Hôm nay,  

Luật Cải Tổ Y Tế Lâm Nguy

03/04/201200:00:00(Xem: 15783)
...Nhà Nước có quyền bắt mọi người ăn rau cải để có sức khỏe tốt không?

Bắt đầu từ tuần qua, Tối Cao Pháp Viện Mỹ cứu xét đơn của 26 tiểu bang kiện chính quyền liên bang Mỹ về luật cải tổ y tế của TT Obama. Đây là gia tài lớn nhất TT Obama có thể sẽ để lại cho hậu thế, nhưng cũng có thể là thất bại lớn nhất đe dọa sẽ đưa tổng thống về nhà vui thú điền viên, viết hồi ký trong năm tới.

Luật cải tổ y tế, với cái tên chính thức tạm dịch là Luật Bảo Vệ Và Chăm Sóc Bệnh Nhân (Patient Protection and Affordable Care Act – ACA) được TT Obama ban hành cuối năm 2009 sau cả năm trời tranh cãi sôi nổi.

Luật bị khối đối lập Cộng Hòa và nhóm bảo thủ trong đảng Dân Chủ chống đối mạnh. Tuy luật chưa thực sự được thi hành trọn vẹn cho đến năm 2014, nhưng đã có nhiều hậu quả vì các hãng bảo hiểm, nhà thương, bác sĩ đã có những biện pháp chuẩn bị thi hành và đối phó với các hậu quả bất lợi cho họ.

Hai mươi sáu tiểu bang đã đưa đơn thưa chính quyền liên bang vi phạm Hiến Pháp, đi quá quyền hạn của mình trong việc ép buộc tất cả mọi người dân phải mua bảo hiểm nếu không sẽ bị phạt. Sau khi các tòa cấp dưới quyết định khác biệt nhau, vấn đề được đưa lên Tối Cao Pháp Viện, và cuộc thảo luận đã bắt đầu. Người ta dự đoán Tòa sẽ có phán quyết trong Tháng Sáu.

Đây là một bộ luật cực kỳ phức tạp, dầy cả ngàn trang, có tác dụng đảo lộn toàn diện hệ thống bảo hiểm và dịch vụ y tế của Mỹ, với những hậu quả trường kỳ và chi phí cả ngàn tỷ. Hệ thống y tế Mỹ nói chung đã có nhiều tiến bộ dưới thời các TT Johnson (Medicare) và Bush 43 (Medicare Part D), nhưng vẫn chưa hoàn hảo. Nổi bật nhất là ba chục triệu người vẫn chưa có bảo hiểm y tế, hoặc vì không muốn mua, hay đắt quá không mua nổi, hay bị bệnh nặng các hãng bảo hiểm từ chối không chịu bảo hiểm, hay là thường trú nhân bất hợp pháp.

Đó chính là một trong những bi kịch lớn nhất của Mỹ, một nước văn minh tiên tiến nhất thế giới hiện nay, mà vẫn có cả triệu người không được bảo vệ về y tế. Nhu cầu bảo hiểm y tế toàn dân chẳng những không có gì mới lạ, mà còn hoàn toàn được chấp nhận bởi tất cả mọi người, mọi khuynh hướng chính trị, cấp tiến cũng như bảo thủ, Dân Chủ cũng như Cộng Hòa (xin nhắc lại TT Cộng Hoà Nixon là người đề xướng bảo hiểm y tế toàn dân nhưng bị quốc hội do Dân Chủ kiểm soát bác bỏ năm 1972). Không một ai chủ trương bỏ mặc cả chục triệu người này. Nhưng vẫn chưa ai thực hiện được.

Điều này nói lên tính cực kỳ phức tạp của vấn đề. Không phải giản dị như một số tuyên truyền thô thiển kiểu Dân Chủ muốn giúp người ốm đau bệnh tật, Cộng Hoà muốn bảo vệ nhà giàu.

Luật cải tổ y tế của TT Obama dựa trên hai vế chính: bắt buộc tất cả mọi người đều phải mua bảo hiểm y tế, và bắt buộc tất cả các hãng bảo hiểm phải cung cấp bảo hiểm cho tất cả mọi người, bất kể họ đang bị bệnh nặng đến đâu.

