dài miệt mài với sách vở. Mùa hè năm nay tôi cũng du hành từ xứ hoa tulpen đất thấp sang một quốc gia kỹ nghệ đứng hàng đầu thế giới về sắt thép, xe hơi, kỹ thuật điện tử. Đó là Cộng Hòa Liên Bang Đức để dự lễ tốt nghiệp của một đứa cháu thuộc thế hệ thứ 3 gốc tỵ nạn ở đây ra trường phổ thông cấp II hệ 13 năm (Abitur ) để vào đại học.

Vào ngày: 16-06-2012
Tại: Trường St. Josef-Gymnasium Bocholt
Hemdener weg 19, 46399 Bocholt Germany

Bochlt là một thị xã lớn và kỳ cựu nên trung học cấp II có đủ các trường cho học sinh học. Điểm đặc biệt của quốc gia này là có nhiều trường đạo lớn và nổi tiếng nên lễ mãn khóa và phát bằng cũng bắt đầu bằng một thánh lễ tạ ơn tại nhà thờ.

Lúc 9 giờ 30 ngày 16-06-2012 các em thi đậu trung học hệ 13 năm để vào đại học, cùng với thân nhân gồm cha mẹ, ông bà nội ngoại và bạn hữu tập trung đến nhà thờ để dự lễ tạ ơn, Thánh lễ được cử hành rất long trọng, phần cuối, 98 em đậu bằng lên tập trung đứng vòng chung quang bàn Thánh, sau đó mỗi em nhận được một món quà biểu trưng như một cây bút, hay chiếc đũa thần để bước vào đời (dựa vào chuyện phim Harrbotter). Được dặn dò và chúc mừng của ông Hiệu Trưởng, của Lm. Chủ tế. Sau Thánh lễ mới di chuyển về hội trường của trường và ghi thức phát bằng diễn ra ở đây.

Tại Hội trường của trường cũng có chương trình về buổi lễ phát bằng. Mở đầu là phần phát biểu của thầy Hiệu Trưởng, lời phát biểu của qúy thầy cô giáo, có văn nghệ phụ diễn xen kẽ do chính các học sinh đảm trách, và cuối cùng lần lượt từng lớp một được mời lên sân khấu, và từng em được gọi tên đến trước mặt ông Hiệu trưởng để nhận lãnh văn bằng, khi cả lớp đã lãnh văn bằng thì sẽ lần lượt xuống khỏi sân khấu và nhận mỗi em một nhánh bông hồng do ban tổ chức tặng, xong đi đến bên hông của hội trưởng để chụp hình chung cả lớp. Sau khi chụp hình thì lần lượt đến lớp kế tiếp lại lên sân khấu để nhận bằng. Những học sinh xuất sắc của từng lớp còn được nhận quà khích lệ của thầy cô phụ trách. Buổi lễ kết thúc vào lúc 13 giờ 30. Sau đó là buổi tiếp tân nhẹ ngay tại hành lang của hội trường với đồ ăn nhẹ và nước uống.

Buổi chiều vào lúc 17 giờ, các em thị đậu và thân nhân lại tập trung đến một hội trường để dự buổi tiếp tân mãn khóa. Cũng có một chương trình dài, các thầy cô từng lớp có thời gian để chia sẻ những tình cảm của mình với các cô cậu ấm vừa tốt nghiệp và phụ huynh, xen kẽ cũng có văn nghệ, những trò vui, chuyện kể về thời gian dài 9 năm vui buồn ở bậc trung học dưới mái trường này, trong khi mọi người dự tiệc mừng, trò truyện và chúc mừng nhau cho đến khoảng 24 giờ đêm mới chấm dứt.

Cũng nên biết vì nguyên nhân nào có sự hiện diện của người trẻ Việt Nam ở nhiều nước trên thế giới, ở các trường tiểu học, trung học và đại học mà không thuộc diện du sinh từ trong nước gởi ra.

