Hôm nay,  

Bạo Hành Trong Cộng Đồng Việt

12/16/201100:00:00(View: 9173)
Bạo Hành Trong Cộng Đồng Việt

Thiên Thơ
(Phụ trách chương trình CADV)
Không một ai trong chúng ta muốn rơi vào tình trạng bị bạo hành bởi người thân trong gia đình. Nhưng tại sao những hành vi ngược đãi, hành hung vẫn thường xảy ra giữa những người thân? Vì sao phần đông phụ nữ Việt Nam thường không muốn báo cáo, gọi cảnh sát, hay ra tòa để giải quyết khi bị người thân hành hung hay bức hiếp?
Đa số phụ nữ Việt Nam sống tại Hoa Kỳ thường không muốn nói hoặc chia sẻ với cảnh sát, nhân viên xã hội, hay các luật sư, thẩm phán về chuyện mình bị người thân cưỡng hiếp hay bạo hành. Thông thường họ chỉ nói chuyện với thân nhân khi họ muốn thố lộ tâm sự hay cần chỗ ở khẩn cấp để lẫn trốn. Họ không muốn sống trong nhà tạm trú cho dù hoàn cảnh của họ rất nguy ngập. Nhà tạm trú tuy không phải là môi trường ẩn náu lý tưởng nhưng chọn lựa sống trong nhà tạm trú có thể đem lại an toàn tánh mạng và những lợi ích đáng kể khác cho nạn nhân.
Một trường hợp xảy ra khi người chồng đánh vợ và hành hung đứa con gái út. Tuy rằng người mẹ cam chịu, không gọi cảnh sát nhưng sau đó đứa con gái lớn của chị đã gọi 911 để báo cáo hành vi thô bạo của người cha đối với mẹ và đứa em gái nhỏ của mình.
Một người phụ nữ 55 tuổi, có chồng và bị chồng bị cưỡng hiếp trong nhiều năm. Bà ta ráng chịu đựng và che đậy sự bức hiếp của chồng, nghĩ rằng chồng có quyền hành động như vậy. Nhìn thấy bà ngày càng gầy yếu đi, mấy người chị đã gạn hỏi tìm hiểu mọi việc và khuyên bà nên bỏ người chồng này càng sớm càng tốt.
Một hôm, sau khi uống nhiều loại thuốc để tự tử, bà gọi điện thoại cho cậu con trai để trăn trối. May thay người con này đã kịp thời đưa bà vào phòng cấp cứu để chữa trị.
Sau đó bà tìm đến nhân viên chương trình Cộng Đồng Chống Bạo Hành Gia Đình của BPSOS để tư vấn và nhờ giúp đỡ. Nhân viên BPSOS đã giúp bà mọi thứ trên phương diện giấy tờ và thông dịch khi ra toà xin lệnh bảo vệ. Ở toà, bà đã trình bày cặn kẽ mọi hành vi bạo ngược của người chồng đối với bà trong nhiều năm qua. Bà được tòa án chấp thuận và cấp lệnh bảo vệ. Bà dọn ra khỏi nhà nguời chồng ngay sau đó và đến tạm trú với người chị ruột. Sau đó luật sư của BPSOS tiếp tục thu thập đầy đủ bằng chứng về trường hợp người chồng đã cưỡng hiếp bà trong nhiều năm. Nhưng rồi nạn nhân lại không muốn chồng bị bắt giam trong phiên tòa tới nên sau đó đã đổi ý không muốn truy tố người chồng tại tòa án nữa.
Vậy đó, để giúp đỡ nạn nhân thoát khỏi tình trạng bị người chồng/vợ cưỡng hiếp thật sự rất khó khăn vì quyết định của nạn nhân chính là then chốt, một yếu tố sau cùng và quan trọng nhất cho cuộc sống của họ. Chúng ta không thể phán xét quyết định của nạn nhân vì chúng ta không biết rõ những gì đã trải qua trong đời họ. Tuy nhiên, một khi họ đến nhờ BPSOS, thì nhân viên quản lý hồ sơ của BPSOS lúc nào cũng ở bên cạnh nạn nhân để giúp họ tự bảo vệ, giúp họ sống độc lập, bảo vệ họ để không bị nguời khác ức hiếp hay hành hung thô bạo. Các luật sư của BPSOS luôn quan tâm đến vấn đề lạm dụng tình dục hay vấn đề cưỡng hiếp trong hôn nhân mà nạn nhân đã chịu đựng trong quá khứ với người chồng/vợ của họ.