Vấn đề là làm thế nào để vượt qua những khó khăn, rắc rối thực tế.

Vấn đề thứ nhất là có nhiều người hiện đang bị bệnh nặng, các hãng bảo hiểm tính mức rủi ro chữa trị quá cao, do đó, từ chối không cấp bảo hiểm cho họ. Đây hiển nhiên là điều không chấp nhận được trên phương diện nhân đạo. Nhưng về kinh tế, bắt các hãng bảo hiểm phải nhận họ, sẽ đưa đến hai tình trạng. Một là phải tăng bảo phí toàn diện cho tất cả mọi người, kể cả những người không ốm đau gì hết, và như vậy, không phải ai cũng có tiền mua bảo hiểm với giá cao. Hai là nếu không tăng thì các hãng bảo hiểm sẽ phá sản, và lâu dài, chẳng ai còn có bảo hiểm y tế nữa. Cuối cùng, Nhà Nước sẽ phải cung cấp bảo hiểm và dịch vụ y tế như trong các chế độ xã hội chủ nghiã.

Ở đây, các hãng bảo hiểm dĩ nhiên chống đối mạnh, và Nhà Nước chỉ có cách là ra luật một mặt bắt các hãng này phải nhận, mặt khác, sẽ trợ cấp phần nào tiền bảo phí cho những người lợi tức thấp. Nhưng như vậy, sẽ đưa đến hậu quả là chi phí y tế của Nhà Nước sẽ tăng mạnh, một ngàn tỷ trong mười năm tới. Nhà Nước chỉ có hai cách giải quyết. Một là tăng thuế. Hai là cắt giảm trợ cấp Medicare hay Medicaid để chia sẻ cho những người mới được bảo hiểm. Một miếng bánh có thêm người ăn, tất nhiên phần mỗi người sẽ phải giảm. Kế hoạch của TT Obama chưa nói đến tăng thuế, nhưng Medicare sẽ bị cắt giảm khoảng nửa tỷ đô để chuyển qua Medicaid dành cho cả triệu người mới được trợ cấp.

Ngoài ra, những người hiện không được trợ cấp sẽ phải xì tiền túi nhiều hơn để mua bảo hiểm với giá cao hơn. Đó sẽ là gánh nặng lớn cho giới trung lưu.

Vấn đề thứ hai là luật cung cầu. Nước Mỹ có đủ bệnh viện, bác sĩ, thuốc men để lo cho thêm mấy chục triệu người nữa không?

Ở Mỹ, kinh nghiệm thực tế cho thấy, với những người có bảo hiểm, nếu có chuyện gì là được chữa trị ngay, với đầy đủ phương tiện tối tân nhất, bác sĩ giỏi nhất, thuộc men hiệu nghiệm nhất, chăm sóc chu đáo nhất. Nói về phẩm, không có nước nào có thể so sánh được với Mỹ. Lấy một ví dụ tầm thường, muốn đi soi ruột và đốt mụn trong ruột, chỉ cần đi bác sĩ, lấy hẹn, trong vòng vài ngày là xong.

Âu Châu và Gia Nã Đại là những nơi được coi như tiến bộ hơn Mỹ rất xa về chuyện bảo hiểm y tế toàn dân. Nhưng quý độc giả có thân nhân, bạn bè sống tại các nơi này đều biết, muốn đi mổ là phải chờ giấy phép của công chức Nhà Nước, và phải chờ đến phiên mình. Một bà bác của tác giả sống bên Canada, cần phải thay xương chậu, đã phải chờ sáu tháng. Sau khi thay, vẫn bị đau, phải chờ sáu tháng nữa mới được đi chỉnh lại. Trong cả năm trời, ngày nào cũng uống thuốc cầm đau, lết đi một cách cực kỳ khó khăn và đau đớn.

Một sớm một chiều, nếu có thêm ba chục triệu người cần được chữa trị, thì làm sao xây kịp cả trăm nhà thương, đào tạo được cả ngàn bác sĩ, chế thêm đủ thuốc? Tất nhiên sẽ có nhiều hy vọng Mỹ sẽ rơi vào tình trạng Canada, với thiên hạ chờ đợi dài người mới được chữa trị.