Như mọi người đã biết, chủ thuyết Cộng Sản xuất hiện trên địa cầu trên một thế kỷ, đã giết hại khoảng 100 triệu người. Không may mắn cho dân tộc Việt cũng nằm trong quỹ đạo của chủ thuyến ấy, nên đất nước mới bị chia cắt làm hai vào tháng 7-1954, và mới có biến cố 30-04-1975, Cộng sản chủ nghĩa thống trị cả miền Nam Việt Nam. Nạn di cư tỵ nạn ra nước ngoài có từ ngày đó. Khoảng hai triệu người vượt biên, vượt biển tìm tự do ở khắp các nước tiên tiến trên thế giới, nhiều nhất là ở Mỹ và các nước Âu Châu, Úc Châu. Nơi đâu có người Việt Nam đến định cư là nơi đó giới trẻ Việt Nam thế hệ thứ hai, thứ ba có cơ hội học tập để vươn lên.

Chương trình giáo dục ở Đức

Mỗi nước có một chương trình giáo dục khác nhau, tùy theo nhu cầu của từng quốc gia, cũng như tùy theo ngân khoản hàng năm ngân sách quốc gia dành cho giáo dục. Mục đích chung các quốc gia trên thế giới về giáo dục giới trẻ thì giống nhau, nhưng cách làm, cách dậy thì mỗi nước lại có những điểm khác nhau. Cách dậy và chọn học sinh vào đại học ở Đức khác với cách dậy và chọn học sinh vào đại học ở các nước trong vùng như Hòa Lan, Bỉ, Pháp. . .

Trường mẫu giáo (kindergarten): thông thường các em ở độ tuổi từ 4, 5 tuổi thì được gởi ở những trường này, không bắt buộc, phụ huynh có thể giữ con ở nhà.

Bậc tiểu học.

Nhưng trẻ em vào 6 tuổi thì phải ghi danh vào lớp 1 bậc tiểu học (Grundschule): bậc tiểu học ở Đức chỉ kéo dài có 4 năm (từ 6 đến 9, 10 tuổi), sau lớp bốn các em đã bước vào trường trung học. Trong khi ở nước khác như Hòa Lan, bậc tiểu học kéo dài đến năm 12 tuổi, học sinh tiểu học được chia thành groep 1,2,3 . . cho tới groep 8, sau groep 8 mới bước vào trung học.

Bậc trung học có những loại trường như sau:

a- Haupschule: trường này có từ lớp 5 đến lớp 10, đây là loại trường dành cho các em sau khi học xong lớp 9 hay lớp 10 thì sẽ chuyển sang học nghề, các ngành nghề thấp từ 3-4 năm.

b- Realschule: tương tự như trường Haupschule, cũng có từ lớp 5 đến lớp 10, nhưng muốn vào trường này học sinh bậc tiểu học phải có điểm cao hơn học sinh vào trường Hauschule. Cuối năm lớp 10 học sinh nào có khả năng có thể đổi qua một trường trung học khác là trường Gesamtschule hay Gynasium để học tiếp lớp 11, 12 và 13 rồi thi tú tài. Học sinh nào không đủ điểm thì sẽ ra học nghề (nghề cao hơn ở Haulschule cao đẳng).

c- Gesamtschule: đây là loại trường tổng hợp, chỉ có một vài tiểu bang có loại trường này mà thôi, trường có từ lớp 5 đến lớp 13. Học sinh có thể học hết lớp 9 hoặc lớp 10 thi lấy bằng rồi ra học nghề. Số còn lại nếu đạt điểm cao có thể ở học tiếp lên lớp 11, 12, 13 và thi tú tài để vào đại học .


d- Gymnasium: các học sinh tiểu học nào có điểm cao nhất sẽ được chọn vào trường Gymnasium, sau khi học từ lớp 5 đến lớp 13 (hay lớp 12 tùy tiểu bang), sẽ thi tú tài (Abitur) để vào đại học..