Trong lãnh vực này, nhiều phụ nữ cao tuổi sống và chịu đựng quá lâu có thể không muốn làm việc với cảnh sát hay nói chuyện với luật sư hoặc cố vấn (counselors) về chuyện gia đình riêng tư của họ. Họ có thể cảm thấy quá trễ để có thể đi tìm một cuộc sống mới, không bị người thân bạc đãi. Nhưng đối với phụ nữ trẻ tuổi, họ có thể cảm thấy thay đổi cuộc sống là một điều không khó và mong đợi nhiều điều tốt đẹp hơn ở tương lai. So với các cộng đồng nguời Mỹ, cộng đồng người Việt ít khi chịu báo cáo tình trạng lạm dụng tình dục và cưỡng hiếp. Đây có lẽ là do văn hóa người Việt cho rằng chuyện xấu trong nhà thì nên giữ kín, người ngoài biết được ấy là điều sỉ nhục cho gia đình và là điều cấm kỵ trong xã hội. Nhưng tại BPSOS, chúng tôi quan niệm rằng không bao giờ quá trễ để mưu cầu cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn, tự do hơn, không bị hành hung, không bị bạc đãi.
Quản lý viên chương trình chống bạo hành gia đình chỉ bênh vực quyền lợi cho nạn nhân khi họ cần. Các thông tin cá nhân như tên tuổi, địa chỉ, tin tức của nạn nhân luôn được bảo mật, trừ phi được sự đồng ý của nạn nhân cho phép tiết lộ thông tin cá nhân của họ đến các cơ quan liên hệ khác. Quản lý viên chuyên nghiệp luôn tôn trọng quyết định của thân chủ trong việc giải quyết vấn đề gia đình của họ. Quản lý viên không bao giờ phê bình lời nói hay hành động của thân chủ. Quản lý viên chỉ có thể giúp đỡ nạn nhân truy cập thông tin hữu ích để đáp ứng nhu cầu của nạn nhân hay chọn ra phương cách tốt nhất để bảo vệ an toàn cho nạn nhân và nhân phẩm của họ.
Trong nhiều năm qua, Chương Trình Cộng Đồng Chống Bạo Hành Gia Đình của BPSOS đã phục vụ và hỗ trợ hết lòng cho hàng trăm thân chủ bị thân nhân hành hạ. Và bên cạnh đó BPSOS cũng cung cấp nhiều chương trình phục vụ khác rất hữu ích cho nạn nhân như hỗ trợ về lãnh vực Sức Khỏe Cộng Đồng, Phát Triển Thanh Thiếu Niên, Hỗ Trợ Người Cao Niên, Chấn Hưng Kinh Tế và nhiều chương trình khác.
Phụ nữ Việt Nam sẽ tiếp tục chịu đựng nạn bạo hành gia đình như những phụ nữ khác trên khắp thế giới nếu chúng ta không cùng nhau hỗ trợ cho công cuộc chấm dứt nạn bạo hành. Chúng tôi rất vui và vô cùng cảm kích khi tiếp xúc với Bà Rose Leone, Điều Phối Viên Hỗ Trợ Cộng Đồng tại Virginia Sexual and Domestic Violence Action Alliance (Liên Minh Chống Bạo Hành Tình Dục và Gia Đình Virginia). BPSOS đã trao đổi và chia sẻ với bà về những dịch vụ cũng như kinh nghiệm quý báu trong lãnh vực giúp đỡ và bênh vực cho cộng đồng Việt Nam để đạt được cuộc sống tốt đẹp, an toàn, không bị ngược đãi, tự lập, hạnh phúc và tự do tại đất nước Hoa Kỳ.
Chương Trình Chống Nạn Bạo Hành Trong Gia Đình của UBCNVB được sự tài trợ của Fairfax County Consolidated Funding Pool (FY08) và U.S. Department of Justice, Office on Violence Against Women, Legal Assistance for Victims Grant Program (2006-WL-AX-0036).
[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của BPSOS: http://www.machsongmedia.com.]