Vấn đề kế tiếp là trong những người không có bảo hiểm, có rất nhiều người không muốn mua bảo hiểm vì cảm thấy không có nhu cầu, chỉ tốn tiền vô ích. Đây là trường hợp của đại đa số giới trẻ, tự cho là mình khỏe mạnh, chưa đến tuổi có vấn đề về sức khỏe. Tại sao Nhà Nước có quyền bắt họ mua bảo hiểm y tế khi họ không cần và không muốn?

Dưới khiá cạnh kinh tế, họ cho rằng nếu họ mua bảo hiểm thì tức là họ đã giúp tăng thu nhập cho các hãng bảo hiểm để các hãng này bù đắp lại những chi phí y tế quá cao của những người già yếu bệnh hoạn. Nói cách khác, họ chính là những người tài trợ phần nào chi phí bảo hiểm y tế cho những người già yếu. Lý luận theo kiểu tư bản: họ bỏ tiền ra mà không mua được gì cho mình hết, mà là mua hàng (bảo hiểm) cho người khác (người già) xài.

Không kể đến những vấn đề chính, cực kỳ rắc rối vừa nêu, những thủ tục cực kỳ nhiêu khê để thi hành luật mới và chi phí khổng lồ, luật cải tổ y tế đặt lại một vấn đề có tính cơ bản, nền tảng của xã hội chính trị Mỹ: quyền hạn của Nhà Nước đi xa tới đâu?

Ở đây, ta thấy ngay mâu thuẫn to lớn giữa hai khối cấp tiến/Dân Chủ và bảo thủ/Cộng Hòa. Đối với khối cấp tiến, trong những vấn đề an sinh cũng như trong mọi lãnh vực khác, Nhà Nước có cánh tay rất dài. Đối với khối bảo thủ, nước Mỹ đặt nền tảng trên tự do cá nhân, chứ không phải trên một hình thức Nhà Nước vú em, phải săn sóc chu đáo cho mỗi người dân từ ngày trong nôi cho đến khi xuống huyệt. Trên phương diện kinh tế, quan điểm này là quan điểm nặng mùi xã hội chủ nghiã đã thất bại, hoàn toàn trái ngược với triết lý tư bản là chủ thuyết nền tảng của nước Mỹ này.

Đây chính là vấn đề mà Tối Cao Pháp Viện trong những ngày tháng tới sẽ phải quyết định: Nhà Nước có quyền bắt buộc tất cả mọi công dân phải mua bảo hiểm y tế hay không? Và nếu họ không mua, Nhà Nước có quyền phạt họ không?

Trên căn bản, Nhà Nước có quyền ra luật chỉ đạo một hành động, sinh hoạt –activity- nào đó của người dân. Nhưng vấn đề ở đây là người dân không mua bảo hiểm, tức là không có hành động, như vậy Nhà Nước có thể ra luật về chuyện “không có hành động” –inactivity- gì hay không? Bắt người dân phải có hành động? Lấy ví dụ cụ thể, Nhà Nước có luật giao thông, quản lý việc thiên hạ đi tới đi lui trong trật tự nếu họ quyết định ra đường đi tới đi lui. Bây giờ có người không ra đường, Nhà Nước ra luật bắt họ phải ra đường. Nhà Nước có quyền đó không?

Chính quyền Obama lập luận cần bắt người dân mua bảo hiểm vì có lợi cho họ và có lợi cho cả xã hội qua việc giảm chi phí y tế chung cho cả xã hội. Các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện đã đặt câu hỏi như vậy Nhà Nước có quyền bắt mọi người ăn rau cải để có sức khỏe tốt không? Có quyền bắt mọi người mua điện thoại di động để đề phòng trường hợp khẩn cấp không? Tất cả đều có lợi cho họ và cho xã hội mà. Lý luận như vậy thì quyền hạn của Nhà Nước đến đâu mới hết? Nhà Nước có quyền bắt mọi người mua bất cứ những gì Nhà Nước muốn, thậm chí báo chí của Nhà Nước hay của “đảng”, hàng quốc doanh…? Có nặng mùi xã hội chủ nghiã quá không?