e- Sekundarschule được nhiều thành phố mở ra để thay thế cho trường Hauptschule, trường Hautschule có nguy cơ tương lai sẽ bỏ vì số trẻ em ghi danh ít, một phần do giới phụ huynh có khuynh hướng muốn chọn cho con em mình trường cao hơn, trường Sekundar cũng tương tự như trường Realschule, học từ lớp 5 đến lớp 10. Nhưng trường này sẽ làm việc chung (verbindlich) với một trường Gasamtschule hay Gymnasium gần đó để sau lớp 10, học sinh trường Sekundar có thể đổi quan đó học lớp 11, 12, 13. Ngay từ lớp 5 trình độ học đã được nâng cao để sau này có khả năng học theo kịp các lớp tú tài.

Trên đây là vài nét về hệ thống giáo dục của Cộng Hòa Liên Bang Đức từ tiểu học đến trung học.

Nói chung là con người, đã có hiểu biết và không bị lường gạt thì ai nấy đều sợ chủ nghĩa cộng sản như sợ cọp, cho nên con người tìm cách trốn chạy vào vùng quốc gia không theo cộng sản. Khi miền Bắc Việt Nam bị nhuộm đỏ từ Hiệp Định Paris năm 1954 chia đội đất nước từ vĩ tuyến 17, đã có một triệu người lìa bỏ nơi chôn rau cắt rốn của mình ở miền Bắc, di cư vào miền Nam lánh nạn cộng sản. Đến ngày 30-04-1975 cộng sản tràn vào cướp miền Nam thì dân lại tìm đường bỏ nước trốn đi. Cuộc trốn thoát nào cũng đầy đau thương và nước mắt, theo phỏng đoán của Liên Hiệp Quốc ước lượng có đến khoảng 500.000 ngàn người Viện Nam đã bị chết chìm trong biển cả, hoặc nơi rừng sâu núi thẳm ở Campuchia trên đường vượt biên vượt biển tìm tự do.

Vượt biên đã khó khăn, đến được vùng trời tự do việc hội nhập lúc đầu cũng không phải dễ dàng. Ngôn ngữ là một trở ngại lớn nhất đối với lớp người đã lớn tuổi, thời tiết, phong tục tập quán mỗi nơi mỗi nước một khác nhau, nghề nghiệp và việc làm cũng là một trở ngại cho người mới tới định cư. Thế hệ trẻ hơn là con hội nhập nhanh hơn về ngôn ngữ, học chữ, học nghề để đi làm. Đến thế hệ thứ ba thì hàng rào ngôn ngữ không còn, vì phần lớn đã được sinh trưởng tại đây. Thể lực tăng, cao, to vì được sống trong môi trường có đủ dinh dưỡng, ít gặp các thức ăn độc hại như ở Việt Nam hay Trung Quốc, nhân viên nhà nước được học hành và có lương tâm vì lương bổng đủ cung cấp cho nhu cầu đới sống của họ, nên không bị mua chuộc hối lộ và tham nhũng như ở các nước chậm tiến khác, nhất là các nước Cộng Sản.

Các em được cắp sách đến trường ở các nước có nền kinh tế cao, đủ trường lớp, đủ học cụ, lớp không quá đông, khoảng 30 em một lớp. Các thầy cô có khả năng, có mức lương bổng đầy đủ, có lương tâm nghề nghiệp, không bị chi phối vì thiếu ăn nên không bị mua chuộc hối lộ, mua điểm, mua bằng như ở các nước độc tài cộng sản. Nền giáo dục ở các nước tư bản tiên tiến không kỳ thị, không coi hồng hơn chuyên như trong các nước độc tài cộng sản. Rất nhân bản và tôn trọng nhân quyền, nhờ vậy, em nào chuyên cần học tập tốt thì sẽ đạt kết quả cao từ tiểu học, trung học và đại học.