Reader's Comment
8/14/201418:19:38
Guest
vui lòng cho biết chương trình BPSOS địa chỉ ở đâu , nếu cấn sự giúp đỡ gọi số mấy để tư vấn, vui lòng cho biết thêm thông tin , tôi đang sinh sống ở Sânjose bị ngược đãi và bạo hành nhiều năm , muốn kêu cứu nhưng không biết liên lạc ở đâu để cần giúp đở chỉ âm thầm cam chịu xin cứu tôi với xin cám ơn rất nhiều
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ít nhất cũng có ba thế người Việt liên tiếp đã “âm thầm ngậm ngùi chấp nhận” sống với luật rừng và thứ hiến pháp son phấn, giả trá như thế ở Việt Nam vì “không biết làm sao bây giờ.”
✱ LSE/Putin: Tại hội nghị thượng đỉnh NATO tháng 4 năm 2008 ở Bucharest, Vladimir Putin đã tuyên bố rằng Ukraine thậm chí không phải là một quốc gia! ✱ LSE/Medvedev: Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã nói vào tháng 4 năm 2016 rằng "không có nhà nước" ở Ukraine, cả trước và sau cuộc khủng hoảng năm 2014. ✱ LSE/D.Trump: Năm 2017, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tuyên bố rằng Ukraine “không phải là một quốc gia thực sự, rằng nước này luôn là một phần của Nga”. ✱ RFI: Sai lầm của phương Tây là không chú ý đến những phát biểu thù địch của các nhà lãnh đạo Nga, trong khi Putin đã chuẩn bị cho cuộc chiến từ 20 năm qua...
"Chúng nó đáng bị treo cổ… lên 10 lần..."
Cùng với danh ngôn đã đi vào lịch sử (“Đừng nghe những gì cộng sản nói. Hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”) T.T Nguyễn Văn Thiệu còn có một câu nói để đời khác nữa, tuy ít nổi tiếng hơn nhưng cũng được nhiều người nhắc đi nhắc lại hoài hoài (“Đất nước còn, còn tất cả. Đất nước mất, mất tất cả”) vì nó đúng với hoàn cảnh và tâm trạng của họ...
Việt Nam khoe chính sách “Ngoại giao Cây tre” và “Quốc phòng “4 Không” như một lựa chọn khôn ngoan để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Nhưng Việt Nam đã không có bất cứ nỗ lực nào để đẩy Trung Quốc ra khỏi vùng Lưỡi Bò, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trương Sa của Việt Nam, chiếm diện tích trên 3 triệu cây số vuông, hay 80% Biển Đông...
Quả là đúng thế. Putin đã tạo ra một tình huống “phức tạp” đến độ chính y cũng không biết, hoặc không có, đường lui. Thằng nhỏ hết khôn dồn ra dại hay (vẫn nói theo kiểu dân gian Việt Nam) là khôn ba năm dại một giờ!
63 năm sau ngày phát động công tác xây dựng Đảng trên 3 mặt Tư tưởng, chính trị, tổ chức”, theo quyết định của Đại hội lần thứ III tại Hà Nội năm 1960, đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã sa lầy hơn vào suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống để "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" và tham nhũng...
Những đồng tiền tội phạm luôn để lại dấu vết, những hành vi phạm pháp đến một ngày sẽ bị phanh phui. Với Donald Trump, 34 tội danh "ngụy tạo chứng từ kinh doanh" nhằm che giấu các hành vi phạm pháp khác trong vụ án New York đều được các công tố viên trình ra rõ ràng ngày tháng thực hiện, những ai liên quan và chi phiếu, hồ sơ nào đã được sử dụng. Đây là khúc dạo đầu trước các tội danh mà Trump đang hay sẽ bị truy tố trong các vụ điều tra khác xem ra nghiêm trọng hơn nhiều.
Đài truyền hình Pháp-Đức ARTE gần đây đặt câu hỏi: mô hình xã hội nào cho thế giới, Huxley hay Orwell? Aldous HUXLEY và George ORWELL, hai nhà văn tiên tri của thế kỷ 20, đã tiên đoán thế giới sẽ đi tới đâu dưới sự cai trị của các chế độ độc tài, toàn trị. Ngày nay, tất cả những gì họ tiên đoán đang xẩy ra trước mắt, khắp nơi, đặc biệt là bên Tàu. Cả hai đều nghĩ đều nghĩ độc tài sẽ biến con người thành cái máy, không còn cá tính, không còn nhân phẩm, không suy nghĩ, không phẫn nộ, không bất bình, hoàn toàn vô cảm, chỉ biết cúi đầu tuân lệnh để được yên ổn thở, sống và hưởng thụ. Câu hỏi rất đáng đặt cho Việt Nam. Khẩn cấp...
Nếu một ngày nào đó diễn ra ngày hội cho những người yêu tự do, yêu dân chủ trên đất nước Việt Nam, sẽ khó có thể nhìn thấy gương mặt của ông Trương Dũng, 65 tuổi, người vừa bị chính quyền Hà Nội kết án 6 năm tù giam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.