Nhiều người đặt câu hỏi thế tại sao Nhà Nước có quyền bắt mọi người mua bảo hiểm xe hơi? Ở đây hai vấn đề hoàn toàn khác. Bảo hiểm xe hơi cần thiết để bảo vệ quyền lợi của ngân hàng tài trợ việc mua xe, và bảo vệ quyền lợi của đệ tam nhân trong trường hợp gây tại nạn thiệt hại cho họ. Bảo hiểm y tế chỉ liên quan đến cá nhân người mua bảo hiểm.

Chính quyền Obama cũng lập luận mua bán bảo hiểm y tế là một dịch vụ thương mại liên tiểu bang –interstate commerce-, do đó theo Hiến Pháp, lập pháp có quyền ra luật để điều hành sinh hoạt đó. Cụ thể là người dân có quyền mua bán cái gì, giá cả thế nào, cạnh tranh ra sao, phẩm chất thế nào, mua bao nhiêu, …

Nhưng trên nguyên tắc pháp lý, nếu một người không mua một món hàng, thì không có giao dịch thương mại, do đó, luật thương mại liên tiểu bang không áp dụng, Nhà Nước không có quyền ra luật gì liên quan đến chuyện “không mua” hàng, và Nhà Nước không có quyền phạt một người nếu người đó không tham gia vào một sinh hoạt thương mại, tức là không mua một món hàng. Ở đây, chính quyền Obama đã dùng luật giao dịch thương mại để áp dụng vào một người chưa tham gia vào một giao dịch thương mại.

Chính quyền Obama lập luận là “không tham gia” vào một giao dịch thương mại cũng có nghiã là đã gián tiếp tham gia rồi, vì việc không tham gia đó sẽ có ảnh hưởng đến giá cả món hàng. Nghiã là bảo phí sẽ tăng nếu nhiều người không mua bảo hiểm.

Đây là những vấn đề pháp lý cơ bản cực kỳ phức tạp mà kẻ viết này không có khả năng đào sâu, mà chỉ lập lại vài lý luận chính. Ngay cả những luật gia thượng thặng của Mỹ cũng đang bù đầu tranh luận. Cho đến nay, chưa ai biết quyết định cuối cùng sẽ như thế nào, tuy có nhiều hy vọng điều luật bắt buộc mọi người mua bảo hiểm sẽ bị xét là vi hiến và sẽ phải thu hồi. Nếu trường hợp này xẩy ra thì sao?

Có thể là riêng điều luật này sẽ bị thu hồi, nhưng luật cải tổ vẫn được duy trì, đặc biệt luật bắt buộc các hãng bảo hiểm phải nhận những người đã có bệnh. Trường hợp này sẽ đưa đến đại họa là thiên hạ không bị bệnh sẽ không mua bảo hiểm y tế vì không còn bị bắt buộc, mà đợi đến khi mắc bệnh mới mua, chữa bệnh xong là lại bỏ không đóng bảo hiểm nữa. Ta sẽ rơi ngay vào vòng xoáy: thu nhập bảo hiểm thì ít mà chi phí thì quá cao bắt buộc phải tăng bảo phí, mà bảo phí tăng thì lại thêm nhiều người không mua bảo hiểm, khiến bảo phí lại tăng thêm nữa, … Cho đến một lúc nào đó thì cả hệ thống sẽ xụp đổ, tất cả hãng bảo hiểm phá sản.

Đưa đến tình trạng có thể toàn thể bộ luật phải bị thu hồi và đợi sau bầu cử, hoặc là TT Obama, hoặc là tân tổng thống Cộng Hòa, cứu xét lại.

Trên phương diện chính trị, đây sẽ là một thảm bại cho TT Obama. Sau gần bốn năm nắm quyền, ông sẽ ra tranh cử lại với hai bàn tay trắng, không có gì là thành tích xứng đáng được bầu lại. Trong ba bộ luật lớn mà ông đã thông qua, tất cả đều thất bại. Luật kích động kinh tế đã chẳng giải quyết được nạn thất nghiệp và kinh tế trì trệ. Luật cải tổ tài chánh thì chẳng ai nhìn thấy kết quả cụ thể nào, các đại tập đoàn tài chánh thủ phạm khủng hoảng gia cư vẫn lớn mạnh hơn bao giờ hết, các tài phiệt vẫn lãnh lương khủng khiếp, hàng chục triệu người vẫn trong tình trạng đã hay đang bị đe dọa mất nhà. Bây giờ thì luật cải tổ y tế bị coi là vi hiến và thu hồi, chỉ chứng tỏ chính quyền Obama thiếu khả năng, ra một bộ luật vĩ đại mà không biết luật đó vi hiến. Điều mỉa mai đáng nói là TT Obama từng là giảng sư về Hiến Pháp tại đại học Chicago !