Thấy người lại nghĩ đến ta, 37 năm sau Việt Nam thống nhất nhưng vẫn chưa có độc lập, dân số từ 50 triệu đã tiến tới gần 90 triệu người, dân số tăng gần gấp đôi mà trường học không tăng theo tỷ lệ, học sinh có nơi phải học theo ca, lớp học quá đông, tiện nghi thì thiếu, nạn tham nhũng nơi học đường gia tăng thiếu thuốc chữa, mua điểm mua bằng thì làm sao đào tạo ra được nhân tài cho đất nước.

Cái thảm thương và tệ hại nhất cho các nước còn theo cộng sản như Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Hàn, Cu Ba chưa nhận ra được, hay đã nhận ra mà cố bám vào vì ích kỷ, vì quyền lợi cá nhân để hành và hại 80% dân nghèo ở trong nước. Vì chính cái nôi đẻ ra chủ nghĩa cộng sản là Liên Xô, họ đã nhận ra, đi theo chủ thuyến cộng sản thì người dân chỉ có đói khổ và xã hội tụt hậu, không thể tiến lên theo kịp các nước tự do dân chủ, cho nên họ đã can đảm từ bỏ chủ nghĩa này từ năm 1989. Nhưng Việt Nam ta và Trung Cộng, Bắc Hàn, Cu ba thì vẫn cứ ôm chặt chủ nghĩa này để cho dân đói khổ, trẻ em thiếu trường, bệnh nhân thiếu gường nằm ở trong bệnh viện, phải nằm chen chúac nhau, 2,3 bệnh nhân nằm chung một gường, còn cán bộ nhà nước thì cứ giầu lên.

Các thành phố lớn thi nhau phát triển thiếu quy hoạch vì không do nhà nước bỏ tiền ra, phần này dành cho tư nhân vì không liên quan đến chính trị và cần nhiều vốn. Nhưng, đô thị thì có nhiều nhà cao tầng, đồ sộ nhưng lại thiếu cơ sở hạ tầng bền vững như hệ thống thoát nước, mỗi lần mưa lớn là mỗi lần ngập lụt, đô thị lại biến thành hồ ao ngập úng. Nếu có dịp đến các thành phố lớn ở các nước Xã Hội Chủ Nghĩa ta thấy tận mắt sự tương phản, bên dưới những tòa nhà chọc trời đầy tiện nghi ở trong, thì những phu quét rác vẫn dùng những chiếc chổi chà quét đường mỗi buổi sáng sớm để làm sạch thành phố, nó rất tương phản với những thành phố ở các nước tư bản tiên tiến với những xe quét dọn rác. Xã hội Cộng Sản không thể tiến vì thiếu cái đầu, thiếu cái học tử tế để đào tạo ra những nhân tài cho đất nước.

Người viết ở thế hệ đầu tiên, những viên gạch lọt đường cho các thế hệ sau tiến tới ở nước người. Thật cảm động khi được đến dự lễ phát bằng của thế hệ thứ ba gốc là người tỵ nạn Việt Nam ở Cộng Hòa Liên Bang Đức. Nhớ về 37 năm trước miền Nam Việt Nam mất. Nhớ đến cuộc vượt thoái hãi hùng trên biển cả ngày 12-09-1983 khi ba cha con lênh đênh trên biên bốn ngày đêm, mà nghiệm ra những lời trong Thánh Vịnh 125 đã được viết bao ngàn năm trước vẫn đúng với ngày hôm nay:

“Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống,
Mùa gặt mai sau khấp khởi mừng”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Nhà báo Xuân Ba kể lại: “Đêm chuyển về sáng một ngày tháng tư năm một ngàn chín trăm tám tư, Vũ Bằng thều thào với Long kiếm cho ba cái điếu?! Trời đất, bệnh nặng vậy mà hút chi? Nhưng ông cứ kéo cái điếu về phía mình kéo một hơi rồi ho sặc sụa... Vũ Bằng sau hơi thuốc dim lim vẻ như khỏe lại? Nhưng rồi cứ lịm dần, lịm dần... Nhà văn Vũ Bằng trút hơi thở cuối cùng lúc bốn giờ ba mươi sáng. Vũ Bằng nghèo quá, túng quá! Tội vạ bất như bần!”
Cách đây hơn 100 năm, có một thanh niên, mới ngoài 20 tuổi, sinh tại Nghệ An đã tới Anh để tìm kế mưu sinh sau khi gia đình gặp hoạn nạn. Theo một nguồn tin chính thống của Hà Nội, đó là thanh niên có tên Nguyễn Tất Thành tới Luân Đôn bằng đường biển vào khoảng giữa năm 1914...
Đố ai chứng minh được ”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta” như đảng Cộng sản Việt Nam tuyên truyền? Càng mơ hồ hơn khi nghe nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Hạ Viện Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 10 năm 2023 đã làm một việc mà chưa từng làm bao giờ trước đây trong lịch sử của nước này: Truất phế chức Chủ Tịch Hạ Viện. Kevin McCarthy, đảng viên Cộng Hòa tại California, đã mất chức trong cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 216/210. Để nhìn sâu hơn vào vấn đề này, The Conversation U.S. có cuộc trò chuyện với giáo sư chính trị học Charles R. Hunt tại Đại Học Boise State University.
Nếu Mỹ duy trì các liên minh, đầu tư cho riêng mình và tránh các khiêu khích không cần thiết, Mỹ có thể giảm xác suất lâm vào một cuộc chiến tranh lạnh hoặc nóng với Trung Quốc. Nhưng để xây dựng một chiến lược hũu hiệu, Mỹ sẽ phải tránh những phép loại suy luận quen thuộc trong lịch sử nhưng gây hiểu lầm.
Nếu vụ tấn công ngày 11 tháng 9 ở Hoa Kỳ đã thay đổi tình hình ở Trung Đông và toàn thế giới, thì "ngày 7 tháng 10" cũng có thể ảnh hưởng đến những gì sẽ xảy ra tiếp theo, bởi tuy hoàn toàn không có một chút liên hệ trực tiếp nào với cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, nhưng trên thực tế, sự quan tâm đang xoay qua cuộc chiến Hamas-Israel lại có thể là một lợi thế cho Nga. Việc Hamas có thể tấn công bất ngờ vào Israel không chỉ là một thất bại đối với tình báo Israel, mà ngay cả Mỹ cũng đã hoàn toàn bị ru ngủ. Chỉ một tuần trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan tuyên bố rằng "khu vực Trung Đông ngày nay yên bình hơn so với nhiều thập kỷ trước".
Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng lớn nhất Đông Nam Á thì chắc chắn là một “kỳ quan” của thế giới rồi. Không được xem (qua) quả là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, theo báo chí thì dù mới khánh thành nó đã bị bong gạch hết trơn rồi. Thôi thì đi chỗ khác chơi cho nó lành. Tôi quyết định sẽ đi thăm Địa Đạo Củ Chi. Trước khi tới nơi tưởng cũng nên ghé Wikipedia coi qua chút đỉnh:
Theo Hội Thư Viện Hoa Kỳ (American Library Association), nỗ lực cấm sách ở các trường công lập và thư viện công cộng trong năm 2022 đã đạt mức cao nhất mọi thời đại, và có rất ít dấu hiệu sẽ giảm bớt vào năm 2023. Phong trào cấm sách trong thời gian qua có vẻ như là một chiến dịch phối hợp diễn ra ở cả cấp tiểu bang và địa phương; những cuốn sách bị nhắm mục tiêu thường là những cuốn có nội dung đề cập đến chủng tộc, giới tính hoặc cả hai. Thậm chí một số nỗ lực còn dẫn đến việc ban hành luật đe dọa tống tù các thủ thư.
Ít nhất cũng còn hơn 2 năm nữa mới đến ngày bầu nhiệm kỳ XIV của đảng Cộng sản Việt Nam, 2026-2031, nhưng tiêu chuẩn để được chọn đã bộc lộ tư duy giáo điều, bảo thủ và chậm tiến của đảng CSVN...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.