Thế thì còn thành tích nào? Tháo chạy ở Iraq và Afghanistan? Iran tiếp tục làm bom nguyên tử? Âu Châu tiếp tục khủng hoảng, đe dọa toàn bộ kinh tế Mỹ? Thâm thủng ngân sách và nợ nần chồng chất bạc chục ngàn tỷ? Điểm tín dụng lần đầu tiên trong lịch sử bị hạ?

Nói đi cũng phải nói lại, TT Obama cũng có thể sẽ khai thác tối đa những thất bại của mình để đổ thừa vì bị Cộng Hòa phá đám, để kích động khối cử tri cấp tiến chống Cộng Hòa mạnh hơn nữa, giúp TT Obama đắc cử thêm một nhiệm kỳ, bầu đa số Dân Chủ vào quốc hội, để bổ nhiệm thêm thẩm phán cấp tiến vào Tối Cao Pháp Viện.

Nếu Tối Cao Pháp Viện chấp nhận luật cải tổ y tế của TT Obama thì coi như ông ít ra cũng đã có được một bộ luật để đời, dù chưa ai biết chắc sẽ có lợi hay có hại như thế nào. Nhưng nếu luật bị bác, khó biết được sẽ ảnh hưởng như thế nào lên cuộc bầu cử. (1-4-12)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua Email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
07/04/201201:31:06
Khách
Kính gởi Việt Báo.
Tôi có 1 yêu cầu xin Quý báo tìm hiểu về chương trình bảo hiểm sức khoẻ tại tiểu bang Massachusett và post lên cho bà con đọc để hiểu tận tường (Xấu lẫn tốt) Ở trong này tôi thấy nhiều quý vị bênh và chống nhiều quá, thật sự thì không biết ai đúng ai sai.
Thành tật cảm ơn.
Hùng Tâm.
05/04/201220:26:02
Khách
Gửi bạn Hùng-Tâm ! theo tôi nghĩ, bạn chả cần phải sang Tây , sang Tầu để tìm hiểu về chương trình sức khoẻ làm chi cho mệt. Hãy vào ngay các Trang Nhà của họ là rõ nhất . Một điều bạn cần biết là , nếu bạn là người "cầy sâu cuốc bẫm" và muốn tận hưởng chương trình súc khoẻ thí số tiền đóng "hụi chết" cho Chính-phủ cũng cực kỳ "Không nhỏ" (-No pain, No gain mà ). Tại sao thiên-hạ có, mà mình thiếu thì cũng tủi đấy , phải không Hùng-Tâm ??? Vubinh
06/04/201201:29:28
Khách
vubinh nói: " nhưng vẫn giữ thái độ khinh thường Tối-cao Pháp-Viện và vì thế Toà 5th Circuit Appeal đã yêu cầu Đệ-tử Obama là Mr Holder phải giải thích lại cho rõ về cái lỡ sẩy Mồm,lỡ Miệng của Ngài Obama, hạn chót là thứ năm 4-5-2012."

Xin lỗi ông vubinh nhé, kẻ ác thì Obama khinh dễ là rất đúng, TẠI SAO TCPV KHÔNG LẤY LẠI HEALTHCARE CỦA TCPV VÀ ĐẢNG CỘNG HOÀ MÀ LẤY LẠI HEALTHCARE CỦA DÂN.
Bộ trưởng Tư pháp Holder do Obama đưa lên, như vậy TCPV chỉ định Holder bắt Obama nếu Obama không thi hành healthcare, còn lâu Holder mới bắt Obama, Holder bắt TCPV phải thi hành đúng luật do Quốc hội ban hành, rốt cuộc rồi thì trở về quốc hội để xét sử, liệu có đủ 60 phiếu để đem vấn đề healthcare này ra xét lại không, chứ đừng nói là 67 phiếu để truất phế Obama, chính vì thế Obama mới thách thức. Obama làm TT, Obama thi hành tỉnh bơ, TCPV chỉ biết ngó thôi nhé. Bảo Holder giải thích đó là thủ tục giấy tờ thôi, nhưng bào bỏ luật healthcare thì dĩ nhiên Holder says sorry TCPV ngay, rồi làm gì Holder. ???

Tội nghiệp cho quân đánh giặc mướn vubinh, Vu Linh không lương quá.

Còn ông vubinh này kính trọng kẻ ác như Ho Chi Minh Việt công này quen rồi, nay bảo Obama phải kính trọng TCPV, Obama khinh thường kẻ ác là rất đúng.

Vu Linh nói: " Một bà bác của tác giả sống bên Canada, cần phải thay xương chậu, đã phải chờ sáu tháng. Sau khi thay, vẫn bị đau, phải chờ sáu tháng nữa mới được đi chỉnh lại. "

Ỡ Mỹ bà bác Vu Linh muốn chữa trị không phải chờ 6 tháng, MÀ NHÀ THƯƠNG NÓ KHÔNG CHỮA LUÔN BỞI VÌ KHÔNG CÓ HEALTH INSURANCE LÀM GÌ MÀ CÓ TIỀN MUA INSURANCE, mà nếu có heath insurance tốt thì nó chữa cho bác Vu Linh từng ngày một, KHÔNG CÓ BỆNH LÀ NÓ KHÁM THÀNH CHO BỆNH NẶNG ĐỀ NÓ MOI TIỀN INSURANCE.

CHÍNH VÌ VẬY MÀ HEALTHCARE Ở MỸ MỚI ĐỨNG HẠNG THỨ 32, 50 ngàn chết mỗi năm vì không có healthcare, 100,000 người chết mỗi năm vì bác sĩ chữa bệnh sai. Tiền chi phí healthcare đắc nhất thế giới.
Dễ hiểu như trường hợp của ca sĩ Michael Jackson, ông này chỉ bệnh mất ngủ, bác sĩ cho Michael ngủ ngàn thu luôn. Đây là trưởng hôp Bác sĩ giỏi nhất đó nhé. CÓN CA NỮA KHÔNG ÔNG VU LINH MỸ LÀ SỐ 1.

" Ở Mỹ, kinh nghiệm thực tế cho thấy, với những người có bảo hiểm, nếu có chuyện gì là được chữa trị ngay, Lấy một ví dụ tầm thường, muốn đi soi ruột và đốt mụn trong ruột, chỉ cần đi bác sĩ, lấy hẹn, trong vòng vài ngày là xong." Ông Vu Linh khỏi cần bảo nó soi ruột, nó tự động soi ruột bởi vì Vu Linh già có medicare, ông nói tôi tức cười quá, như ba tôi nào là nó bảo soi ruột, chụp hình luôn cả người, BA TÔI " NO " BA TÔI NÓI CHA CON TỤI NÓ LÀM TIỀN ĐEM MÌNH RA LÀM VẬT TẾ THÂN, bời vì không có bệnh nó cũng chụp hình luôn.

08/04/201203:22:41
Khách
One of the most expensive aspects of the U.S. health care system is fraud. It’s happening across the country. Doctors, pharmacists, home health care providers and sometimes even patients…hustling the system. Conservative estimates put health care fraud in the U.S. at $80 billion each year – some say the real number is closer to $160 billion. That’s U.S. taxpayer money going into the hands of criminals instead of care.
07/04/201215:34:15
Khách
Ông Hung Tam vào đây mà nghiên cứu, Obamacare y chan như healthcare ở Massachusetts. Ông edit copy cái web này rồi paste lên mà đọc.

http://en.wikipedia.org/wiki/Massachusetts_health_care_reform
09/04/201220:07:22
Khách
Nếu chúng ta có thì giờ lướt qua các trang Mạng VN, hiện có tới cả ngàn thứ cần phải đọc :Nào là cách sống thế nào cho có tình, có lý, nào là cách ăn,ngủ như thế nào để bảo vệ sức khoẻ , và nào là các vấn đề kinh-tế, chính-tri, xã-hội , y-tế v.v. Ôi thôi đủ thứ, nếu cố gắng đọc cho hết, người đọc sẽ phát điên. Riêng về đề tài chinh-trị thời cuộc, có nhiều bài "Bình luận", sau khi lên Mạng đã trở thành "Bình loạn", nghĩa là mạnh ai nấy phản pháo giống như " súng nổ tết Mậu thân" đễn nỗi ông bạn Trang-tỵ -nạn yêu cầu ban biên-tâp Việt-Báo dẹp luôn cho phải đao. Lời yêu cầu này rất chính đáng bởi vì có nhiều "phản biện" trở thành "Nguỵ biện", đọc lên thấy mà phát sợ, thấy mà lợm giọng , tưởng chừng như Cộng-Hoà là Cộng-sản vả Dân-chủ là Chủ-dân ???. Rồi có Ông bạn James nào đó, còn "Sủa" cả một tràng tiếng Anh-Mỹ trên mạng Việt .Có thể là Ông James muốn chứng tỏ cho mọi người đọc biết là ta đây thuộc loại "Có học" ??? .Tiện đây ,với tính cách là người đọc một bài "Bình luận", tôi xin được phép chia sẻ thế này : 1/ Người viết bài Bình luận luôn luôn muốn truyền tải quan điểm và lập trường của mình về một vài vấn đề chính-trị thời cuộc nào đó , tới người đọc và lẽ dĩ nhiên sẽ có người này đồng tình ,thì củng có người khác không chấp nhận. Do đó không nên "cố châp" bài bác , chụp mũ hay cho điểm tác giả như một số bạn đọc đã xử dụng nhiều lần. Là một đọc giả, bạn có toàn quyền phát biểu ý kiến thuận hay không về một vài chi tiết trong bài bình luận của tác giả , nhưng phải hiểu cho là "phản biện" khác xa với " nguỵ biện". 2/ Muốn ý kiến "phản biện" của bạn có "trọng lượng", bạn cần có những dẫn chứng "tư liệu" khả tín và mang tính cách xây dựng hơn là đả phá, ngoại trừ bạn tự nhận là kẻ " Đội đá vá trời' . 3/ Trước khi góp ý, bạn cần đọc cho hết bài bình-luận để tìm hiểu cho rõ ,tác giả muốn điều gì ? và không nên vội vã kết luận một cách "mỉa mai" răng tác giả thuộc loại Già nua,và viết để có chút "nhuận bút" v.v. Một người " chính trực" là người biết phải nói và làm như thế nào, để mang lại lợi ích chung cho mọi người, không phân biệt Đảng phái, Tôn -giáo hay Màu gia. Một chính -trị gia có Tài-đức là người luôn luôn "Nói sao, làm vậy" cho Dân, cho Nước và làm đúng bổn phân. Hãy chọn mặt gửi vàng vì Vàng,Thau thời nay lẫn lộn . Cám ơn các bạn .Vubinh
04/04/201218:38:10
Khách
Trời, có người còn thách thức, còn cho rằng tối cao pháp viện chẳng làm gì được Obamacare? Mấy ông thần này ở Mỹ, mà cứ như ở trong xã hội cộng sản, quan niệm rằng chính quyền muốn làm gì thì làm? Tôi sợ mấy ông quá, hăng lên, nói bậy, nói càn. Tối cao pháp viện mà mấy ông còn cho không ra gì, thì xin tế sống mấy ông.
04/04/201223:42:54
Khách
Ông luu vong hành này tôi biết rất rành ông quá, thôi thông cảm cho ông ta, ông ở nhà bị vợ và con nó ĐÌ nên ông hơi bị mad giây điên, ông ở nhà ông lảm nhảm cà ngày, nên cà xóm ai cũng gọi là ông già té giếng
04/04/201215:12:21
Khách
Lời ông James: "Đảng cộng hoà phải THUA Tổng thống kỳ này". Ông này mà đi làm thầy bói mù, chắc đắt khách lắm đây. Chưa đến bầu cử thiệt mà ông phán như là có kết quả bầu cử trong tay rồi. Chắc ông cho tui số email để tôi nhờ ông giúp tiên đoán giùm chỉ số chứng khoán cũng như ngày chết của ông! Xin cám ơn trước.
04/04/201214:18:57
Khách
Tối cao pháp viện chẳng làm gì được với luật Obamacare, chính vì vậy Obama mới thách thức TCPV, bây giờ Obama cứ thi hành luật luật healthcare như vậy TCPV làm được gì???? TB nào với Thống đốc là Cộng hoà chống thì không thi hành, nhưng cuối cùng cũng phải thi hành. Chẳng lẽ TCPV ra lệnh ai bắt Obama hay bắt Obama không được thi hành???? TB nào Thống đốc là Dân Chủ thì cứ thi hành, TCPV không thể nào ngăn cấm được.

Như trường hợp tiền kích thích, các Thống đốc Cộng hoà miệng mồm la lối um sùm, rồi rốt cuộc ông nào chống cũng thò tay lấy tiền kich thích cả. TB Florida chống không lấy tiền, TB Cali nói cần tiền đó, nếu không lấy thì đưa tiền đó cho Cali, rốt cuộc cũng thò tay lấy. Obama nói tiền đó là tiền cùa dân không phải tiền của TD Cộng hoà.

Như vậy luật này chắc chắn sẻ thi hành, nên Vu linh và Vubinh nên câm mồm thối lại.

Vu linh nói: " Tối Cao Pháp Viện Mỹ cứu xét đơn của 26 tiểu bang kiện chính quyền liên bang Mỹ về luật cải tổ y tế của TT Obama. Đây là gia tài lớn nhất TT Obama có thể sẽ để lại cho hậu thế, nhưng cũng có thể là thất bại lớn nhất đe dọa sẽ đưa tổng thống về nhà vui thú điền viên, viết hồi ký trong năm tới."

Vu linh giờ này vẫn còn ôm giấc mộng mà đảng CH không bao giờ thấy TT là đảng CH nữa, thêm 12 nữa chưa thấy TT đảng CH ông biết chưa??? Obama automatic thắng TT kỳ này, và kỳ tới là bà Clinton thêm 8 năm nữa.
Dân sợ TT đảng CH muốn chết, thành ra Bush con trốn mất tiêu.

TCPV có 5 tên là CH, 4 tên là Dân chủ, chính dỡ trò đi đường tắc nhưng không thể thi hảnh đươc lệnh cấm Obamacare. Luật heathcare chỉ áp dụng cho dân có quốc tịch Mỹ, không phải cho dân Mễ.

Được gửi bởi vubinh (Guest) vào 03/30/2012
Hay là Le-Van nghĩ rằng là, Ngài TT của Le-Van " giả vờ" như vậy để kiếm phiếu của Do-Thái ??? cũng giống như Ngài TT "giả vờ " chống bọn "Nhà giầu" để kiếm tiền tranh cử và "O bế" giới " Nhà Nghèo" để kiếm phiếu ???

Ít ra Obama cũng làm cái gì CHO dân nghèo nên dân mới bỏ phiếu cho nó, và nó O bế dân nghèo bởi ví má của nó cũng không có healthcare, còn tôi MUỐN BIẾT ÔNG LÀ THÀNH PHẦN GIÀU HAY NGHÈO????

Ông thuộc thành phần như Vu Linh thôi, chó đói mà theo nịnh hót kẻ giàu, ông không đáng làm tấm thảm để cho Romney bước chân, ông tự công nhận Dân chủ là đảng người nghèo, còn thành phần Cộng hoà là dân giàu như Romney đã từng tuyên bố. Không biết NHỤC và XẤU HỔ mà còn nịnh hót.

Tôi có chị sống ở Canada, chị tôi còn hỏi tôi: Tại sao Mỹ không có heathcare như Canada, ở Canada không có ai chết vì không có heathcare cả, còn ở Mỹ MUỐN THAY TIM LIỀN THÌ CHỈ CÓ PTT DICK CHENEY THÔI. Tôi đi khám bệnh bác sĩ ở Mỹ khám bệnh như thầy bói, bệnh gì??? muốn lấy thuốc gì???? đã vậy phải chờ dài dài. Vu linh xem quảng cáo của đảng CH nói về healthcare ở Canada phải chờ lâu quá thành ra phài qua Mỹ chữa bệnh.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.